Đặc tính lý hóa học của tinh trùng cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787)

2. Kiến nghị - Thành phần lý hóa tinh trùng cá dìa trong các tháng sinh sản hay các mùa trong năm cần phải được nghiên cứu để đánh giá đúng nhất chất lượng tinh trùng trong từng thời điểm, từ đó chúng ta có thể chủ động thời gian lấy được tinh trùng có chất lượng cao để tiến hành thụ tinh nhân tạo. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ các ion lên hoạt lực tinh trùng cá dìa nhằm góp phần tạo điều kiện môi trường tối ưu trong quá trình sản xuất thành công giống cá dìa. - Dựa vào đặc tính lý hóa học này có thể nghiên cứu tạo ra chất bảo quản tốt cho bảo quản tinh trùng loài cá này để góp phần vào ngân hàng tinh trùng cá biển trong tương lai.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc tính lý hóa học của tinh trùng cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ĐẶC TÍNH LÝ HÓA HỌC CỦA TINH TRÙNG CÁ DÌA (Siganus guttatus Bloch, 1787) PHYSICO-BIOCHEMICAL PROPERTIES OF THE RABBIT FISH (Siganus guttatus Bloch, 1787) SPERM Lê Minh Hoàng1, Phan Văn Út2, Phạm Quốc Hùng3 Ngày nhận bài: 22/7 /2014; Ngày phản biện thông qua: 06/8/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 TÓM TẮT Nghiên cứu này đã được tiến hành để xác định thành phần lý hóa học của tinh trùng cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787). Các đặc tính hóa học của dịch tương và các tính chất vật lý của tinh trùng được phân tích. Kết quả là trong dịch tương của cá dìa chứa 169,46 ± 4,35 mmol/l ion Na; 6,1 ± 0,27 mmol/l ion Ka; 144,65 ± 2,98 mmol/l ion Cl; 09 ± 0,39 mmol/l ion Ca; 15,55 ± 1,67 mmol/l ion Mg; tổng protein 1,44 ± 0,03 (g/l); nồng độ thẩm thấu 355,91 ± 7 (mOsm/kg). Trung bình thể tích tinh dịch 0,86 ± 0,22 (ml/con); mật độ tinh trùng 9,69 ± 1,45 (x109tb/ml); độ quánh 91,71 ± 3,35 (%). Hoạt lực của tinh trùng được phân tích với thời gian tinh trùng hoạt lực 362,14 ± 37,8 s; phần trăm tinh trùng hoạt lực 96,29 ± 1,7 (%). Trung bình pH và độ mặn tương ứng là 8,00 - 8,25 và 30,56 ± 1,61ppt. Từ khóa: cá dìa, tính chất lý hóa học, nồng độ thẩm thấu, độ quánh ABSTRACT The objectives of the present study were to determine the physic-biochemical properties of the rabbit fi sh sperm (Siganus guttatus Bloch, 1787). The biochemical properties of seminal fluid and the physical properties of sperm were analyzed. The result was reported that the seminal plasma of rabbit fi sh contained 169.46 ± 4.35 mmol/l ion sodium (Na), 6.1 ± 0.27 mmol/l ion potassium (K), 144.65 ± 2.98 mmol/l ion chlorine (Cl), 09 ± 0.39 mmol/l ion calcium (Ca) and 15.55 ± 1.67 mmol/l ion magnesium (Mg), the total protein was 1.44 ± 0.03 (g/l), osmolality was 355.91 ± 7 (mOsm/kg). The mean of milt volume was 0.86 ± 0.22 ml.fi sh-1. The mean sperm density was estimated to be 9.69 ± 1.45 (x109 spermatozoa.l-1), spermatocrit (%) was 91.71 ± 3.35. The total duration of the sperm motility was 362.14 ± 37.8 s, 96.29 ± 1.7 (%) for sperm motility. The mean seminal pH and salinity values were 8.00 - 8.25 and 30.56 ± 1.61 ppt respectively. Keywords: rabbit fi sh, physical-biochemical properties, osmolality, spermatocrit 1 TS. Lê Minh Hoàng, 2 ThS. Phan Văn Út, 3 TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) được phân bố ở vùng nhiệt đới từ Đông Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Cá dìa là loài cá biển