Đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của cây cao su

CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CAO SU Cây cao su sau một thời gian trồng từ 3-5 năm tuỳ theo giống, loại cây con và điều kiện ngoại cảnh chúng có thể ra hoa lần đầu và cứ như thế hàng năm cây có thể cho hoa từ 1 đến 2 lần. Tuy nhiên, trong sản xuất vì sản phẩm chính của cao su là mủ nên người trồng thường không quan tâm nhiều đến sự phân loại theo quá trình phát dục của cây mà thường căn cứ vào các giai đoạn cho sản lượng mủ khác nhau của cây và từ đó nắm bắt các đặc tính sinh học của chúng trong từng giai đoạn để thuận tiện cho quản lý sản xuất. Trong suốt chu kỳ trồng trọt kinh doanh cây cao su, nhiều tác giả đã phân chia quá trình này thành 5 giai đoạn gồm: giai đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), giai đoạn khai thác cao su non, giai đoạn khai thác cao su trung niên và giai đoạn khai thác cao su già. Khi cây cao su tỏ ra năng suất mủ kém, không còn hiệu quả kinh tế nó thường được cưa đốn để phục vụ cho mục đích gỗ-củi (mặc dù đời sống của cây có thể kéo dài hơn rất nhiều).

pdf13 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 7403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của cây cao su, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37 Vào thờ i đ iểm hoa chín, nuốm ho a có mà u và ng trắng, ẩm ướt, sau đó 4 ngà y nuốm c huyển màu nâ u đỏ và k hô đ i(h ình2.4). 2 . Q uả và hạ t Sau khi thụ phấn chừng 4-5 tháng thì quả sẽ chín. Quả cao su thuộc loại quả nang (vỏ quả khô có nhiều mảnh) có đường kính từ 3-5cm. Quả có 3 buồng, mỗi buồng có một hạt. Khi chín quả nứt theo chiều dọc bắn tung hạt ra ngoài. Hạt có thể văng xa đến 15m. Mùa quả chín ở Miền Nam và Tây Nguyên vào tháng 6-7, vụ phụ vào tháng 10- 11. Trong khi ở khu vực Bắc miền Trung lại rơi vào cuối năm hay đầu năm sau. Việc thu hoạch hạt phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nắng ráo, để vỏ quả có thể khô và quăn lại sau đó bắn hạt tung xuống đất. Quả cao su sau khi hình thành và phát triển được 12 tuần có thể đạt được kích thước lớn nhất, 16 tuần sau vỏ quả có thể hoá gỗ và khoảng 20 tuần thì chín. Hạt có chiều dài 2-3,5cm, trọng lượng 3,5-6g tươi (vừa rụng). Một kg hạt trung bình có 200-250 hạt. Bên ngoài hạt là một lớp vỏ cứng láng. Hạt có dạng gần tròn hay bầu dục với mặt lưng láng và mặt bụng hơi phẳng hơn, tại đây có một lổ nhỏ để giúp cho cây hút nước khi nảy mầm. Nhìn ngoài hạt cao su gần giống trứng cút, hình thái bên ngoài của vỏ hạt là đặc trưng của giống. Bên trong hạt cấu tạo bởi phôi và nội nhủ. Nội nhủ chiếm phần lớn thể tích của hạt và chứa chủ yếu là chất béo, đạm và nước. Do hạt thường chín sinh lý trước khi rụng khá lâu nên sau khi rụng hạt rất dể mất sức nảy mầm, do hiện tượng oxy hóa chất béo và mất nước xảy ra nhanh chóng khi chưa gặp điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm. Vì thế mà hạt thường được gieo ngay sau khi thu từ vườn cây để khắc phục hiện tượng trên. Bài 3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CAO SU. I. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CAO SU Cây cao su sau một thời gian trồng từ 3-5 năm tuỳ theo giống, loại cây con và điều kiện ngoại cảnh chúng có thể ra hoa lần đầu và cứ như thế hàng năm cây có thể cho hoa từ 1 đến 2 lần. Tuy nhiên, trong sản xuất vì sản phẩm chính của cao su là mủ nên người trồng thường không quan tâm nhiều đến sự phân loại theo quá trình phát dục của cây mà thường căn cứ vào các gia i đoạn cho sản lượng mủ khác nhau của cây và từ đó nắm bắt các đặc tính sinh học của chúng trong từng giai đoạn để thuận tiện cho quản lý sản xuất. Trong suốt chu kỳ trồng trọt kinh doanh cây cao su, nhiều tác giả đã phân chia quá trình này thành 5 giai đoạn gồm: giai đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), giai đoạn khai thác cao su non, giai đoạn khai thác cao su trung niên và giai đoạn khai thác cao su già. Khi cây cao su tỏ ra năng suất mủ kém, không còn hiệu quả kinh tế nó thường được cưa đốn để phục vụ cho mục đích gỗ-củi (mặc dù đời sống của cây có thể kéo dài hơn rất nhiều). 