1. Chiều dài thân con đực dao động từ 53-124mm, trung bình 95,2mm, khối lượng
trung bình 86,0g; ở con cái dao động từ 46-137mm, trung bình 105,4mm, khối
lượng trung bình 127,5g; con non dao động từ 31-55mm, trung bình 36,3mm,
khối lượng trung bình 5,13g.
2. Chiều dài đầu ngắn hơn chiều rộng đầu, tỷ lệ này đạt 82% ở con đực, 81% ở con
cái và 80% ở con non. Tỷ lệ khoảng cách trước hai mắt với dài đầu: con đực 55%,
con cái 54% và con non 57%. Tỷ lệ đường kính mắt với dài đầu: con đực 40%,
con cái 39% và con non 43%. Tỷ lệ khoảng cách hai mũi với dài đầu: con đực
30%, con cái 29% và con non 35%. Tỷ lệ dài đầu với dài thân: con đực 32%, con
cái 32% và con non 35%. Tỷ lệ dài ống chân với dài thân: con đực 57%, con cái
57% và con non 60%.
3. Qua hệ số thực nghiệm b ≥ 2,7969 cho thấy ếch gai sần tăng trưởng tương đối
đồng đều về khối lượng và kích thước. Tuy nhiên, ếch gai sần là loài không đồng
sinh trưởng, phương trình tương quan của ếch gai sần ở vùng A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế là:
- Con đực: W = 0,0002 x L2,7969 (R2 = 0,9714); Con cái: W = 0,0002 x L2,8719 (R2
= 0,9806).
- Phương trình chung: W = 0,0001 x L2,9181 (R2 = 0,9869).
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái của ếch gai sần (Paa verrucospinosa Bourret, 1937) ở vùng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 36-42
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA ẾCH GAI SẦN (Paa verrucospinosa
Bourret, 1937) Ở VÙNG A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGÔ ĐẮC CHỨNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
NGÔ VĂN BÌNH
Học viên Cao học, Trường ĐHSP - Đại học Huế
Tóm tắt: Ếch gai sần (Paa verrucospinosa) là loài đặc hữu của Việt Nam,
việc nghiên cứu loài này mới chỉ tập trung vào phân loại, phân bố chứ chưa
có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm hình thái. Nghiên cứu của chúng
tôi được tiến hành trong 12 tháng (từ tháng VII/2008 đến tháng VI/2009) ở
vùng A Lưới, đồng thời đã phân tích 393 mẫu để xác định các đặc điểm hình
thái của loài. Kết quả cho thấy đây là loài không đồng sinh trưởng, tương
quan giữa chiều dài với khối lượng thân rất chặt chẽ, các chỉ tiêu kích thước
và khối lượng thân thuộc cỡ lớn, đặc điểm tỷ lệ hình thái thu được có giá trị
cao về mặt phân loại học.
1. MỞ ĐẦU
Ếch gai sần (Paa verrucospinosa) là loài đặc hữu của Việt Nam [1], đồng thời là loài có
giá trị kinh tế cao (80.000-160.000đồng/kg). Mặt khác, ếch gai sần được Danh lục đỏ
IUCN (2008) xếp vào bậc NT (sắp bị đe dọa) [3], [4], [8]. Ngoài ra, ếch gai sần còn là
nguồn thực phẩm được nhiều người dân vùng núi ưa chuộng, thịt ngon nhất trong các
loài ếch núi [1]. Tuy nhiên, theo Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (2005) thì số lượng còn
rất ít do tình trạng săn bắt quá mức [2].
Hiện nay, việc nghiên cứu loài ếch gai sần mới chỉ tập trung vào phân loại, phân bố chứ
chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về đặc điểm hình thái. Vì vậy, việc nghiên cứu
đặc điểm hình thái của loài ếch gai sần có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu được thu tại vùng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng VII/2008 đến
tháng VI/2009, vùng nghiên cứu có tọa độ địa lý (hệ Gauss-HN72) như sau:
- Điểm cực bắc: 16023'25'' độ vĩ bắc và 107017'65'' độ kinh đông.
- Điểm cực nam: 16001'90'' độ vĩ bắc và 107031'20'' độ kinh đông.
- Điểm cực đông: 16012'50'' độ vĩ bắc và 107031'45'' độ kinh đông.
- Điểm cực tây: 16022'45'' độ vĩ bắc và 107000'56'' độ kinh đông.
