Chương này cung cấp các khái niệm cơ bản và một số quy luật, công cụ phân tích quan trọng của kinh tế học hiện đại. Với mục tiêu giúp sinh viên có được kiến thức ban đầu về môn học.
1.1. Khái niệm, những đặc trưng và phương pháp luận nghiên cứu của kinh
tế học.1.1.1 Khái niệm kinh tế học Kinh tế học là môn học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ, trong giai đoạn phát triển đó có rất nhiều các định nghĩa khác nhau, nhưng có một định nghĩa thông dụng được các nhà kinh tế hiên nay thống nhất: ”Kinh tế học là mộn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội”.
Kinh tế học là môn học nghiên cứu các hoạt động của con người trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, kinh tế học có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn học khoa học xã hội khác như: Triết học, chính trị học, sử học, xã hội học ngoài ra cần chú ý đặc biệt tới vai trò của thống kê học.
Kinh tế học thường được chia làm hau phân ngành lớn: Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả và việc làm của quốc gia, cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái Trong khi đó, Kinh tế vi mô lại nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào trong nền kinh tế là các doanh nghiệp hoặc gia đình, nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả trong thị các thị trường riêng lẻ
Tuỷ theo mục đích sử dụng mà kinh tế học được chia thành hai dạng là kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học thực chứng là để trả lời câu hỏi “ Là bao nhiêu? Là gì? Như thế nào ?” Còn kinh tế học chuẩn tắc là để trả lời câu hỏi “ Nên làm cái gì ?”. Nghiên cứu kinh tế thường được tiến hành từ kinh tế học thực chứng rồi chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc.
122 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương về kinh tế học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng được yêu cầu mới.
- Cách mạng KHCN cùng với hội nhập kinh tế quốc tế Þ thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng chuyên môn hóa Þ xuất hiện nhu cầu về lực lượng lao động mới mà lao động hiện có không phù hợp.
7.1.6.2. Sự bất đồng giữa tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Để giữ cân bằng về việc làm trong điều kiện không đổi về công nghệ sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế phải cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số nhiều lần.
Tuy nhiên ở các nước đang phát triển hiện nay chưa thể thực hiện được điều này bởi vì tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy có nhanh nhưng tốc độ tăng dân số tăng cũng không kém.
7.1.6.3. Phương hướng cơ bản nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp
Đối với thất nghiệp chu ky: dùng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để kích thích sự gia tăng của tổng cầu, kéo sản lượng lên mức sản lượng tiềm năng.
Đối với thất nghiệp tự nhiên:
Trong vài thập niên gần đây, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có khuynh hướng tăng lên ở một số nước. Có 3 lý do:
- Một là, sự thay đổi cơ cấu dân số theo hướng tăng tỷ trọng thành phần thất nghiệp cao.
- Hai là, sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm tăng thành phần thất nghiệp cơ cấu do thiếu kỹ năng.
- Ba là, chế độ trợ cấp thất nghiệp ở một số nước làm cho người lao động không tích cực tìm việc hoặc không chấp nhận công việc có mức lương thấp. Vậy phải chăng việc giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có vẻ như hoang tưởng? Thực tế không phải như vậy, các biện pháp tích cực luôn có tác dụng tốt, nếu như không làm giảm thì cũng sẽ hạn chế được mức độ gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên .
Có thể khắc phục bằng cách tăng cường đào tạo, mở rộng hệ thống thông tin về việc làm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển nơi cư trú,...
7.2. Lạm phát
7.2.1. Khái niệm
Lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên (trong một thời gian nhất định).
Hay đó là tình trạng phát hành tiền quá mức.
Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm xuống (Sự phát hành tiền tệ không đủ mức cần cho lưu thông hàng hóa.
Giảm lạm phát là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát phản ánh tốc độ tăng giá ở thời điểm này so với thời điểm trước đó (có thể tính theo năm, quý,…).
Mức giá chung (General Price) là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Mức giá đó được đo bằng chỉ số giá.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Công thức tính có thể viết như sau:
G = å Gi.fi
Trong đo: G - chỉ số giá chung (có thể viết là CPI)
Gi - chỉ số giá cả từng loại hàng.
fi - tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ (với åfi = 1 ). Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
7.2.2. Tiêu chí đo lường tình trạng lạm phát
7.2.2.1.Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
gp
Gi
Go
=
x100
- 1)
(
gp (nL) - tỷ lệ lạm phát (%)
Gi - chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu.
Go - chỉ số giá cả thời kỳ trước đó được chọn làm gốc để so sánh.
7.2.2.2. Quy mô lạm phát
Căn cứ vào mức độ lạm phát có thể chia thành ba loại:
Lạm phát vừa phải ( moderate inflation - một chữ số): tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Giá tăng chậm, đồng tiền tương đối ổn định.
Lạm phát phi mã(galloping inflation - ba chữ số): tỷ lệ 10% - 999%. Khi lạm phát phi mã ở mức cao thì tiền mất giá nhanh, gây tác động không tốt đối với sản xuất và đời sống.
Siêu lạm phát ( Hyper inflation - trên ba chữ số): từ 1000% trở lên. Loại này gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế.
Căn cứ vào thời gian lạm phát:
- Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% một năm.
- Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm.
- Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.
7.2.3. Tác hại của lạm phát
- Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn và các giai tầng trong xã hội, đặc biệt đối với ai giữ nhiều tài sản dưới hình thức tiền mặt thì họ sẽ bị thiệt hại rất lớn.
- Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. Trong trường hợp đó sẽ có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể phất lên, trái lại cũng không ít doanh nghiệp và ngành nghề đi đến suy sụp, thậm chí phá sản.
7.2.4. Các lý thuyết về lạm phát
Phần này đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân gây ra và duy trì, thúc đẩy lạm phát.
7.2.4.1. Lạm phát cầu kéo(Demand - pull inflation)
Xảy ra khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu theo giá dịch chuyển sang bên phải.
Trong thực tế, khi xảy ra LP cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hoá.
ASLR
ASSR
E1
P
Y
Y1
P1
AD1
AD2
Y2
E2
P2
Lạm phát
7.2.4.2.Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy , Cost - Push inflation)
Xảy ra khi chi phí sản xuất tăng ( đường ASSR dịch chuyển lên trên) hoặc năng lực sản xuất giảm (đường ASSR dịch chuyển sang trái)(hình b và c).
Cụ thể:
Chi phí sản xuất tăng, có thể do sự gia tăng tiền lương danh nghĩa, giá nguyên liệu, thuế,…. Lúc đó các doanh nghiệp có khuynh hướng tăng giá bán để bù đắp phần tăng của chi phí sản xuất. Kết quả là đường ASSR dịch chuyển lên trên. Khi các doanh nghiệp tăng giá bán, AD sẽ giảm bớt (từ E Þ E2). Vậy ASSR cũng giảm theo (từ F ÞE2). Kết quả cuối cùng là nền kinh tế cân bằng tại mức mức giá cao hơn và sản lượng thấp hơn (hình b).
ASLR
ASSR1
E1
P
Y
Y1
P1
AD
Y2
E2
P2
ASSR2
F
Hình c: Năng lực sản xuất giảm
ASLR
ASSR1
E1
P
Y
Y1
P1
AD
Y2
Hình b: Chi phí sản xuất tăng
E2
P2
ASSR2
F
Đồ thị:
Năng lực sản xuất giảm, có thể do giảm sút nguồn nhân lực, nguồn vốn; do sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên; do chiến tranh hay thiên tai nghiêm trọng. Tác động này làm AS dịch sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm năng (Y1Þ Y2).
