Ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khoẻ
người dân tại phường Cam Giá
Kết quả điều tra nghiên cứu bước đầu cho
thấy, mùi bốc lên từ nước tại khu vực nghiên
cứu đặc biệt vào những ngày nắng nóng (mùa
hè) làm cho người dân có cảm giác khó chịu.
Một số bệnh phát sinh ngày càng nhiều như
các bệnh về đường hô hấp (viêm xoang, viêm
mũi, ho, viêm phổi), váng đầu, mất ngủ, đau
mắt, da liễu, thần kinh, tiêu hóa. Tỷ lệ những
người mắc các bệnh trên chiếm tỷ lệ cao
(bảng 4). Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu
trong nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của
nước thải của một số nhà máy tới sức khỏe
của người dân. Để có kết luận có đầy đủ cơ sở
khoa học cần có các nghiên cứu tiếp theo
trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Chất lượng nước mặt trên địa bàn phường
Cam Giá bị ô nhiễm bởi một số chỉ tiêu: dầu
mỡ vượt 1,8 lần; Pb vượt gấp 6,4 lần, Fe
trong các mẫu vượt từ 1,12 đến 1,44 lần,
COD trong các mẫu phân tích vượt từ 1,23
đến 1,66 lần, BOD vượt 1,84 lần so với tiêu
chuẩn TCVN5942:1995(B). Nước suối có
màu đen, mùi hôi thối bốc lên khó chịu. Tỉ lệ
phần trăm số người được điều tra đã bị mắc
các bệnh như đau mắt, đau đầu, da liễu, ho,
viêm mũi, tiêu hóa chiếm tỷ lệ khá cao. Như vậy, nguồn nước mặt tại khu vực nghiên
cứu đang và sẽ là mối nguy hại đe doạ tới sức
khoẻ người dân nơi đây và gây ô nhiễm môi
trường nếu như không được quản lí thích hợp.
Để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, các công
ty, nhà máy tại khu vực phường Cam Giá cần
phải lắp đặt và cải tiến hệ thống xử lí nước
thải để nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho
phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
4 trang |
Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải từ một số nhà máy đến chất lượng nước mặt và con người tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Văn Giới và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 71 - 74
71
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI TỪ MỘT SỐ NHÀ MÁY
ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ CON NGƯỜI TẠI PHƯỜNG CAM GIÁ,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Ngô Văn Giới, Nguyễn Thị Nhâm Tuất*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, chất lượng nước mặt trên địa bàn phường Cam Giá có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ, kim loại
nặng, COD, BOD5 do ảnh hưởng từ nguồn nước thải của một số nhà máy trên địa bàn: Hàm lượng
dầu mỡ vượt 1,8 lần; Pb vượt gấp 6,4 lần; Fe trong các mẫu vượt từ 1,12 đến 1,44 lần; COD trong
các mẫu phân tích vượt từ 1,23 đến 1,66 lần; BOD5 vượt 1,84 lần so với tiêu chuẩn
TCVN5942:1995(B). Nước suối có màu đen, mùi hôi thối bốc lên khó chịu. Tỉ lệ phần trăm số
người được điều tra đã bị mắc các bệnh như đau mắt, đau đầu, da liễu, ho, viêm mũi, tiêu hóa
chiếm tỷ lệ khá cao. Để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt,
các công ty, nhà máy tại khu vực phường Cam Giá cần phải lắp đặt và cải tiến hệ thống xử lí nước
thải để nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Từ khóa: Môi trường, nước thải, nước mặt, ô nhiễm, Thái Nguyên
MỞ ĐẦU*
Phát triển sản xuất công nghiệp cả quy mô
nhỏ lẫn quy mô lớn đều là một đòi hỏi tất yếu
của sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh sự cần thiết cũng như ưu thế, lợi ích,
thì sản xuất công nghiệp lại luôn có mặt trái
là dễ gây ô nhiễm môi trường sống cho
người dân.