có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Penis và ctv đã phân tích thành phần hóa học trong thịt một loài Siganid, kết quả cho thấy hàm lượng protein có trong thịt cá tương đối cao [21]. Thức ăn chủ yếu của cá dìa là rong biển tự nhiên nhưng trong điều kiện nuôi nhốt thì cá vẫn phát triển nhanh chóng khi cho ăn thức ăn công nghiệp. Cá dìa có thể chịu đựng được sự thay đổi độ mặn và nhiệt độ khá rộng [8], [16] nên có thể nuôi cá ở nước lợ, ao hoặc lồng ở biển [24]. Do cá dìa có các đặc điểm thuận lợi trong nuôi thương phẩm nên nó là một đối tượng nuôi thủy sản chủ yếu và tiềm năng đối với một số nước thuộc khu vực Thái Bình Dương [16]. Mặc dù cá dìa là đối tượng nuôi ngày càng phổ biến và có giá trị kinh tế cao nhưng vấn đề sản xuất giống loài cá này vẫn chưa được giải quyết tốt [1]. Chúng ta muốn thành công trong sản xuất giống cá dìa thì cần biết rõ chất lượng tinh trùng đặc biệt là cần nắm được đặc điểm lý hóa học của tinh trùng. Đặc tính lý hóa học của tinh trùng cá thể hiện quá trình sinh hóa cơ bản xảy ra Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG trong suốt quá trình thụ tinh và hoạt lực của tinh trùng. Bên cạnh đó, các thành phần ion hữu cơ của tinh dịch phản ánh hiệu quả khả năng thụ tinh của cá [12]. Mục đích của nghiên cứu này là xác định đặc tính lý hóa học của tinh trùng cá dìa. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Chuẩn bị nguồn tinh dịch Cá dìa đực (Siganus guttatus Bloch, 1787) được thu thập từ tự nhiên, đưa về nuôi vỗ trong lồng tại Vũng Ngán - Nha Trang - Khánh Hòa trong thời gian 6 tháng. Cá đực được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp của Công ty UNI President sản xuất với kích cỡ C503 (khẩu phần ăn là 3% khối lượng cơ thể cá). Đàn cá được định kỳ kiểm tra hàng tuần với chiều dài và khối lượng được nêu tại bảng 1. Đàn cá đực khi buồng sẹ đạt giai đoạn thành thục thì được vuốt tinh để tiến hành các phân tích các đặc tính lý hóa học. Các phân tích được thực hiện tại phòng thí nghiệm Sinh học nghề cá - Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. 2. Phương pháp thu mẫu tinh dịch Ống hút tinh (1 đầu ống có gắn ống xilanh, 1 đầu ống không gắn ống xilanh) được sử dụng để thu tinh dịch cá dìa. Đầu tiên, lỗ sinh dục cá dìa đực được lau sạch bằng khăn bông thấm nước. Tiếp theo, đầu ống hút tinh không gắn ống xilanh được đưa vào lỗ sinh dục của cá đực (sâu khoảng 2cm), đầu ống hút tinh còn lại được gắn ống xilanh và tinh dịch được hút ra. Tinh dịch trong ống xilanh được cho vào ống eppendorf 1,5 ml, đậy kĩ nắp ống rồi đưa vào thùng xốp đựng đá bào, vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm để tiến hành các phân tích. 3. Phân tích các thông số đặc tính lý hóa học Thể tích của tinh dịch được xác định bằng ống eppendorf 1,5ml. Mật độ của tinh trùng được xác định bằng buồng đếm hồng cầu Haematocymeter. Tinh dịch được pha loãng trong dung dịch formalin 4% theo tỉ lệ 1:1000 (tinh dịch:dung dịch) và hỗn hợp này được chứa trong ống eppendorf lắc đều trước khi đưa vào buồng đếm. Một giọt tinh dị ch pha loãng được đặt trên buồng đếm hồng cầu (độ sâu 0,1mm), sau đó lamen được đặt lên. Sau 10 phút (thời gian tinh trùng trùng chết sẽ lắng xuống) quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại 400 lần để đếm số lượng tinh trùng. Mật độ tinh trùng được tính theo công thức sau: M = A x 4000 x R x 1000 80 Trong đó: M: Mật độ tinh trùng trong 