Khả năng cung ứng giảm trong khi mức cầu vẫn còn cao, hàng hoá trở nên khan hiếm (thiếu 1 lượng hàng E1F trên hình 7.3c), P bắt đầu Ý. PÝ làm cho cầuß và cung tăng (di chuyển trên đường cầu và đường cung). Cuối cùng, AD và AS cân bằng tại mức giá cao hơn.
Tóm lại, cả 2 trường hợp lạm phát do dịch chuyển đường cung lên trên hoặc sang trái, mặc dù cơ chế tác động hơi khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng giống nhau: nền kinh tế vừa bị lạm phát, vừa bị sụt giảm sản lượng. Tình trạng này thường được gọi là lạm phát đình đốn. Mức độ lạm phát và đình đốn sản xuất nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dốc đường AD. Nếu AD càng dốc đứng thì tỷ lệ lạm phát càng cao, càng nằm ngang thì sự đình đốn sản xuất càng trầm trọng.
7.2.4.3.Lạm phát dự kiến (expected inflation)
Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Giá cả trong trường hợp này tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên được gọi là lạm phát dự kiến.
Hình 7.4 cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Đó là đường AD và đường AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát . Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến.
Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian. Chỉ khi những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái ỳ.
ASLR
ASSR1
E2
P
Y
Y*
P1
AD1
E1
P3
ASSR2
E3
ASSR3
AD3
AD2
P2
7.2.4.4.Lạm phát và tiền tệ
Trong chương 5 nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ và đã biết đẳng thức (M/P) = LP (i,Y) khi thị trường tiền tệ cân bằng.
Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (Y) là ổn định (Y đạt tiềm năng = YP), cầu tiền thực tế là không đổi và do vậy M/P cũng sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả (P) cũng tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ.
Điều này xảy ra trong thực tế khi nền kinh tế gặp phải 1 cơn sốc (ví dụ: giá dầu tăng) làm cho lượng tiền thực tế nhất thời giảm xuống. Chính phủ cần tăng MSn để đảm bảo nhu cầu tiền thực tế. Nhưng vì sản lượng và việc làm không đổi, chỉ có MSn, giá cả và tiền lương danh nghĩa tăng lên.
Khi ngân sách thâm hụt lớn, các chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát (như lạm phát cầu kéo). Và một khi giá cả đã tăng lên thì thâm hụt mới lại nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát. Tuy nhiên, các chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách vay dân qua việc bán tín phiếu. Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm hụt kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát cao là điều chắc chắn.
7.2.4.5. Lạm phát và lãi suất
Lãi suất thực tế thường ít thay đổi và ở mức mà cả người cho vay và người đi vay đều có thể chấp nhận được. Nếu khác đi sẽ tạo ra mức dư cầu hoặc dư cung và sẽ đẩy lãi suất này về mức ổn định. Nhưng lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát. Khi lạm phát thay đổi thì lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo, để duy trì lãi suất ở mức thực tế ổn định (Vì lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát). Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ tiền nhiều càng thiệt.
7.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Khi nói đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà kinh tế thường đề cập đến khái niệm “đánh đổi”. Đánh đổi (trade off) có nghĩa là được cái này mất cái kia, chọn cái này phải bỏ cái kia. A.W. Phillips đã phát hiện ra rằng thất nghiệp giảm thì lương có khuynh hướng tăng, lương tăng sẽ làm tăng giá. Như vậy, thất nghiệp giảm sẽ kéo theo tình trạng lạm phát tăng. Phát hiện này đã dẫn đến một luận điểm cho rằng giữa lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi với nhau. Vậy thì sự đánh đổi này được thể hiện như thế nào? có phải luôn xảy ra tình trạng đánh đổi không?
7.3.1. Đường Phillips ban đầu
Dựa vào kết quả thực nghiệm nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh ra đời đường Phillips có dạng như hình b và gọi là đường Phillips ban đầu.
Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó cũng phù hợp với thực tế kinh tế nhiều nước Tây Âu thời kỳ những năm 50. Tức là có sự “đánh đổi” giữa lạm phát thất nghiệp.
Đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh và có dạng như sau:
gp = - e (u - u* ) (*)
Trong đó: gp - tỷ lệ lạm phát.
u - tỷ lệ thất nghiệp thực tế.
u*- tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
e - độ dốc đường Phillips.
Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây (hình a):
- Lạm phát bằng không khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên.
- Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát xảy ra.
- Độ dốc e càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của e phản ánh sự phản ứng của tiền lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì e lớn, nếu có tính ì cao thì e nhỏ (đường Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp.
Đồ thị:
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ lạm phát
PC
Hình a: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
u
gp
PC
u*
Hình b: đường Phillips ban đầu
B
Đường Phillips gợi cho những người làm chính sách lựa chọn các c/s kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá và tiền tệ.
Ví dụ: Giả sử nền kinh tế đang ở tại B trên hình b (suy thoái thất nghiệp). Chính phủ có thể mở rộng cung tiền nhằm hạ lãi suất, thúc đẩy đầu tư, mở rộng tổng cầu, điều này sẽ tạo ra việc làm, thất nghiệp giảm. Điểm B sẽ di chuyển theo đường Phillips lên trên.
7.3.2. Đường Phillips mở rộng
Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến và có dạng như sau:
gp = gpe - e (u-u*) (**)
gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Đường này cho thấy khi thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát bằng tỉ lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn thất nghiệp tự nhiên thì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ dự kiến. Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng và thất nghiệp giảm.
Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên thì MSrß (do MSr =MSn/P), lãi suất tăng lên và AD dần dần được điều chỉnh trở lại mức ban đầu Þ lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng khi lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips sẽ dịch chuyển từ PC1 Þ PC2. Tại E, gp ¹0 do gp = gpe.
Riêng các cơn sốt cung (như tăng giá dầu lên) sẽ đẩy chi phí sản xuất và giá cả lên, sản lượng và việc làm giảm xuống. Như vậy, cả thất nghiệp và lạm phát tăng lên - không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn - đó là thời kỳ đình trệ, thất nghiệp.
u
gp
u*
Hình c: đường Phillips mở rộng
PC1
PC2
Đồ thị:
Khi chính phủ tăng MS liên tục để giữ cho AD không giảm và mức thất nghiệp không tăng, nền kinh tế vẫn đạt sản lượng như cũ, nhưng giá cả đã tăng lên theo tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, sự điều tiết bằng chính sách tiền tệ và tài khoá giữ cho nền kinh tế ổn định sản lượng, khi gặp cơn sốt cũng phải trả giá bằng lạm phát cao hơn.
7.3.3. Đường Phillips dài hạn (LPC)
Trong ngắn hạn, tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể không bằng tỷ lệ thất nghiệp dự kiến, nhưng trong dài hạn chúng sẽ bằng nhau bởi sự tác động của các chính sách tài khoá và tiền tệ. Đó là cơ sở để xây dựng đường Phillips dài hạn:
0 = - e (u-u*)
hay: u = u*
Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xét trong dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
7.3.4. Khắc phục lạm phát
7.3.4.1. Lành mạnh hóa nền tài chính công
7.3.4.2. Lành mạnh hóa thị trường tiền tệ
7.3.4.3. Ổn định hóa nền kinh tế quốc dân
Tác động lên cầu:
Cắt giảm tổng cầu bằng cách thu hẹp tài khóa hoặc tiền tệ: cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, giảm bớt lượng cung tiền.
Cụ thể:
Khi tổng cầu bị cắt giảm, đường tổng cầu AD dịch chuyển sang trái. Có thể xảy ra 2 trường hợp.
Trường hợp 1: Nếu trước đó giá tăng lên và đang nằm tại điểm cân bằng mới thì sự dịch chuyển sang trái của đường AD sẽ làm giảm giá, tức bị giảm phát. Trong hình vẽ, sau khi nền kinh tế đã chuyển đến điểm E2 và dừng lại ở đó, việc cắt giảm cầu sẽ đẩy nền kinh tế trở về E1 hoặc E3 ởhình vẽ thứ hai.
