Dành cho ai chưa biết IEEE 1394
IEEE 1394
Đây là một giao thức truyền tải dữ liệu cao tốc mà dân làm video “prồ” rất tâm đắc. Họ quen gọi IEEE 1394 là chuẩn DV (digital video). Vào cái thời trước khi giao thức USB 2.0 (tốc độ truyền tải 480Mbps) ra đời, IEEE 1394 hay còn gọi là FireWire chiếm ngôi vị “nhất chi bảo”. Với tốc độ truyền tải 400Mbps và có độ ổn định cao, IEEE 1394 rất thích hợp cho việc biên tập, convert video – vốn là một trong các tác vụ xử lý rất nặng nề, đòi hỏi đường truyền phải có thông lượng cao (xem box).
IEEE (tiếng Anh được đọc thành Eye-triple-E) viết tắt từ Institute of Electrical and Electronics Engineers, Inc. (Viện Các kỹ sư Điện và Điện tử). Đây là một hiệp hội chuyên nghiệp kỹ thuật phi lợi nhuận có hơn 360.000 thành viên cá nhân ở khoảng 175 nước.
1 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dành cho ai chưa biết IEEE 1394, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IEEE 1394
Đây là một giao thức truyền tải dữ liệu cao tốc mà dân làm video “prồ” rất tâm đắc. Họ
quen gọi IEEE 1394 là chuẩn DV (digital video). Vào cái thời trước khi giao thức USB
2.0 (tốc độ truyền tải 480Mbps) ra đời, IEEE 1394 hay còn gọi là FireWire chiếm ngôi vị
“nhất chi bảo”. Với tốc độ truyền tải 400Mbps và có độ ổn định cao, IEEE 1394 rất thích
hợp cho việc biên tập, convert video – vốn là một trong các tác vụ xử lý rất nặng nề, đòi
hỏi đường truyền phải có thông lượng cao (xem box).
IEEE (tiếng Anh được đọc thành Eye-triple-E) viết tắt từ Institute of Electrical and
Electronics Engineers, Inc. (Viện Các kỹ sư Điện và Điện tử). Đây là một hiệp hội
chuyên nghiệp kỹ thuật phi lợi nhuận có hơn 360.000 thành viên cá nhân ở khoảng 175
nước.
IEEE 1394, một tiêu chuẩn phần cứng và phần mềm về truyền tải dữ liệu, ra đời để đáp
ứng nhu cầu truyền tải và xử lý những “kiện” dữ liệu “sướng mắt, đã tai” dung lượng bự
chảng (cần băng thông đường truyền từ 200Mbps trở lên). Hồi giữa thập niên 1990, hai
hãng Apple và Texas Instruments đã ráp nhau phát triển ra cái công nghệ kết nối ngoại vi
cao tốc này và đặt tên “cúng cơm” là FireWire (nôm na có nghĩa là “dây lửa”).
IEEE 1394 hiện chính thức có 3 chuẩn tốc độ 100, 200 và 400Mbps. Các chip 100Mbps
có vào quý 4-1994. Tới cuối năm 1995, các chip 200Mbps ra đời. Và cuối năm 1996,
chip 400Mbps (tương đương 50MB/s) bắt đầu có mặt. Một số hãng chip (như Lucent nay
là Agere) đã không ngừng cải tiến chip IEEE 1394 để nâng cao tính ổn định và tốc độ
truyền tải. Người ta bắt đầu dùng tên IEEE 1394-1995 để gọi chuẩn IEEE 1394 nguyên
thủy (tốc độ cao nhất là 400Mbps). Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm
IEEE 1394a (hay IEEE 1394a-2000) và một số IEEE 1394b. Tuy IEEE 1394a-2000 vẫn
còn ở tốc độ 400Mbps, nhưng nó tiên tiến hơn và hỗ trợ tốt cổng kết nối 4 chân. Còn
IEEE 1394b được giới thiệu có thể đạt băng thông từ 800Mbps tới 3,2Gbps
(Gigabits/sec) và hỗ trợ chiều dài cáp tới 100 mét.
IEEE 1394 không chỉ cho phép thực hiện các kết nối cao tốc giữa máy tính và các thiết bị
có liên quan (tức các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét ảnh, ổ ghi đĩa, ổ lưu trữ gắn
ngoài,..), mà còn giúp bắc cầu “ô thước” xóa đi sự ngăn cách giữa chàng “Ngưu Lang”
máy tính và các nàng “Chức Nữ” thiết bị điện tử tiêu dùng (như VCR, camcorder, DV
Camera, TV,..). Bạn có thể dùng cáp IEEE 1394 để kết nối hai máy tính với nhau với tốc
độ truyền dữ liệu 400Mbps, nghĩa là gấp bốn lần mạng LAN 100 và bỏ “nghìn trùng xa
cách” kiểu kết nối bằng cáp Parallel.
Công nghệ IEEE 1394 linh hoạt, dễ cài đặt (Windows 98 tự động nhận diện được thiết bị
ngay khi nó được gắn vào cổng), dễ xài, cung cấp băng thông cao với chi phí thấp. IEEE
1394 cho phép bạn kết nối tới 63 thiết bị ngoại vi chung một hàng vào một bus duy nhất
bằng cáp xoắn cặp. Nhờ nó hỗ trợ chức năng hot pluggable, bạn có thể tháo gỡ “nóng”
thiết bị IEEE 1394 trong khi máy tính đang hoạt động.
IEEE 1394 và 1394a hỗ trợ chiều dài cáp tối đa 4,5 mét. Đầu cáp và cổng có 2 loại: 6
chân (chuẩn) và 4 chân (mini). Các máy tính xách tay cao cấp hay đời mới hầu như đều
có cổng IEEE 1394. Ngày càng có thêm nhiều mainboard thế hệ mới tích hợp sẵn cổng
IEEE 1394.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dành cho ai chưa biết IEEE 1394.pdf