1µl tinh dịch (tế bào/µl). A: Tổng số tinh trùng trong 80 ô đếm. R: Hệ số pha loãng tinh dịch. 4000: Nghịch đảo thể tích của 1 ô nhỏ. 80: Tổng số ô vuông nhỏ trong buồng đếm. Độ quánh của tinh trùng được xác định bằng Hawksley micro-hematocrit reader (Sons Ltd., England). Tinh dịch chứa trong ống eppendorf 1,5 ml được li tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong10 phút. Sau khi li tâm, phần dịch tương ở phía trên được hút ra bằng micropipette để phân tích pH bằng máy đo pH (pH test, Romania), nồng độ thẩm thấu bằng máy đo nồng độ thẩm thấu (Advandced Instruments Inc., USA) và độ mặn bằng khúc xạ kế. Các đặc tính hóa học của dịch tương được xác định bằng máy Fuji Dri- Chem 3500. Phần trăm và thời gian tinh trùng hoạt lực được phân tích bằng phần mềm CASA (computer aided for sperm analysis). 4. Phân tích và xử lý số liệu Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (Mean ± SD). Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Phân tích tương quan ở mức P<0,01 và P<0,05 được sử dụng trong nghiên cứu này. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Bảng 1. Khối lượng, chiều dài và đặc tính lý học của tinh dịch cá dìa Thông số Nhỏ nhất Lớn nhất TB ± SD Khối lượng (g) Chiều dài (cm) Thể tích (ml) Độ quánh (%) 381 26,9 0,6 85 420 28,5 1,2 95 403 ± 14,33 27,74 ± 0,59 0,86 ± 0,22 91,71 ± 3,55 Mật độ (x109 tb/ml) Phần trăm hoạt lực tinh trùng (%) Thời gian tinh trùng hoạt lực (s) 7,4 95 319 12 99 410 9,69 ± 1,45 96,29 ± 1,7 362,14 ± 37,8 Số lượng tinh trùng (x109 tb/cá) pH Độ mặn (ppt) 5,1 8 28 1 2,2 8,25 32 7,8 ± 2,78 8,00 - 8,25 30,56 ± 1,61 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19 Khối lượng trung bình cá dìa đực là 403 ± 14,33 g và chiều dài thân cá không có sự chênh lệch nhiều so với chiều dài trung bình đo được là 27,74 ± 0,59 cm. Thể tích tinh trùng thu thập của mỗi con cá dìa đực dao động từ 0,6 đến 1,2 ml và trung bình là 0,86 ± 0,22 ml. Theo kết quả của các nghiên cứu trước thì trung bình thể tích tinh dịch của cá dìa thấp hơn nhiều loài cá khác như: cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) (1,28 ml) [3], cá bơn (Scophthalmus maximus) (1,6 ml) [26], cá tráp (Acanthopagrus schlegelii) (1,97 ml) [9], cá chép (Cyprinus carpio) (2,75 ml) [22], cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) (28,7 ml) [2] nhưng cao hơn cá bò da (Thamnaconus modestus) (0,3 ml) [18], cá đù vàng (Larimichthys polyactis) (1,1 ml) [17]. Độ quánh tinh dịch cá dìa trung bình đạt 91,71 ± 3,55%. Kết quả này gần bằng với độ quánh của cá mú cọp (92,3%) [2] nhưng thấp hơn cá tráp (97,4%) [13], cá đối mục (Mugil cephalus) (96,7%) [10]. Độ quánh tinh dịch cá dìa cao hơn một số loài cá: ở cá hồi nâu (Salmo trutta caspius) (25,7%) [20], cá chẽm mõm nhọn (87,7%) [3]. Mật độ tinh trùng cá dìa thấp (9,69 ± 1,45 × 109 tb/ml) hơn so với nhiều loài cá biển khác. Ví dụ, mật độ tinh trùng cá chẽm mõm nhọn (31,35 × 109 tb/ml) [3], khoảng 23 x 109 tb/ml ở cá tráp [13]. Mật độ tinh trùng cá dìa cao hơn mật độ tinh trùng của một số loài cá như: ở cá đù vàng (2,5 × 109 tb/ml) [18], cá bơn châu Âu (Platichthys fl esus) (2,7 x 109/ml) [23]. Tinh trùng của hầu hết các loài cá không hoạt lực trong dịch tương, chúng chỉ kích hoạt khi tiếp xúc với nước trong quá trình sinh sản tự nhiên hoặc tiếp xúc với môi trường thụ tinh nhân tạo trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tinh trùng