38 1. Giai đoạn cây con trong vườn ươm Giai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt cho đến lúc xuất khỏi vườn, có thể kéo dài từ 6 tháng (bầu non không tầng lá) đến 24 tháng (stump lở, stump bầu...). Đặc điểm của giai đoạn này là cây con tăng trưởng theo chiều cao, sự sinh trưởng các tầng lá theo chu kỳ và mọc ra trên thân chính. Đường kính thân tăng trưởng chậm hơn là chiều cao rất nhiều. Trong vòng 20-30 ngày cây có thể tăng cao 10-15cm trong điều kiện thuận lợi. Bình quân mổi tháng cây có thể cho thêm một tầng lá mới. Trong điều kiện bị lạnh (<180C), khô hạn, hay bị bệnh lá thì tốc độ tăng trưởng chiều cao, số tầng lá và đường kính thân bị chậm lại rất nhiều. Đây là khó khăn cho việc sản xuất cây con trong những vùng có mùa đông lạnh. Cây con trong gia i đoạn này cần được chăm sóc cẩn thận với đầy đủ dinh dưỡng và nước để nhanh chóng đạt được đường kính lớn đủ kích thước để ghép và để dự trử dinh dưỡng trong thân nhằm sinh trưởng mạnh sau khi xuất vườn và trồng mới. Tốc độ phát triển tầng lá và đường kính thân được xem là hai chỉ tiêu quan trọng để xác định sức sinh trưởng của cây con trong thời kỳ này. 2. Giai đoạn kiến thiết cơ bản Giai đoạn này được tính từ khi cây con được trồng ngoài đại trà cho đến lúc bắt đầu khai thác mủ. Giai đoạn KTCB có thể kéo dài 10 năm hoặc chỉ ngắn có 6 năm tuỳ thuộc vào giống, loại cây con đem trồng, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu và chế độ chăm sóc. Nhiều giống có tốc dộ tăng trưởng nhanh như PB235, RRIV2 (LH82/156), RRIV4 (LH82/182).v.v. trong điều kiện thuận lợi có thể thu mủ sau 6 năm trồng. Ngược lại những giống có tốc độ tăng trưởng trung bình hoặc kém như GT1, PR261 hay RRIM600. Những cây con có thời gian dài trong vườn ươm (trên 18 tháng) có khả năng tăng trưởng nhanh hơn những cây con dưới 12 tháng trong vườn ươm, vì thế có thể rút ngắn thời gian KTCB đến 6 tháng. Những vùng có đất đai kém màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt (lạnh và thiếu ánh sáng, gió mạnh) cây thường sinh trưởng chậm hơn cao su trồng trong Cơ vùng thuận lợi rất nhiều đặc biệt trong giai đoạn đầu (trồng mới). Cao su KTCB tại Cơ vùng Bắc Miền Trung thường chỉ cho tăng trưởng mạnh ở năm thứ 3-4 sau khi trồng mới. Vì thế, thời kỳ này có thể kéo dài thêm 1-3 năm. Chế độ bón phân và làm cỏ tốt có thể rút ngắn khoảng 1 năm. Sau một năm tuổi cao su có thể phân cành, tuy nhiên thời kỳ rộ nhất vẫn là 3 năm sau trồng. Trong năm, cao su thường phân cành trong những tháng có biên độ nhiệt ngày và đêm lớn, ở nhiều vùng trong cả nước cao su thường phân cành mạnh mẽ từ tháng 1-4. Cành cao su thường gây cản trở cho việc cạo mủ khi chúng xuất hiện trong khoảng từ 0-3m tính từ mặt đất. Vì thế, nó thường được tỉa loại ngay khi vừa thấy xuất hiện trong đoạn thân từ 0-3m. Trong thời kỳ tạo tán rộ nhiều giống cao su như RRIM600 rất mẩn cảm với bệnh nấm hồng rất nguy hiểm. Vào giữa hoặc cuối thời kỳ KTCB là giai đoạn cây cây su bắt đầu thành thục có thể cho hoa và quả (khoảng 5 năm 39 sau khi trồng). Cây cao su vào lúc này sinh trưởng khoẻ về đường kính thân, cành lá phát triển mạnh về tổng diện tích lá và số lượng lá. Tuy nhiên, kích thước lá có nhỏ lại. Trong khi vào đầu thời kỳ KTCB cây thường phát triển mạnh về chiều cao hơn, tốc độ ra lá chậm hơn, số lượng lá cũng ít hơn rất nhiều nhưng diện tích mỗi lá lại lớn hơn. Phần dưới mặt đất có sự phát triển chậm trong 1-2 năm đầu nhưng sau đó sinh trưởng rất mạnh. Khi cây cao su giao tán, các rễ tơ có thể được nhìn thấy ở giữa hai hàng cao su (3-5 năm sau trồng). Nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời kỳ này đặc biệt cần thiết, vì nếu thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ này cây sẽ cho mủ kém và sinh trưởng kém. Hơn thế nữa, việc bù đắp những thiếu hụt dinh dưỡng của cây khi cây đã bước vào giai đoạn kinh doanh thường không mang lại hiệu quả cao và tốn kém hơn nhiều. Cây cao su ở giai đoạn này có thể tự cân đối nhu cầu nước của mình trong điều kiện mùa khô kéo dài 4-5 tháng. Vì thế, không cần phải cung cấp nước cho cây như đối với nhiều cây công nghiệp dài ngày khác như tiêu và cà-phê. Thời kỳ KTCB là một thời kỳ dài mà nhà nông chỉ đầu tư chứ không thu lợi từ cây cao su. Vì thế, việc tìm mọi cách để rút ngắn giai đoạn này là hướng quan trọng trong việc phát triển diện tích cao su tại nước ta hiện nay. Những giải pháp về giống và cây con được xem là then chốt nhất có thể đáp ứng những đòi hỏi trên. 3. Giai đoạn khai thác mủ (hay G.Đ kinh doanh) Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây bị thanh lý (loại bỏ). Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất hằng năm người ta chia thành 3 thời kỳ là: thời kỳ khai thác cao su non (tơ- KTCSN), thời kỳ khai thác cao su trung niên (KTCSTN) và thời kỳ khai thác cao su già (KTCSG). +Thời kỳ KTCSN: Cây vẫn tiếp tục sinh trưởng mạnh về số lượng cành nhánh, chu vi thân (vanh), độ dày vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo năm. Tốc độ tăng sãn lượng hằng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ khai thác và chăm sóc. Thời kỳ này kéo dài chừng 10-12 năm. Nhiều giống có thể đạt đến năng suất cao chỉ trong vòng vài năm từ khi khai thác như giống PB235, RRIV1... trong khi GT1 lạ i cần đến 6-7 năm để có thể đạt được năng suất cao. Đặc tính cho năng suất cao chậm làm cho người trồng dể nản lòng và hiển nhiên là kém hiệu quả kinh tế. Do vỏ của thân trong thời kỳ này còn mỏng, đang tăng trưởng mạnh nên việc khai thác mủ cần có tay nghề cao để tránh phạm vào thân. Vườn cây trong giai đoạn này thường trở nên âm u và ẩm thấp nên rất thuận lợi cho nhiều loại bệnh lá phát triển mạnh thành dịch, đặc biệt là bệnh Phấn Trắng (Oidium hevea) và bệnh rụng lá mùa mưa (Phytophtora palmivora và P. botrioza). Bệnh thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa tại khu vực Bắc Miền Trung làm thiệt hại nặng nề đến sản lượng mủ. + Thời kỳ khai thác cao su trung niên (KTCSTN): Khi năng suất không còn tăng thêm nữa và giử vững mức năng suất đó theo năm thì cây cao su đã bước vào thời kỳ CSTN. Tuỳ theo chế độ chăm sóc, khai thác trước đó, hiện tại và giống mà thời kỳ 40 này dài hay ngắn. Nếu vườn cây không được chăm bón tốt trong giai đoạn KTCB và KTCSN khi cây bước vào thời kỳ này chỉ duy trì năng suất cao trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó giảm năng suất. Việc khai thác thái quá trong giai đoạn trước cũng có thể làm cho tỷ lệ cây khô mủ nhiều hơn xảy ra trong thời kỳ này. Lớp vỏ tái sinh trên đoạn thân khai thác bị thương tổn nhiều sẽ là trở ngại lớn cho việc khai thác mủ trong thời kỳ này. + Thời kỳ khai thác cao su già (KTCSG): Khi vườn cây có hiện tượng giảm năng suất trong nhiều năm liền thì vườn cây đã bước vào thời kỳ này. Tốc độ giảm năng suất nhanh hay chậm còn tuỳ vào giống và chế độ chăm sóc và khai thác trước đó. Vườn cây lúc này thường rất âm u, ẩm độ không khí cao nên để mẩn cảm với bệnh rụng lá mùa mưa, có thể làm giảm sản lượng nhanh chóng. III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CAO SU. 1. Các yếu tố khí hậu: Cao su là cây lâu năm vì thế nó thường phải trải qua tất cả những ảnh hưởng về thời tiết xảy ra trong suốt năm và trong nhiều năm, khác với cây ngắn ngày mà có thể tránh được những giai đoạn thời tiết khắc nghiệt trong năm. Mặt khác việc đầu tư ban đầu (gia i đoạn kiến thiết cơ bản: KTCB) cho cao su thường tốn nhiều thời gian và vốn. Vì thế, cần có sự xem xét cẩn thận các yếu tố khí hậu trước khi quyết định trồng loại cây dài ngày này để có thể thu được kết quả tốt đẹp. Vùng xuất xứ cây cao su hoang dại (Amazone) là một vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2000mm/năm, có nhiệt độ cao và đều quanh năm. Mùa khô kéo dài từ 3-4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, pH đất từ 4,5-5,5 với tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình. Tuy nhiên có sự khác biệt ít nhiều trong những vùng trồng cao su hiện nay. + Nhiệt độ: Nhiệt độ được xem là yếu tố khí hậu quan trọng, tiên quyết nhất vì nó qui định giới hạn tổng quát vùng trồng. Cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên thường sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ từ 22-300C, và khoảng nhiệt độ tối thích là 26-280C. Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và gây trở ngại cho quá trình chảy mủ khi khai thác. Ở nhiệt độ nhỏ hơn 180C sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt một cách rõ rệt do làm giảm khả năng hút nước của hạt giống, tốc độ sinh trưởng của cây cũng chậm lại, cụ thể là chậm tăng chu vi thân, kéo dài thời kỳ hình thành 1 tầng lá, mủ sẽ bị chảy dai khi khai thác. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C hạt giống sẽ mất sức nảy mầm hoàn toàn, nhiệt độ này kéo dài còn gây rối loạn hoạt động trao đôi chất và cây sẽ chết. Ở nhiệt độ thấp hơn 50C cây sẽ bị nứt vỏ chảy mủ hàng loạt đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Tuy là cây nhiệt đới nhưng nếu nhiệt độ lớn hơn 300C cũng gây một số trở ngại cho cây như hiện tượng mủ chóng đông khi khai thác, làm giảm năng suất mủ cho lần khai thác đó. Theo Nguyễn Năng et al., (2001) điều kiện nhiệt độ có tương quan nghịch với sản lượng mủ trong tất cả Cơ tháng. Nhiệt 41 độ cao hơn 400C cũng gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây, làm cho cây chết tương tự như hiện tượng khi cây ở nhiệt độ thấp hơn 50C tuy nhiên tỉ lệ cây chết ít hơn. + Lượng mưa và ẩm độ không khí: Cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa từ 1800-2500mm/năm. Theo Nguyễn Thị Huệ (1997) nhu cầu về lượng mưa hàng năm của cây cao su còn thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, cụ thể là khả năng giữ nước và thành phần sét trong đất. Bên cạnh đó, sự phân bố mưa và tính chất của cơn mưa còn quan trọng hơn. Số ngày mưa thích hợp nhất trong năm từ 100-150 ngày. Vì việc khai thác mủ luôn xảy ra vào buổi sáng nên nếu số ngày mưa buổi sáng nhiều sẽ hạn chế năng suất mủ do số lần khai thác bị giảm, mất sản lượng khi cạo muộn, hoặc mất sản lượng khi gặp mưa trong lúc khai thác. Tính chất cơn mưa cũng có những ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cao su. Mưa phùn, thường thấy tại vùng Bắc Trung Bộ, tạo điều