Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long
Công ty Cổ phần Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá từ tháng 6 năm 2000. Tiền thân là Công ty rượu - nước giải khát Thăng Long. Từ khi thành lập đến nay, sản phẩm chủ yếu của Công ty là Vang hoa quả các loại. Sản phẩm Vang hoa quả của Công ty không ngừng được hoàn thiện và dần chứng tỏ được vị thế của mình trong ngành sản xuất Vang. Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản của loại sản phẩm trê .
86 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại công ty cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lý cũng khác nhau, nhu cầu tiêu dùng ở các vùng nông thôn cũng sẽ thấp hơn so với các vùng đô thị, thành phố. Khách hàng mục tiêu của công ty tập trung vào khách hàng sinh sống tại các vùng đô thị, thành phố lớn.
Nếu dựa vào sự phân đoạn thị trường tiêu dùng mục tiêu như vậy, Công ty nên sản xuất hai dòng sản phẩm khác nhau. Trong đó, dòng sản phẩm thứ nhất (Dòng sản phẩm A) gồm các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành cao; dòng sản phẩm thứ hai (dòng sản phẩm B) có chất lượng trung bình và giá thành trung bình. Chất lượng và giá của nước ép trái cây phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: (1) loại nguyên liệu dùng để chế biến ra nước ép đó; (2) nồng độ dịch quả, nghĩa là tỷ lệ dịch quả và các loại nguyên liệu khác trong nước, nếu nồng độ dịch quả càng cao và tỷ lệ các loại hoá chất khác thấp thì chất lượng loại nước đó càng cao; ngược lại, nếu nồng độ dịch quả càng thấp, tỷ lệ hoá chất nhiều sẽ làm chất lượng nước ép đó giảm. Từ kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy, đối với khách hàng có thu nhập cao, yếu tố hương vị tự nhiên có vị trí quan trọng hàng đầu, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng nồng độ lượng dịch quả, giảm hoá chất và mức độ chế biến. Những loại sản phẩm này bao gồm: nước ép cam, dâu tây, nước hoa quả ép tổng hợp ... Đối với dòng sản phẩm A chủ yếu là phục vụ cho khách hàng ở các vùng thành phố lớn. Ngược lại, đối với nhóm tiêu dùng có thu nhập dưới 2 triệu thì nên sản xuất các sản phẩm (Dòng sản phẩm B) có nồng độ dịch quả thấp, hay nồng độ pha chế từ các loại hoá chất khác cao và chế biến từ những nguyên liệu có giá rẻ như: dưa hấu, ổi, bí đao, mẳng cầu, xoài,... Dòng sản phẩm B phục vụ cho những người tiêu dùng có thu nhập thấp ở thành phố lớn hoặc người tiêu dùng ở các tỉnh. Danh mục các sản phẩm này được cụ thể như bảng sau:
Bảng 18. Các sản phẩm nước ép trái cây được sản xuất để đa dạng hoá
STT
Tên sản phẩm
Nguyên liệu
Đối tượng khách hàng
1.
Dòng sản phẩm A (Nước cam ép chứa nhiều xơ, dâu tây ép, nước táo ép, nước mãng cầu ép, nước ép tổng hợp...)
Cam, dâu tây, táo.mãng cầu và các loại nguyên liệu khác
Khách hàng có thu nhập từ 5 triệu trở lên và một số khách hàng có thu nhập từ 2-5 triệu.
2.
Dòng sản phẩm B (Nước dưa hấu, bí đao, ổi, xoài, chanh, táo, nước cam thường, chanh leo, cà rốt, cà chua, rau má...)
Dưa hấu, bí đao, ổi, xoài, chanh, táo, chanh leo, cà rốt, cà chua, rau má...
Khách hàng có thu nhập từ 2 triệu trở xuống và một số khách hàng có thu nhập từ 2-5 triệu.
(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004)
3.1.2. Mẫu mã sản phẩm nước ép trái cây
a, Về bao gói sản phẩm
Trên thị trường hiện tại xuất hiện các loại bao gói sản phẩm là chai thuỷ tinh, chai nhựa, bao bì giấy phức hợp... Trong đó, bao gói bằng giấy phức hợp được xem là tiết kiệm và được khách hàng ưa chuộng nhất bởi tính tiện lợi của nó. Công ty Cổ phần Thăng Long nên lựa chọn loại bao gói này làm loại bao gói chủ yếu cho sản phẩm nước ép trái cây của mình.
b, Về kích cỡ sản phẩm
Từ kết quả nghiên cứu thị trường về nước ép trái cây, yếu tố kích cỡ bao gói đa dạng chỉ được xếp ở vị trí gần cuối cùng trong số các yếu tố người tiêu dùng quan tâm khi quyết định mua sản phẩm nước ép trái cây. Do vậy, Công ty không cần thiết phải tạo ra nhiều kích thước bao bì sản phẩm khác nhau mà chỉ nên tập trung vào các loại cơ bản như sau:
- Bao bì giấy phức hợp với kích thước 12,5 x 4,5 x 3 (tương đương với kích thước của hộp sữa bao bì giấy phức hợp loại nhỏ), dung tích khoảng 200 ml. ưu điểm của loại kích thước này là gọn nhẹ, thuận tiện cho quá trình sử dụng trong quá trình đi lại, như đi giã ngoại, picnic hay đang đi trên đường…
- Bao bì giấy phức hợp, kích thước 23 x 11 x 5,5 (loại to, có nắp), dung tích thường là 1 lít. Với kích thước này, chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trực tiếp tại nhà hoặc tại các điểm cố định.
c. Về kiểu dáng sản phẩm
Ba loại bao gói sản phẩm trên sẽ có kiểu dáng sản phẩm khác nhau:
- Loại thứ nhất và loại thứ hai sử dụng giâý phức hợp với dung tích 200 ml và 1 lít, Công ty sẽ vẫn lựa chọn sản xuất kiểu dáng hình hộp chữ nhật truyền thống như các sản phẩm nước ép trái cây thông thường khác. Tuy nhiên, Công ty sẽ chú trọng về mẫu mã sao cho tạo ra được sự khác biệt từ tính độc đáo và bắt mắt.
3.1.3. Chất lượng sản phẩm nước ép trái cây
a, Về hương vị:
Theo khách hàng đánh giá, hương vị tự nhiên của sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng rất quan tâm khi quyết định mua sản phẩm nước ép trái cây. Các sản phẩm nước ép trên thị trường hiện tại chưa giữ được hương vị tự nhiên của sản phẩm. Vì vậy, Công ty nên chú trọng sản xuất sản phẩm với hương vị tự nhiên, làm khách hàng cảm nhận khi tiêu dùng sản phẩm như tiêu dùng chính loại trái cây đó. Ngoài ra, theo nghiên cứu thị trường, yếu tố: vị ngọt/mặn/chua hợp khẩu vị cũng được người tiêu dùng đánh giá tương đối quan trọng. Do đó, khi sản xuất sản phẩm nước ép trái cây Công ty cũng nên nghiên cứu để điều chế hương vị sản phẩm sao cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.
b, Về màu sắc
Màu sắc sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng, làm tăng độ hấp dẫn của sản phẩm. Tuy nhiên đối với những sản phẩm đồ uống, thực phẩm thì ta không nên quá lạm dụng yếu tố này mà làm ảnh hưởng đến cảm quan của người tiêu dùng. Sản phẩm nước ép trái cây do Công ty sản xuất với tiêu chí “giữ mãi vẻ tự nhiên” nên từ hương vị đến màu sắc cũng cần phải giữ được vẻ tự nhiên của các loại trái cây, ví dụ nước cam có màu vàng da cam, nước chanh màu trắng trong, nước dâu màu đỏ hồng... Tuy nhiên, cũng cần pha chế một chút để màu sắc sản phẩm vẫn giữ được màu tự nhiên nhưng phải hấp dẫn.
c, Về dinh dưỡng
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khoẻ. Nước ép trái cây là sản phẩm bổ dưỡng do được chiết xuất từ trái cây thiên nhiên. Trái cây rất bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ, đẹp da, chống lão hoá và chưa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin A, C, E... Do vậy, bên cạnh các yếu tố về hương vị tự nhiên sản phẩm của Công ty phải thể hiện được tính bổ dưỡng. Công ty có thể kết hợp dịch quả nguyên chất với các chất dinh dưỡng khác như: Canxi, chất khoáng... để tăng tính bổ dưỡng của sản phẩm.