ASLR
AS1
E1
P
Y
Y1
P1
AD1
AD2
Y2
E2
P2
ASLR
ASSR
E1
P
Y
Y1
P1
AD1
AD2
Y2
E2
P2
AS2
E3
Trường hợp 2:
Nếu trước đó giá đang trong quá trình gia tăng để chuyển sang điểm cân bằng mới thì sự dịch chuyển sang trái của đường AD sẽ làm giảm bớt áp lực lạm phát (hình dưới). Trường hợp này thường xảy ra trong thực tế nhiều hơn. Lý do là khi LP đã xuất hiện thì rất khó dừng lại. Ví dụ: Lạm phát do cầu chẳng hạn, đường AD dịch chuyển sang phải không phải một lần mà nhiều lần. Lúc đó biện pháp giảm AD có tác dụng ngăn cản bớt khuynh hướng gia tăng AD trên thị trường, tức có tác dụng kìm hãm bớt tỷ lệ lạm phát. Như trên hình vẽ, giả sử lẽ ra theo thị trường thì giá tăng từ P2ÞP’. Nhưng nhờ chính sách cắt giảm AD, đường tổng cầu chỉ dịch chuyển từ AD2 sang AD3, giá cả chỉ tăng lên đến P3. Giá cả tăng có nghĩa là vẫn còn lạm phát, nhưng tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với từ P1 lên P2.
AS1
E1
P
Y
Y1
P1
AD1
AD2
P2
AS2
P3
P’
AD3
Kết qủa: Giá không tăng hoặc giảm, sản lượng có thể giảm, thất nghiệp có thể tăng.
Tác động lên cung:
Có chính sách khuyến khích các doanh ngiệp giảm bớt chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Do vậy, đường AS sẽ dịch chuyển xuống dưới hoặc sang phải.
Kết quả: Giá không tăng hoặc giảm, sản lượng có thể tăng, thất nghiệp có thể giảm.
7.3.4.4. Một số giải pháp có tính chất tình thế
- Vay hàng khẩn cấp
- Thực hiện chính sách thu hẹp tiền tệ, bằng cách sử dụng thị trường mở.
- Khuyến khích đầu tư cùng với việc vay hàng tư liệu sản xuất.
- Cắt giảm mạnh chi tiêu ngân sách và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương bằng tiền.
CHƯƠNG 8: KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
8.1. Khái niệm về nền kinh tế mở
8.1.1. Định nghĩa
Kinh tế mở là một nền kinh tế có mối liên hệ với nền kinh tế của các nước ngoài về các mặt như trao đổi hàng hóa, trao đổi các nguồn lực kinh tế, trao đổi dịch vụ đa quốc gia, trao đổi và hợp tác khoa học - công nghệ, du lịch,... đạt đến một quy mô, trình độ và ý nghĩa kinh tế xã hội nhất định, được gắn chặt trong một thể chế, thiết chế kinh tế của khu vực hay toàn cầu.
8.1.2. Những tính chất đặc trưng của nền kinh tế mở
- Chủ thể kinh tế
- Cơ cấu kinh tế
- Đầu tư
- Thể chế kinh tế
8.2. Lý thuyết về thương mại quốc tế
(Nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế)
8.2.1. Thuyết lợi thế 1 chiều của phái Trọng thương
Các nhà kinh tế Trọng thương (TK 16 - 17) cho rằng 1 quốc gia chỉ có thể được lợi từ thương mại quốc tế trên cơ sở quốc gia khác bị thiệt. Nói cách khác, trong thương mại quốc tế tổng lợi ích của các quốc gikhông tăng lên mà chỉ được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. quốc gi được lợi là quốc gi tích luỹ thêm tiền bạc (quí kim) sau khi mua bán. Điều đó cũng có nghĩa là lợi the thuộc về nước có xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, tức cán cân thương mại thặng dư.
Từ đó họ chủ trương khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhất là nhập khẩu các loại hàng hoá xa xỉ và những loại hàng hoá được chế biến hoàn chỉnh. Trong xuất khẩu, cần nghiêm cấm việc xuất khẩu vàng thoi, bạc nén, bởi lẽ đó là tiền, mà tiền là mục đích hoạt động của thương mại quốc tế nói riêng và của các hoạt động kinh tế nói chung. Mặt khác, để có nhiều hàng hoá xuất khẩu cần có nhiều lao động, do đó, phải khuyến khích tăng dân số. Như vậy, trong quan niệm của phái trọng thương, 1 quốc gia giàu có không phải thể hiện ở mức sống cao của dân chúng mà là ở khối lượng tiền tích luỹ được. Họ đã nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích. Hơn nữa, mọi quốc gia đều theo quan điểm trọng thương thì sẽ không có thương mại quốc tế , bởi vì nếu tất cả các nước đều chỉ xuất khẩu mà không nhập khẩu thì xuất khẩu cho ai? Rõ ràng lý thuyết này không phù hợp với thực tế.
8.2.2. Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Theo Adam Smith (TK 18), mỗi quốc gia khi so sánh với quốc gia khác có thể có lợi thế về loại sản phẩm này và kém lợi thế về loại sản phẩm khác. Lợi thế đó có được là nhờ chi phí sản xuất thấp hơn, và được gọi là lợi thế tuyệt đối.
Lợi thế tuyệt đối (absolute advatage) của 1 nước thể hiện ở chỗ nước đó có khả năng sản xuất 1 loại hàng hoá với chi phí sản xuất thấp hơn so với nước khác.
Trong thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ bán những sản phẩm có chi phí sản xuất trong nước thấp hơn so với nước ngoài. Lúc đó cả 2 quốc gia đều được lợi vì đều mua được hàng hoá rẻ hơn so với trường hợp tự sản xuất trong nước. Như vậy, mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất, tập trung nguồn lực cho những sản phẩm có khả năng sản xuất tốt hơn nước khác.
Ví dụ: 2 nước A và B sản xuất 2 mặt hàng ti vi (X) và quần áo (Y). Chi phí sản xuất 2 mặt hàng đó quy đổi ra thành chi phí về lao động ở bảng dưới.
Sản phẩm
Hao phí LĐ
Nước A
Nước B
X (Ti vi)
6
12
Y (Quần áo)
3
4
Þ Nước A có lợi thế tuyệt đối về sản xuất cả hai mặt hàng X và Y. Nếu so sánh chi phí sản xuất mặt hàng X thì nước A sản xuất rẻ hơn nước B 2 lần, còn mặt hàng B là 4/3 lần.
Nhìn vào bảng thì nếu A và B tham gia vào thương mại quốc tế thì nước A sẽ có lợi thế tuyệt đối và nước B sẽ bị thiệt.
Tuy nhiên, lý thuyết này không thể giải thích được trường hợp một nước kém phát triển, có chi phí sản xuất cao hơn nước khác, vẫn tích cực tham gia thương mại quốc tế về những loại hàng hoá mà mình không có lợi thế tuyệt đối. Điều bí ẩn này nằm trong cái gọi là lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh (Comparative Advantage).
8.2.3. Thuyết lợi thế tương đối (Comparative Advantage) của David Ricardo
Một nước có lợi thế tương đối so với nước khác nếu sản xuất hàng hoá với giá rẻ hơn khi so sánh qua loại hàng hoá khác.
(Hay: 1 đất nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất 1 mặt hàng nước đó có chi phí sản xuấttương đối (hay chi phí cơ hội) về mặt hàng thấp hơn so với nước khác).