Thái Nguyên là một trong những khu công
nghiệp lớn của miền Bắc nước ta. Nơi đây tập
trung phát triển nhiều ngành công nghiệp
nặng như công nghiệp khoáng sản, luyện kim,
cơ khí Bên cạnh sự phát triển đó thì môi
trường ngày càng bị ô nhiễm. Chất lượng môi
trường trong tỉnh, đặc biệt tại các khu công
nghiệp đang có chiều hướng giảm mạnh, các
thành phần môi trường đều bị tác động mạnh
mẽ trong đó có môi trường nước.
Phường Cam Giá là một điển hình của Thành
phố Thái Nguyên về tình trạng ô nhiễm nước
mặt mà nguyên nhân chính là do nước thải
của các nhà máy trên địa bàn phường. Vấn đề
ô nhiễm nước tại phường đang gây nhiều bức
xúc và tranh cãi cho người dân nơi đây.
Trước thực trạng đó, đề tài “Đánh giá ảnh
hưởng của nước thải từ một số nhà máy đến
*
Tel: 0984194079, Email : tuatmt@gmail.com
chất lượng nước mặt và con người tại
phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên”
được thực hiện với mục đích:
+ Xác định thực trạng ô nhiễm nước mặt tại
phường Cam Giá.
+ Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của nguồn
nước tới sức khoẻ của người dân trên địa
bàn phường.
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Nguồn nước mặt tại phường Cam Giá,
Thành phố Thái Nguyên.
- Người dân sinh sống trên địa bàn phường
Cam Giá, TP Thái Nguyên.
Các phương pháp được sử dụng để thực hiện
nghiên cứu:
Phương pháp kế thừa tài liệu: Thu thập, xử lý
và phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Tiến
hành thực địa để thu thập, bổ sung, chỉnh sửa
các thông tin, đồng thời đánh giá nhanh hiện
trạng môi trường khu vực nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhóm
nghiên cứu đã phát 40 phiếu điều tra tại
phường Cam Giá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ngô Văn Giới và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 71 - 74
72
Phương pháp phân tích trong phòng thí
nghiệm: nhóm nghiên cứu tiến hành lấy mẫu
tại 3 vị trí khác nhau là:
Mẫu NM1: được lấy tại suối Cốc cách cống
thải của nhà máy Cốc hoá khoảng 300m, các
chỉ tiêu phân tích gồm pH, COD, BOD5, dầu
mỡ, phenol.
Mẫu NM2: được lấy gần chân cầu Lưu xá,
trước cổng công ty Gang thép, cách cống xả
khoảng 200m, các chỉ tiêu phân tích gồm pH,
COD, BOD5, Pb, Fe, Cu.
Mẫu NM3: được lấy tại suối Cam Giá, gần
cửa xả số 4 sau nhà máy Cơ khí, các chỉ tiêu
phân tích gồm pH, COD, BOD5, Cu, Fe, Pb.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Kết quả nghiên cứu chất lượng nước mặt
tại phường Cam Giá
Phường Cam Giá là nơi tập trung nhiều nhà
máy, xí nghiệp công nghiệp, trong đó quy mô
và diện tích lớn nhất là công ty Gang thép
Thái Nguyên. Toàn bộ công ty nằm gọn trong
khu vực phường Cam Giá. Theo báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên trong
những năm gần đây thì công ty Gang Thép là
một trong những đơn vị gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường
nước. Các nguồn nước thải từ công ty qua 2
mương dẫn chính trên địa bàn phường chảy ra
sông Cầu với lưu lượng thải ước tính 1,3 triệu
m3/năm. Đoạn sông Cầu chảy qua khu công
nghiệp Gang thép có hàm lượng SS, BOD5,
COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần
TCVN 5942-1995 (loại B) [2].
Vấn đề khiến người dân bức xúc lâu nay nhất
là nguồn nước thải của một số nhà máy, chảy
qua nhiều tổ dân phố gây ô nhiễm môi trường
nơi đây. Nước thải có mùi nồng nặc khó chịu.