Giải pháp về công nghệ.
Cơ sở lý luận Công nghệ và máy móc thiết bị là một yếu tố quyết định của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến giá thành, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy xem xét, phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp là công việc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt khi quyết định sản xuất sản phẩm mới. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, lựa chọn công nghệ phù hợp là việc mua sắm đồng bộ dây chuyền công nghệ mới. Với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì lựa chọn công nghệ phù hợp là việc đầu tư bổ sung máy móc thiết bị sao cho phù hợp và tận dụng tối đa dây truyền công nghệ hiện tại. Như vậy, để đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, Công ty cần tận dụng triệt để máy móc thiết bị hiện có, kết hợp đầu tư thiết bị, công nghệ mới.
Cơ sở thực tiễn Đa dạng hoá nước ép trái cây được thực hiện dựa trên cơ sở tận dụng năng lực dư thừa của dây chuyền sản xuất Vang. Do vậy, Công ty Vang Thăng Long cần phải đánh giá lại dây chuyền sản xuất hiện tại làm căn cứ xác định công nghệ đầu tư bổ sung mới sao cho kết hợp hiệu quả với công nghệ hiện tại. Quy trình công nghệ sản xuất nước ép trái cây tuy có một số điểm khác nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng so với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Vang.
Sơ đồ 3. Quy trình công nghệ sản xuất Vang và nước ép trái cây
Lọcbã
Lọc bã
Sản phẩm Vang
Đóng chai
Lọc trong và hoàn thiện sản phẩm
Lên men phụ
Lên men chính
Điều chỉnh chất lượng dịch lên men
Dịch
ép ngâm đường
Nước ép trái cây
Hoàn thiện sản phẩm
Đóng gói
Thanh trùng
ép
Xay quả
Sơ chế
Nguyên liệu quả các loại
Xử lý bằng Enizime
Dịch
Điều chỉnh để cân đối vị cho từng loại sản phẩm
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Như vậy, nếu tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây thì Công ty có thể tận dụng được về mặt công nghệ ở những giai đoạn công nghệ như sơ chế quả, xay quả, ép, lọc và có thể là đóng chai nếu loại bao gói sử dụng cho sản phẩm nước ép trái cây là các chai thuỷ tinh.
Bên cạnh những giai đoạn công nghệ tương đồng thì hai quá trình sản xuất hai sản phẩm cũng có những giai đoạn công nghệ khác nhau. Sau khi xay quả, để sản xuất Vang thì tiến hành ép thành dịch ngay ở giai đoạn này. Quá trình sản xuất nước ép trái cây đòi hỏi cao hơn nên trước khi ép lấy dịch cần phải xử lý bằng enzime để loại bỏ và phân huỷ một số tác nhân gây độ nhớt trong sản phẩm (pectin). Dịch để sản xuất nước ép trái cây và Vang được lọc bã. Sau khi có dịch quả, quá trình sản xuất Vang thực hiện lên men còn sản xuất nước ép trái cây thì dịch được điều chỉnh để cân đối cho từng loại sản phẩm. Sau khi lên men thì hoàn thiện sản phẩm Vang. Quá trình sản xuất nước ép trái cây đòi hỏi cao hơn ở khâu tiếp theo là phải thanh trùng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khâu này có thể tiến hành trước hay sau khi bao gói tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ. Giai đoạn công nghệ cuối cùng của quy trình sản xuất hai sản phẩm là đóng gói và hoàn thiện sản phẩm. Như vậy, nếu đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long thì Công ty có thể tận dụng được quy trình công nghệ hiện có ở một số giai đoạn công nghệ. Qua đó, Công ty có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và rút ngắn thời gian chuẩn bị cho đa dạng hoá. Tuy nhiên, do quy trình công nghệ sản xuất hai sản phẩm cũng có một số giai đoạn công nghệ khác nên Công ty cũng cần có một số cải tiến để phù hợp với yêu cầu sản xuất sản phẩm.
Phương thức tiến hành
Bước 1: Các tiêu chí lựa chọn máy móc thiết bị và công nghệ đầu tư bổ sung
Để đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, máy móc thiết bị và công nghệ đầu tư bổ sung cần thoả mãn các tiêu chí sau đây:
- Tận dụng được máy móc thiết bị và công nghệ hiện có
- Chi phí cho máy móc thiết bị và công nghệ đầu tư bổ sung phải phù hợp với khả năng tài chính của Công ty.
- Phù hợp với quy trình sản xuất Vang và nước ép trái cây của Công ty.
Bước 2: Các phương án lựa chọn công nghệ
Các máy móc thiết bị và công nghệ chủ yếu Công ty cần đầu tư bổ sung cho hoạt động đa dạng hoá nước ép trái cây của Công ty bao gồm: máy đồng hoá, thiết bị thanh trùng, thiết bị bao gói và một số thiết bị khác. Cụ thể, các phương án lựa chọn công nghệ được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 19. Danh mục các thiết bị đầu tư bổ sung cho quá trình
sản xuất nước ép trái cây
STT
Danh mục thiết bị đầu tư bổ sung
Chủng loại
Nước sản xuắt chính
Giá bán
(Triệu đồng)
1
Máy đồng hoá
Đài Loan
80 á90
Nhật Bản
200á250
Đức
350á380
2
Thiết bị thanh trùng
Thiết bị thanh trùng trước khi bao gói sản phẩm
Đài Loan
90á100
Nhật Bản
250á270
Đức
450á455
Thiết bị thanh trùng sau khi bao gói sản phẩm
Đài Loan
100á110
Nhật Bản
270á280
Đức
450á455
3
Thiết bị bao gói
Công nghệ aseptic với bao bì giấy phức hợp
Đài Loan
150á155
Nhật Bản
280á300
Đức
420á450
Công nghệ bao gói với bao bì là chai nhựa các loại
Đài Loan
170á180
Nhật Bản
300á315
Đức
450á480
4
Một số thiết bị chứa đựng và dẫn truyền khác
Đài Loan
70á90
Nhật Bản
180á190
Đức
300á320
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Bước 3: Đánh giá các phương án lựa chọn công nghệ
Việc đánh giá các phương án lựa chọn công nghệ dựa trên hai phương diện: nước sản xuất và chủng loại thiết bị.