G/s:
a1: Là giá thành sản xuất mặt hàng X ở nước 1.
b1 : Giá thành sản xuất mặt hàng Y ở nước 1.
a2: Giá thành để sản xuất mặt hàng X ở nước 2
b2: Giá thành để sản xuất mặt hàng Y ở nước 2
Với lượng đầu vào cho trước.
X1, Y1 : là số lượng hàng hoá X và Y có thể sản xuất ở nước 1.
X2, Y2 : là số lượng hàng hoá X và Y có thể sản xuất ở nước 2.
Phương pháp 1: So sánh với
Phương pháp 2: So sánh với
Phương pháp 3: So sánh chi phí cơ hội của từng mặt hàng giữa các nước. Chi phí cơ hội để sản xuất mặt hàng X là:
Nếu: <
Hoặc:
Hoặc : <
Thì nước 1 có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá X và nước 2 có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá Y.
Khi có thương mại giữa hai nước thì giá tương đối của hàng hoá X tính theo hàng hoá Y sẽ ở trong khoảng:
Trong đó: là giá tương đối của hàng hoá X của nước 1
là giá tương đối của hàng hoá Y của nước 2.
Ví du: Với ví dụ trên thì:
Khi so sánh chi phí tương đối – hay là chi phí cơ hội để sản xuất 2 mặt hàng của 2 nước.
Sản phẩm
Hao phí LĐ
Nước A
Nước B
X (Ti vi)
2 (quần áo)
3 (quần áo)
Y(Quần áo)
½ (ti vi)
1/3 (ti vi)
Nước A: Để sản xuất thêm 1 ti vi, phải hi sinh hai bộ quần áo. Ngược lại, để sản xuất thêm 1 bộ quần áo phải hi sinh ½ ti vi.
Nước B: Để sản xuất thêm 1 ti vi, phải hi sinh 3 bộ quần áo. Ngược lại, để sản xuất thêm 1 bộ quần áo, phải hi sinh 1/3 chiếc ti vi.
Như vậy, nước A có chi phí cơ hội để sản xuất ti vi thấp hơn nước B, còn nước B có chi phí cơ hội SX quần áo thấp hơn nước A.
Nguyên tắc lợi thế so sánh chỉ ra rằng, nếu thương mại quốc tế được tiến hành 1 cách tự do thì nước A có thể chuyên môn hoá sản xuất ti vi để đổi lấy quần áo do nước B sản xuất. Ngược lại, nước B có lợi thế chuyên môn hoá sản xuất quần áo và đổi lấy ti vi của nước A. Sau khi có thương mại quốc tế , cả 2 nước cùng có lợi, thương mại sẽ làm tăng khả năng tiêu dùng của mỗi nước và tăng khả năng sản xuấtcủa thế giới.
8.2.4. Giới hạn khả năng sản xuất và lợi ích của thương mại quốc tế
Hình dưới chỉ ra lợi ích của chuyên môn hoá và thương mại quốc tế làm tăng khả năng tiêu dùng như thế nào thông qua đường PPF.
Y
X
Thương mại quốc tế làm tăng khả năng tiêu dùng của đất nước
Nước A
4
8
12
14
16
2
4
6
Y
X
Nước B
4
8
12
2
4
6
0
Đồ thị cho thấy:
- Đường đậm nét mô tả đường PPF hay khả năng tiêu dùng của đất nước.
- Đường bên ngoài thể hiện khả năng tiêu dùng của mỗi nước sau khi có thương mại quốc tế, với giả định rằng cả 2 nước đều có cùng 1 khối lượng nguồn lực ( như số giờ lao động) là như nhau và bằng 36 đơn vị.
- Phần gạch chéo cho thấy khả năng sản xuất hoặc tiêu dùng của mỗi nước sẽ tăng lên như thế nào khi có chuyên môn hoá và thương mại quốc tế .
Như vậy, thương mại quốc tế thúc đẩy phân công lao động và hợp tác 2 bên cùng có lợi. Thương mại tự do mở cửa tạo điều kiện cho mỗi nước mở rộng khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sản lượng và mức sống toàn thế giới.
Song trong thực tế, để bảo vệ nền sản xuất nội địa của mỗi nước, chống lại hàng nhập, tạo thêm việc làm cho dân cư, Chính phủ có thể thực hiện chính sách bảo hộ từ 2 phía: Ngăn chặn nhập khẩu hoặc thúc đẩy xuất khẩu. Công cụ để thực hiện là:
- Thuế quan: Đánh thuế nặng vào hàng nhập khẩu.
- Quota: Kiểm soát lượng hàng hoá được phép nhập khẩu.
- Trợ giá xuất khẩu: Bù lỗ cho công ty xuất khẩu hoặc người sản xuất hàng xuất khẩu.
- Các loại rào cản khác: Dùng biện pháp hành chính để cấm nhập khẩu 1 loại hàng hoá, đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn vệ sinh hết sức khắt khe đối với hàng nhập khẩu, đặt ra những thủ tục hải quan gây khó khăn cho nhập khẩu.
8.3. Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là 1 bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và Chính phủ 1 nước với các nước còn lại trên thế giới.
Hay: Cán cân thanh toán (Balance of Payments) phản ánh toàn bộ lượng tiền giao dịch giữa 1 nước với phần còn lại của thế giới.
Phương pháp hạch toán trên cán cân thanh toán là: Nếu luồng tiền từ nước ngoài đi vào trong nước thì ghi bên “có” và ghi dấu “+”; nếu luồng tiền từ trong nước đi ra nước ngoài thì ghi bên “nợ” và ghi dấu “- ". Chênh lệch giữa luồng tiền đi vào và đi ra thường được gọi là tài khoản “ròng”.
Cán cân thanh toán có 2 tài khoản chủ yếu: Tài khoản thanh toán vãng lai và tài khoản tư bản (vốn).
- Tài khoản vãng lai (Current Acount) nhằm ghi lại các luồng thu nhập đi vào và đi ra khỏi quốc gia. Thu nhập đi vào và đi ra có thể do:
+ XNK hàng hoá ( hữu hình) và dịch vụ (còn gọi là thương mại vô hình – bao gồm các hoạt động xuất và nhập khẩu dịch vụ vận tải, du lịch, ngân hàng,…): Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu được xếp vào mục xuất khẩu ròng (NX).
+ XNK các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, bằng phát minh)
Þ Chênh lệch giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu được xếp vào mục thu nhập ròng từ nước ngoài.
+ Chuyển nhượng thu nhập giữa các nước với nhau, bao gồm các khoản như viện trợ, bồi thường chiến tranh, quà biếu,… chênh lệch giữa thu nhập do nhận chuyển nhượng và thu nhập chuyển nhượng ra nước ngoài được xếp vào mục chuyển nhượng ròng.
- Tài khoản vốn (Capital Acount) nhằm ghi lại các luồng vốn đi vào và đi ra khỏi quốc gia.
+ Vốn dùng để mua nhà máy, mua c/phiếu của các công ty được gọi là đầu tư. Chênh lệch giữa luồng đi vào và đi ra được xếp vào mục đầu tư ròng.
+ Vốn dùng để gửi Ngân hàng và mua công trái của Chính phủ nước ngoài, hay trực tiếp vay mượn từ bên ngoài được gọi là giao dịch tài chính. Chênh lệch giữa luồng đi vào và đi luồng đi ra được xếp vào mục giao dịch tài chính ròng.
- Cán cân thanh toán hay kết toán chính thức nhằm tổng kết toàn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra dưới tất cả các hình thức:
Có (+ )
1. Tài khoản vãng lai
Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu (X).
Nhận viện trợ của nước ngoài.
Thu nhập từ nước ngoài.
2. Tài khoản vốn (tài khoản tư bản)
Đầu tư nước ngoài vào trong nước.
Vay của chính phủ và tư nhân
Nợ (-)
Giá trị hàng hoá và dich vụ nhập khẩu (IM)
Viện trợ ra nước ngoài và đóng góp cho ngân sách cho tổ chức quốc tế.
Chi trả thu nhập cho nước ngoài.
- Đầu tư ra nước ngoài.
- Cho chính phủ và tư nhân nước ngoài vay.
3. Cán cân thanh toán quốc tế = có – nợ
Nếu (+) thì có thặng dư
Nếu (-) thì có thâm hụt.
8.4. Tỷ giá hối đoái và hệ thống tài chính quốc tế
8.4.1. Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoài hối
8.4.1.1. Tỷ giá hối đoái
Ví du: Một người dân Việt Nam mua 1 kg Cà phê tại Việt Nam thì tất nhiên người đó muốn trả bằng tiền Việt Nam. Người sản xuất Cà phê cũng muốn được trả bằng tiền VN vì chi tiêu hàng ngày của họ cũng được thanh toán bằng VNĐ. Tuy nhiên, nếu muốn mua một máy Photo của Mỹ thì bằng cách nào đó, cuối cùng cũng phải trả bằng USD cho người Mỹ. Ngược lại, người Mỹ muốn mua Cà phê của Việt Nam thì cuối cùng, bằng cách nào đó cũng phải trả bằng VNĐ Þ Việc mua bán giữa 2 nước sử dụng 2 loại tiền khác nhau đòi hỏi phải có sự chuyển đổi loại tiền này sang loại tiền khác. Từ đó hình thành nên tỷ giá hối đoái.
Khái niệm
Tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate) là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ của 1 nước tính bằng tiền tệ của nước khác.
Hoặc Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài.
Thông thường, thuật ngữ “tỷ giá hối đoái” được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua 1 đơn vị ngoại tệ.
Giả định xét thị trường trao đổi giữa VND và USD và xác định tỉ giá giữa hai đồng tiền này. Nguyên lý chung được áp dụng cho các giao dịch khác với nước ngoài, như vậy USD được coi là ngoại tệ nói chung, và giá trị của USD được tính theo VND được coi là Tỷ giá hối đoái nói chung.
Vì tiền của một nước được trao đổi với tiền của nước khác trên thị trường ngoại hối, do đó cầu về ngoại tệ chính là cung về VNĐ, trong khi cung về ngoại tệ chính là cầu về VNĐ.
Vì lí do này mà một lý thuyết về Tỷ giá hối đoái giữa DUSD và SUSD hoặc DVND hoặc SVND. Tuy nhiên, để tiện cho việc phân tích sẽ xem xét cầu và cung về USD và tỷ giá của USD tính theo VND.
Ký hiệu:
e - Tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ.
E - Tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ.
Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của VN tính theo USD là e = 1USD/15.322 VNĐ hay E = 15.322 VNĐ/ USD.
Chẳng hạn từ 15.322 VNĐ/USD lên 16.322 VNĐ/USD, có nghĩa là giá của đồng USD tăng và giá của đồng VN giảm. Thật vậy, nếu trước đây chỉ cần 15.322 đồng là mua được 1 USD, thì bây giờ phải cần đến 16.322 VNĐ mới mua được 1 USD, tức đồng USD tăng giá. Nói ngược lại, trước đây 1 USD chỉ mua được 15.322 VNĐ, thì nay 1 USD có thể mua được 16.322 VNĐ, tức VNĐ bị giảm giá.
Như vậy, nếu e tăng thì ta nói đồng nội tệ tăng giá hơn trước (appreciation), tức đồng ngoại tệ giảm giá hơn trước (E giảm). Ngược lại, nếu e giảm thì ta nói đồng nội tệ giảm giá hơn trước hay mất giá (depreciation), tức đồng ngoại tệ tăng giá hơn trước (E tăng).
* Cách xác định tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối:
@ Cung và cầu về tiền trong các thị trường ngoại hối
Cung về USD (SUSD)
Được sinh ra từ 2 nguồn:
- Lượng hàng hóa, dịch vụ và tài sản trong nước mà người nước ngoài muốn mua.
- Lượng vốn, lượng thu nhập và các khoản chuyển nhượng từ nước ngoài vào trong nước.
Đường SUSD là đường dốc lên (đồ thị dưới). Điều này biểu thị khi giá USD tăng (EÝ), Phàng và tài sản của Việt Nam tính bằng USD giảm Þ Người nước ngoài mua nhiều hơn (XÝ)ÞSUSD tăng.
Khi có sự di chuyển trên đường SUSD, nếu xuống phía dưới, thì giá trị của USD giảm, giá trị của VND tăng. Trong trường hợp ngược lại, VND giảm giá, USD tăng giá.
Cầu về USD (DUSD)
Được sinh ra từ 2 nguồn:
- Lượng hàng hóa, dịch vụ và tài sản của người nước ngoài mà người trong nước muốn mua.
- Lượng vốn, thu nhập và các khoản chuyển nhượng ra nước ngoài.
Đường DUSD là đường dốc xuống (đồ thị dưới). Điều này biểu thị khi giá USD giảm (Eß), Phàng và tài sản của Việt Nam tính bằng USD tăng Þ Người Việt Nam mua nhiều hàng hóa hơn từ Mỹ (IMÝ)ÞDUSD tăng.
Khi có sự di chuyển trên đường DUSD, nếu xuống phía dưới, thì giá trị của USD giảm, giá trị của VND tăng. Trong trường hợp ngược lại, VND giảm giá, USD tăng giá.
@ Xác định tỉ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái cân bằng được xác định tại giao điểm của cung và cầu về ngoại tệ, tại đây cung = cầu ngoại tệ. Nếu tỷ giá hối đoái trong thực tế khác với tỷ giá hối đoái cân bằng thì thị trường sẽ được điều chỉnh (tùy theo cách thức can thiệp) để đưa về tỷ giá hối đoái cân bằng.
8.4.1.2. Các nguyên nhân của sự dịch chuyển của các đường cung và cầu về tiền trên thị trường ngoại hối
- Cán cân thương mại: Trong các điều kiện khác không đổi, nếu IM của 1 nước tăng thì đường cầu ngoại tệ sẽ dịch chuyển sang bên phải.
- Tỷ lệ lạm phát tương đối: Nếu tỷ lệ lạm phát của nước A cao hơn tỷ lệ lạm phát của nước B thì nước A sẽ phải cần nhiều tiền hơn để mua 1 lượng tiền nhất định của nước B Þ Làm cho đường cầu ngoại tệ dịch sang trái và tỷ giá hối đoái giảm xuống.
- Sự vận động của vốn: Khi lãi suất của 1 nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác, thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người dân nước ngoài muốn mua các tài sản ấy. Làm cho đường cung ngoại tệ dịch sang phải và làm tăng tỷ giá hối đoái của nó.
- Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ: Tất cả đều có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại có thể trao đổi hàng tỉ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày.
Ví dụ: Trong điều kiện mọi yếu tố khác không đổi, khi các nhà đầu tư dự báo rằng trong tương lai tỷ giá hối đoái (e) giảm xuống hay E tăng lên thì hiện tại vốn có khuynh hướng chạy ra nước ngoài Þ S dịch chuyển về phía phải cầu đối với đồng ngoại tệ đó có xu hướng tăng lên, và ngược lại.
8.4.2. Vai trò của tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
Để làm rõ vai trò của tỷ giá hối đoái, ta xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại nói riêng, cán cân thanh toán nói chung.
Có:
NX = X - IM
NX > 0 Þ Cán cân TM thặng dư
NX < 0 Þ Cán cân TM thâm hụt
NX = 0 Þ cân bằng
Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng (NX). Vì:
- Tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế. Một khi giá cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế, thì khả năng cạnh tranh tăng lên Þ X có xu hướng tăng lên.