kiện cho nấm của các bệnh héo đen, rụng lá mùa mưa, nấm hồng hay loét sọc miệng cạo hơn là giúp cây sinh trưởng tốt. Ẩm độ không khí bình quân thích hợp cho sinh trưởng của cao su là trên 75%, ẩm độ không khí còn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy mủ khi khai thác (Nguyễn Năng et al., 2001). Về khả năng chịu hạn của cao su, cây cao su có một ưu thế hơn cà phê và tiêu về phương diện này, và vì thế nó thường được ưa chuộng hơn tại những vùng mà phương tiện tưới và nguồn nước tưới không sẵn có. Đối với cao su trồng mới lớn hơn 6 tháng thường có khả năng chịu hạn 4-5 tháng, tuy nhiên cao su trong vườn ươm không thể chịu hạn nhiều hơn 1 tháng, cao su vừa trồng mới cũng không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được ổn định. + Ánh sáng: Khác với tiêu và cà phê, cao su là cây ưa sáng. Thời gian và cường độ chiếu sáng trong ngày càng lớn thì việc sinh tổng hợp được càng nhiều. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cây, nhất là tính chống chịu của cây. Các vườn ươm trong mùa đông ở những vùng có ánh sáng đầy đủ thường chịu rét khỏe hơn các vườn khác (Lê Minh Xuân, 1986). Quá trình ra lá mới thường bị kéo dài tại những vườn cao su được trồng ở vùng Bắc Miền Trung do mây mù. Số giờ chiếu sáng trong năm được gọi là tốt cho cao su bình quân từ 1800-2800 giờ/năm. Sương mù tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. + Gió: Gió lớn thường gây đổ ngã, đứt rễ, tác nhân đầu tiên cho các bệnh về thân cành do đó làm giảm mật độ vườn cây và giảm năng suất mủ. Gió khô như gió lào sẽ làm giảm mức độ sinh trưởng của cây đáng kể, cụ thể là tăng vanh chậm và kéo dài thời kỳ hình thành 1 tầng lá. Đặc biệt khi gió khô kéo dài còn gây ra những vụ cháy rừng và giảm năng suất mủ đáng kể. Những nơi có gió với tốc độ lớn hơn 3m/s cây cao su thường sinh trưởng rất chậm, và sản lượng thấp. Tuy nhiên gió nhẹ có thể điều hòa được sinh trưởng. Mức độ gió thích hợp cho cao su là 1-2 m/s (xem thêm chi tiết về yếu tố này tại qui trình kỹ thuật trồng cao su, 1997, Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam). 42 1.1. Đặc điểm khí hậu một số vùng trồng cao su trên thế giới: Bảng 3.1: Khí hậu một số vùng trồng cao su trên thế giới Nước và địa điể m Yếu tố khí hậu Brasil Manaus Malaysia K.Lumpur Thailan Songkla China H. nam China V. nam Vĩ độ 3008 N 3007 N 7012 N 130 B 21052 B N.độ TB(0C) 26,9 27,1 27,4 23,4 21,7 N.độ thấp TB(0C) 26,2 26,6 26,5 17,0 15,6 N.độ thấp C.đại (0C) 17,6 17,1 19,1 1,5 2,7 L.mưa (mm/năm) 1996 2499 2163 1766 1209 Số ngày mưa 171 195 159 162 - Số ngày có gió cấ 8(ngày) - 3 - 7 4 Tốc độ gió cực đại (m/s) - - 39 28 20 Giờ chiếu sáng(giờ) 2125 2200 - 2177 2153 Saengruksowong, 1983 Bảng 3.1 cho thấy ở những vùng vĩ độ cao như Vân Nam, Trung Quốc (220-240 bắc) cây cao su vẫn sinh trưởng phát triển được nhưng phải chịu đựng nhiều điều kiện không thuận lợi. Tuy nhiên, hầu hết các vùng trồng cao su khác trên thế giới đều nằm trong khu vực nhiệt đới điển hình. Lượng mưa bình quân tại 17 vị trí trồng tại Malaysia là 2430mm/năm với 37% thời gian mưa rơi trong khoảng từ 0-12 giờ sáng, 63% thời gian mưa rơi vào buổi chiều. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy có đến 15,8% số ngày cạo bị ảnh hưởng do mưa. Lượng mưa tại các vùng khác nhau của Thái Lan biến động lớn từ 1200-2000mm/năm, số ngày mưa bình quân là 120 ngày, nhiều nơi có mùa khô kéo dài đến 6 tháng và những vùng phía bắc (180B) nhiệt độ bình quân có thể rơi xuống 50C trong một số ngày trong năm. 1.2. Đặc điểm khí hậu một số vùng trong nước + Đông Nam Bộ: Đông Nam Bộ gồm 5 tỉnh (Đồng Nai, Bà Rịa, Bình Long, Bình Dương và Tây Ninh) và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng trồng cao su truyền thống lâu đời nhất tại nước ta, nó cũng chiếm tổng diện tích lớn nhất 210.000ha. Đó là một gò đất cao nằm trong khoảng vĩ độ thích hợp, với hai thềm đất song song. Thềm thứ nhất cao 0-100m và thềm kia cao từ 100-200m. Khí hậu điển hình nóng và ẩm, nhưng vì tương đối gần xích đạo nên có pha lẫn một số tính chất của khí hậu xích đạo với hai tối đa và hai tối thiểu về nhiệt độ và lượng mưa. Ở xích đạo thì hàng năm người ta ghi được hai nhiệt độ cực đại thường xảy ra không bao lâu sau ngày xuân phân và 43 thu phân, và tiếp theo sau hai thời kỳ nóng bức là hai thời kỳ lượng mưa cực đại. Ở Đông Nam Bộ ta cũng thấy có hai nhiệt độ cực đại, thí dụ thành phố Hồ Chí Minh có cực đại thực sự (28,840C) rất rõ, vào tháng 4 và điểm cực đại vào tháng 8 nhưng không cao lắm (270C), còn hai cực tiểu rất rõ xảy ra vào tháng 12 (25,670C) và cực tiểu không thấp lắm vào tháng 7 (26,70C). Nhiệt độ quanh năm tại vùng này rất điều hòa, biên độ nhiệt hàng năm tại thành phố Hồ Chí Minh là 3,10C nhiệt độ tháng nóng nhất (tháng 4) 28,80C và tháng mát