Xét trên phương diện nước sản xuất
Theo Bảng 19, có ba nước sản xuất chính các thiết bị cần đầu tư bổ sung là Đài Loan, Nhật Bản, Đức. Các thiết bị do mỗi nước sản xuất lại có những ưu, nhược điểm riêng:
Bảng 20. Đánh giá các thiết bị đầu tư theo nước sản xuất
STT
Nước sản xuất
Đánh giá
ưu điểm
Nhược điểm
1
Đài Loan
Giá rẻ nhất
Chất lượng thấp nhất
2
Nhật Bản
- Chất lượng tốt hơn so với Đài Loan
- Công nghệ hiện đại
- Tương đối phù hợp với dây truyền công nghệ hiện tại của Công ty
Giá cao hơn so với Đài Loan
3
Đức
- Chất lượng tốt nhất
- Độ bền cao
Giá cao nhất
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Xét trên phương diện Chủng loại thiết bị:
a, Thiết bị thanh trùng
Thiết bị thanh trùng sử dụng trong dây truyền sản xuất nước ép trái cây gồm hai loại chính là thiết bị thanh trùng sau khi bao gói sản phẩm và thiết bị thanh trùng trước khi bao gói sản phẩm. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng:
Bảng 21. Đánh giá thiết bị thanh trùng theo chủng loại
STT
Chủng loại
Đánh giá
Ưu điểm
Nhược điểm
1
Thiết bị thanh trùng trước khi bao gói sản phẩm
- Giá rẻ hơn
- Độ an toàn thấp hơn do
2
Thiết bị thanh trùng sau khi bao gói sản phẩm
Giá cao hơn (khoảng 20á50 triệu đồng Việt Nam)
- Độ an toàn cao hơn hẳn do thanh trùng cả bao gói của sản phẩm
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
b, Thiết bị bao gói
Việc phân loại thiết bị bao gói thường dựa trên cơ sở loại bao gói được sử dụng. Các loại bao gói thường sử dụng cho sản phẩm nước ép trái cây là bao bì giấy phức hợp, chai nhựa các loại, chai thuỷ tinh... Mỗi loại thiết bị bao gói cũng có những ưu, nhược điểm riêng:
Bảng 21. Đánh giá thiết bị bao gói theo chủng loại
STT
Chủng loại
Đánh giá
ưu điểm
Nhược điểm
1
Công nghệ aseptic với bao bì giấy phức hợp
- Giá rẻ
- Tiết kiệm chi phí sản xuất
Không tái sử dụng được
2
Công nghệ bao gói với bao bì là chai nhựa các loại
Có thể tái sử dụng các vật liệu bao gói
- Giá cao hơn
- Chi phí sản xuất cao hơn so với công nghệ aseptic
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Bước 4: Lựa chọn công nghệ
Thông qua việc xem xét các tiêu chí lựa chọn công nghệ kết hợp với việc đánh giá các phương án công nghệ, phương án công nghệ phù hợp nhất cho việc đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long là:
Bảng 22. Phương án công nghệ được lựa chọn
TT
Danh mục thiết bị đầu tư bổ sung
Chủng loại
Nước sản xuất
Giá bán
(Triệu đồng)
1
Máy đồng hoá
Đài Loan
80á90
2
Thiết bị thanh trùng
Thiết bị thanh trùng sau khi bao gói sản phẩm
Đài Loan
90á100
3
Thiết bị bao gói
Công nghệ aseptic với bao bì giấy phức hợp
Nhật Bản
280á300
4
Các thiết chứa đựng, dẫn truyền khác
Đài Loan
70á90
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Giải pháp lựa chọn và ổn định nguồn ngyên liệu
3.3.1. Cơ sở lý luận
Nguyên liệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại đối với nhiều công ty. Không ít doanh nghiệp do không xác định rõ nguồn nguyên liệu nên sau khi xây dựng doanh nghiệp hoặc đầu tư dây chuyền sản xuất đã gặp phải các tình trạng như không đủ nguyên liệu để sản xuất hoặc phải mua nguyên liệu từ những nơi khác với chi phí cao (Cụ thể như nhiều nhà máy sản xuất đường hiện nay của Việt Nam), làm cho quá trình sản xuất kinh doanh kém hiệu quả vì không đủ nguyên liệu, công suất máy móc thiết bị không được khai thác hiệu quả; hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp do chất lượng sản phẩm thấp và giá thành cao.
3.3.2.Cơ sở thực tiễn
Nguyên liệu của Vang Thăng Long chủ yếu được mua thông qua các đại lý thu mua. Do đó, Công ty luôn phải mua nguyên liệu với giá khá cao so với giá gốc. Điều này ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Công ty không chủ động trong việc đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cần chú trọng đến nguồn nguyên liệu. Đặc biệt, sản xuất nước ép trái cây đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại nguyên liệu nông nghiệp. Những sản phẩm này phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, không dự trữ được trong thời gian dài, do vậy xây dựng vùng nguyên liệu là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo tính chủ động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, nhất là khi thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây.
3.3.3.Biện pháp thực hiện
a, Giai đoạn 1: Lựa chọn vùng nguyên liệu
Theo định hướng về chủng loại sản phẩm trên đây, các nguyên liệu quả chính cho quá trình sản xuất nước ép trái cây là cam, chanh, chanh leo, táo, dâu tây, vải, ổi, nho, dứa, mãng cầu, cà chua... Hiện tại, quá trình sản xuất Vang của Công ty đang sử dụng những loại nguyên liệu như dứa, táo mèo, nho, vải, mơ, mận, dâu. Như vậy, trước mắt, Công ty có thể tận các kênh nguyên liệu dứa, nho, vải, dâu để sản xuất nước ép trái cây. Lựa chọn được vùng nguyên liệu thích hợp là một vấn đề hết sức quan trọng với hoạt động đa dạng hoá của Công ty.
Bước 1: Các tiêu chí lựa chọn vùng nguyên
Chất lượng nguyên liệu tốt
Giá mua nguyên liệu thấp
Chi phí thu mua thấp
Tiết kiệm chi phí vận chuyển
Vùng nguyên liệu được lựa chọn cần thoả mẫn tốt nhất các tiêu chí lựa chọn nêu trên.
Bước 2: Các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu
Bảng 23. Các vùng nguyên liệu chính
STT
Loại quả
Vùng nguyên liệu
1
Dứa
Thanh Hoá, Ninh Bình
2
Vải
Hải Dương, Nam Hà
3
Nho
Phan Rang, Ninh Thuận
4
Cam
Vinh, Hà Giang
5
Chanh
Nhiều vùng
6
Táo
Lạng Sơn, Trung Quốc
7
Dâu tây
Đà Lạt, nhập khẩu
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Bước 3: Đánh giá các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu
Bảng 24. Đánh giá các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu
STT
Loại quả
Vùng nguyên liệu
Đánh giá
Chất lượng nguyên liệu
Sản lượng cung cấp bình quân/năm
Giá mua
Chi phí thu mua
Chi phí vận chuyển
1
Dứa
Thanh Hoá
Tốt ngang nhau
Thấp hơn
Ngang nhau
Cao hơn
Cao hơn
Ninh Bình
Lớn hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
2
Vải
Hải Dương
Tốt hơn
Lớn hơn
Cao hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Nam Hà
Kém hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Cao hơn
Cao hơn
3
Nho
Phan Rang
Tốt ngang nhau
Lớn hơn
Thâp hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Ninh Thuận
Thấp hơn
Cao hơn
Cao hơn
Cao hơn
4
Cam
Vinh
Tốt hơn
Lớn hơn
Cao hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Hà Giang
Thấp hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Cao hơn
Cao hơn
6
Táo
Lạng Sơn
Tốt hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Trung Quốc
Thấp hơn
Lớn hơn
Cao hơn
Cao hơn
Cao hơn
7
Dâu tây
Đà Lạt
Thấp hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Thấp hơn
Nhập khẩu
Cao hơn
Lớn hơn
Cao hơn
Cao hơn
Cao hơn
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Bước 4: Lựa chọn vùng nguyên liệu
Thông qua việc đáng giá các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu, phương án được lựa chọn cần thỏa mãn tốt nhất các tiêu chí lựa chọn đã đưa ra. Phương án vùng nguyên liệu tối ưu nhất cho hoạt động đa dạng hoá của Công ty là:
Bảng 25. Phương án vùng nguyên liệu được lựa chọn
TT
Loại quả
Vùng nguyên liệu
Sản lượng cung cấp bình quân năm (ĐV: Tấn)
Giá mua bình quân
(ĐV: Tr đồng/tấn)
1
Dứa
Ninh Bình
10.000
1,5
2
Vải
Hải Dương
8.000
2
3
Nho
Phan Rang
5.000
6
4
Cam
Vinh
9.000
4,5
5
Táo
Lạng Sơn
8.500
1,5
6
Dâu tây
Đà Lạt
2.000
9
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Giai đoạn 2: ổn định vùng nguyên liệu
Sau khi đã lựa chọn được vùng nguyên liệu thích hợp cho quá trình đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, Công ty cũng cần chú ý đến việc bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu. Để ổn định vùng nguyên liệu, Công ty cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu hoặc có thể xây dựng vùng nguyên liệu riêng cho Công ty. Đó là việc xây dựng mối liên kết ngành theo chiều dọc. Liên kết ngành theo chiều dọc giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian của quá trình sản xuất và đặc biệt là tăng cường tính chủ động của doanh nghiệp. Trên thực tế, công ty chưa xây dựng được vùng nguyên liệu riêng cho mình, mối liên kết của Công ty với các vùng nguyên liệu cũng chưa chặt chẽ. Hình thức thu mua nguyên liệu chủ yếu của Công ty là qua các nhà buôn. Hình thức này sẽ gây ra nhiều bất lợi cho Công ty như nguy cơ bị ép giá, tính chủ động trong sản xuất kinh doanh kém do bị phụ thuộc vào các nhà buôn. Như vậy biện pháp quan trọng nhất về mặt nguyên vật liệu để Công ty có thể đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây là phải xây dựng được vùng nguyên liệu riêng cho Công ty. Để xây dựng được vùng nguyên liệu riêng, trước hết Công ty cần thiết lập một bộ phận riêng chuyên đảm trách công tác phát triển vùng nguyên liệu. Tiếp đó, Công ty cần đảm bảo đủ nguồn lực về tài chính, thiết bị... cho công tác phát triển vùng nguyên liệu. Và cuối cùng, biện pháp quan trọng nhất là Công ty cần xây dựng các chính sách ưu đãi hợp lý cho vùng nguyên liệu để đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu. Các vùng nguyên liệu của Công ty chủ yếu sẽ tập trung trong nước do Việt Nam có nguồn trái cây rất phong phú, đa dạng với khối lượng lớn.