Khả năng cạnh tranh còn gọi là tỷ giá hối đoái thực tế (Real foreign Exchange rate) là tỷ giá có phản ánh tương quan giá cả hàng hoá giữa hai nước, được tính theo loại tiền của 1 trong hai nước đó.
Nếu chọn đồng nội tệ để tính thì:
Er = Pnước ngoài tính bằng nội tệ/ Ptrong nước tính bằng nội tệ
= (Pnước ngoài tính bằng ngoại tệ.E)/ Ptrong nước tính bằng nội tệ
Do giá hàng nước ngoài tính bằng nội tệ thì bằng giá hàng nước ngoài tính bằng ngoại tệ nhân với tỷ giá hối đoái danh nghĩa E.
Hay, khả năng cạnh tranh (về giá cả) của 1 loại sản phẩm của 1 nước so với sản phẩm cùng loại sản xuất tại nước ngoài được xác định theo công thức:
Khả năng cạnh tranh = Er= E.Po/P
Từ phương trình, ta thấy Er phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa E và mối quan hệ giữa giá cả tương đối giữa 2 nước.
Trong đó:
Po - giá sản phẩm nước ngoài tính theo giá nước ngoài (ví dụ: USD)
P - giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội địa (ví dụ: VNĐ)
E - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được tính bằng số đơn vị nội tệ/1 đơn vị ngoại tệ.
Ví dụ: giá Máy tính của Mỹ tính theo tiền của Mỹ là Po =1000 USD, nếu tỷ giá danh nghĩa E = 14.000 VNĐ/USD thì giá máy tính của Mỹ theo tiền VN là:
1.000 USD . 14.000 VNĐ/USD = 14.000.000 VNĐ
Với P và Po không đổi, khi EÝ Þ E.PoÝ. P của sản phẩm nước ngoài trở nên đắt tương đối so với giá sản phẩm trong nước. P của sản phẩm trong nước trở nên rẻ tương đối so với sản phẩm nước ngoài. Sản phẩm trong nước, do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn Þ Trong ngắn hạn XÝ, IMß.
Mặt khác, ở chương 4, ta có:
AD = C + I + G + NX
ÞNX ÝÞADÝ, YcbÝ và ngược lại.
Vậy, Tỷ giá hối đoái danh nghĩa E thay đổi Þ làm thay đổi cán cân thương mại (XK ròng) Þ tác động đến sản lượng, việc làm và giá cả.
Mở rộng tác động của tỷ giá hối đoái với cán cân thanh toán (xem xét mối quan hệ giữa lãi suất i và tỷ giá hối đoái)
Khi i Ý Þ đồng tiền nội địa trở nên có giá hơn Þ EßÞ nếu điều kiện tư bản vận động tự do Þ vốn nước ngoài sẽ tràn vào thị trường trong nước, giả định cán cân TM cân bằng (NX = 0)Þ cán cân thanh toán sẽ thặng dư. Ngược lại, nếu EÝ Þ cán cân thanh toán sẽ thâm hụt.
8.4.3. Các hệ thống tiền tệ quốc tế (các loại cơ chế tỷ giá HĐ)
8.4.3.1. Cơ chế tỷ giá cố định ( Fixed Exchange Rate)
Là loại tỷ giá được quy định bởi Chính phủ. Theo cơ chế này, Chính phủ đồng ý duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài theo 1 mức tỷ giá định trước. Và cho dù cung và cầu ngoại tệ thay đổi, vẫn phải đảm bảo tỷ giá không thay đổi. Như vậy, có thể tỷ giá cố định không phải là mức tỷ giá cân bằng trên thị trường. Lúc đó, muốn duy trì tỷ giá đã được ấn định thì NHTW phải điều hoà lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Có 2 trường hợp phải can thiệp:
Trường hợp 1: Tỷ giá cố định cao hơn tỷ giá cân bằng
Trong trường hợp này, đồng nội tệ bị đánh giá thấp (eß). Hình dưới, với mức tỷ giá cố định là Ef ta có cầu nhỏ hơn cung gây nên tình trạng thừa ngoại tệ. Lượng ngoại tệ thừa là đoạn AB.
Sở dĩ thừa ngoại tệ vì: Nếu theo thị trường thì tỷ giá Eo ở mức thấp, nhưng Chính phủ duy trì mức Ef cao hơn, gây nên tác động giống như sự gia tăng tỷ giá hối đoái, tức làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Một mặt, nước ngoài mua nhiều hàng hoá trong nước làm cho cung ngoại tệ tăng. Mặt khác, người trong nước lại ít muốn mua hàng của nước ngoài, làm cho cầu ngoại tệ giảm.
Lượng ngoại tệ
E
Ho
Cung ngoại tệ
Cầu ngoại tệ
E0
A
B
Thừa
Ef
Cung ngoại tệ tăng được thể hiện bằng sự di chuyển dọc theo đường cung từ Ho đến B; cầu ngoại tệ giảm được thể hiện bằng sự di chuyển dọc theo đường cầu từ Ho đến A. Từ đó cung lớn hơn cầu 1 lượng = AB.
Vì có hiện tượng thừa ngoại tệ nên giá ngoại tệ (tức tỷ giá hối đoái) E có xu hướng sụt giảm. Muốn duy trì mức tỷ giá cố định, NHTW phải bo nội tệ ra mua ngoại tệ vào. Điều này một mặt làm tăng dự trữ ngoại tệ, mặt khác làm tăng thêm lượng tiền (nội tệ) phát hành vào nền kinh tế.
Việc mua ngoại tệ của NHTW làm cho cầu ngoại tệ tăng, đường cầu dịch sang phải. Nếu lượng ngoại tệ mua vào bằng đoạn AB thì đường cầu dịch sang phải đến điểm B, mức tỷ giá Ef tiếp tục được duy trì.
Trường hợp 2: Tỷ giá cố định thấp hơn tỷ giá cân bằng
Trong trường hợp này đồng nội tệ được đánh giá quá cao. Hình dưới cho thấy, với mức tỷ giá cố định là Ef ta có cầu lớn hơn cung, tạo nên tình trạng “thiếu” ngoại tệ.
Lượng ngoại tệ thiếu là đoạn CD. Lượng thiếu này xảy ra vì: Việc duy trì mức Ef thấp hơn tỷ giá thị trường, gây nên tác động tương tự như sự sụt giảm tỷ giá hối đoái (làm Eß), tức làm giảm sức cạnh tranh của hàng trong nước. Một mặt, nước ngoài giảm mua hàng trong nước, làm cho cung ngoại tệ giảm. Mặt khác, người trong nước giảm mua hàng trong nước, làm cho cầu ngoại tệ tăng. Cung ngoại tệ giảm được thể hiện bằng sự di chuyển dọc theo đường cung từ Ho đến C; cầu ngoại tệ tăng được thể hiện bằng sự di chuyển dọc theo đường cầu từ Ho đến D. Từ đó cung nhỏ hơn cầu một lượng = CD.
Lượng ngoại tệ
E
Ho
Cung ngoại tệ
Cầu ngoại tệ
E0
C
D
Thiếu
Ef
Vì thiếu ngoại tệ nên giá ngoại tệ có xu hướng tăng (EÝ). Muốn ổn định tỷ giá tại Ef, NHTW phải bán ngoại tệ ra thu nội tệ vào. Hành vi này một mặt làm giảm dự trữ lượng ngoại tệ, mặt khác làm giảm bớt lượng tiền (nội tệ) phát hành.
Việc bán ngoại tệ của NHTW làm cho cung ngoại tệ tăng, đường cung dịch chuyển sang phải. Nếu lượng ngoại tệ bán ra bằng đoạn CD thì đường cung dịch chuyển sang phải đến điểm D, mức tỷ giá Ef tiếp tục được duy trì.
