Qua thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã tìm và
biết được một Trung Hoa cao cả và tốt đẹp của nhân dân Trung Hoa chống lại
cái Trung Hoa tàn bạo, qua các đế chế Hán – Đường. Một kỷ nguyên mới được
mở ra. Bối cảnh chính trị tốt đẹp này chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho
sự phục hưng đất nước, phục hưng văn hóa. Hiện nay, để xây dựng cơ sở vật
chất cho chủ nghĩa xã hội, trong thời đại ngày nay, hội nhập là xu hướng tất yếu.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc đấu tranh chống đồng hóa về văn hóa và tư tưởng của dân tộc Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc với việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Minh Trí
97
CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỒNG HÓA
VỀ VĂN HÓA VÀ TƯ TƯỞNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
THỜI KỲ BẮC THUỘC VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG
QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
NGUYỄN MINH TRÍ*
TÓM TẮT
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là quy luật phát triển văn hóa, quy luật tất yếu của đời
sống, một nhu cầu tự nhiên của con người hiện tại. Bất kỳ nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng
Việt Nam thời Bắc thuộc nào cũng đặt ra câu hỏi tại sao một quốc gia nhỏ như Việt Nam
lại bảo vệ được chủ quyền của dân tộc là làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc
trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc? Đây là vấn đề cực kỳ hấp dẫn đối với những nhà
nghiên cứu! Thông qua cuộc đấu tranh chống đồng hóa về văn hóa – tư tưởng tác giả làm
rõ nguyên nhân thắng lợi trong cuộc đấu tranh này đồng thời liên hệ với việc bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Đây là vấn đề thời sự
và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Thông qua bài nghiên cứu tác
giả khơi dậy tư tưởng yêu nước của tầng lớp thanh thiếu niên trong quá trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc
ABSTRACT
The fight against asimilation of Vietnamese cultures and thoughts in
the period of domination by Northern invaders together with
the fight for preservation and developmennt
of national traditions in globalization
Cultural exchange is a cultural development rule, an integral part of life and a
natural demand of humans. No historian can study about Vietnamese thoughts in the
period of domination by Northern invaders without asking himself a question why such a
small country like Vietnam could manage to protect its sovereignty and enrich its national
traditions during over 1000 years under domination. This question is particularly
* ThS, Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp. HCM
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
98
appealing to historical researchers. Through the fight against assimilation of Vietnamese
cultures and thoughts, the author points out the reasons for its victory as well as finds a
cultures and thoughts, the author points out the reasons for its victory as well as finds a
connection with the preservation and development of these cultural traditions in
globalization nowadays. His report helps to provoke the young’s patriotism in building
and protecting our country.
1. Mở đầu
“Giao lưu và tiếp biến văn hóa là
quy luật phát triển văn hóa, quy luật tất
yếu của đời sống, một nhu cầu tự nhiên
của con người hiện tại”1. Xét về thực
chất, giao lưu văn hóa chính là sự tác
động biện chứng giữa các yếu tố nội sinh
và ngoại sinh của quá trình phát triển.
Trong đó yếu tố nội sinh, mà trọng tâm là
con người, giữ vai trò quyết định trong
việc định hướng mối quan hệ của chúng
với các yếu tố ngoại sinh. Ngược lại, yếu
tố ngoại sinh ảnh hưởng mạnh mẽ dưới
dạng kích thích hay kìm hãm sự tiến triển
của yếu tố nội sinh.
Kinh nghiệm của thế giới cũng như
các nước trong khu vực cho thấy, không
một nền văn hóa nào phát triển được bên
ngoài sự giao lưu với các nền văn hóa
khác. Hơn lúc nào hết, đồng thời với việc
xây dựng kinh tế, phải tích cực, chủ động
giao lưu và tiếp biến văn hóa tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Mỗi
dân tộc đều có một truyền thống văn hóa
của mình, phát triển văn hóa dân tộc
chính là góp phần làm cho văn hóa của
các dân tộc trong khu vực và thế giới
thêm phong phú. Quá trình giao lưu đi
đôi với tiếp thu tinh hoa văn hóa Á Đông
và thế giới càng làm cho văn hóa dân tộc
thêm phong phú và sẽ góp phần làm giàu
thêm cho văn hóa thế giới. Với cách ứng
xử ấy cho phép một xã hội, một nền văn
hóa biến đổi mà không mất đi tính độc
đáo và bản sắc riêng của mình; vừa biết
tiếp nhận những yếu tố từ bên ngoài mà
không để mình bị tha hóa, biến chất. Như
vậy giao lưu văn hóa giữa các quốc gia là
cần thiết và có lợi cho mỗi dân tộc.
Việt Nam sau bước hội nhập đầu
tiên vào Asean, nay đã trở thành thành
viên của WTO, như thế đã thực sự tham
gia vào quá trình toàn cầu hóa. Quá trình
toàn cầu hóa tạo ra cho Việt Nam những
thời cơ thuận lợi, có thể “đi tắt đón đầu”
để phát triển cùng các quốc gia phát triển
trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên,
toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức
mà dân tộc Việt Nam phải vượt qua. Đó
là thách thức trong việc giữ vững độc lập
tự chủ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Những thách thức đó bao
gồm cả nguy cơ suy thoái, đặc biệt là
nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của
một bộ phận người Việt Nam hiện nay.