3.4 Giải pháp về lao động
3.4.1. Cơ sở lý luận
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì lao động sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và các khía cạnh khác... Do đó, sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.4.2. Cơ sở thực tiễn
Đa dạng hoá sản phẩm có yêu cầu đổi mới công nghệ luôn đòi hỏi phải có giải pháp lao động để vận hành hiệu quả dây chuyền mới. Mặc dù công nghệ sản xuất nước ép trái cây và sản xuất Vang có những sự tương đồng rất lớn, tuy nhiên cũng có nhiều công đoạn khác nhau thể hiện ở những máy móc thiết bị cần được đầu tư bổ sung. Do vậy, để thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, bổ sung tính mùa vụ cho sản phẩm Vang, Công ty Cổ phần Thăng Long nên có kế hoạch về lao động hợp lý.
3.4.3. Phương thức tiến hành
Để có được giải pháp lao động hiệu quả, Công ty Cổ phần Thăng Long nên thực hiện theo những bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định yêu cầu về lao động cả về mặt chất lượng lẫn số lượng. ước tính yêu cầu này đối với dây chuyền sản xuất mới là khoảng 200 lao động trực tiếp và khoảng 15 lao động quản lý. Những người quản lý yêu cầu phải có trình độ đại học trở lên và những người lao động phải có bằng trung học phổ thông trở lên.
Bước 2: Đánh giá khả năng về lực lượng lao động hiện có của Công ty. Hiện tại Công ty có một lực lượng lao động trực tiếp và quản lý khá lớn, số lượng lao động trực tiếp chính thức của công ty khoảng 210 người, còn số lao động trực tiếp tuyển dụng theo mùa vụ khoảng gần 100 người và số lao động quản lý tại các phân xưởng khoảng 20 người.
Bước 3: Tuyển chọn lao động cho dây chuyền mới. Có hai nguồn lựa chọn lao động cơ bản: nguồn bên trong và bên ngoài Công ty. Tuy nhiên, so sánh giữa hai công nghệ sản xuất Vang và nước ép trái cây có rât nhiều điểm tương đồng, do vậy công nhân sản xuất Vang có thể nhanh chóng tiếp cận với công nghệ sản xuất nước ép trái cây qua một số lớp đào tạo ngắn hạn. Ngoài ra, số lượng và chất lượng lao động hiện có của Công ty Cổ phần Thăng Long đều đáp ứng những yêu cầu dây chuyền mới về sản xuất nước ép trái cây. Do vậy, trước mắt Công ty không cần tuyển dụng thêm lực lượng lao động từ bên ngoài mà có thể chọn ngay lao động hiện có của Công ty.
Bước 4: Đào tạo lao động để vận hành dây chuyền sản xuất nước ép trái cây. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sản xuất Vang và nước ép trái cây, để công nhân có kinh nghiệm vận hành dây chuyền sản xuất Vang sang sản xuất nước ép trái cây cần phải đào tạo thêm như sau: (1) đối với lực lượng lao động quản lý cần tổ chức năm khoá đào tạo, mỗi khoá kéo dài năm ngày; (2) đối với lực lượng lao động trực tiếp cần đào tạo thêm 3 khoá, mỗi khoá cũng kéo dài 5 ngày. Giảng viên đào tạo có thể mời các giáo sư tại các trường lớn như Đại học Bách khoa Hà nội và Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội.
Bước 5: Tính toán chi phí đào tạo. Cụ thể như bảng sau:
Bảng 26. Chi phí đào tạo lao động cho dây chuyền sản xuất nước ép trái cây
STT
Đối tượng đào tạo
Số lượng khoá học
Độ dài mỗi khoá (ngày)
Đơn giá
(triệu/ngày)
Giá thành
(Tr.Đ)
1
Lao động quản lý
5
5
5
25
2
Lao động trực tiếp
3
5
10
15
Tổng chi phí
40
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
3.5. Một số giải pháp Marketing
3.5.1. Chính sách giá
Cơ sở lý luận
Giá là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Dưới gốc độ Marketing có chín phương án chiến lược xác định giá dựa trên mối tương quan cơ bản giữa giá và chất lượng sản phẩm.
Cơ sở thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu thị trường về nước ép trái cây cho thấy giá là một trong những yếu tố quan trọng hàng đấu đối với người tiêu dùng trước khi quyết định mua, cả nhóm thu nhập thấp và nhóm thu nhập cao. Do vậy, Công ty Cổ phần Thăng Long nên cẩn thận khi xác định giá sản phẩm nước ép trái cây. Phương pháp xác định giá được đề xuất là nên dựa vào giá thành sản xuất ra từng loại sản phẩm và tình hình giá trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, về cơ bản giá của sản phẩm của Công ty nên theo chiến lược giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty, vì đây là lần đầu tiên Công ty thâm nhập vào thị trường này, nói cách khác sản phẩm của công ty đang ở giai đoạn giới thiệu của chu kỳ sống sản phẩm. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hệ thống giá, Công ty nên xác định giá bằng nhau cho các sản phẩm trong cùng nhóm. Nghĩa là tính giá trung bình cho từng nhóm và lấy giá đó làm chuẩn cho tất cả các sản phẩm trong cùng một nhóm
Như vậy, để xác định giá cụ thể của từng nhóm loại sản phẩm, trước hết phải tính chi phí sản xuất hay giá thành trung bình của từng loại sản phẩm đó. Cụ thể tính toán cho từng nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất (nhóm A), nhóm sản phẩm có chất lượng và giá cao, bao gồm các sản phẩm như: Cam, dâu tây và hoa quả tổng hợp. Đối với loại có dung tích là 1 lít, giá thành sản xuất của nó bao gồm các yếu tố cấu thành như sau:
Bảng 27. Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm A (loại 1 lít) (Đơn vị: Nghìn đồng)
STT
Loại chi phí
Giá thành
1.