nhất (tháng 12) 25,70C. Biên độ nhiệt ngày và đêm được xem là khá cao 90C-110C và không giao động nhiều trong năm. Cả hai chỉ số về biên độ nhiệt và những cực đại, cực tiểu về nhiệt độ nói lên một sự lý tưởng về mặt nhiệt độ đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhiệt đới nói chung và cao su nói riêng. Về chế độ mưa của Đông Nam Bộ có liên quan mật thiết đến gió mùa và núi non trong vùng. Chế độ gió mùa làm cho Đông Nam Bộ có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 chịu gió mùa đông có hướng Đông Bắc và mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương vào. Ngoài ra, chế độ mưa còn chịu ảnh hưởng một phần của khí hậu xích đạo và cũng giống như nhiệt độ cũng có hai cực đại phân bố không đều trong năm và cao thấp khác nhau, một trước ngày hạ chí (23/6) khá cao (313mm tại thành phố Hồ Chí Minh), cưc đại thứ 2 sau ngày hạ chí một thời gian khá dài (tháng 9), cao (333mm). giữa hai cực đại có một thời gian tương đối khô ráo dài chừng 1 tuần hay 10 ngày và được gọi là hạn nhỏ hay “hạn bà chằng”, lượng mưa vào khoảng 100-130mm trong tháng hạn, thường xảy ra vào cuối tháng 7 hay đầu tháng 8. Lượng mưa này không đủ cho sinh trưởng của cây cao su còn non hay mới trồng mới. Nó gây cản trở cho việc trồng mới nên người ta thường gọi là hạn bà chằng. Cũng có khi trong một năm xảy ra liên tiếp hai hạn nhỏ, trong những năm đó mùa mưa thường đến sớm hơn thường lệ, mưa nhiều trong tháng 4 và tháng 5 kết quả là hạn nhỏ thứ nhất rơi vào tháng 6 “hạn bà chằng” và hạn thứ hai rơi vào tháng 9 “hạn bông tranh”. Như vậy khí hậu của Đông Nam Bộ phần nhiều là thuận lợi cho sinh trưỏng và phát triển của cao su. Đặc biệt ở đây không có muối sương giá, nhiệt độ và gió khá thích hợp. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến chế độ mưa mà đặc biệt là các tiểu hạn có ảnh hưởng sống còn đối với cây con trong vườn ươm và mới trồng. + Đặc điểm khí hậu Tây Nguyên: Vùng trồng cao su Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắc Lắc, Đăc Nông, Gia Lai, và Kon Tum. Nhìn chung, có cùng một đặc điểm của khí hậu vùng cao, tuy nhiên tùy theo từng địa thế, từng vùng mà nó có những khác biệt đáng kể. Diện tích trồng cao su tại đây chỉ đứng sau Đông Nam Bộ và gấp nhiều lần khu vực Bình Trị Thiên (Bắc miền Trung). Vì Tây Nguyên xa xích đạo và gần phía Bắc hơn Đông Nam Bộ, đồng thời lại ở địa hình núi cao nên nó chịu ảnh hưởng hai yếu tố mới là vĩ độ và cao trình mặc dù vẫn còn nằm trong vùng nhiệt đới. Về vĩ độ, càng lại gần chí tuyến 23027’ B thì hai cực đại 44 nhiệt độ càng xích lại gần nhau cuối cùng nhập chung làm một. Điều này đã xảy ra ở Tây Nguyên vào tháng 4 và một cực tiểu vào tháng 1. Vùng này có cao trình 300- 800m, trong mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ ban đêm và buổi sáng có khi xuống thấp dưới 180C nhưng chỉ xảy ra một thời gian ngắn trong ngày, ít khi gây ảnh hưởng đến cao su. Về chế độ mưa ở Tây Nguyên cũng có hai mùa rõ rệt như ở Đông Nam Bộ, các vùng ở phía Tây Trường Sơn mưa thường sớm hơn và nhiều hơn ĐNB. Tây Nguyên chỉ có một cực đại về lượng mưa và không có hạn bà chằng. Tuy nhiên nó lại có một mùa khô hạn khá gay gắt và kéo dài lâu hơn ĐNB trên 1 tháng. Cực đại về lượng mưa thường rơi vào tháng 7 hay 8 ví dụ tại Pleiku 516mm (tháng 7), Đắc lắc 420,8mm (tháng 8) và Kon tum 289mm ( tháng 9). Trong mùa mưa cứ vài năm có xảy ra hiện tượng mưa đá cục bộ từng nơi và sương mù cũng có ảnh hưởng xấu đến cao su. Trong mùa khô, gió mùa Đông Bắc khô và lạnh thổi liên tục vào ban ngày, tốc độ gió có thể lớn hơn hoặc bằng 3m/giây làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và khai thác mủ. Ngoài ra, thường xảy ra những cơn lốc trong thời điểm giao mùa giữa khô và mưa gây hiện tượng đổ ngã, giảm mật độ vườn cây. Như vậy ở Tây Nguyên cần chú ý đến biện pháp phòng chống gió, trồng mới thật sớm để tránh mùa hạn gay gắt. Thêm vào đó là công tác chống cháy rừng trong mùa khô cũng hết sức cần thiết. + Đặc điểm khí hậu vùng duyên hải miền Trung: Vùng này gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận có khả năng phát triển đến 100.000 ha cao su. Duyên hải miền Trung là một vùng hẹp và trải dài trên các vĩ độ vì thế có chế độ khí hậu rất khác nhau theo từng tiểu vùng. Có thể chia duyên hải miền Trung thành hai vùng lớn là vùng khí hậu Bắc miền Trung từ Đèo Hải Vân trở ra và vùng khí hậu Nam miền Trung từ Đèo Hải Vân trở vào. Vùng bắc Hải Vân hoàn toàn chịu ảnh hưởng của khí hậu chí tuyến mà hai mùa mưa và khô không rõ ràng. Mùa mưa thường bắt đầu vào cuối tháng 9 và kết thúc trong tháng 3 hay 4 năm sau. Vùng này thường xuyên có gió bão xảy ra tạo nên bởi các cơn áp thấp nhiệt đới. Gió mùa Đông Bắc lạnh và ẩm do đã đi qua vùng biển đông mang nhiều hơi nước sau đó tụ lạ i thành mây