của cá dìa được kích hoạt ngay lập tức sau khi pha loãng và hoạt lực tinh trùng cũng được duy trì trong một thời gian 362,14 ± 37,8 s với phần trăm tinh trùng hoạt lực khá đồng đều dao động từ 95% đến 99%, trung bình 96,29 ± 1,7%. Phần trăm và thời gian tinh trùng cá dìa hoạt lực cao hơn cá chẽm mõm nhọn (95,8%; 218,58 s) [3], cá hồi (Salmo trutta) (80,37%; 81,47 s) [11] nhưng thời gian tinh trùng hoạt lực của cá dìa lại thấp hơn cá bơn (1020 s) [25], cá bơn châu Âu (1320s) [23] và cá mú đen (Epinephelus malabaricus) (2400 s) [14]. Giá trị trung bình pH và độ mặn trong dịch tương cá dìa lần lượt là 8,00 - 8,25 và 30,56 ± 1,61 ppt. Có thể thấy rằng cá dìa là loài cá biển nên giá trị pH và độ mặn trong dịch tương cá dìa gần giống với giá trị pH và độ mặn của nước biển. Bảng 2. Tương quan giữa các đặc tính lý học của tinh trùng cá dìa Các thông số Khối lượng Chiều dài Thể tích Độ quánh Mật độ Khối lượng - - - - - Chiều dài 0,874* - - - - Thể tích 0,826* - - - - Độ quánh - 0,817* - 0,705* 0,531 - - Mật độ 0,348 0,082 0,757* 0,934** - Số lượng tinh trùng 0,880* 0,684* 0,938* 0,558 0,641 **Tương quan P<0,01, *Tương quan P<0,05 Kết quả ở bảng 2 cho thấy có sự tương quan giữa các thành phần lý học tinh trùng cá dìa. Có sự tương quan giữa khối lượng với chiều dài, thể tích tinh dịch, độ quánh tinh dịch, số lượng tinh trùng cá dìa. Tương quan giữa chiều dài với độ quánh và số lượng tinh trùng. Ttương quan giữa thể tích với mật độ, số lượng tinh trùng. Đặc biệt nhất là mối tương quan chặt chẽ giữa độ quánh và mật độ tinh trùng (P<0,01). Kết quả này góp phần khẳng định kết luận của nhiều tác giả là có thể sử dụng độ quánh của tinh dịch để đánh giá nhanh mật độ tinh trùng [4]. Thông tin mối tương quan giữa mật độ tinh trùng và độ quánh tinh dịch đã được nghiên cứu trên cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) [15], cá rô vàng (Perca fl avescens) [6] và cá bơn (Hippoglossus sp) [27]. Bảng 3. Đặc tính hóa học của dịch tương cá dìa Đặc tính Thấp nhất Cao nhất TB±SD Na+ (mmol/l) 162,30 175,39 169,46 ± 4,35 K+ (mmol/l) 5,71 6,39 6,1 ± 0,27 Cl- (mmol/l) 140,88 150,19 144,65 ± 2,98 Mg2+ (mmol/l) 13,25 17,83 15,55 ± 1,67 Ca2+ (mmol/l) 3,51 4,59 4,09 ± 0,39 Protein tổng số (g/l) NĐTT (mOsm/kg) 1,41 349 1,47 365 1,44 ± 0,03 355 ± 7 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Kết quả nồng độ các ion có trong dịch tương cá dìa ở bảng 3 cho thấy thành phần dịch tương cá dìa giống với một số loài cá xương biển khác, thành phần dịch tương bao gồm ion Na+, K+, Cl-, Mg2+, Ca2+. Trong đó, Na+ và Cl- là hai ion hiện diện cao tương ứng với nồng độ (169,46±4,35 mmol/l) và (144,65 ± 2,98 mmol/l). Kết quả hàm lượng ion Na+ ở cá dìa gần bằng với cá tráp (169,5 mmol/l) [13] và cao hơn một số loài cá biển như cá đối mục (103,3 mmol/l) [25], cá đù vàng (148 mmol/l) [17], cá chẽm mõm nhọn (154,45 mmol/l) [3], cá bò da (164,0 mmol/l) [18] nhưng thấp hơn cá mú cọp (176,72 mmol/l) [1]. Nồng độ ion Na+ ở cá dìa cũng cao hơn nhiều so với nồng độ ion Na+ của một số loài cá nước ngọt như: cá tầm Ba Tư (Acipenser persicus) (62,4 mmol/l) [5], cá chép Ấn Độ (Cyprinus catla) (106 mmol/l) [28]. Mối quan hệ giữa nồng độ cao kali và nồng độ thấp của canxi ức chế tinh trùng vận động. Hàm lượng ion canxi cao tập trung đối kháng tác dụng ion kali làm ức chế khả năng vận động của tinh trùng đã được chứng minh ở cá hồi vân (Salmo