Bảng 1 cho thấy, có nhiều chỉ tiêu phân tích
vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể BOB5 vượt
4,68 lần; COD vượt 6,82 lần; dầu mỡ vượt
1,48 lần; CN- vượt 1,5 lần; đặc biệt là hàm
lượng phenol vượt 6,9 lần so với TCVN
5945:1995 (B)
Với tổng lưu lượng nước thải hỗn hợp tại
cống thải chung lên tới 7000 m3/ngày và hàm
lượng phenol trung bình khoảng 3,45 mg/l
tương ứng với lượng phenol thải ra môi
trường hàng ngày khoảng 24,15 kg phenol.
Như vậy, trong một năm sẽ là 8.814,75 kg
phenol. Với lượng phenol trong nước thải như
vậy, sẽ tác động chính tới nguồn nước mặt
tiếp nhận, làm ảnh hưởng đến vùng hạ lưu
sông Cầu. Ngoài phenol còn rất nhiều các
chất độc hại khác như benzen, naphtalen, dầu
mỡ Đây là các nhân tố làm suy giảm chất
lượng nước mặt, có nguy cơ ảnh hưởng đến
chất lượng nước ngầm.
Bảng 1. Kết quả phân tích nước thải tại khu vực nghiên cứu
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5945:1995 (B)
1 pH - 9,1 5,5 – 9
2 BOD5 mg/l 234 50
3 COD mg/l 545,7 80
4 TSS mg/l 45 100
7 Pb mg/l 0,0005 0,5
8 Cu mg/l 0,001 2,0
9 Fe mg/l 1,55 5,0
10 Dầu mỡ mg/l 7,4 5,0
11 Phenol mg/l 3,45 0,5
12 CN- mg/l 0,15 0,1
Bảng 2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước tại điểm NM1
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5942:1995 (B)
1 pH - 8,9 5,5 – 9
2 BOD5 mg/l 46 < 25
3 COD mg/l 58 < 35
4 Dầu mỡ mg/l 0,54 0,3
5 Phenol mg/l < 0,01 0,02
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ngô Văn Giới và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 71 - 74
73
Bảng 3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước tại điểm NM2 và NM3
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả TCVN
5942:1995 (B) NM2 NM3
1 pH - 6,3 7,1 5,5 – 9
2 BOD5 mg/l 23 22,6 < 25
3 COD mg/l 58 43 < 35
4 Pb mg/l 0,03 0,64 0,1
5 Fe mg/l 2,25 2,87 2
6 Cu mg/l 0,043 0,034 1
Bảng 4. Kết quả điều tra tỉ lệ mắc bệnh ở người dân tại khu vực nghiên cứu
Các bệnh Mắt Thần kinh Da liễu Hô hấp Tiêu hoá
Số người hỏi 40 40 40 40 40
Số người mắc bệnh 26 31 28 37 21
Tỉ lệ, % 65 77,5 70 92,5 52,5
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước
tại điểm NM1 (bảng 2) cho thấy, hàm lượng
dầu mỡ vượt 1,8 lần; COD vượt 1,66 lần;
BOD5 vượt 1,84 lần so với tiêu chuẩn cho
phép TCVN5942:1995(B). Nguyên nhân một
phần là do nước thải của nhà máy Cốc hoá
(nước thải quá trình làm nguội kốc có chứa
nhiều dầu mỡ) chưa được xử lý triệt để thải ra
môi trường.
Bảng 3 cho thấy, hàm lượng Cu thấp, nằm
trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, hàm
lượng Pb, Fe, COD cao, vượt quá tiêu chuẩn,
cụ thể là COD trong các mẫu NM2, NM3
tương ứng vượt 1,66 lần (mẫu NM2) và 1,23
lần (mẫu NM3); hàm lượng Pb trong mẫu
NM3 vượt gấp 6,4 lần, Fe trong các mẫu
NM2, NM3 tương ứng vượt 1,12 lần (mẫu
NM2) và 1,44 lần (mẫu NM3) so với tiêu
chuẩn TCVN5942:1995(B). Nguyên nhân
một số kim loại nặng như Pb, Fe tại khu vực
nghiên cứu vượt tiêu chuẩn cho phép là do tại
khu vực nghiên cứu có các nhà máy đang hoạt
động như nhà máy Cán Lưu Xá, nhà máy
Luyện thép, nhà máy Luyện gang, nhà máy
Cơ khí và nhà máy Nasteelvina. Đây là các
nhà máy cơ khí sản xuất các vật liệu xây dựng
như gang thép, và các vật liệu khác nên hàm
lượng các kim loại nặng trong nước thải
thường cao, nước thải tại một số nhà máy xử
lý chưa triệt để thải ra ngoài môi trường.
Ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khoẻ
người dân tại phường Cam Giá
Kết quả điều tra nghiên cứu bước đầu cho
thấy, mùi bốc lên từ nước tại khu vực nghiên
cứu đặc biệt vào những ngày nắng nóng (mùa
hè) làm cho người dân có cảm giác khó chịu.
Một số bệnh phát sinh ngày càng nhiều như
các bệnh về đường hô hấp (viêm xoang, viêm
mũi, ho, viêm phổi), váng đầu, mất ngủ, đau
mắt, da liễu, thần kinh, tiêu hóa. Tỷ lệ những
người mắc các bệnh trên chiếm tỷ lệ cao
(bảng 4). Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu
trong nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của
nước thải của một số nhà máy tới sức khỏe
của người dân. Để có kết luận có đầy đủ cơ sở
khoa học cần có các nghiên cứu tiếp theo
trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Chất lượng nước mặt trên địa bàn phường
Cam Giá bị ô nhiễm bởi một số chỉ tiêu: dầu
mỡ vượt 1,8 lần; Pb vượt gấp 6,4 lần, Fe
trong các mẫu vượt từ 1,12 đến 1,44 lần,
COD trong các mẫu phân tích vượt từ 1,23
đến 1,66 lần, BOD vượt 1,84 lần so với tiêu
chuẩn TCVN5942:1995(B). Nước suối có
màu đen, mùi hôi thối bốc lên khó chịu. Tỉ lệ
phần trăm số người được điều tra đã bị mắc
các bệnh như đau mắt, đau đầu, da liễu, ho,
viêm mũi, tiêu hóa chiếm tỷ lệ khá cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ngô Văn Giới và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 71 - 74
74
Như vậy, nguồn nước mặt tại khu vực nghiên
cứu đang và sẽ là mối nguy hại đe doạ tới sức
khoẻ người dân nơi đây và gây ô nhiễm môi
trường nếu như không được quản lí thích hợp.
Để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, các công
ty, nhà máy tại khu vực phường Cam Giá cần
phải lắp đặt và cải tiến hệ thống xử lí nước
thải để nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho
phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường-Các
tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi
trường,1995.
[2]. Sở Tài nguyên và Môi trường-Báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2004 -2005
[3]. Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường-
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Thái Nguyên,
2011.
[4].W.Schneider-Wastewater Engineering:
Treatment, reuse, disposal 1991.
SUMMARY
ASSESSMENT OF THE IMPACT OF EFFLUENT FROM SOME FACTORIES
ON THE QUALITY OF SURFACE WATER AND HUMAN HEALTH
AT CAM GIA COMMUNE, THAI NGUYEN CITY
Ngo Van Gioi, Nguyen Thi Nham Tuat*
College of Sciences - TNU
This study was done at Cam Gia commune in Thai Nguyen city. The result showed that surface
water quality at Cam Gia was contaminated by oil, some heavy metals, COD, BOD5 due to the
effects of waste water from factories in the area: concentration of oil exceeds 1.8 times; Pb
exceededs 6.4 times, Fe exceeds from 1.12 to 1.44 times, COD exceededs from 1.23 to 1.66 times,
BOD exceededs 1.84 times the Vietnamese standard (TCVN5942:1995(B)). This source of water
is hazardous, threatening to health of people here and makes environmental pollution.
Key words: Environment, wastewater, surface water, pollution, Thai Nguyen
Ngày nhận bài: 18/4/2012, ngày phản biện: 28/4/2012, ngày duyệt đăng:
*
Tel: 0984194079, Email : tuatmt@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33526_37342_10920129455so593_split_12_4557_2048469.pdf