Chúng tôi tiến hành đi thực địa để thu mẫu kết hợp với phỏng vấn người bản địa, thu
mẫu liên tục trong 12 tháng, mỗi tháng thu khoảng 30-40 cá thể ở tất cả các nhóm kích
thước, mỗi lần đi thường rơi vào những ngày đầu tháng hoặc cuối tháng âm lịch (lúc tối
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA ẾCH GAI SẦN (Paa verrucospinosa Bourret 1937)...
37
trăng). Mẫu được thu trực tiếp bằng tay vào ban đêm (từ 19giờ đến 5giờ sáng hôm sau).
Tổng số mẫu đã phân tích 393 mẫu (206 cá thể đực, 158 cá thể cái và 29 cá thể non).
Các chỉ tiêu hình thái: Đo và phân tích các chỉ tiêu hình thái theo L. Lee Grismer (2006)
[7]; N.L. Orlov và cộng sự (2008) [9]. Qua đó, thành lập phiếu sinh thái cho mỗi cá thể
được phân tích trong phòng thí nghiệm.
So sánh các chỉ tiêu: Tiến hành so sánh một số chỉ tiêu về hình thái có giá trị phân loại
cao theo Raoul H. Bain và cộng sự (2003) [5] bao gồm: dài đầu với rộng đầu; khoảng
cách trước hai mắt với dài đầu; đường kính mắt với dài đầu; khoảng cách hai mũi với
dài đầu; dài đầu với dài thân; dài ống chân với dài thân (áp dụng cho cả con đực, cái và
con non).
Xác định tương quan giữa chiều dài thân và khối lượng thân: Dựa vào các chỉ tiêu kích
thước và khối lượng để tính tương quan theo phương trình hàm số mũ của Beverton &
Holt (1956) [6]: W = a x Lb (W: khối lượng thân; L: chiều dài thân; a và b: các hệ số
tương quan).
Xác định các chỉ tiêu: khối lượng thân được xác định bằng cân điện tử độ chính xác
0,001g; đo kích thước các phần của cơ thể bằng thước kẹp có độ chia vạch đến 0,5mm.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm các tính trạng số lượng theo giới tính
Bảng 1. Đặc điểm các tính trạng số lượng trung bình theo giới tính của ếch gai sần
Tính trạng nghiên cứu Kí hiệu Đơn vị tính
Con đực
(n=206)
Con cái
(n=158)
Con non
(n=29)
Khối lượng thân TW gam 86,0±34,54 127,5±60,81 5,13±3,81
Dài thân TL mm 95,2±15,59 105,4±23,62 36,3±6,13
Dài ống chân TBL mm 53,8±8,81 59,7±8,98 21,4±2,77
Rộng đầu HW mm 37,0±3,19 41,4±3,86 16,1±2,44
Dài đầu HL mm 30,2±2,90 33,7±2,57 12,8±0,97
Rộng mõm HWE mm 24,6±1,02 27,4±1,79 12,3±1,48
Dài mõm SNL mm 15,5±0,58 17,4±0,88 6,2±0,28
Gian mi mắt SND mm 9,7±1,54 10,5±1,07 4,1±0,98
Đường kính mắt ED mm 12,0±1,81 13,0±1,46 5,4±1,24
Rộng mí mắt trên EW mm 9,9±1,57 10,9±1,24 4,0±1,16
Khoảng cách trước 2 mắt IO mm 16,5±1,73 17,9±1,61 7,3±1,31
Khoảng cách 2 mũi IN mm 9,0±1,03 9,7±1,73 4,4±0,78
Dài bàn chân trước HNL mm 25,3±1,96 28,1±1,92 10,2±1,40
Dài bàn chân sau FL mm 48,5±1,53 53,6±1,58 18,5±1,75
Ở bảng 1 cho thấy trong tự nhiên, trung bình chung thì cá thể đực có kích thước và khối
lượng thân nhỏ hơn cá thể cái (đực: W=86,0g; L=95,2mm và cái: W=127,5g;
L=105,4mm), điều này là phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của lớp
ếch nhái (Amphibia). Ở con non có chiều dài và khối lượng thân trung bình đạt:
W=5,13g và L=36,3mm.