Nguyên liệu
- Dịch quả
- Nguyên phụ liệu
9
7
2
2.
Lao động
2
3.
Khấu hao
0,75
4
Chi phí quản lý
2,5
5.
Chi phí khác
0,75
Tổng giá thành
15
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Thông qua nghiên cứu thị trường và một số công ty sản xuất nước ép trái cây cả trong và ngoài nước thấy rằng: tỷ suất lợi nhuận trên giá thành là 30-40%. Do đó chính sách giá của công ty nên là dựa vào tính toán giá thành và cộng thêm phần loại nhuận khoảng 30% so với giá thành, như vậy giá bán bình quân đối với các sản phẩm trong nhóm 1 là 19,5 nghìn đồng/ lít (một sản phẩm).
Với sản phẩm cũng trong nhóm 1, nhưng với dung tích 200 ml sẽ có bảng tính chi phí sản xuất như sau:
Bảng 28. Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm A (loại 200 ml)
(Đơn vị: Nghìn đồng)
STT
Loại chi phí
Giá thành
1.
Nguyên liệu
- Dịch quả
- Nguyên phụ liệu
2
1,5
0,5
2.
Lao động
1
3.
Khấu hao
0,5
4
Chi phí quản lý
1
5.
Chi phí khác
0,5
Tổng giá thành
5
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Cách định giá sản phẩm này cũng căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên giá thành như với sản phẩm trên (30%), nghĩa là giá bán sẽ khoảng 6,5 nghìn/ 200ml (một sản phẩm).
Nếu dựa vào hai yếu tố cơ bản là chất lượng và giá sản phẩm, thị trường nhóm sản phẩm A có thể được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:
Hình 1. Phương án chiến lược giá của sản phẩm nhóm A
Giá
Chất lượng hàng hoá
Cao
Trung bình
Thấp
Cao
Chiến lược giá trung bình
Trung bình
Thấp
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Nói cách khác, chiến lược giá về sản phẩm nước ép trái cây thuộc nhóm A của Công ty Cổ phần Thăng Long sẽ là giá trung bình nhưng chất lượng cao, nhóm sản phẩm này nhằm cạnh tranh với những sản phẩm nhập ngoại chất lượng cao và giá cao.
Nhóm thứ hai (nhóm B), cách tính toán cho các sản phẩm nhóm B đối với hai loại sản phẩm có dung tích khác nhau cũng tương tự như các sản phẩm nhóm A, cụ thể: đối với loại sản phẩm một lít, các chi phí được tính toán như sau:
Bảng 29. Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm B (loại 1 lít) (Đơn vị: Nghìn đồng)
STT
Loại chi phí
Giá thành
1.
Nguyên liệu
- Dịch quả
- Nnguyên phụ liệu
4
3
1
2.
Lao động
2
3.
Khấu hao
0,75
4
Chi phí quản lý
2,5
5.
Chi phí khác
0,75
Tổng giá thành
10
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Với các sản phẩm nhóm B chỉ có chi phí cho nguyên vật liệu là thay đổi đáng kể vì có sự thay đổi về dung tích dịch quả trong từng đơn vị sản phẩm, cụ thể là giảm nồng độ dịch quả, do vậy chi phí nguyên liệu sẽ giảm đi trong loại sản phẩm này. Ngoài ra, các loại chi phí khác hầu như không có sự thay đổi nhiều. Do đó, giá thành cụ thể đối với loại sản phẩm này là 10 nghìn đồng, và giá bán sẽ là 12 nghìn đồng / lít (một sản phẩm), dựa vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên giá thành là 20% đối với nhóm B.
Với sản phẩm cũng trong nhóm B, nhưng với dung tích 200 ml sẽ có bảng tính chi phí sản xuất như sau:
Bảng 30. Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm B (loại 200 ml) (Đơn vị: Nghìn đồng)
STT
Loại chi phí
Giá thành
1.
Nguyên liệu
- Dịch quả
- Nnguyên phụ liệu
1
0,6
0,4
2.
Lao động
1
3.
Khấu hao
0,5
4
Chi phí quản lý
1
5.
Chi phí khác
0,5
Tổng giá thành
4
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Cách định giá sản phẩm này cũng căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên giá thành như với sản phẩm trên (20%), nghĩa là giá bán sẽ khoảng 4,8 nghìn/ 200ml (một sản phẩm).
Hình 2. Phương án chiến lược giá của sản phẩm nhóm B
Giá
Chất lượng hàng hoá
Cao
Trung bình
Thấp
Cao
Trung bình
Chiến lược giá thấp
Thấp
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Phương án chiến lược giá của nhóm B là giá thấp và chất lượng cũng thấp. Nhóm B được sản xuất để cạnh tranh với các sản phẩm tại các doanh nghiệp trong nước, những sản phẩm giá thấp và chất lượng cũng thấp.
3.5.2 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
Cơ sở lý luận
Thị trường tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm là những yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp dù có tốt đến mấy nhưng không lựa chọn được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ phù hợp thì cũng không thể tiêu thụ được với hiệu quả cao. Thị trường tiêu thụ và kênh phân phối không phải được xác định theo doanh nghiệp mà là xác định theo từng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mới thì việc xác định, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết.
Cơ sở thực tiễn
Thị trường tiêu thụ sản phẩm Vang hiện tại của Công ty là từ các tỉnh phía Bắc cho đến Quảng Ngãi. Các kênh tiêu thụ chủ yếu của Công ty là các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hệ thống siêu thị. Thị trường nước ép trái cây hiện tại chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Vinh, Đà Nẵng... Còn riêng TP HCM, do đặc điểm trái cây nhiều nên chủ yếu là tiêu dùng trái cây tươi hay chuyển sang các các thành phố khác nơi có ít trái cây tươi. Thị trường xuất khẩu nước ép trái cây khá rộng lớn. Một số nước có xu hướng nhập khẩu nhiều các sản phẩm rau quả chế biến là Nhật, Châu á Thái Bình Dương, Tây Bắc Âu, Mỹ La Tinh, Trung Quốc... Như vậy, thị trường nước ép trái cây là khá rộng lớn và có thể mở rộng xuất khẩu dễ dàng hơn so với sản phẩm Vang. Khi đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, Công ty có thể tận dụng thị trường Vang hiện tại để tiêu thụ thêm sản phẩm nước ép trái cây và mở rộng xuất khẩu. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ nước ép trái cây hiện tại cũng đang diễn ra sự cạnh tranh rất lớn giữa nhiều doanh nghiệp trong ngành. Để đa dạng hoá thành công sản phẩm nước ép trái cây, Công ty cần có hướng khắc phục những tồn tại đang diễn ra của các doanh nghiệp trong ngành để đạt được hiệu quả cao hơn.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm Vang của Công ty chủ yếu được thực hiện qua các kênh phân phối như các đại lý, nhà đầu tư, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hệ thống siêu thị...
Sơ đồ 4. Hệ thống kênh phân phối của Công ty Cổ phần Thăng Long
Công ty
Nhà đầu tư
Cửa hàng GTSP
Cửa hàng KDTH
Nhà nhập khẩu
Đại lý
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
(Nguồn: Phòng Thị trường - Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)
Cụ thể quá trình phân phối sản phẩm Vang của Công ty được thể hiện qua sơ đồ trên. Do hai loại sản phẩm Vang và nước ép trái cây cùng thuộc ngành chế biến thực phẩm và cách tiêu dùng hai sản phẩm này gần giống nhau nên cách thức tiêu thụ của hai sản phẩm này tương đối giống nhau. Sản phẩm nước ép trái cây hiện tại cũng đang được tiêu thụ chủ yếu qua các siêu thị, ngoài ra còn mở rộng tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán nước... Tuy nhiên, kênh tiêu thụ chủ yếu của sản phẩm Vang là các đại lý lại chưa được sử dụng để tiêu thụ sản phẩm nước ép trái cây mặc dù đây sẽ là kênh tiêu thụ rất hữu hiệu cho sản phẩm này. Như vậy, nếu đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, Công ty có thể tận dụng được mối quan hệ và kinh nghiệm về các kênh phân phối hiện có để tiêu thụ đồng thời 2 sản phẩm Vang và nước ép trái cây. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa thị trường tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm để có thể đa dạng hoá thành công.