ở triền đông dãy Trường Sơn gây ra mưa nhiều và lụt lội. Trái lại, gió mùa Tây Nam khô và nóng do hơi ẩm bị chận lại ở sườn phía tây dãy Trường Sơn nên gió mùa Tây Nam thường khô nóng thường gọi là gió Lào nó làm hạn chế rất lớn đến sinh trưởng cũng như khai thác mủ. Biên độ nhiệt trong năm của vùng khá lớn trong khi biên độ nhiệt trong ngày khá thấp. Đây cũng là một bất lợi nửa cho sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây cao su nói riêng. Số ngày mưa sáng nhiều cũng gây bất lợi lớn cho việc khai thác cao su trong vùng. Do có nhiều bất lợi về điều kiện khí hậu thời tiết nên việc trồng cao su cần được xem xét về mặt qui hoạch để chọn những tiểu vùng tối ưu . Thêm vào đó nhất thiết phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để phòng chống bất lợi nói trên. 45 Khí hậu vùng Nam miền Trung có đặc điểm tương tự Bắc miền Trung tuy nhiên có nhiều thuận lợi hơn. Những ảnh hưởng do bão lụt ít nghiêm trọng hơn, nhiệt độ bình quân cao hơn và ít bị ảnh hưởng bởi gió Lào hơn. Tuy nhiên, đây không phải là vùng hoàn toàn thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây cao su như Đông Nam Bộ. 2. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng - đặc tính lý, hoá tính đất: 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng: Cũng như nhiều loại cây trồng khác các khoáng chất như N,P,K, Ca,Mg,S...đều rất cần thiết cho việc tạo nên các cơ quan, tổ chức và chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cây, giúp cho cây có khả năng đề kháng và duy trì. Chúng có mặt trong tất cả các bộ phận của cây với thành phần và hàm lượng khác nhau (bảng 3.2). Bảng 3.2. Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá và mủ cao su Bộ phận phân tích Các nguyên tố trong chất khô (%) Các nguyên tố trong chất khô (mg/100g) N P K Mg Na Mn Fe Cu Bo Lá 3,40 0,22 0,90 0,40 9,00 25 15 1,8 5,0 Mủ nước 0,60 0,12 0,40 0,12 - - - - - Việc thu hoạch mủ đem ra khỏi vườn cây đã làm cho đất tại đó mất đi một lượng dinh dưỡng lớn hàng năm. Những ước tính lượng N, P và K bị lấy đi theo những mức năng suất khác nhau được thể hiện trong bảng 3.3. Bảng 3.3: Hàm lượng N,P,K trong mủ nước ở các mức năng suất khác nhau Năng suất (kg/ha) 1500 2000 3000 N (kg/ha) 9,5 12,6 18,9 P (kg/ha) 1,9 2,6 3,8 K (kg/ha) 6,5 8,6 12,9 Nghiên cứu vai trò của chúng trong cây và mối quan hệ cung cầu giữa chúng với đất đai giúp cho chúng ta nắm được một số nguyên tắc, qui luật góp phần cải thiện kỹ thuật canh tác, nâng cao năng suất, phẩm chất mủ, qui hoạch vùng trồng và bảo vệ đất. + Đạm (N): * Vai trò của đạm trong cây: Đạm cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. N có thể làm tăng chu vi thân (vanh), tăng mật độ lá và lá có màu xanh đậm (Ạjegar, 1965). Đạm là chất điều tiết dinh dưỡng của các nguyên tố khác như lân và kali. Một dẫn chứng cho thấy khi bón đạm thì thấy hàm lượng K và P trong 46 lá tăng lên. Đạm còn tham gia tích cực trong việc tổng hợp nên mủ cao su. Ngoài ra đạm còn tham gia tích cực trong sự gia tăng sinh khối của cây, sản lượng gỗ (khối lượng và thể tích gỗ) (Sidvanadyan, 1994). Cây cao su cần nguyên tố đạm với khối lượng tương đối lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên việc bón đạm quá nhiều sẽ làm gỗ phát triển kém dể gây nên đổ ngã. Ngoài ra cây còn đề kháng kém với sâu bệnh. Ngược lại, khi cây thiếu đạm sinh trưởng kém về chiều cao, vanh thân, tán lá bị thu hẹp lại, lá có biểu hiện vàng, nhỏ, phiến lá có màu vàng nhạt hay màu vàng chanh. Khi thiếu nghiêm trọng lá non cũng vàng và cây thấp lùn. * Hàm lượng đạm cần thiết trong đất: Hàm lượng đạm trong đất có từ 0,15- 0,20% và tỉ lệ C/N từ 10-12 là loại đất tốt cho việc trồng cao su (C/N diễn tả điều kiện của sự hóa mùn và nitrat hóa). Ở những loại đất có hai chỉ tiêu này thấp cần phải tiến hành bón phân và cải tạo đất. + Kali : * Vai trò của Kali: Kali là chất điều tiết quá trình trao đổi chất, nó cũng rất cần cho quá trình trưởng thành của lá. Nó góp phần quan trọng trong các phản ứng sinh hoá của tế bào như tổng hợp nên các amino acid, protein, hô hấp, quang hợp và các phản ứng chuyển hoá khác. Ka li có ảnh hưởng nhiều nhất đến dòng chảy mủ. Cây thiếu kali cũng làm giảm chu vi thân, độ cao và số lượng lá. Hiện tượng thiếu kali xuất hiện ở lá già trước. Lá có màu vàng trên đầu lá và quanh viền lá. Khi thiếu Kali hàm lượng Mg trong mủ tăng lên làm cho mủ dể bị đông trên đường cạo. Vì thế, bón kali có thể hạn chế được bệnh khô cành, tăng tính chống chịu gió bão, khắc phục một phần bệnh khô mặt cạo. * Hàm lượng kali cần thiết trong đất: Kali có nhiều trong các loại đất trồng ở Việt Nam và đặc tính đệm của kali rất lớn, nhờ đó khi trong dung dịch đất thiếu hụt K+ nó có thể được bổ sung bởi keo đất. Vì vậy, đôi khi việc bón K ít thấy có tác dụng rõ rệt một phần là do sự giữ lại của keo đất. Kali trao đổi trong đất trồng cao su khoảng 20-25mg k20/100g đất là thích hợp. + Lân (P2O5): * Vai trò của lân: Lân là yếu tố cấu thành nên acid nucleic trong nhân tế bào, cần thiết cho sự phân bào và phát triển của mô phân sinh. Nó cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong các enzyme, trong các phản ứng sinh hoá và cho sự hô hấp của cây. Lân kích thích sự sinh trưởng của rễ, tăng cường sự hình thành thân, lá và quả. Cây thiếu lân thì đỉnh sinh trưởng kém phát triển, lá có màu đỏ hay đỏ gạch, lá nhỏ, vanh thân kém phát triển. Nhu cầu lân cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và nhu cầu cao khi cây còn non. * Hàm lượng lân cần thiết trong đất: Lân trong đất dạng tổng số ở mức cao 47 hoặc trung bình, tuy nhiên dạng dễ tiêu chiếm rất ít. Đất xám Podzonlic Đông Nam Bộ, đất sa phiến thạch Miền Trung đều có hàm lượng lân dể tiêu thấp, ngược lại đất đỏ Bazan thì có hàm lượng lân dể tiêu cao (100-120 ppm). Hàm lượng P dể tiêu trong đất khoảng 30ppm là thích hợp cho cao su. Ngoài 3 nguyên tố trên các nguyên tố khác như Mg, Mn, Cu, Bo...cũng đóng những vai trò nhất định trong cây tuy nhiên cây chỉ yêu cầu một lượng nhỏ thường có sẵn trong đất. 2.2. Đặc tính lý hoá học, địa hình của đất trồng cao su + Hệ hấp thu (T): Khả năng trao đổi là hỗn hợp các chất keo gồm mùn và sét. Chính những hạt này là phần tử hoạt động lý hóa tính chính của đất. Tùy điều kiện mà nó hấp thu hay giả i phóng các ion. T phụ thuộc vào các thành phần sét và chất hữu cơ trong đất. Ở đất có trên 8 meq/100 gam đất là đất có hệ hấp thu tốt cho việc trồng cao su. Nếu dưới mức này cần phải bón thêm phân hữu cơ để cải tạo đất. + Độ pH: Cao su không có yêu cầu đặc biệt về pH. Nó có thể mọc bình thường trong phạm vi pH từ 3,5-7,5. Tuy nhiên thông thường vẫn từ 4-6. + Địa hình: Yêu cầu địa hình là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình qui hoạch vùng trồng cao su. Đất trồng có địa hình bằng phẳng thì việc trồng trọt, vận chuyển, và khai thác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với vùng có dốc lớn. Vì thế, mà chi phí đầu tư trồng mới, chăm sóc và khai thác sẽ giảm đi đáng kể so với vùng có độ dốc cao. Tuy nhiên, trên các địa hình bằng phẳng mực nước ngầm thường cũng thấp hoặc hay lụt lội, vì thế mà cao su không trồng được trên các địa hình này. Nếu được trồng trên địa hình dốc thì độ dốc phải nhỏ hơn 8%. Từ 8-16% cũng có thể trồng được nhưng phải chú ý đến các biện pháp chống xói mòn, như làm ruộng bậc thang, hoặc trồng theo đường đồng mức và kết hợp trồng cây chống xói mòn. Ở những địa hình dốc hơn không nên trồng cao su vì quần thể sẽ kém đồng đều, chăm sóc và khai thác rất tốn kém. + Độ sâu tầng đất: Đất có mức thủy cấp nông hoặc có tầng laterite nông đều không có lợi cho việc trồng cao su, do bị hạn chế sự phát triển của rễ cọc. Cao su trồng trên những nền đất này thường sinh trưởng kém về chiều cao, chậm tăng trưởng vanh thân, có khi cành lá còn bị héo vàng sau 2 hoặc 3 năm trồng. Vì vậy, độ sâu tầng đất thích hợp cho việc trồng cao su lâu dài thường được qui định ít nhất là 2 m. + Bình độ: Thống kê cho thấy cao su càng trồng ở bình độ cao thì năng suất càng giảm. Ở độ cao trên 1000m so mặt nước biển, cao su thường cho năng suất rất kém. Điều này cũng được hiểu như là kết quả của sự giảm nhiệt độ và tăng tốc độ gió lên vượt những nhu cầu cần thiết cho sự sinh trưỏng và phát triển của cây. Vì thế, tại nước ta cao su chỉ được trồng tại các cao nguyên có bình độ thấp như ĐăkLắc, Gia Lai và Kon Tum, Cao nguyên Di Linh do có bình độ cao hơn 1000m nên không được trồng. 48 3. Các loại đất trồng cao su chủ yếu tại Việt Nam Có ba nhóm đất lớn mà cao su thường được trồng tại Việt Nam là đất đỏ bazan, đất xám podzonlic trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch. Trong đó đất bazan và podzonlic có diện tích lớn nhất. + Đất đỏ bazan: Loại đất này có mặt ở phần lớn các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một ít ở Quảng trị, Quảng Bình, Nghệ An và Vĩnh Phú. Về đặc điểm đất có màu nâu, nâu đỏ, đỏ nâu. Màu sắc thay đổi tùy theo bản chất và thành phần Cơ ôxit, hyđrô-xit sắt chứa trong đất latosols hay Ferrasols. Nó được tạo thành do sự hủy hoại của đá bazan và chiếm những vùng rộng lớn hàng trăm ngàn ha và nằm tên cao trình lớn hơn 100m. Đất đỏ rất đồng nhất, sâu và có cấu trúc tốt rất thích hợp cho việc trồng cao su. Trong cấu trúc thường chứa nhiều sét, khoảng 60-65% sét, 80-90% sét mùn, chỉ có 3-10% cát, vì thế khả năng trao đổi rất tốt về mùa mưa, giữ nước tốt về mùa khô. Về các đặc tính hóa lý, chất hữu cơ chứa khoảng 2,5%, carbon từ 1,5-1,7%, đạm 0,15% đất khô, lân tổng số 2000-3000ppm, lân dể tiêu 30ppm. Có nơi lân dể tiêu lên đến 100ppm, pH dao động từ 