gairdneri) [7]. Hàm lượng protein tổng số trong dịch tương của cá thường thấp các loài động vật có xương sống [22]. Trong phân tích này, hàm lượng protein dịch tương cá dìa đã được xác định là 1,44 ± 0,03 g/l. Kết quả hàm lượng protein trong dịch tương cá dìa cao hơn cá bò da (1 g/l) [18], cá mú cọp (1,28 g/l) [2], nhưng thấp hơn cá tra (Rhamdia quelen) (6 g/l) [10], cá đù vàng [17], cá chẽm mõm nhọn (11,5 g/l) [3]. Giá trị trung bình của nồng độ thẩm thấu (NĐTT) trong dịch tương cá dìa là 355 ± 7 mOsm/kg. Giá trị này cao hơn so với một số loài cá biển, cá nước ngọt và cá di cư. Giá trị NĐTT trong tinh dịch cá chẽm mõm nhọn là 346,37 (mOsm/kg) [3], cá đù vàng (342,5 mOsm/kg) [17], cá bơn vỉ (Paralichthys olivaceus) (334,3 mOsm/kg) [10], cá bò da (322,8 mOsm/kg) [18], cá rô vàng (298,1 mOsm/ kg) [6]. Giá trị NĐTT trong dịch tương cá dìa thấp hơn cá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) (400 - 417 mOsm/kg) [19]. Nồng độ thẩm thấu trong dịch tương cao hơn 300 mOsm/kg đủ để ngăn chặn khả năng vận động của tinh trùng trong dịch tương. Cá dìa sống trong môi trường nước mặn nên thành phần lý học trong dịch tương cá gần giống với thành phần lý học có trong nước biển. Các thành phần vô cơ có trong dịch tương là thành phần chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cá. Sự hiện diện hay vắng mặt của chúng sẽ ảnh hưởng đến độ pH, nồng độ thẩm thấu và kích hoạt tinh trùng hoạt lực. Chúng ta biết rõ những thông số này thì có thể tạo ra chất bảo quản nhân tạo sử dụng bảo quản ngắn hạn và dài hạn tinh trùng loài cá này [14]. Bảng 4. Tương quan giữa các đặc tính hóa học trong dịch tương cá dìa Các thông số Na+ K+ Cl- Mg2+ Ca2+ Protein Na+ - K+ 0,851* - Cl- 0,367 0,238 - Mg2+ - 0,270 - 0,102 - 0,287 - Ca2+ 0,598 0,301 0,028 0,073 - Protein - 0,896** - 0,788** - 0,221 0,592 - 0,421 - NĐTT - 0,605 - 0,756* 0,042 0,213 - 0,485 0,697* **Tương quan P<0,01, *Tương quan P<0,05 Sự tương quan giữa các đặc tính hóa sinh trong dịch tương cá dìa được thể hiện ở bảng 4. Có sự tương quan giữa ion Na+ với ion K+ và protein tổng số, ion K+ với protein tổng số và nồng độ thẩm thấu, protein tổng số với nồng độ thẩm thấu. Xác định được mối tương quan giữ các thành phần cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về sự thay đổi đặc tính sinh lý, sinh hóa của tinh trùng cá dìa và cũng giải thích tại sao tinh trùng hầu hết các loài cá biển cũng như cá dìa đều không hoạt động trong tinh dịch hay trong buồng sẹ mà chúng chỉ hoạt động khi được phóng thích vào môi trường thụ tinh. Kết quả nghiên cứu xác định các đặc tính hóa học của tinh dịch cá dìa cho thấy, thành phần trong dịch tương có sự khác biệt so với nhiều loại cá xương biển khác. Sự khác biệt có thể do nhiều lý do như chu kỳ sinh sản, giai đoạn phát triển của tinh sào, thời điểm lấy tinh. Các thông tin về đặc tính lý hóa học của tinh trùng cá dìa ở bài viết này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình lựa chọn chất lượng tinh trùng ở cá đực tham gia quá trình sinh sản và đạt hiệu quả thụ tinh cao trong sản xuất nhân tạo giống cá dìa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong nghiên cứu này, trung bình các thành phần lý học của tinh trùng cá dìa là: - Đặc tính lý học của tinh trùng: thể tích 0,86 ± 0,22 (ml); độ quánh 91,71±3,35 (%), mật độ 9,69 ± 1,45 (x109tb/ml); phần trăm tinh trùng hoạt lực 96,29 ± 1,7 (%); thời gian tinh trùng hoạt