Đó là hệ lụy của lối sống “xã hội tiêu
dùng” đang ảnh hưởng ngày càng sâu
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Minh Trí
99
rộng trong một bộ phận nhân dân, nhất là
giới trẻ. Chính lối sống như vậy đã làm
băng hoại những nguyên tắc luân lý sơ
đẳng, tạo nên lối sống xa lạ với truyền
thống phương Đông và dân tộc, là biểu
hiện quan niệm “lệch chuẩn”, đối lập với
quan niệm truyền thống tốt đẹp của người
Việt Nam. Nghị quyết Đại hội toàn quốc
lần thứ VIII của Đảng đã nhận định: “Tệ
sùng bái nước ngoài, coi thường những
giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống
thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại
đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh
dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình,
quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng
nghiệp”2. Chính vì vậy, đối với nước ta,
chưa bao giờ, việc giữ gìn và phát huy
bản sắc dân tộc lại được đặt ra một cách
bức xúc như hiện nay. Bởi đây không chỉ
là điều kiện để phát triển lành mạnh con
người và xã hội mà còn có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển bền vững và
tiến bộ của đất nước. Vì vậy, để từng
bước xây dựng được cuộc sống văn
minh, hạnh phúc, Đảng và nhân dân Việt
Nam đã đề ra mục tiêu: cùng với công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mở cửa giao lưu nhằm hội nhập văn hóa
là một trong những con đường đúng đắn,
con đường tối ưu của việc phát triển nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn
đề trên, trong Nghị quyết Hội nghị lần
thứ năm của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một
bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”3. Bởi
văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần
của xã hội, là động lực và mục tiêu để
phát triển lành mạnh con người và xã hội
mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển bền vững và tiến bộ của đất
nước. Để góp phần vào việc giải quyết
nhiệm vụ chung đó, tôi chọn “Cuộc đấu
tranh chống đồng hóa về văn hóa và tư
tưởng của dân tộc Việt Nam thời kỳ Bắc
thuộc với việc bảo tồn và phát huy bản
sắc dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa
hiện nay” làm nội dung nghiên cứu góp
phần vào quá trình bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội
nhập quốc tế.
2. Nội dung
Trong lịch sử cổ đại, Trung Quốc
là một nước lập quốc sớm và trở thành
một trong những trung tâm văn minh lớn
của phương Đông. Khi mới thành lập
nước (vào thế kỷ XXI TCN) địa bàn
Trung Quốc chỉ mới là một vùng ở trung
lưu lưu vực Hoàng Hà. Từ cuối thế kỷ
thứ III TCN Trung Quốc trở thành một
nước phong kiến thống nhất. Từ đó nhiều
triều đại của Trung Quốc đã bành trướng
sang các nước xung quanh và phát triển
thành một đế chế lớn, đất rộng, người
đông. Quá trình dựng nước của Trung
Quốc gần như đi đôi với quá trình bành
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
100
trướng với hệ tư tưởng làm nền tảng của
chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc là
thuyết “bình thiên hạ”. Từ đời Chu, các
vua Trung Quốc tự xưng là “Thiên tử”
(con trời), làm vua theo “Thiên mệnh”
(mệnh trời). Đó là sự thần thánh hóa
quyền uy, chức năng của nhà vua và cả
bản thân nhà vua theo quan niệm tôn
quân tuyệt đối. Do đó, tất cả đất đai, con
người dưới gầm trời đều là của vua.
“Quân tử” là mẫu người lý tưởng của giai
cấp thống trị, sinh ra thực hiện cái đạo “tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Khái niệm
“thiên hạ” từ đó trở thành tham vọng đi
bành trướng của giai cấp thống trị Trung
Quốc. Đây là học thuyết chính trị được
khoác màu tôn giáo nhằm biện hộ cho
hoạt động bành trướng. Sau khi đánh bại
An Dương Vương, Triệu Đà nhập nước
Âu Lạc vào nước Nam Việt. Bắt đầu thời
kỳ dân tộc Việt Nam chịu ách thống trị
của ngoại bang. Ách thống trị ngoại bang
kéo dài hơn nghìn năm, nhưng không liên
tục. Ách thống trị ngoại bang kéo dài hơn
nghìn năm, trải qua các triều đại Tây Hán
(111TCN - 08CN), Đông Hán (23 - 220),
Ngô (220 - 280), Tấn (280 - 420), Thời
kỳ Nam – Bắc triều (420 - 602), Tùy
(602 - 618), Đường (608 - 905). Các triều
đại Trung Quốc xâm lược Việt Nam là
những thế lực có tiềm năng về mọi mặt
như binh hùng, tướng mạnh, chiến lược,
chiến thuật quân sự giỏi, vũ khí hiện đại
hơn dân tộc ta rất nhiều.
Trong hơn nghìn năm xâm lược
và đô hộ nước ta, các triều đại phong
kiến phương Bắc đã thực hiện nhiều
chính sách và biện pháp đồng hóa nhân
dân, biến nước ta thành một bộ phận đất
đai của Trung Quốc. Trong cuộc đấu
tranh trường kỳ và vô cùng gian khổ,
quyết liệt đó, đã nhiều lần, nhân dân ta
giành thắng lợi, đuổi kẻ thù ra khỏi bờ
cõi, xây dựng chính quyền tự chủ, tự định
đoạt công việc của mình. Công cuộc đấu
tranh đó cũng là cơ sở cho nhân dân ta
giữ gìn và phát triển sản xuất, phát triển
nền kinh tế. Mặc dù, từ Triệu đến Đường,
chính quyền đô hộ ra sức cai trị, vơ vét
rất tàn bạo nhưng vẫn không khuất phục
được tinh thần đấu tranh giành độc lập
của dân tộc ta. “Đây là thời kỳ đầy máu
và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu
hiện hết sức quật cường cũng như sự
vươn lên kỳ diệu của một tộc người”4.
Trần Quốc Vượng đã nhận định: “Thời
kỳ này gọi là thời nghìn năm Bắc thuộc,
song có lẽ đúng hơn là thời Bắc thuộc và
chống Bắc thuộc, vì người Việt chưa bao
giờ chịu khuất phục”5.