4,3-6. Trên những vùng bị để trống hay hoang hóa khá lâu do bị xói mòn nhiều nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trở nên thấp hơn mức trung bình đã được nêu ra ở trên, cần phải có các biện pháp tích cực để bồi dưỡng đất. + Đất xám phù sa cổ podzonlic (Acrilic): Theo cách gọi mới của hệ thống phân loại mới của FAO là Acrilic. Đất này thường thấy nhiều ở Lai Khê, Phước Hòa, Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Pleicu và Phú Bổn (Ayunba). Tính chất chung của đất xám là đất phù sa cổ tạo thành Cơ thềm đất có độ cao từ 0-100m ở các tỉnh Đông Nam Bộ và có những thềm cao hơn từ 100-200m tại khu vực Tây Nguyên. Đó là những loại đất có cấu trúc thô và rời rạc, tương đối nghèo dinh dưỡng vì đã bị rửa trôi lâu ngày. Độ phì của đất biến thiên rất nhiều tùy thuộc chính yếu vào độ sâu hay cạn của mức thủy cấp. Có thể chia đất xám thành 2 nhóm chính như sau: * Nhóm 1: Dày, sâu, bằng phẳng và có mức thủy cấp sâu. Thấy nhiều ở sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn và trong khoảng giữa hai tỉnh Biên Hòa - Thủ Dầu Một ngày trước và Kon Tum. Loại đất này rất thuận lợi cho việc trồng cao su. * Nhóm 2: Mấp mô, lồi lên lỏm xuống, có dạng gò đống, đất cạn, tính chất thay đổi rất nhiều, nơi thì đất cao khô ráo, nơi thì đất thấp trũng nước. Thường thấy ở hai bên bờ Sông Bé, khoảng giữa sông Sài Gòn và Đồng Nai khu vực gần tiếp giáp với đất đỏ, một ít cũng thấy ở Kon Tum. Trắc diện thường thấy ở đất xám là có các tầng đất không được chuyển hóa rõ rệt . Ở lớp mặt có màu nâu xám vì có chứa ít mùn, lớp dưới sâu vàng nhạt hoặc xám nhạt vì đã bị rửa trôi mất đi một phần chất màu mỡ. Ở sâu hơn 4-5m có lớp bồi tích oxit sắt nhôm tạo thành một lớp laterite mềm, khi bị oxit hóa nó trở nên cứng chắc. Ở thành phần lớp mặt có đến 80-90% cát, lớp sâu hơn có cấu trúc pha bùn (limon) hoặc pha sét. Về đặc tính hóa lý, đất xám có tính acid, độ pH khoảng 4-5, nghèo chất hữu cơ C% = 49 0,6%, hàm lượng hữu cơ khoảng 1% đất khô. Nhìn chung đất xám thường nghèo mùn, N, P, K, Mg, Ca...Tuy nhiên nó dể cày bừa, xới xáo, nhưng cần phải bón nhiều phân hửu cơ và vô cơ. Ơ đất này lúc qui hoạch trồng cao su nên chú ý đến tầng laterite (kết von) và mực thủy cấp nông. + Đất sa phiến thạch (đất đỏ vàng trên đá sét và phiến thạch): Thấy tại các vùng Lam Sơn, Yên Mỹ (Thanh Hoá), 19/5 (Nghệ An), Việt Trung, Lệ Ninh (Quảng Bình), và Quyết Thắng (Quảng Trị). Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, pH từ 4-4,6, N tổng số nghèo (0,04%), K tổng số trung bình (0,1- 0,13), nghèo P và K dể tiêu. Ngoài hai loại đất chính kể trên cần tham khảo thêm loại đất nâu vàng trên phù sa cổ thấy nhiều ở miền Trung, thường thấy ở vùng Khu Bốn cũ. Loại đất này thường nằm trên địa hình gợn sóng dốc thoải, đất có thành phần cơ giới trung bình có nơi bị kết von, pH 4,4-5, nghèo dinh dưỡng (P tổng số 0,1% và K tổng số 0,21%). Để có cơ sở khoa học cho việc đầu tư và xác định vùng đất trồng tại nước ta đã định ra các nguyên tắc để phân hạng đất trồng cao su. Những nguyên tắc này chủ yếu dựa theo sự phân hạng đất theo FAO mà căn cứ vào các yếu tố hạn chế của các chỉ tiêu khảo sát để phân hạng, gồm các chỉ tiêu khí hậu và đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và mức sản xuất của cây cao su. Các chỉ tiêu để phân hạng gồm có độ sâu tầng đất canh tác, thành phần cơ giới, tiêu thoát nước bề mặt, độ mùn và độ phì. Về khí hậu có lượng mưa, số tháng khô hạn, bốc thoát nước mùa khô, nhiệt độ và gió cực đại. Trên cơ sở này người ta phân đất thành 5 hạng gồm 3 hạng từ rất thích hợp đến thích hợp kém và hai hạng gồm không thích hợp tạm thời và không thích hợp vĩnh viễn. Trên cơ sở này người trồng cao su có thể dể dàng xác định mức đầu tư và thu nhập cho vườn cao su của mình. Bài 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAO SU I. KHÁI NIỆM VỀ GIỐNG CÂY CAO SU Cũng như nhiều loại cây ăn quả, cây lâu năm khác giống cao su là những dòng vô tính do được nhân bằng phương pháp vô tính là chủ yếu. Vào thời kỳ đầu của ngành sản xuất cao su, việc dùng hạt giống để mở rộng diện tích cao su là chủ yếu. Có khi người ta chọn những hạt tốt từ những cây bố mẹ tốt để làm giống. Tuy nhiên, những vườn cao su trồng từ hạt chọn như vậy không cho kết quả về năng suất nhưng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.Vườn cây thường không đồng đều (Cv = 10-15%). Người ta thấy rằng chỉ có 30% số cây trong vườn có thể cho đến 50% sản lượng. Nếu hạt của những cây này được đem trồng thì kết quả biến động về năng suất ở đời sau cũng tương tự. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do sự di truyền Cơ đặc tính khác nhau của nhiều tổ tiên và bố mẹ trong quá khứ được thực hiện bởi quá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của cây cao su.pdf