lực 362,14±37,8 s; số lượng tinh trùng 7,8 ± 2,78x109 tb/cá. - Đặc tính hóa học của dịch tương: Na+ (169,46 ± 4,35 mmol/l); K+ (6,1 ± 0,27 mmol/l); Cl- (144,65 ± 2,98 mmol/l); Mg2+ (15,55 ± 1,67 mmol/l); Ca2+ (4,09 ± 0,39 mmol/l), protein tổng số 1,44 ± 0,03 (g/l); nồng độ thẩm thấu 355,91 ± 7 (mOsm/kg); pH=8,00 - 8,25; độ mặn = 30,56 ± 1,61 ppt. 2. Kiến nghị - Thành phần lý hóa tinh trùng cá dìa trong các tháng sinh sản hay các mùa trong năm cần phải được nghiên cứu để đánh giá đúng nhất chất lượng tinh trùng trong từng thời điểm, từ đó chúng ta có thể chủ động thời gian lấy được tinh trùng có chất lượng cao để tiến hành thụ tinh nhân tạo. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ các ion lên hoạt lực tinh trùng cá dìa nhằm góp phần tạo điều kiện môi trường tối ưu trong quá trình sản xuất thành công giống cá dìa. - Dựa vào đặc tính lý hóa học này có thể nghiên cứu tạo ra chất bảo quản tốt cho bảo quản tinh trùng loài cá này để góp phần vào ngân hàng tinh trùng cá biển trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Văn Dân, 2006. Kết quả bước đầu về sinh sản nhân tạo cá Dìa (Siganus guttatus Bloch. 1787). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số: 24: 53-55. 2. Hoàng Thị Hiền, 2013. Nghiên cứu một số đặc tính lý, hóa học của tinh trùng cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus (Forsskal, 1775), Luận văn Thạc sĩ. Trườ ng Đại học Nha Trang. 3. Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2013. Nghiên cứu đánh giá chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng của một số yếu tố lên hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier &Valencienes, 1828), Luận văn Thạc sĩ. Trườ ng Đại học Nha Trang. Tiếng Anh 4. Alavi S. M. H, Cosson J, Karami M, Abdolhay H and Amiri B. M (2004). Chemical composition and osmolality of seminal fl uid of Acipenser persicus; their physiological relationship with sperm motility, Aquaculture Research 35: 1238-1243. 5. Alavi S. M. H, Cosson J, Karami R, Amiri B. M and Akhoundzadeh M. A (2004). Spermatozoa motility in the Persian sturge on (Acipenser persicus): effects of pH, dilution rate, ions and osmolality, Reproduction 128: 819-828. 6. Alavi S. M. H, Rodina M, Policar T, Kozak P, Psenicka M and Linhart O (2007). Semen of Perca fl uviatilis L: Sperm volume and density, seminal plasma indices and effects of dilution ratio, ions and osmolality on sperm motility, Theriogenology 68: 276-283 7. Baynes S. M, Scott A. P and Dawson A. P (1981). Rainbow trout, Salmo gairdneri Richardson, spermatozoa: effects of cations and pH on motility, J. Fish Biol 19: 259–267. 8. Ben A and Tuvia A, 1966. Red Sea fi shes recently found in the Mediterranean Sea, Published by: American Society of Ichthyologists and Herpetologists (ASIH): 254-275. 9. Billard R, Cosson J, Perchec G and Linhart O (1995). Biology of sperm and artifi cial reproduction in carp, Aquaculture 129: 95-112. 10. Borges A. D. R. S, Follmann J. D, Zanini R, Amaral F, Grillo M. L, Rosana O. E and Federico W. G (2005). Composition of Seminal Plasma and Annual Variations in Semen Characteristics of Jundia Rhamdia quelen (Quoy and Gaimard, Pimelodidae), Biochemical Fish Physiology and Biochemistry 31: 45-53. 11. Bozkurt Y, Gretmen F and Kokcu O (2011). Relationships between seminal plasma composition and sperm quality parameters of the Salmo trutta macrostigma (Dumeril, 1858) semen: with emphasis on sperm motility, Czec h J. Anim. Sci 56: 355-364. 