Với âm mưu biến nước ta thành
một bộ phận của Trung Quốc, sau khi
xâm lược chúng đã thực hiện chính sách
đồng hóa trên tất cả mọi lĩnh vực thể
hiện:
Chính sách về chính trị – xã
hội, thiết lập bộ máy đô hộ, đưa quan lại,
pháp luật sang để cai trị; dùng chính sách
mua chuộc bằng vật chất, dụ dỗ hoặc phá
rối các quốc gia và các cộng đồng láng
giềng, xúi giục họ đánh nhau rồi mượn
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Minh Trí
101
cớ can thiệp; thiết lập nền thống trị chính
trị – hành chính khắc nghiệt, bóc lột đè
nặng, với quan đô hộ, quân chiếm đóng
và một bè lũ quan lại thu cống phẩm, tô
thuế, vơ vét của cải của các vùng đất
chinh phục; đồng hóa cư dân bản địa, dựa
trên sự hủy diệt mọi tinh hoa văn hóa dân
tộc rồi áp đặt lên vùng đất đai và cư dân
bị chinh phục cái gọi là “chính quốc
Trung Quốc”. Phan Huy Lê nhận định:
“Tuy nhà Hán đã đặt được bộ máy đô hộ
ở cấp châu, cấp huyện. Song chính giới
thống trị Hán tộc cũng phải thú nhận rằng
chúng chỉ có thể “dùng tục cũ mà cai trị”,
chúng không nắm được huyện vì ở huyện
vẫn phải theo chế độ lạc tướng cha truyền
con nối của người Việt. Điều đó có nghĩa
là đẳng cấp quý tộc Việt cổ truyền vẫn
giữ được thế mạnh là uy quyền của dân
tộc mà cai quản dân Việt”6.
Chính sách về kinh tế, chính
sách bao trùm của tất cả các chính quyền
phong kiến Trung Quốc là ra sức vơ vét
tài nguyên và của cải trên toàn cõi Việt
cổ. Tuy nhiên biện pháp của mỗi thời kỳ
khác nhau. Dựa vào một tổ chức quan lại,
quân đội tương đối chặt chẽ và khá mạnh,
chính quyền đô hộ ra sức bóc lột và đàn
áp nhân dân các châu, quận. Chúng ra
sức chiếm đất, xây dựng cơ sở kinh tế
riêng để duy trì lâu dài nền thống trị nước
Việt thể hiện: thứ nhất, là thực hiện chính
sách đồn điền; thứ hai, chúng bắt nhân
dân Việt cống nạp, đây cũng là một trong
những hình thức bóc lột nặng nề mà
chính quyền đô hộ sử dụng; thứ ba, đại
bộ phận nhân dân Việt phải nộp tô thuế
và chịu lao dịch cho chính quyền đô hộ.
Chính sách tô thuế của chính quyền
thống trị ngoại tộc rất nặng, có đến hàng
trăm thứ thuế, dân nghèo thậm chí phải
bán vợ, đợ con để trang trải thuế má và
kết quả dẫn đến nhiều nơi nông dân phá
sản. Ngoài ra, hàng năm nhân dân Việt
còn phải đi lao dịch rất cực khổ. Dưới
thời nhà Ngô, chúng bắt hàng nghìn,
hàng vạn trai tráng đất Việt đi lính, làm
bia thịt trong cuộc hỗn chiến Tam Quốc:
Ngụy, Thục, Ngô. Ngoài ra, chính quyền
phong kiến Trung Quốc đưa những thành
tựu kinh tế của họ vào nước ta nhằm
phục vụ chính sách bóc lột như cày bừa
bằng trâu, sử dụng phân bón,
Trong hơn nghìn năm, các triều đại
phong kiến phương Bắc đã “tích cực”
thực hiện mọi biện pháp nhằm đàn áp
nhân dân ta về quân sự, vơ vét về kinh tế,
đồng hóa xã hội, biến nước ta thành quận
huyện của Trung Quốc.
Chính sách về văn hóa, các thế
lực phong kiến Trung Quốc muốn thủ
tiêu văn hóa bản địa như trang phục, lễ
nghi, phong tục, tập quán để đồng hóa
nhân dân ta.
Mặt khác, chúng đưa dân Trung
Quốc di cư sang nước Việt hòng mang
sang phong tục tập quán lễ nghi, quy
phạm đạo đức phong kiến Trung Quốc để
truyền bá văn hóa một cách tự nhiên vào
nước ta thông qua giao tiếp đời sống
thường nhật. Ở dưới thời thống trị của
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
102
nhà Triệu và đặc biệt là nhà Tây Hán do
di dân Hán sang đất Việt ngày càng đông,
lại “ở lẫn với người Việt”, do đó dần dần
giữa hai phương thức Việt và Hán có sự
dung hòa và chuyển hóa lẫn nhau.
Chính sách về tư tưởng, phong
kiến Phương Bắc đặt chân đến đất Nam
không chỉ chuyên chở ý đồ chính trị mà
còn kéo theo văn hóa bản địa. Hành trang
chủ yếu của văn hóa bản địa là Nho giáo,
Lão – Trang, Đạo giáo và Phật giáo (có
nguồn gốc từ Trung Quốc) với nội dung
phục vụ cho mục tiêu đồng hóa. Không
có tài liệu thật chính xác về thời gian du
nhập và truyền bá Nho giáo, Phật giáo,
Đạo giáo vào Việt Nam. Nhưng có lẽ từ
đầu Công nguyên, cả tam giáo đều được
người Việt Nam tiếp nhận bằng tâm thức
của mình, thích nghi và bản địa hóa,
nhưng cơ bản chỉ tiếp thu một số nghi lễ,
triết lý phù hợp với tâm hồn người nông
dân Việt Nam.