Phương thức tiến hành
Về mặt thị trường tiêu thụ, theo nghiên cứu cho thấy thị trường trong nước trước mắt cho việc tiêu thụ sản phẩm nước ép trái cây là các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Trong đó chủ yếu tập trung phân phối ở các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Vinh, Quảng Ninh, Thanh Hoá... Khu vực này cũng là thị trường cho sản phẩm Vang hiện tại của Công ty. Thị trường xuất khẩu dự kiến cho sản phẩm nước ép trái cây là Nhật, Tây Bắc Âu, Mỹ La tinh, Châu á Thái Bình Dương... Bên cạnh việc phát triển thị trường cho sản phẩm nước ép trái cây thì Công ty cũng vẫn phải chú ý tới vấn đề tiếp tục mở rộng thị trường cho sản phẩm Vang.
Về mặt kênh phân phối, do sản phẩm Vang và nước ép trái cây có cách thức tiêu dùng tương đối giống nhau nên các kênh phân phối cũng gần giống nhau. Kênh phân phối có hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại là hệ thống các siêu thị. Công ty nên tận dụng mối quan hệ với các siêu thị hiện đang phân phối sản phẩm Vang cho mình để phân phối sản phẩm nước ép trái cây. Bên cạnh đó, hệ thống các đại lý được dự đoán sẽ là nơi tiêu thụ sản phẩm nước ép trái cây rất hiệu quả. Sản phẩm nước ép trái cây của Công ty với tiêu chí chất lượng cao, giá rẻ có thể quan tâm phát triển kênh phân phối này.
Chính sách quảng cáo
Cơ sở lý luận
Ngày nay, quảng cáo đã trở nên quen thuộc đối với cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Quảng cáo là công cụ cạnh tranh quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp nhằm kích thích khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Quảng cáo nhìn chung có ba nhiệm vụ cơ bản: thông tin, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm. Mỗi nhiệm vụ thích hợp với từng giai đoạn cụ thể của chu kỳ sống sản phẩm.
Cơ sở thực tiễn
Hoạt động quảng cáo của Công ty Cổ phần Thăng Long vẫn chưa được chú trọng như nhiều doanh nghiệp sản xuất nước giải khát khác. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần đầu tư hơn đối với hoạt động quảng cáo về sản phẩm của Công ty. Thêm vào đó, nước ép trái cây là loại sản phẩm mới của Công ty, vì vậy Công ty càng nên chú trong hơn nhằm tạo cầu và kích thích nhu cầu của người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của Công ty.
Phương thức thực hiện
Các nội dung cụ thể của chính sách quảng cáo về nước ép trái cây của Công ty Cổ phần Thăng Long như sau:
-Xác định mục tiêu quảng cáo: sản phẩm nước ép trái cây của Công ty Cổ Phần Thăng Long được xem như là đang ở giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sống. Do đó, chính sách quảng cáo của công ty về sản phẩm ở giai đoạn này tập trung chủ yếu vào mục tiêu là thông tin sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.
-Thông tin quảng cáo có thể: “Nước ép trái cây là thứ nên uống, khi bạn có quyền lựa chọn”. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào loại phương tiện quảng cáo sẽ điều chỉnh cho phù hợp.
-Phương tiện quảng cáo: mục tiêu của quảng cáo trong thời gian này là giới thiệu cho nên công ty nên sử dụng nhiều loại phương tiện để quảng cáo. Tuy nhiên, để xác định phương tiện quảng cáo thích hợp cần xác định rõ phạm vi và tần suất cần quảng cáo, cụ thể như sau:
. Phạm vi quảng cáo: quảng cáo hàng năm phải đảm bảo bao quát 70% khách hàng mục tiêu của Công ty. Công ty đặt lượng khách hàng mục tiêu là khoảng 6 triệu người (Chiếm 10% thị phần). Do vậy, lượng khách hàng biết đến quảng cáo của công ty là 4,3 triệu người/ hàng năm.
.Tần suất xuất hiện quảng cáo: phải đảm bảo trong khoảng thời gian nhất định mỗi khách hàng mục tiêu phải bắt gặp quảng cáo 10 lần.
.Lựa chọn loại hình truyền tin: gồm có Báo, Truyền hình, phát thanh, tạp chí, quảng cáo ngoài trời, các loại khác,…Trong đó, chủ yếu là TiVi và báo.
-Ngân sách quảng cáo: Ngân sách quảng cáo sẽ tính theo chi phí quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh và mức chi cho quảng cáo các loại sản phẩm Vang truyền thống của Công ty, bình quân khoảng 500 triệu/ năm.
Bảng 31. Tổng hợp chi phí quảng cáo
TT
Phương tiện quảng cáo
Đơn giá
Tần suất quảng cáo
Giá thành
(Đơn vị: Tr.Đ)
1
Báo
2 triệu/1 trang bình thường
24 lần /6 tháng
48
2
Truyền hình
11 triệu/30 giây/giờ bình thường
30 lần/6 tháng
330
3
Tạp chí
3 triệu/trang bình thường
24 lần/6 tháng
72
4
Quảng cáo ngoài trời
10 triệu/ tháng, khu cao điểm
6
60
5
Internet
10 triệu/Wedsite/6 tháng
1 lần/6 tháng
10
Tổng
520
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Công ty mỗi năm chỉ nên quảng cáo 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 3 tháng. Từ việc tính toán ở bảng trên cho thấy Công ty nên chi cho quảng cáo hàng năm là khoảng 520 triệu đồng.
Giải pháp về vốn
Cơ sở lý luận Đầu tư đổi mới luôn yêu cầu phải có vốn. Nói cách khác, thiếu vốn sẽ không thể thực hiện được các hoạt động đầu tư, thậm chí là toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn, nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong có thể lấy từ lợi nhuận trích lại cho đầu tư hoặc phát hành thêm cổ phiếu (Đối với công ty cổ phần). Nguồn vốn bên ngoài có thể vay từ các quỹ tín dụng đầu tư, từ ngân hàng hoặc từ các tổ chức khác...
Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu nguồn vốn hiện có của Công ty Cổ phần Thăng Long cho thấy Công ty không đủ vốn để đầu tư cho dây chuyền mới. Vì vậy, Công ty phải tính toán phương án huy động thêm vốn. Phương án huy động thêm vốn quen thuộc của Công ty là phát hành thêm cổ phiếu và vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp này lượng vốn đầu tư bổ sung không lớn nên Công ty chỉ nên phát hành thêm cổ phiếu là đủ.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tính toán cụ thể nhu cầu vốn cho đầu tư bổ sung dây chuyền sản xuất nước ép trái cây.
Bảng 32. Nhu cầu vốn đầu tư bổ sung sản xuất nước ép trái cây
STT
Loại vốn
Lượng vốn (triệu Đ)
1
Vốn cố định
520
2
Vốn lưu động
Nguyên Liệu
Lao động (đào tạo)
1.000
50
3
Chi phi quảng cáo
520
3
Chi phí khác
50
Tổng
2.140
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Bước 2: Xác định số cổ phiếu cần phát hành. Mệnh giá quy định của Công ty Cổ phần Thăng Long là 50 nghìn đồng/ cổ phiếu. Vậy công ty cần phát hành thêm 42.800 cổ phiếu.