* Tuy nhiên, cơ chế này vấp phải một số khó khăn:
- Dự trữ không tương xứng
- Các cuộc khủng hoảng mang tính đầu cơ: Khi đã rõ ràng rằng 1 đồng tiền được đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với tỷ giá hiện tại của nó, thì các nhà đầu cơ sẽ mua hoặc bán những lượng tiền lớn theo dự đoán của họ về sự thay đổi tỷ giá hối đoái. NHTW sẽ phải chi tiêu những lượng ngoại tệ lớn nhằm cố gắng duy trì tỷ giá cố định cho tới khi nó được thay đổi.
8.43.2. Cơ chế tỷ giá thả nổi (Floating Exchange Rate) hay tỷ giá linh hoạt (Flexible Exchange Rate)
Là loại tỷ giá được quy định bởi cung và cầu trên thị trường. Theo cơ chế này, Chính phủ không cần phải quan tâm đến việc điều hoà lượng cung và cầu ngoại tệ trên thị trường, khi cung và cầu về ngoại tệ thay đổi đến đâu, tỷ giá sẽ thay đổi tương ứng đến đó, theo mức cân bằng trên thị trường.
Ví du: Giả sử do thu nhập tăng, người Việt Nam mua hàng hoá của Mỹ nhiều hơn hoặc chuyển tiền ra nước ngoài nhiều hơn, làm cho cầu ngoại tệ tăng. Lúc đó đường cầu dịch chuyển sang phải, tỷ giá tăng từ E1 đến E2 như hình dưới, đồng Việt Nam bị giảm giá.
Lượng ngoại tệ
E
S1
D1
E2
A
B
E1
D2
Cầu ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá tăng
Giả sử nhờ chính sách khuyến khích đầu tư mà các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, hoặc do hàng Việt Nam tốt hơn làm cho người Mỹ mua hàng Việt Nam nhiều hơn, làm cho cung ngoại tệ tăng. Lúc đó đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang phải, tỷ giá giảm từ E1 Þ E2 như trong hình dưới.
Lượng ngoại tệ
E
S1
D1
E2
A
B
E1
S2
Cung ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá giảm
Tương tự, khi đường cầu dịch sang trái thì tỷ giá thì tỷ giá giảm, đường cung dịch chuyển sang trái thì tỷ giá tăng. Còn nếu cả hai đường cùng dịch chuyển thì tỷ giá có thể tăng, giảm hoặc không đổi tuỳ từng trường hợp.
8.4.3.3. Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý (không hoàn toàn) - (Flexibility Limited Exchange Rate)
Là sự kết hợp giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định. Nói cách khác, mức tỷ giá trong thực tế có thể được quyết định bởi thị trường, cũng có thể do Chính phủ ấn định. Nói chung, nếu thị trường ít biến động thì tỷ giá được thả nổi theo cung và cầu trên thị trường ngoại hối. Nhưng khi có sự dao động mạnh và nhanh của tỷ giá thị trường thì Chính phủ sẽ can thiệp vào bằng cách ấn định tỷ giá cố định.
8.5. Tác động của các chính sách vĩ mô chủ yếu trong điều kiện nền kinh tế mở
Để cung cấp một khuôn khổ phân tích có khả năng vận dụng cho nhiều tình huống khác nhau, chúng ta hãy nghiên cứu 2 trường hợp sau:
- Trường hợp hệ thống Tỷ giá hối đoái cố định, với sự vận động hoàn toàn tự do của vốn (TB).
- Trường hợp hệ thống Tỷ giá hối đoái linh hoạt, với sự vận động hoàn toàn tự do của vốn (TB).
Do nước ta là nước nhỏ, vì vậy chính sách lãi suất của nước ta không ảnh hưởng được đến lãi suất chung của thế giới.
Giả định mức lãi suất của thế giới là cho trước (i*) Þ
+ Nếu lãi suất trong nước (i) > (i*)Þ sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta để thu được khoản tiền lãi cao hơn Þ sẽ có 1 luồng vốn “chảy” vào nước ta cho đến khi i =i*.
+ Ngược lại, khi i < i* Þ 1 số vốn trong nước sẽ chảy ra nước ngoài cho đến khi i =i*.
Y
i
LM
CM
i =i*
IS
Sử dụng đường CM// trục hoành ở mức lãi suất i =i*, bổ sung vào mô hình IS - LM .
- IS biểu thị cân bằng của thị trường hàng hoá tương ứng với tổ hợp (i,Y) khác nhau. Trong nền kinh tế đóng, IS được vẽ cho 1 mức giá nhất định với G và T đã cho Þ IS dịch chuyển khi G và T thay đổi. Trong nền kinh tế mở, sự dịch chuyển đường IS còn phụ thuộc vào cán cân thương mại hay sự thả nổi của tỷ giá hối đoái .
- LM biểu thị sự cân bằng của thị trường tiền tệ, tương ứng với mức cung tiền thực đã cho (MS/P). Khi (MS/P) thay đổi, LM sẽ dịch chuyển. Điều đó xảy ra trong điều kiện nền kinh tế mở, tư bản chuyển động hoàn toàn tự do.
8.5.1. Tác động của chính sách tài khoá và tiền tệ trong 1 nền kinh tế mở với hệ thống TG cố định, tư bản vận động hoàn toàn tự do
Tỷ giá hối đoái được NHTW quy định và giữ ở 1 mức cố định đã công bố. Khi có sức ép nâng hoặc giảm tỷ giá hối đoái, NHTW sẽ dùng dự trữ ngoại tệ can thiệp, để giữ cho tỷ giá giữ nguyên mức tỷ giá chính thức.
Tuy nhiên, vì vốn chuyển động hoàn toàn tự do, NHTW sẽ không thể cùng 1 lúc theo đuổi cả 2 mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái và ổn định mức cung tiền.
Thật vậy, giả sử lãi suất trong nước tăng lên, TB nước ngoài đổ dồn vào trong nước gây sức ép nâng giá đồng nội tệ (eÝ) Þ NHTW phải đứng ra mua ngoại tệ, tăng dự trữ vào để tăng cung nội tệ trên thị trường ngoại hối, nhằm giữ cho tỷ giá là không đổi. Mặt khác, dân chúng trong nước sẽ bán ngoại tệ đổi lấy nội tệ mua tài sản trong nước.
Þ Cả 2 tác động làm cung tiền nội tệÝ Þ cung tiền tuột khỏi sự kiểm soát của NHTW, trở thành 1 biến nội sinh.
8.5.1.1. Tác động của chính sách tài khoá
Giả sử nền kinh tế cân bằng ngắn hạn tại A, Chính phủ quyết định tăng G.
- Trong ngắn hạn: P chưa kịp thay đổi Þ ADÝÞ IS dịch chuyển sang phải đến IS’ nếu nền kinh tế đóng, cân bằng mới thiết lập tại A’.
Trong nền kinh tế mở, tại A’ thì i > i* Þ TB đổ vào trong nước. Khi đó NHTW can thiệp bằng cách mua dự trữ ngoại hối, đẩy nội tệ vào lưu thông. Dân chúng chuyển từ tài sản nước ngoài sang tài sản trong nước Þ LM dịch chuyển đến LM’ (do cung tiền thực tế tăng).
Þ Cân bằng mới được thiết lập tại A” với YÝ, lãi suất cân bằng trên đường CM Þ Chính sách tài khoá trong trường hợp này có thể hạn chế thoái lui đầu tư (đáng lẽ phải xảy ra trong nền kinh tế đóng), khuyến khích tăng Y.
Þ Trong ngắn hạn, tác động của chính sách tài khoá mở rộng trong nền kinh tế mở mạnh hơn tác động của nó trong nền kinh tế đóng.