Dưới ách thống trị ngoại bang kéo
dài hơn nghìn năm đã đè nặng lên vai dân
tộc ta. Với tinh thần quật khởi, bất khuất,
các tầng lớp nhân dân Âu Lạc, từ người
dân thường, quân sĩ đến quan lại, hào
trưởng, đã liên tục đứng lên chống lại
ách đô hộ khắp các nơi từ đồng bằng
cũng như miền núi, những cuộc khởi
nghĩa dù nhỏ hay lớn, dù lâu hay mau, dù
thành công hay bị đàn áp đã tỏ ra khí
phách ngoan cường và khẳng định bản
lĩnh trường tồn của một dân tộc anh
hùng. Sau một nghìn năm Bắc thuộc
chẳng những dân tộc không bị đồng hóa
mà trái lại làm cho nền văn hóa ngày
càng phong phú, đa dạng thể hiện bản
lĩnh của người Việt. Trong cuộc đấu
tranh chống “Hán hóa”, dân tộc Việt đã
kế thừa một cách chọn lọc thể hiện trên
các lĩnh vực:
Văn hóa chính trị: một nghìn năm
Bắc thuộc, bọn xâm lược ngoại bang đã
ra sức tìm mọi cách truyền bá Nho giáo,
Phật giáo, Đạo giáo vào nước ta. Nhưng
số người học theo Nho không nhiều, còn
Phật giáo, Đạo giáo lại đi sâu vào dân
gian, hòa lẫn vào trong tín ngưỡng bản
địa. Sự du nhập của Nho giáo Trung
Quốc vào Việt Nam không thể lấn át
hoặc đồng hóa bản sắc văn hóa Việt
Nam. “Người Việt Nam tiếp thu Nho
giáo không phải như gáo nước lạnh xối
trên cát khô mà là có phê phán, chọn lọc
từ Nho giáo những gì là tinh túy nhất để
bổ sung, phát triển, làm giàu cho nền văn
hóa truyền thống của mình”7. Qua cuộc
đấu tranh chống kẻ thù phương Bắc càng
ngày càng mạnh mẽ và có hệ thống bởi
sự trưởng thành của chính lực lượng
chống Bắc thuộc. Trong quá trình đấu
tranh chống lại âm mưu của các triều đại
phong kiến, các thủ lĩnh người Việt qua
các thế hệ đã trưởng thành lên rất nhiều
về tư duy chính trị, ý thức tổ chức nhà
nước. Mô hình nhà nước kiểu Hán đã
được các thế hệ thủ lĩnh người Việt tiếp
thu và học tập ở một mức độ nhất định và
lấy làm hình mẫu xây dựng nhà nước
riêng của người Việt. Xu hướng đấu
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Minh Trí
103
tranh giành lại chủ quyền và xây dựng
nhà nước theo mô hình Hán ngày càng
được củng cố và nâng cao thành lý luận.
Đây chính là thành tựu tư duy của dân tộc
để chống lại chính sách của kẻ thù, đồng
thời nó là điểm kế thừa và phát triển sáng
tạo của dân tộc Việt. Bên cạnh đó, lễ giáo
Trung Hoa ít nhiều đã tăng cường sự áp
chế trong gia đình và củng cố chế độ phụ
quyền (từ đầu công nguyên trở về trước
tính chất phụ quyền trong gia đình người
Việt cổ còn mờ nhạt), mặt khác nó không
thể ngăn cản được sự củng cố ở một mức
độ nhất định những truyền thống của dân
tộc Việt Nam, ví như lòng tôn kính và
biết ơn đối với cha mẹ tổ tiên. Vai trò của
người phụ nữ trong xã hội Việt được tôn
trọng khác với Trung Hoa.
Văn hóa sản xuất: trong quá trình
tiếp xúc với văn hóa Hán, dưới áp lực của
cưỡng bức, hoặc cũng có thể là tự nguyện
người Việt cổ thấy hay, thấy có lợi thì
làm theo, biểu hiện:
Trong nông nghiệp: công cụ bằng
sắt ngày càng phổ biến, kỹ thuật dùng
trâu bò làm sức kéo ngày càng phổ biến,
nhờ đó diện tích đất trồng trọt ngày càng
mở rộng, các công trình thủy lợi có điều
kiện phát triển. Nhân dân ta còn biết bón
phân để tăng độ phì nhiêu cho đất. Trải
qua quá trình lâu đời từ một nền nông
nghiệp thâm canh, tổ tiên ta đã phát triển
lên trồng lúa hai mùa từ rất sớm. Mặc dù
kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến
rõ rệt nhưng chính sách bóc lột nặng nề,
phiền nhiễu, vơ vét triệt để của chính
quyền đô hộ và bộ máy quan lại ngoại tộc
đông đảo đã làm cho đời sống nhân dân
hết sức khốn cùng.
Trong thủ công nghiệp: nhân dân ta
vốn nổi tiếng khéo tay, thành thạo trong
lĩnh vực thủ công nghiệp từ lâu đời. Vì
vậy, khi giao lưu đã có thêm bước tiến
đáng kể và nhiều ngành mới ra đời do
học hỏi nước ngoài thể hiện: kỹ thuật rèn
sắt, nghề gốm phát triển. Từ chỗ tiếp thu
kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc, nhân
dân ta đã chế tác những loại giấy tốt, chất
lượng có phần hơn giấy sản xuất ở miền
nội địa Trung Quốc. Bên cạnh đó, nghề
dệt và nghề đan lát là nghề phụ quan
trọng và phổ biến của nhân dân ta.