12. Ciereszko A, Glogowski J and Dabrowski K (2000). Biochemical characteristics of seminal plasma and sperma tozoa of freshwater fi shes in Cryopreservation in Aquatic Species, World Aquaculture Society: 20-48. 13. Constantinos C. M, Maria P and Pascal D (2003). Seasonal changes in sperm production and quality in the red porgy Pagrus pagrus (L), Aquaculture Research 35: 116-170. 14. Gwo J. C (1993). Cry opreservation of black grouper Epinephelus malabaricus spermatozoa, Theriogenology 39: 1331-1342. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 15. Lahnsteiner F, Berger B, Weismann T and Patzner R. A (1996). Physiological and biochemical determination of rainbow trout Oncorhynchus mykiss semen quality for cryopreservation, Aquaculture 6: 47-73. 16. Lam T. J (1974). Siganids: Their biology and mariculture potential, Aquaculture: 325-354. 17. Le M. H, Lim H. K, Min B. H, Lee J. U and Chang Y. J (2011). Semen properties and spermatozoan structure of yellow croaker Larimichthys polyactis, Israeli Journal of Aquaculture 63: 8. 18. Le M. H, Lim H. K, Min B. H, Sung Y. K and Chang Y. J (2007). Milt properties and sperm structure of fi lefi sh Thamnaconus modestus, Dev. Reprod.11: 227-233 . 19. Linhart O. J. W, Sivaloganathan B and Lam T. J (1999). Effects of osmolality and ions on the motility of stripped andtesticular sperm of freshwater- and seawater-acclimated tilapia, Oreochromis mossambic us, Journal of Fish Biology 55: 1344-1358 20. Lurika V and Deri J. H (1993). Development and e valuation of sperm diluents for the artifi cial insemination of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss), Aqual. Living Rsour 6: 57-62. 21. Penis T. S. S and Grero J (1972). Chemical analysis of some Ceylon fi shes - 2, Bull. Fish. Res. Stn. Sri. Lanka, 23:1-7. 22. Rainis S, Gasco L and Ballestrazzi R (2005). Comparative study on milt quality features o f different fi nfi sh species, Italian Journal of Animal Science 4: 355-363. 23. Sahin T, Erdinc G, Ilhan A and Zeki K. L (2012). Sperm Characteristics of Wild European Flounder (Platichthys fl esus lus- cus), The Israeli Journal of Aquaculture. 24. Sim S. Y, Suwirya K and Rimmer M (2007). Rabbitfi sh Siganus guttatus breeding and larval rearing trial, Marine Finfi sh Aquaculture Network: 39-41. 25. Suquet M, Billard R, Cosson J, Dorange . G, Chauvaud L, Mugnier C and Fauvel C (1994). Sperm features in turbot Scophthalmus maximus: a comparison with other freshwat er and marine fi sh species, Aquat Liv Resour 7: 283-294. 26. Suquet M, Omnes M. H, Normant Y and Fauvel D. K (1992). Assessment of sperm density and motility in Turbot , Scophthalmus maximus, Aquaculture101: 177-185. 27. Tvedt H. B, Benfey T. J, Martin-Robichaud D. J and Power. J (2001). The relationship between sperm density, s permatocrit, sperm motility and fertilization success in Atlantic halibut Hippoglossus hippoglossus, Aquaculture 194: 191-200. 28. Verma D. K, Routray P , Dash C, Dasgupta. S and Jena. J. K (2009). Physical and Biochemical Characteristics of Semen and Ultrastructure of Spermatozoa in Six Carp Species, Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences 9: 67-76.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_tinh_ly_hoa_hoc_cua_tinh_trung_ca_dia_siganus_guttatus_b.pdf
Tài liệu liên quan