NGÔ ĐẮC CHỨNG - NGÔ VĂN BÌNH
38
3.2. Đặc điểm các tính trạng số lượng theo tháng
Qua bảng 2 nhận thấy, chiều dài và khối lượng thân trung bình ở các tháng ít có sự biến
động, riêng tháng III/2009 có khối lượng và chiều dài thân trung bình thấp nhất
(W=46,4g; L=73,1mm), cao nhất ở tháng VII/2008 (W=115,6g; L=102,6mm) và tháng
I/2009 (W=115,6g; L=105,1mm), trung bình chung đạt W=96,7g và L=95,0mm. Như
vậy, ếch gai sần là loài có kích thước và khối lượng thân thuộc cỡ lớn so với các loài
ếch núi trong tự nhiên, ngay cả loài ếch gai vân nam (Paa yunnanensis) là loài ếch có
kích thước lớn cũng chỉ đạt 73mm ở con cái và 92mm ở con đực (theo Nguyễn Văn
Sáng và cộng sự, 2005) [2].
Bảng 2. Đặc điểm các tính trạng số lượng trung bình chung của ếch gai sần
Tháng VII/08 VIII/08 IX/08 X/08 XI/08 XII/08 I/09 II/09 III/09 IV/09 V/09 VI/09 TB chung
Mẫu
Các
tính
trạng
nghiên
cứu
35 34 40 33 30 32 34 32 33 28 30 32 33
TW 115,6 ±56,83
105,6
±55,83
93,4
±61,57
96,2±
60,58
115,0
±53,18
104,3
±55,17
115,6
±49,81
101,4
±42,81
46,4
±30,49
80,6
±49,19
90,4
±54,20
94,0±
66,35
96,7±
56,29
TL 102,6±21,25
98,6
±26,27
90,8
±31,98
93,7±
29,42
102,7
±20,82
98,4
±23,76
105,1
±19,67
98,5
±19,32
73,1
±17,53
89,7
±20,02
93,1
±26,35
93,2±
30,22
95,0±
25,52
TBL 58,4±9,02
55,9
±8,67
51,1
±7,91
53,4
±5,99
58,4
±8,99
55,8
±7,14
58,4
±8,59
57,0
±8,58
42,1
±6,59
50,8
±7,06
52,4
±9,98
51,5
±6,97
53,8
±8,15
HW 40,1±7,95
38,1
±9,34
35,4
±6,84
36,4
±7,30
40,2
±8,27
39,2
±8,97
40,2
±7,77
38,3
±7,94
28,8
±6,38
36,1
±8,30
37,3
±9,29
36,9±
7,30
37,2
±7,59
HL 33,0±6,79
31,1
±7,86
28,9
±6,56
29,7
±5,56
32,7
±6,45
31,0
±7,19
33,7
±6,05
32,1
±6,17
22,8
±5,94
28,7
±6,49
30,2
±6,03
30,0
±5,61
30,3
±7,94
HWE 26,7±4,77
25,2
±5,81
23,1
±4,63
24,0
±4,57
26,5
±5,25
25,8
±5,05
26,2
±5,02
24,9
±4,16
19,2
±4,00
24,4
±5,10
26,2
±4,75
26,1
±4,50
24,8
±3,06
SNL 16,5±3,36
16,0
±2,02
14,7
±3,06
15,0
±2,16
17,0
±3,05
16,3
±3,47
17,1
±3,41
16,0
±3,24
11,6
±2,76
14,6
±2,05
15,9
±2,42
16,8
±2,49
15,6
±2,18
SND 10,2±1,68
9,7
±1,32
9,0
±1,12
9,3
±1,83
10,3
±1,71
9,9
±1,33
10,5
±1,50
10,0
±1,83
7,6
±1,66
9,4
±1,85
9,8
±1,69
9,8
±1,78
9,6
±1,36
ED 12,4±2,05
12,1
±2,58
11,3
±1,79
11,8
±1,53
13,0
±2,27
12,3
±2,74
13,4
±1,92
12,4
±2,35
9,8
±1,81
11,5
±1,92
11,6
±2,93
11,5±
1,20
11,9
±1,80
EW 10,6±1,82
10,0
±2,55
9,4
±1,27
9,7
±2,95
10,8
±2,07
10,1
±2,25
11,0
±1,73
10,3
±2,00
7,6
±1,52
9,4
±1,84
9,9
±2,78
9,9
±1,14
9,9
±1,53
IO 16,8±2,96
16,8
±3,94