Ngoài ra, do nhu cầu quân sự nên
chính quyền đô hộ đã cho thiết lập một
hệ thống giao thông đường thủy và
đường bộ ở nước ta. Hệ quả khách quan
của thực tế này là quá trình giao lưu văn
hóa giữa các địa phương, giữa các nước
Đông Nam Á, và một số nước Tây Á
được đẩy mạnh.
Nhìn chung sự tiếp thu những thành
quả của văn hóa Hán trên lĩnh vực văn
hóa vật chất đã nâng cao thêm, ở một
mức độ nhất định, chất lượng đời sống
của một bộ phận dân cư Việt, ở một số
vùng, miền nhất định. Nhưng cần ghi
nhận một điều là ách tô thuế lao dịch
nặng nề của chính quyền đô hộ đè lên
đầu, lên cổ hầu như toàn bộ người dân
Việt đương thời.
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
104
Văn hóa sinh hoạt: Biểu hiện rõ
nét trong văn hóa sinh hoạt của dân tộc ta
là sự bảo tồn tiếng nói của dân tộc, tiếng
mẹ đẻ, và xây dựng hệ thống ngôn ngữ
văn học, với thành quả mà tổ tiên ta làm
được thật là kỳ diệu. Nhân dân ta đã tiếp
thu ảnh hưởng của Hán ngữ độc đáo và
sáng tạo, đã Việt hóa những từ ngữ ấy
bằng cách dùng, cách đọc, tạo thành lớp
từ sau này gọi là từ Hán – Việt. Văn minh
Văn Lang - Âu Lạc chưa tìm thấy chữ
viết. Nhưng qua thời Bắc thuộc, nhân dân
ta đã chấp nhận văn tự Hán, lắp ráp chữ
Hán để tạo nên chữ Nôm. Cùng với
phong tục dùng trống đồng, nhiều tục lệ
cổ truyền khác vẫn được giữ gìn như tục
cạo tóc hay búi tóc, xăm mình, chôn cất
người chết trong quan tài hình thuyền hay
thân cây khoét rỗng, tục nhuộm răng, ăn
trầu cau, Cố nhiên, trên đà phát triển
của tiến trình lịch sử, nhiều phong tục tập
quán đã thay đổi. Từ tập quán giã gạo
bằng chày tay, từ tục ở nhà sàn, dần dần
người Việt chuyển sang ở nhà đất bằng.
Văn học nghệ thuật, âm nhạc phát triển.
Tuy chịu ảnh hưởng của những nền
văn minh lớn như Trung Hoa, Ấn Độ và
sự giao lưu xã hội với Trung Hoa dưới
hình thức cưỡng bức, nhân dân ta vẫn
biết tiếp biến những yếu tố vay mượn
thành tài sản của dân tộc đặng bồi dưỡng,
xây dựng và phát triển nền kinh tế và văn
hóa dân tộc. Điều đặc biệt, khi vay mượn,
nhân dân ta vẫn thể hiện tinh thần sáng
tạo phù hợp với truyền thống của dân tộc.
Sau nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc
Việt không những không bị diệt vong,
không bị đồng hóa, mà còn lớn lên về
mọi mặt để có đủ sức mạnh vật chất và
tinh thần chiến thắng chủ nghĩa đại Hán,
giành độc lập dân tộc. Điều này cho thấy
sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam
là vô cùng to lớn. Sức mạnh đó, theo
chiều dài lịch sử, phát triển đủ mạnh để
bảo tồn bản thể đặc sắc của mình trong
cuộc đấu tranh chống lại sức mạnh đồng
hóa của nền văn hóa Hán đồng thời làm
phong phú vốn văn hóa của mình bằng
chính thành quả tri thức của kẻ xâm lược.
Bất kỳ ai đọc lịch sử Việt Nam cũng tự
đặt ra câu hỏi: vậy sức mạnh nào đã giúp
cho dân tộc đang trong giai đoạn hình
thành như thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc
(cách đây khoảng 2500 năm) có thể vượt
qua những thách thức dưới chính sách
đồng hóa thâm độc của các triều đại
phương Bắc, giữ vững được bản sắc văn
hóa của riêng mình? Ý nghĩa quan trọng
của việc khẳng định bản sắc dân tộc bảo
tồn nòi giống và bảo tồn độc lập trước
các thế lực ngoại bang? Có thể lý giải
những câu hỏi ấy từ chính thực tiễn sinh
động của cuộc đấu tranh chống đồng hóa
của dân tộc Việt Nam: Dân tộc Việt Nam
đã sớm định hình nền văn hóa dân tộc với
bản sắc riêng.
Từ thuở bình minh dựng nước, các
liên minh bộ lạc của các tộc Lạc Việt đã
cùng nhau sinh sống lâu đời trên một
lãnh thổ ổn định ở lưu vực sông Hồng
(Bắc bộ và Bắc Trung bộ). Cũng từ đó,
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Minh Trí
105
người Việt cổ đã hình thành cho mình
một lối sống riêng, cách ứng xử, tâm lý,
tín ngưỡng tôn giáo, sinh hoạt văn hóa,
nghệ thuật từ rất sớm toát lên những đặc
điểm của đời sống vật chất và đời sống
tinh thần đặc sắc thể hiện:
Về đời sống vật chất của người
Việt thể hiện lối sống của cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước trên một địa hình
sông nước của vùng nhiệt đới gió mùa.
Xã hội Văn Lang là một xã hội có một
nền kinh tế phát triển ở một mức độ nhất
định. Bên cạnh kinh tế nương rẫy là sự
phát triển của nông nghiệp lúa nước,
nghề chăn nuôi, nghề gốm, nghề luyện
kim từ thấp lên cao, trong đó nghề trồng
lúa nước đóng vai trò chủ đạo. Nguồn
lương thực chính là gạo, chủ yếu là gạo
nếp. Về nhà ở trong nơi cư trú là nhà sàn.
Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là
phương tiện đường thủy. Về đầu tóc,
người Hùng Vương có nhiều kiểu tóc
khác nhau. Phổ biến là lối cắt tóc ngắn và
búi tóc.
Về dời sống tinh thần, cư dân thời
Hùng Vương không chỉ đã đạt đến trình
độ thẩm mỹ, tư duy khá cao mà còn xác
lập được lối sống Việt Nam, truyền thống
Việt Nam, đặt cơ sở vững vàng cho toàn
bộ sự tồn tại và phát triển của dân tộc về
sau thể hiện:
Có nền văn hóa lâu đời, định hình
nên bản lĩnh riêng, kết quả nghiên cứu
của khảo cổ học, ngôn ngữ học, sử học,
dân tộc học đã chứng minh sự tồn tại của
nước Văn Lang trong lịch sử là có thật,
chứ không phải trong văn hóa dân gian,
trong trí tưởng tượng của chính khách.
Cái nôi của dân tộc Việt Nam là các lưu
vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông
Mã. Dân tộc Việt Nam sinh nở ở đây,
hình thành tại đây và phát triển tại đây,
đã có một cương vực ổn định, có một nền
văn hóa rực rỡ thông qua giải mã Trống
Đồng. Sự tồn tại của nhà nước Văn Lang
lúc này đã có những nền tảng tổ chức xã
hội, tinh thần riêng.
Có truyền thống yêu nước, đoàn kết
đấu tranh chống ngoại xâm, Trần Văn
Giàu nhận định, trãi qua quá trình đấu
tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc thì “Chủ
nghĩa yêu nước là tư tưởng chủ yếu, là
sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử dân
tộc Việt Nam”8. Nó là nguồn nội lực
quan trọng để dân tộc ta bảo tồn được
bản sắc dân tộc và chủ quyền quốc gia
suốt thời kỳ Bắc thuộc. Vì vậy, quá trình
hình thành và phát triển của hệ tư tưởng
yêu nước Việt Nam vốn xuất hiện sớm
gắn liền với sự xuất hiện nhà nước Văn
Lang là một trong những nguyên nhân
quyết định thắng lợi của dân tộc trong
suốt thời kỳ Bắc thuộc. Giai đoạn Văn
Lang – Âu Lạc là giai đoạn chưa xuất
hiện chữ viết nhưng thông qua truyền
thuyết và thần thoại truyền miệng đứng
đầu là những truyện yêu nước, thương
nòi, đoàn kết chung lưng chinh phục tự
nhiên, chiến đấu bảo vệ cuộc sống. Đây
chính là bản lĩnh được dày công xây
dựng và khẳng định một cách vô cùng
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
106
vững chắc, đủ sức vượt qua mọi thử
thách lâu dài và cam go thể hiện qua ba
câu chuyện: Truyện Hồng Bàng, Sơn
Tinh - Thủy Tinh và Thánh Gióng. Qua
ba câu chuyện này tư tưởng yêu nước
thương nòi ở trình độ sơ khai đã có
những nét tuyệt vời. Thời kỳ Bắc thuộc
dài hơn nghìn năm từ Hán đến Đường,
thời gian dài đăng đẳng, các chính quyền
phương Bắc tìm mọi cách xóa mờ lịch sử
của dân tộc ta, làm cho dân tộc ta quên
mất nguồn gốc của mình. Nhưng thông
qua văn học truyền miệng lòng tự hào về
tổ tiên được ghi đậm thêm mãi truyền
thống yêu nước thương nòi xây dựng
khối đoàn kết gắn bó mật thiết với nhau.
Chính vì vậy mà liên tục những cuộc
khởi nghĩa có tính dân tộc diễn ra đã hâm
nóng chủ nghĩa yêu nước không dứt kết
tinh trong những cơn bão lửa quật khởi
trong khí phách của các vị lãnh tụ kiệt
xuất như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí,
Mai Thúc Loan, và kết quả dân tộc ta
đã chiến thắng. Sau nghìn năm Bắc
thuộc, “ta vẫn là ta”, lớn mạnh hơn trước,
có ý thức vững chắc về quyền tồn tại của
dân tộc mình. Chính vì vậy, có thể khẳng
định chủ nghĩa yêu nước hình thành từ rất
sớm là một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất trong cuộc chống đồng
hóa và bảo vệ độc lập dân tộc trong thời
kỳ Bắc thuộc.
Nổi bật trong thời kỳ Bắc thuộc là
chủ nghĩa yêu nước luôn thể hiện qua
tình cảm đối với làng. Làng xã là tổ chức
hình thành sớm và tồn tại hàng ngàn năm
lịch sử, là nơi bảo lưu văn minh lúa nước,
văn hóa làng xóm. Có làng trước rồi mới
có nước. Làng là lũy tre xanh, là cái áo
giáp che chở cho dân trong làng chống lại
trộm cướp và ngoại xâm. Chính vì thế, từ
Hán đến Đường, chính quyền độ hộ cố
thâm nhập vào làng xã Việt Nam nhưng
trước sau không một triều đại phong kiến
nào nắm được làng xã và đặt nổi một hệ
xã quan trên nước ta.
Trong làng, người Việt cổ thời Văn
Lang, Âu Lạc đã có lối tư duy riêng, đó
là lối tư duy lưỡng hợp đã trở thành nhân
tố quan trọng quyết định thế ứng xử,
phương thức sống, nhân sinh quan của
người Việt cổ trước thời kỳ Bắc thuộc.