Bước 3: Xác định phương thức bán cổ phiếu. ưu tiên bán cổ phiếu cho những người lao động của Công ty (khoảng 40% tổng số phiếu), sau đó phần còn lại bán tự do trên thị trường chứng khoán (khoảng 60% tổng số phiếu).
. Đánh giá hiệu quả chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây
Vấn đề cơ bản không thể thiếu đối với bất kỳ chiến lược, phương án hay giải pháp nào cũng phải đánh giá tính hiệu quả. Để quyết định xem liệu có nên thực hiện chiến lược đa dạng hoá nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long hay không cần phải đánh giá tính hiệu quả của chiến lược này cả vê mặt định lượng lẫn định tính. Tính hiệu quả của chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây được tính toán cụ thể như sau:
Ô Về mặt định lượng:
- Công suất dự kiến: Công suất dự kiến phải thoả mãn ba ràng buộc: (1) Không vượt quá công suất tối đa cho phép; (2) Không vượt quá nhu cầu thị trường và (3) Không thấp hơn điểm hoà vốn.
ẹCông suất sản xuất thiết kế của dây chuyền hiện tại là 15 triệu lít / năm, nhưng hiện nay chỉ mới khai thác được 1/3 công suất, tức là công suất thực tế hiện nay chỉ ở mức là 5 triệu lít / năm; công suất dư thừa hiện tại là 10 triệu lít/ năm, là công suất tối đa cho sản xuất nước ép trái cây.
ẹNhu cầu thị trường về sản phẩm nước ép trái cây rất lớn, với riêng thị trường nội địa Công ty dự kiến chiếm thị phần 10%, tương ứng với 6 triệu khách hàng, mỗi khách trung bình dự kiến tiêu dùng 1 lít / tháng, vậy nhu cầu thị trường đối với Công ty là 7,2 triệu lít / năm (6 triệu người x 12 tháng x1 lít x 10% thị phần = 7,2 triệu lít).
ẹ Sản lượng hoà vốn của công ty là:
Q= FC/ (1-V/P)
Trong đó:
FC là chi phí cố đinh hàng năm
V chi phí biến đổi trung bình cho một lít sản phẩm
P giá trung bình cho một lít sản phẩm
Các tính toán:
Chi phí cố định hàng năm bằng tổng chi phí đầu tư bổ sung khấu hao đều trong 5 năm
FC= 520 triêu / 5 = 104 triệu / năm
Chi phí biến đổi trung bình
V= (11+6)/2 = 8,5
P = (19,5+10) /2 = 15
Suy ra: Q HV = 104/ (1-8,5/15) = 240.184 lít / năm
Như vậy, công suất hiệu quá đối với sản phẩm nước ép trái cây là khoảng 7,2 triệu lít. Trong đó, công suất dòng sản phẩm loại A là 2,5 triệu lít; công suất loại B là 4,7 triệu lít.
- Doanh thu hàng năm đối với sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long là:
ẹDòng sản phẩm A
Doanh thu = Sản lượng x giá bán
TRA= 2,5 triệu lít x 19,5 nghìn đồng = 48,75 tỷ đồng
ẹDòng sản phẩm B
Doanh thu = Sản lượng x giá bán
TRB= 4,7 triệu lít x 12 nghìn đồng = 56,4 tỷ đồng
Tổng doanh thu TRt= TRA + TRB = 48,75 + 56,4 = 105,15 tỷ đồng (1)
- Tổng chi phí hàng năm đối vơi sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long:
ẹTổng chi phí biến đổi:
Dòng sản phẩm A
Tổng chi phí biến đổi = Sản lượng x chi phí biến đổi trung bình cho sản phẩm A
VCA= 2,5 triệu lít x 11 nghìn đồng = 27,5 tỷ đồng
Dòng sản phẩm B
Tổng chi phí biến đổi = Sản lượng x chi phí biến đổi trung bình cho sản phẩm A
VCB= 4,7 triệu lít x 6 nghìn đồng = 28,2 tỷ đồng
Tổng chi phí biến đổi trung bình trong một năm:
VCT= 27,5 +28,2 = 55,7 tỷ đồng (2)
ẹTổng chi phí cố định
Tổng chi phí đầu tư bổ sung là 520 triệu đồng, dự kiến khấu hao trong 5 năm, do vậy mỗi năm sẽ khấu hao là 104 triệu / năm. (3)
ẹ Các loại chi phí khác
Chi phí quảng cáo: 520 triệu / năm
Chi phí đào tạo: 50 triệu /năm
Chi phí khác: 50 triệu /năm
Tổng chi phí khác: 620 triệu/ năm (4)
Như vậy, Tổng chi phí hàng năm là:
TC (hàng năm) = (2) + (3) + (4) = 55700 triệu đồng + 104 triệu + 620 triệu
= 56.424 triệu đồng / năm (5)
- Lợi nhuận hàng năm sẽ là:
* LN thô (hàng năm) = Tổng doanh thu – tổng chi phí
= (1) – (5) = 105,15 tỷ đồng – 56,424 tỷ đồng
= 48,726 tỷ đồng (6)
* Thuế thu nhập doanh nghiệp = 30% x 48,726 tỷ đồng = 14,617 tỷ đồng (7)
* Lợi nhuận ròng = (6) - (7) = 34,109 tỷ đồng / năm
* Tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận ròng/ doanh thu
= (34,109 tỷ đồng / 105,15 tỷ đồng) x 100% = 32,43%
Bảng 33. Lợi nhuận của chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long
STT
Khoản mục
Đơn vị
Giá trị
1
Doanh thu
Triệu đồng
105150
2
Chi phí chi phí cố đinh
Triệu đồng
104
3
Chi phí biến đổi
Triệu đồng
55700
4
Chi phí khác
-Chi phí quảng cáo
-Chi phí đào tạo
- Khác
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
620
520
50
50
5
Lợi nhuận thô
Triệu đồng
48,726
6
Thuế (30%)
Triệu đồng
14,617
7
Lợi nhuận ròng
Triệu đồng
34,109
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Ô Về mặt định tính
Tạo thêm công việc cho người lao động của Công ty Cổ phần Thăng Long
Tạo thêm công việc cho người lao động tại các vùng nguyên liệu mà công ty mua.
- Góp phần tăng ngân sách nhà nước hàng năm với con số không nhỏ.
Một số kiến nghị với nhà nước
Có chính sách thông thoáng hơn đối với ngành nước giải khát nói chung và nước ép trái cây nói riêng.
Có nhiều biện pháp tích cực hơn đối với những sản phẩm nước ép trái cây nhập lậu vào Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
PGS. TS Lê Văn Tâm “Giáo trình Quản trị doanh nghiệp”, 2003, NXB Thống Kê.
GS. TS Nguyễn Đình Phan “Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp”, 1999, NXB Giáo dục.
PGS. TS Lê Văn Tâm “Giáo trình Kinh tế tổ chức sản xuất”, 2000, NXB Giáo dục.
Công ty Cổ phần Thăng Long “Chiến lược sản phẩm đến năm 2010”, 2004.