- Trong dài hạn: ADÝ Þ PÝ Þ giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước Þ NXß Þ Yß. Quá trình đó sẽ tiếp tục cho đến khi trạng thái cân bằng cũ (A) được thiết lập lại. Khi đó, cán cân thương mại thâm hụt.
Tóm lại, trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, với mức lãi suất của thế giới đã cho, chính sách tài khóa không thể đạt cùng lúc 2 mục tiêu: cân bằng trong nước và cân bằng ngoài nước.
Y
i
LM’
CM
i =i*
IS’
IS
A
A’
A’’
LM
8.5.1.2. Tác động của chính sách tiền tệ
Giả nền kinh tế đang ở cân bằng A. NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng MSn. Với P = const Þ MSr Ý Þ LM dịch chuyển đến LM’ Þ i<i* Þ các nhà đầu tư trong nước sẽ đầu tư ra nước ngoài Þ 1 luồng vốn sẽ chạy ra nước ngoài gây sức ép giảm giá đồng nội tệ (eß) Þ NHTW phải bán dự trữ ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái không đổi. Quá trình này kéo dài cho đến khi mức cung tiền và lãi suất trở lại mức ban đầu.
Tóm lại, chính sách tiền tệ tỏ ra kém hiệu lực hơn so với nền kinh tế đóng. Ở đây tác động của sự mở rộng tiền te đã bị triệt tiêu bởi luồng vận động của TB ra nước ngoài do lãi suất giảm đi, mặc dù đầu tư tư nhân trong nước có tăng lên (nhưng là đầu tư ra bên ngoài).
Y
i
LM’
CM
i =i*
IS
A
A’
A’’
LM
8.5.1.3. Tác động của chính sách phá giá đồng tiền
Trong điều kiện áp dụng Tỷ giá hối đoái cố định, thì tỷ giá hối đoái là 1 biến chính sách. Tỷ giá chính thức có thể thay đổi tuỳ thuộc quan điểm của Chính phủ thông qua NHTW.
Phá giá đồng tiền (Devaluation) là chủ động giảm giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ (nghĩa làm tăng E, giảm e).
Mục đích: Kích thích XK, hạn chế NK Þ YÝ, thất nghiệpß và cải thiện cán cân thương mại (chính sách mở rộng)
Lượng ngoại tệ
Eo
D
A’’
A’
F
S
Ef
E
Biện pháp: NHTW bỏ nội tệ ra mua ngoại tệ vào. Ví dụ, ở hình dưới, giả sử NHTW mua vào 1 lượng ngoại tệ bằng với đoạn A1F, làm tăng cầu ngoại tệ, đường cầu dịch chuyển sang phải đến điểm F, tỷ giá hối đoái tăng từ Eo đến Ef.
Tác động của chính sách phá giá diễn ra theo hai hướng: Làm thay đổi kim ngạch XNK và thay đổi lượng cung tiền. Cụ thể:
- Khi phá giá, hàng XK trở nên rẻ 1 cách tương đối trong thị trường nước chủ nhàÞXÝ, IMßÞ Hàng hoá của nước thực hiện chính sách phá giá trở nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Þ NXÝÞ IS dịch sang phải Þ iÝ Þ TB chảy vào trong nước Þ NHTW phải can thiệp, công chúng muốn giữ nhiều hơn nội tệ so với ngoại tệ Þ (MS/P)Ý Þ LM dịch chuyển sang phải. Điểm cân bằng mới thiết lập tại A” (hình trên) như trong trường hợp chính sách tài khoá mở rộng. Nhưng điểm khác là IS ở đây dịch chuyển do tác động của NX chứ không phải của G.
* Tuy nhiên, về dài hạn, có 1 số nhược điểm sau:
- NXÝÞADÝÞPÝÞ xảy ra lạm phát.
- Có thể bị trả đũa bởi các nước lân cận.
8.5.2. Tác động của chính sách tài khoá và tiền tệ trong nền kinh tế mở, với hệ thống tỷ giá linh hoạt và TB vận động hoàn toàn tự do
Trong trường hợp này tỷ giá hối đoái không còn là 1 biến số chính sách. Tỷ giá linh hoạt được xác định trên thị trường ngoại hối và thay đổi theo cung cầu trên thị trường này. Hơn thế nữa, ở các nước có thị trường phát triển cao phần lớn những thay đổi của Tỷ giá hối đoái là do tác động của sự vận động TB giữa các nước, chứ không phải chỉ do sự thay đổi trong cán cân thương mại.
Þ Khi 1 luồng vốn nước ngoài đổ vào trong nước, cầu về đồng nội tệ tăng lên Þ e bị đẩy lên cao. Sự tăng giá của đồng nội tệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại. Hàng xuất khẩu trở nên đắt tương đối so với hàng nhập khẩuÞ Xß, IMÝ Þ Cán cân thương mại bị thâm hụt Þ Yß.
Nếu chính sách tài khoá hoặc tiền tệ dẫn đến việc tăng lãi suất (dẫn đến tháo lui đầu tư trong 1 nền kinh tế đóng), thì trong nền kinh tế mở, tác động đó làm NXß Þ Yß. Nhưng lúc này, Tỷ giá hối đoái sẽ là cơ chế chuyển giao tác động chứ không phải là đầu tư hoặc tiêu dùng.
8.5.2.1. Tác động của chính sách tài khoá
Giả sử nền kinh tế đang cân bằng tại A. Chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng ÞADÝ ÞiÝ và eÝ, EßÞXß. Như vậy có sự tháo lui hoàn toàn, không chỉ do đầu tư trong nước giảm mà còn do lãi suất giảm (hình dưới).
Y
i
CM
i =i*
IS
A
A’
LM
IS’
Ảnh hưởng của chính sách tài khoá trong nền kinh tế mở tỷ giá hối đoái linh hoạt
Chính sách tài khoá mở rộng làm dịch chuyển IS đến IS’. Tại điểm cân bằng mới E’ thì i>i* Þ Tư bản tràn vào trong nướcÞ cán cân thanh toán thặng dư Þ eÝ hay đồng nội tệ lên giá Þ Xß Þ IS dịch chuyển về vị trí ban đầu A, YÝ và cán cân thương mại xấu đi.
8.5.2.2. Chính sách tiền tệ
Y
i
CM
i =i*
IS
A
A’
LM
IS’
Tác động ngắn hạn và dài hạn của việc mở rộng tiền tệ trong nền kinh tế mở
A’’
LM’
Hình dưới mô tả tác động của việc tăng cung về tiền của NHTW. (MS/P)ÝÞ LM dịch chuyển đến LM’. Lãi suất giảm làm eß, EÝ. Ngược lại, với tác động của Chính sách tài khoá, đồng nội tệ giảm giá làm tăng khả năng cạnh tranhÞNXÝ Þ đường IS dịch chuyển sang bên phải đến IS’. Lãi suất trở về mức i = i* Þ cân bằng mới được thiết lập tại A’’Þ chính sách tiền tệ làm YÝ.
Tuy nhiên, xét trong dài hạn, YÝÞP và wÝ Þ cân bằng tiền tệ thực tế giảm Þ LM’ dịch chuyển dần dần về LM, lãi suất khi đó tăng dần Þ đồng nội tệ lại tăng giáÞ IS’ dần dịch chuyển lại IS Þ cân bằng được thiết lập ở vị trí cũ.
Tóm lại, chính sách tiền tệ có tác động lớn hơn trong nền kinh tế mở, tỷ giá linh hoạt, TB chuyển động tự do hoàn toàn. Nhưng tác động đó bị hạn chế trong thời kỳ dài hạn, lúc mà P tăng, Y trở lại mức bình thường, song w và e đã tăng cùng tốc độ tăng của P.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đại cương về kinh tế học.doc