Đó là lối sống dung hòa, dung hợp, chấp
nhận mọi yếu tố trái ngược nhau trên
nguyên tắc cùng tồn tại, không loại trừ
nhau.
Văn Lang - Âu Lạc đã hình thành ý
thức đạo đức đặc trưng của dân tộc mình,
tuy còn đơn sơ nhưng là cơ sở điều chỉnh
hành vi, nền tảng để duy trì các tập tục, lễ
nghĩa mặc dù chưa thể hiện thành văn.
Đó là cơ sở để tiếp tục phát triển tư duy
trong thời kỳ Bắc thuộc: Phong tục tôn
kính và biết ơn cha mẹ tổ tiển; Coi trọng
vai trò của người phụ nữ trong xã hội;
Tôn kính những anh hùng, những người
có công với dân với nước. Người Việt
thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc đã có phong
tục, tập quán, tín ngưỡng và ngôn ngữ
riêng định hình nên bản lĩnh Việt và có
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Minh Trí
107
lối sinh hoạt văn hóa phong phú, mang
đậm tính chất nông nghiệp lúa nước.
Như vậy, có thể thừa nhận, cho đến
trước khi phương Bắc xâm lược, văn hóa
Văn Lang, Âu Lạc từng có nền văn hóa
tương đối phát triển. Có một lãnh thổ
chung, một tiếng nói chung, một cơ sở
kinh tế – xã hội gắn bó với thể chế một
nhà nước sơ khai, một lối sống mang sắc
thái riêng, phong tục tập quán riêng biểu
thị trong một nền văn hóa chung, đã tự
khẳng định sự tồn tại của mình như một
quốc gia văn minh có đủ điều kiện vững
vàng tiến lên, vượt qua mọi bão táp,
thách thức của lịch sử.
Trong suốt nghìn năm Bắc thuộc
ông cha ta đã bảo vệ thành công chủ
quyền của dân tộc do ta đã biết giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là
bài học lịch sử có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Trong thời Bắc thuộc và chống Bắc
thuộc văn hóa Việt Nam luôn có sức đề
kháng mạnh mẽ và có khả năng tiếp biến
phi thường, nhờ đó đã tạo dựng được bản
lĩnh vững vàng trong giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc. Trước sức mạnh xâm lăng
của văn hóa Trung Hoa, văn hóa Việt
Nam không bị đồng hóa, không đánh mất
bản sắc của mình. Sức đề kháng đó của
văn hóa Việt Nam có cội nguồn từ tầng
sâu của tâm hồn, trí tuệ, lòng tự tôn dân
tộc, không khuất phục trong mỗi con
người Việt Nam. Cội nguồn sức đề kháng
của văn hóa Việt Nam là như vậy, nên
chính sách đồng hóa về văn hóa và tư
tưởng trong suốt thời gian đô hộ cả ngàn
năm của phong kiến phương Bắc thậm
chí cả chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân
mới hơn trăm năm vẫn không thể làm
phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam. Dân tộc ta dù thất bại về mặt quân
sự nhiều lần, nhưng nhờ cội nguồn sức
mạnh đó, cuối cùng vẫn vùng dậy đánh
đuổi ngoại xâm giành độc lập dân tộc.
Hiện nay, sức đề kháng trong bản
lĩnh văn hóa Việt Nam đang một lần nữa
đứng trước thử thách với quy mô lớn từ
các giá trị văn hóa bên ngoài. Sự xâm
nhập đó không chỉ giới hạn ở quy luật
giao lưu, hội nhập văn hóa, mà còn ở
chính sách xâm lược về chính trị, quân sự
của các thế lực thù địch. Do vậy, giờ đây,
hơn lúc nào hết, chúng ta phải có chiến
lược nâng cao sức đề kháng văn hóa Việt
Nam một cách phù hợp để nâng cao bản
lĩnh văn hóa Việt Nam – vấn đề sống còn
của dân tộc ta. Do đó, trong quá trình mở
cửa hội nhập để phát triển, để từng bước
khẳng định vị thế của dân tộc trên trường
quốc tế phải giữ vững độc lập chủ quyền,
giữ được những giá trị tinh thần tốt đẹp
của dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là:
trong quá trình mở rộng quan hệ giao lưu
hợp tác quốc tế, sẽ không tránh khỏi
những va chạm, thậm chí đụng độ giữa
các giá trị truyền thống của dân tộc với
các giá trị bên ngoài. Thực tế đó đòi hỏi
chúng ta không những bảo tồn, giữ gìn,
khai thác các giá trị truyền thống mà còn
phải biết đưa chúng lên trình độ cao hơn
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
108
trong hoàn cảnh mới, đồng thời phải sáng
tạo thêm những giá trị mới phù hợp với
thời đại. Nghị quyết Bộ Chính trị
ĐCSVN số 09-NQ/TƯ ra ngày 18/2/1995
“Về một số định hướng trong công tác tư
tưởng hiện nay” xác định: “với tư cách là
nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực
thúc đẩy sự phát triển, đồng thời là mục
tiêu cao của chủ nghĩa xã hội, văn hóa có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi
dưỡng và phát huy nhân tố con người,
xây dựng xã hội mới và con người mới”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của
ĐCSVN họp cuối tháng 6 – 1996 tiếp tục
khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế –
xã hội”. Và gần đây, Hội nghị lần thứ 5
BCHTƯ ĐCSVN khóa VIII khẳng định:
“xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
“Tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc”
là cách diễn đạt cụ thể nhiệm vụ “phát
triển” và “bảo tồn” văn hóa.