15,8
±2,36
16,4
±3,53
18,2
±3,20
17,5
±3,69
18,0
±2,88
17,0
±3,71
12,6
±2,66
15,4
±3,19
16,3
±3,94
16,1
±2,61
16,4
±2,03
IN 9,8 ±1,46
9,1
±2,02
8,6
±2,49
8,7
±1,99
9,6
±1,35
9,1
±1,63
9,7
±1,46
9,1
±1,51
7,6
±1,50
8,8
±1,62
8,9
±1,98
8,9
±2,25
9,0
±1,89
HNL 26,9±4,89
25,4
±6,42
23,7
±5,65
24,7
±4,52
27,0
±5,20
26,7
±5,97
27,7
±4,53
27,1
±5,75
20,1
±5,05
24,8
±5,22
24,9
±6,83
25,0±
4,93
25,3±
5,57
FL 49,9 ±9,27
49,0
±8,79
45,3
±9,22
46,9
±9,77
52,1
±7,35
51,3
±8,96
53,4
±8,88
51,3
±7,70
37,9
±9,45
47,6
±8,25
48,8
±8,17
47,3
±8,35
48,3
±7,70
Ghi chú: TW: khối lượng thân (g); TL: chiều dài thân; TBL: chiều dài ống chân; HW: chiều rộng đầu;
HL: chiều dài đầu; HWE: chiều rộng mõm; SNL: chiều dài mõm; SND: gian mi mắt; ED: đường kính
mắt; EW: rộng mí mắt trên; IO: khoảng cách trước hai mắt; IN: khoảng cách hai mũi; HNL: dài bàn
chân trước; FL: dài bàn chân sau; TB: trung bình. Trong đó: Các chỉ tiêu kích thước tính bằng mm.
Nhìn chung, các đặc điểm tính trạng của ếch gai sần ít có sự biến động qua các tháng nghiên cứu. Trung
bình chung cho toàn đợt nghiên cứu có: chiều dài ống chân 53,8±8,15mm; chiều rộng đầu 37,2±7,59mm;
chiều dài đầu 30,3±7,94mm; chiều rộng mõm 24,8±3,06mm; chiều dài mõm 15,6±2,18mm; gian mi mắt
9,6±1,36mm; đường kính mắt 11,9±1,80mm; rộng mí mắt trên 9,9±1,53mm; khoảng cách trước hai mắt
16,4±2,03mm; khoảng cách hai mũi 9,0±1,89mm; dài bàn chân trước 25,3±5,57mm; dài bàn chân sau
48,3±7,70mm.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA ẾCH GAI SẦN (Paa verrucospinosa Bourret 1937)...
39
3.3. Một số tỷ lệ các tính trạng số lượng có giá trị phân loại cao
Bảng 3. Đặc điểm tỷ lệ các tính trạng số lượng trung bình theo giới tính
Giới
tính Mẫu
Tỷ lệ các tính trạng số lượng (mm)
TL HL:HW IO:HL ED:HL IN:HL HL:TL TBL:TL
Đực 206 95,2±15,59 (53-124)
0,82±0,05
(0,59-0,94)
0,55±0,06
(0,23-0,85)
0,40±0,04
(0,31-0,69)
0,30±0,04
(0,23-0,56)
0,32±0,02
(0,22-0,71)
0,57±0,03
(0,38-0,71)
Cái 158 105,4±23,62 (46-137)
0,81±0,05
(0,64-0,95)
0,54±0,04
(0,38-0,67)
0,39±0,04
(0,32-0,56)
0,29±0,03
(0,24-0,44)
0,32±0,02
(0,27-0,38)
0,57±0,03
(0,50-0,65)
Con
non 29
36,3±6,13
(31-55)
0,80±0,08
(0,63-1,00)
0,57±0,08
(0,43-0,70)
0,43±0,08
(0,27-0,60)
0,35±0,04
(0,27-0,47)
0,35±0,04
(0,29-0,47)
0,60±0,06
(0,47-0,68)
Ghi chú: TL: chiều dài thân; TBL: chiều dài ống chân; HW: chiều rộng đầu; HL: chiều dài đầu; ED:
đường kính mắt; IO: khoảng cách trước hai mắt; IN: khoảng cách hai mũi.
Qua bảng 3 cho thấy, chiều dài thân con đực dao động từ 53-124mm, trung bình
95,2mm; ở con cái dao động từ 46-137mm, trung bình 105,4mm; con non dao động từ
31-55mm, trung bình 36,3mm. Chiều dài đầu ngắn hơn chiều rộng đầu, tỷ lệ này đạt
82% ở con đực, 81% ở con cái và 80% ở con non. Tỷ lệ khoảng cách trước hai mắt với
dài đầu ở con đực là 55%, con cái 54% và con non 57%. Tỷ lệ đường kính mắt với dài
đầu ở con đực là 40%, con cái 39% và con non 43%. Tỷ lệ khoảng cách hai mũi với dài
đầu ở con đực là 30%, con cái 29% và con non 35%. Tỷ lệ dài đầu với dài thân ở con
đực là 32%, con cái 32% và con non 35%. Tỷ lệ dài ống chân với dài thân ở con đực là
57%, con cái 57% và con non 60%. Như vậy, càng phát triển lên cao thì các tỷ lệ trên
ổn định dần, điều này được khẳng định thông qua tỷ lệ của con đực và cái, sai khác chỉ
1% hoặc trùng nhau (32% và 57%). Đây là những đặc điểm của các tính trạng có ý
nghĩa phân loại cao trong việc xác định loài và phân loài.
3.4. Mô tả đặc trưng
Là loài ếch lớn, chiều dài thân trung bình 95mm, khối lượng thân trung bình 97g (cá thể
đực lớn nhất: 124mm, khối lượng 183g; cá thể cái lớn nhất: 137mm, khối lượng 240g).
Đầu rộng hơi dài, mõm tù, nếp thái dương to chạy từ sau mắt đến gần chân trước. Màng
nhĩ không rõ, con đực không có túi kêu. Mắt lớn, con ngươi mắt hình thoi. Lưng màu
xám hay xám nâu pha những vết vàng nhạt, con non có màu nâu đỏ. Trên lưng có
những mụn cóc lớn hình bầu dục chạy gần thẳng hàng, trên mỗi mụn có từ 2 - 5 gai nhỏ
màu đen. Giữa hai mụn cóc lớn có từ 1-5 mụn cóc nhỏ xếp xít nhau. Mặt trên các chi có
nhiều vết xám tro chạy ngang. Bụng màu trắng đục, vào mùa sinh sản ở phần ngực,
bụng, hai bên sườn, mặt trong chân trước có màu vàng và có các gai sừng nhỏ, trên
ngón I và II chân trước của con đực có nhiều gai nhỏ đen, ngón I chân trước có chai
sinh dục. Ngón chân có màng bơi hoàn toàn, đĩa ngón chân nhỏ.
NGÔ ĐẮC CHỨNG - NGÔ VĂN BÌNH
40
Hình 1. Hình thái ngoài của ếch gai sần (Paa verrucospinosa Bourret, 1937)
3.5. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân
Hình 4. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân (con đực, cái và con non)
Hình 2. Tương quan giữa chiều dài và
khối lượng thân con đực
Hình 3. Tương quan giữa chiều dài và
khối lượng thân con cái
W = 0,0002 x L2,7969
R2 = 0,9714
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
0 20 40 60 80 100 120 140
Chiều dài thân (mm)
K
hố
i l
ượ
ng
th
ân
(g
)
W = 0,0002 x L2,8719
R2 = 0,9806
0
50
100
150
200
250
300
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Chiều dài thân (mm)
K
hố
i l
ượ
ng
th
ân
(g
)
W = 0,0001 x L2,9181
R2 = 0,9869
0
50
100
150
200
250
300
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Chiều dài thân (mm)
K
hố
i l
ượ
ng
th
ân
(g
)
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA ẾCH GAI SẦN (Paa verrucospinosa Bourret 1937)...
41
Qua hình 2, 3 và 4 nhận thấy, sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của ếch gai sần
có mối tương quan chặt chẽ với nhau, điều này được thể hiện rất rõ qua hệ số tương
quan R2 ≥ 0,9714 và đây là tương quan thuận (tương quan dương), nghĩa là khi chiều dài
tăng thì khối lượng thân cũng tăng theo. Tuy nhiên, thông qua hệ số R2, a và b ở hình 2,
3 và 4 cho thấy ếch gai sần là loài không đồng sinh trưởng. Mặt khác, qua hệ số thực
nghiệm b ≥ 2,7969 cho thấy ếch gai sần tăng trưởng tương đối đồng đều về khối lượng
và kích thước.
4. KẾT LUẬN
1. Chiều dài thân con đực dao động từ 53-124mm, trung bình 95,2mm, khối lượng
trung bình 86,0g; ở con cái dao động từ 46-137mm, trung bình 105,4mm, khối
lượng trung bình 127,5g; con non dao động từ 31-55mm, trung bình 36,3mm,
khối lượng trung bình 5,13g.