Công ty Cổ phần Thăng Long “Báo cáo kết quả dự án”,2004
Mục lục
Lời mở đầu
Bảng 3. Cơ cấu thiết bị bố trí ở các công đoạn sản xuất
TT
Danh mục thiết bị ở các công đoạn sản xuất
ĐVT
Số lượng
Năm sản xuất
Nước sản xuất
Năm sử dụng
Nguyên giá (Tr.Đ)
Giá trị còn lại (Tr.Đ
I
Khâu sơ chế nguyên liệu
1
Máy thái quả
C
2
1993
Trung Quốc
1993
11
5,9
2
Máy ép quả
C
1
3
Máy sấy dứa
C
1
4
Tank Inox 25m
C
10
1996
Việt nam
1996
384,4
274,2
5
Bể bã Inox
C
1
1998
Việt nam
1998
32
16
6
Bể bã Inox
C
1
1995
Việt nam
1995
53,8
27,1
7
Đường ống Inox
Hệ thống
1
1995
Việt nam
1995
105,2
56,45
8
Bộ rửa tay Inox
Bộ
1
2001
Việt nam
2001
11,5
7,5
9
Bàn trược Inox
C
1
2001
Việt nam
2001
9,4
5,4
10
Máy bơm Inox
C
3
Liên Xô
11
Máy bơm Ebara
C
1
Italia
II
Khâu bảo quản dịch quả cho sản xuất
1
Tank Inox 5m3kiểu nằm
C
1
1994
Việt nam
1994
18
10
2
Tank Inox 10m3kiểu nằm
C
4
1994
Việt nam
1994
69,2
39
3
Tank sắt nằm 25m3
C
53
1996
Việt nam
1996
Đã hết khấu hao
4
Tank sơn Epoxi dung tích 9m3
C
2
Mỹ
Đã hết khấu hao
5
Tank sắt 10m3
C
12
Việt nam
Đã hết khấu hao
6
Tank Inox 25m3
C
13
1996
Việt nam
1996
499,72
321,36
7
Tank Inox 33,3m3 có khuáy
C
4
1990
Mỹ
1990
28
19,53
8
Máy bơm
C
4
III
Khâu giữ giống và nhân giống nắm men, phân tích và đảm bảo chất lượng sản phẩm
1
Tủ lạnh
C
1
Nhật
2
Tủ ấm
C
1
3
Nồi hấp 50lít
C
1
Liên xô
4
Kính hiển vi
C
1
5
Cân phân tích
C
1
Nhật
6
Tank 1m3
C
1
7
Bộ chưng cất thuỷ tinh
C
1
Anh
(Nguồn: Báo cáo kết quả dự án- Viện nghiên cứu rươu bia nước giải khát, năm 2004)
Bảng 6: Các chỉ tiêu sử dụng vốn
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
2003
So sánh 2002 / 2001
So sánh 2003 / 2002
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Chênh lệch
Tỷ lệ %
1
Doanh thu thuần
triệu đồng
58399
59235
65000
836
1.43
5765
9.73
2
Lợi nhuận
triệu đồng
4390
4750
4800
360
8.20
50
1.05
3
Tổng vốn bình quân
a.Vốn cố định
b.Vốn lưu động
nghìn đồng
39463768
16127251
23336517
44776229
20729935
24046294
46363000
21243000
25120000
5312461
4602684
709777
13.46
28.54
3.04
1586771
513065
1073706
3.54
2.47
4.47
4
Sức sản xuất của vốn (1) : (3a)
đồng
3.62
2.85
3.06
- 0.77
- 21.27
0.21
7.37
5
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cố định (2) : (3a)
%
0.27
0.23
0.23
- 0.04
0
6
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (3b) : (1)
hệ số
0.4
0.41
0.39
0.01
2.50
- 0.02
- 4.80
7
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn lưu động (2) : (3b)
%
0.19
0.20
0.19
0.01
- 0.01
8
Số lần chu chuyển vốn lưu động / năm (1) : (3b)
lần
2.50
2.46
2.58
- 0.04
-1.6
0.12
4.88
9
Số ngày chu chuyển vốn lưu động / năm = 360 : (8)
ngày
144
146.34
139.53
2.34
1.63
- 6.81
- 4.65
10
Số lần chu chuyển tiền vốn. (1) : (3)
lần
1.48
1.32
1.40
-0.16
- 10.81
0.08
6.06
(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty Cổ phần Thăng Long)
Bảng : Tình hình thực hiện doanh thu theo mặt hàng kinh doanh
STT
Tên sản phẩm
Năm 2001
(1000 lít)
Năm 2002
(1000 lít)
Năm 2003
(1000 lít)
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Chênh lệch
Tỷ lệ %
1
Vang Thăng Long
2.634
2.700
3.200
66
2,51
500
18,52
2
Vang Sơn tra
568
580
600
12
2,11
20
3,45
3
Vang Nho
320
340
360
20
6,25
20
5,88
4
Vang Dứa
456
466
480
10
2,19
14
3,00
5
Vang 2 năm
400
410
430
10
2,50
20
4,88
6
Vang 5 năm
420
424
430
4
0,95
6
1,42
Tổng
4.798
4.920
5.500
122
2,54
580
11,79
(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty cổ phần Thăng Long)
Bảng : Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo hình thức tiêu thụ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2003/2002
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Doanh số bán
58.399
100
59.235
100
65.000
100
5.765
9,73
Bán buôn
56.238
96,3
57.753
97,5
63.700
98
5.947
10,3
Bán lẻ
2.161
3,7
1.482
2,5
1.300
2
- 182
- 12,28
(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty cổ phần Thăng Long)
Bảng : kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thời gian
Quý
Năm 2001
(1000 lít)
Năm 2002
(1000 lít)
Năm 2003
(1000 lít)
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Quý I
1.762
1.800
2.160
38
2,16
360
20
Quý II
778
790
812
12
1,54
22
2,78
Quý III
861
870
920
9
1,05
50
5,75
Quý IV
1415
1.460
1.608
45
3,18
148
10,14
Tổng
4.816
4.920
5.500
104
2,16
580
11,79
(Nguồn: Phòng Thị trường - Công ty cổ phần Thăng Long)
Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
So sánh 20032002
So sánh 2004/2003
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Chênh lệch
Tỷ lệ %
1
Tổng doanh thu
triệu đồng
59235
65000
66.290
5765
9.73
1290
1.98
2
Tổng chi phí
triệu đồng
54485
60200
61.159
5715
10.49
959
1.59
3
Lợi nhuận
triệu đồng
4750
4800
5131
50
1.05
331
6.89
4
Nộp ngân sách NN
triệu đồng
10178
10657
11594
479
4.71
937
8.7
5
Tổng vốn KD:
a. Vốn cố định
b. Vốn lưu động
Nghìn đồng
44776229
20729935
24046294
46363000
21243000
25120000
48298974
22046500
26252474
1586771
513065
1073706
3.54
2.47
4.47
1935974
803500
1132474
4.18
3.78
4.91
6
Hiệu quả sử dụng
đồng
1.09
1.08
1.084
-0.01
-0.92
0.004
0.37
7
Tổng quỹ lương
triệu đồng
2924
3.242
3517
318
10.88
275
8.48
8
Tổng số lao động
người
295
310
315
15
5.08
5
1.61
9
Thu nhập bình quân
1000/người/
tháng
1400
1600
1700
200
14.29
5.100
6.25
10
Tổng số lao động
triệu đồng
200.8
209.68
210.44
8.88
4.42
0.76
0.36
11
Năng suất lao động bình quân/người
%
10.61
10.35
9.38
-0.01
12
Tỷ suất lợi nhuận/
Tổng vốn KD
%
8.72
7.97
8.38
-0.75
13
Tỷ suất LN trên tổng doanh thu
%
8.02
7.38
7.74
-0.64
14
Số vòng quay VLĐ
vòng
2.46
2.58
2.53
0.12
4.88
-0.05
-1.94
15
Mối quan hệ giữa tốc độ tăng W và V
chỉ số
0.14
0.13
0.12
-0.01
-7.14
-0.01
-7.69
Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty cổ phần Thăng Long, 2004
Sơ đồ 1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Thăng long
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc sản xuất
Phòng Công nghệ và Quản lý SX
Phòng Kế toán
Phòng Thị trường
Phòng Cung tiêu
Phòng Nghiên cứu - Đầu tư - Phát triển
Phòng Cơ điện
Ban bảo vệ
Phòng Tổ chức
Phòng Hành chính tổng hợp
Phòng Quản lý chất lượng (QC)
Tổ xử lý nước thải
Tổ sửa chữa
Các tổ sản xuất
Tổ kho vận
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long.doc