Giữ gìn bản sắc dân tộc không
chỉ có nghĩa là trở về các giá trị truyền
thống, không có nghĩa là phục cổ, là đóng
kín. Nếu phục cổ một cách cực đoan thì
dễ trở thành dị biệt với nhân loại, mà phải
khai thác, phát triển đáp ứng nhu cầu
mới, đáp ứng những thách thức mới. Bản
sắc dân tộc trường tồn trong quá trình tái
tạo không ngừng, trong tiến hóa lịch sử,
theo phép biện chứng kế thừa và đổi mới,
kết hợp truyền thống với hiện đại. Giữ
gìn bản sắc văn hóa không những cần
được bảo tồn, mà phải đậm đà để làm gốc
cho sự phát triển. Nói đúng hơn, chúng ta
phải can đảm vứt bỏ những cái thừa, cái
lạc hậu, bảo tồn, phát huy cái nhân lõi
trong gía trị truyền thống – cái giúp ta gia
nhập thuận lợi và thành công vào xu thế
chung của thời đại. Ý thức sâu sắc tầm
quan trọng của vấn đề, tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X, khi nhấn mạnh
chủ trương phát triển văn hóa với tư cách
là nền tảng tinh thần của xã hội, Đảng ta
đã khẳng định: Tiếp tục phát triển sâu
rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc Xây dựng và hoàn thiện giá trị và
nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ
và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn
hóa đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống,
năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn
hóa con người Việt Nam . Đồng thời,
“tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác
quốc tế về văn hóa, chống sự xâm nhập
của các loại văn hóa phẩm độc hại, lai
căng,”. Đây chính là biểu hiện kết hợp
hài hòa, nhuần nhuyễn giữa truyền thống
với đổi mới mà tổ tiên đã vận dụng thành
công trong lịch sử.
3. Kết luận
Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt
Nam chống các triều đại phong kiến
phương Bắc là cuộc chiến tranh chính
nghĩa, mang tính quần chúng rộng rãi,
khi âm thầm, lúc công khai của một nước
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Minh Trí
109
nhỏ yếu về lực và thế chống lại thế lực
hùng mạnh nhất lúc bấy giờ để bảo vệ
độc lập chủ quyền, giữ gìn truyền thống
văn hóa của dân tộc.
Những nhân tố vật chất và tinh thần
được xây dựng trong thời kỳ dựng nước
đã tạo nên sức sống mãnh liệt, một bản
lĩnh của dân tộc, để một mặt bảo tồn
được những tinh hoa văn hóa vốn có, mặt
khác vẫn mạnh dạn tiếp nhận và cải biến
những yếu tố ngoại sinh nhằm đưa văn
hóa dân tộc vươn lên tầm cao mới, đủ sức
đập tan âm mưu đồng hóa của triều đại
phong kiến phương Bắc bảo vệ chủ
quyền của dân tộc và làm phong phú bản
sắc văn hóa của dân tộc. Như vậy trong
thời kỳ Bắc thuộc nền văn hóa Việt Nam
không co lại một cách bảo thủ và cô lập.
Nó không từ chối những đóng góp bên
ngoài, mà còn tỏ ra có khả năng thu nạp
và dung hòa mạnh những cái hay, cái đẹp
của nền văn hóa ngoại lai, kể cả các nước
đang đô hộ mình để làm phong phú cho
nền văn hóa dân tộc và tăng thêm tiềm
lực cho mọi mặt của đất nước.
Qua thời kỳ Bắc thuộc và chống
Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã tìm và
biết được một Trung Hoa cao cả và tốt
đẹp của nhân dân Trung Hoa chống lại
cái Trung Hoa tàn bạo, qua các đế chế
Hán – Đường. Một kỷ nguyên mới được
mở ra. Bối cảnh chính trị tốt đẹp này
chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho
sự phục hưng đất nước, phục hưng văn
hóa. Hiện nay, để xây dựng cơ sở vật
chất cho chủ nghĩa xã hội, trong thời đại
ngày nay, hội nhập là xu hướng tất yếu.
Vì vậy trong quá trình hội nhập chúng ta
phải chủ động trên cơ sở tự khẳng định
mình, nổ lực vượt lên chính mình, nghĩa
là thông qua hội nhập, chúng ta nhận
thức đầy đủ hơn, có ý thức hơn trong việc
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
1 Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, tr.53.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia,
H Nội, tr.4
.3 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia,
H Nội, tr.82.
4 Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1993), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.71
5 Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, tr.134
6 Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập. 1, Nxb. Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tr.159
7 Doãn Chính – Nguyễn Sinh Kế (2004), Về quá trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam (từ đầu Công nguyên
đến thế kỷ XIX), Triết học, số 9, tháng 9 - 2004.
8 Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, tr.108.
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doãn Chính – Nguyễn Sinh Kế, 2004, Về quá trình Nho giáo du nhập vào Việt
Nam (từ đầu công nguyên đến thế kỷ XIX), Triết học, số 9.
2. Nguyễn Trọng Chuẩn – Phạm Văn Đức – Hồ Sỹ Quý (đồng chủ biên), 2001, Tìm
hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, Nxb.
Chính trị Quốc gia, H.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam,1997, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb. Chính trị Quốc gia, H.
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2006, Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb. Chính trị quốc gia, H.
5. Trần Văn Giàu, 2005, Bản lĩnh Việt Nam, Nxb. Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh.
6. Trần Văn Giàu, 1993, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb.
TP. Hồ Chí Minh.
7. Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh, 1991, Lịch sử Việt
Nam, tập. 1, Nxb. Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp, H.
8. Nguyễn Tài Thư (chủ biên),1993, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa
học xã hội, H.
9. Trần Quốc Vượng (Chủ biên), 2004, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, TP.
Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cuoc_dau_tranh_chong_dong_hoa_ve_van_hoa_va_tu_tuong_cua_dan_toc_viet_nam_thoi_ky_bac_thuoc_voi_viec.pdf