2. Chiều dài đầu ngắn hơn chiều rộng đầu, tỷ lệ này đạt 82% ở con đực, 81% ở con
cái và 80% ở con non. Tỷ lệ khoảng cách trước hai mắt với dài đầu: con đực 55%,
con cái 54% và con non 57%. Tỷ lệ đường kính mắt với dài đầu: con đực 40%,
con cái 39% và con non 43%. Tỷ lệ khoảng cách hai mũi với dài đầu: con đực
30%, con cái 29% và con non 35%. Tỷ lệ dài đầu với dài thân: con đực 32%, con
cái 32% và con non 35%. Tỷ lệ dài ống chân với dài thân: con đực 57%, con cái
57% và con non 60%.
3. Qua hệ số thực nghiệm b ≥ 2,7969 cho thấy ếch gai sần tăng trưởng tương đối
đồng đều về khối lượng và kích thước. Tuy nhiên, ếch gai sần là loài không đồng
sinh trưởng, phương trình tương quan của ếch gai sần ở vùng A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế là:
- Con đực: W = 0,0002 x L2,7969 (R2 = 0,9714); Con cái: W = 0,0002 x L2,8719 (R2
= 0,9806).
- Phương trình chung: W = 0,0001 x L2,9181 (R2 = 0,9869).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh lục ếch nhái
và bò sát Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi (2005).
Nhận dạng một số loài bò sát, ếch nhái ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chí
Minh.
[3] Nguyễn Quảng Trường, Raoul H. Bain (2006), Đánh giá khu hệ bò sát và ếch nhái
vùng cảnh quan rừng Hành Lang Xanh, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, Việt
Nam, Báo cáo số 2: Dự án Hành Lang Xanh, WWF Greater Mekong & Chương trình
Việt Nam và Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
[4] Hoàng Thị Tươi, Lưu Quang Vinh (2009), Nghiên cứu đa dạng thành phần loài ếch
nhái của khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình, Tạp chí Nông nghiệp
& Phát triển Nông thôn, Số 3, tr.101-104.
NGÔ ĐẮC CHỨNG - NGÔ VĂN BÌNH
42
[5] Raoul H. Bain, Amy Lathrop, Robert W. Murphy, Nikolai L. Orrlov and Ho Thu Cuc
(2003), Cryptic Species of a Cascade Frog from Southeast Asia: Taxonomic
Rivesions and Descriptions of Six New Species, American Museum of Natural
History.
[6] R.J.H. Beverton and S.J. Holt (1966), Manual of methods for fish stock assessment,
Part 2, Tables of yield functions, FAO Fish. Tech. Pap. Vol 1. No 38. pp. 67.
[7] Grismer L. Lee (2006), A New species of Ansonia stoliczka, 1870 (Anura: Bufonidae)
from a lowland rainforest in southern peninsular Malaysia, Herpetologica, Vol 62.
No 4. pp. 466 - 475.
[8] IUCN (2008), 2008 IUCN Red List of Threatened Species,
downloaded on 23th December 2008.
[9] Nikolai L. Orlov., Nguyen Ngoc Sang., and Ho Thu Cuc (2008), Description of a new
species and new records of Rhacophorus Genus (Amphibia: Anura: Rhacophoridae)
with the review of Amphibians and Reptiles diversity of Chu Yang Sin National park
(Dac Lac province, Vietnam), Russian Journal of Herpetology, Vol 15. No 1. pp. 67-
84.
Title: SOME FORM CHARACTER OF GRANULAR SPINY FROG (Paa verrucospinosa
Bourret, 1937) IN ALUOI - THUA THIEN HUE
Abstract: Granular spiny frog is an endemic species of Vietnam. This species was only
concentrated on researching into category and distribution, however, it wasn't researched into
form character yet. Our 12-month study (from July 2008 to June 2009) was carried out in A
Luoi - Thua Thien Hue, analysing 393 samples to determine their form characters. The result
showed that this species grown together, the correlation between length and body-weight is very
close, the snout-vent length and body-weight's targets belong to a big dimension, the
complexional rate's character is important about taxonomy.
PGS. TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
NGÔ VĂN BÌNH
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_hinh_thai_cua_ech_gai_san_paa_verrucospinosa_bourre.pdf