Công ty đông ấn Hà Lan - Lê Thị Mai

Nhìn nhận về nguyên nhân giải thể của VOC, D.G.E. Hall chú trọng lý giải nguyên nhân giải thể từ tình hình tài chính của Công ty. Ông cho rằng chính “Các cuộc chiến tranh kéo dài, tốn kém, việc mở rộng lãnh thổ đã khiến phải tăng thêm số lượng quan chức và do đó công ty phải có những chi phí rất lớn vào lúc buôn bán của công ty trên thực tế đang giảm sút” và ông còn cho rằng chính chính sách độc quyền và những hạn chế do việc “mua rẻ, bán đắt” của Công ty đã để lại hệ quả nghiêm trọng [2, tr. 504]. Còn nhà nghiên cứu Michel Beaud trong cuốn “Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000” khẳng định xuất phát điểm của việc giải thể VOC là nằm trong những vấn đề chung mà Hà Lan phải đối mặt. Đó là “sự đi lên của chủ nghĩa tư bản Anh, chính sách bảo hộ của Pháp, ba cuộc chiến tranh chống Anh (chiến tranh 1652-1654 và nhất là hai cuộc chiến tranh 1665-1667 và 1672-1674), sự suy sụp kinh tế và sụt giảm giá cả ở thuộc địa ở nửa sau thế kỷ XVII, chủ nghĩa tư bản Hà Lan bị nợ nần, suy yếu và cuối cùng mất đi vị trí thống trị của nó” [1, tr. 60]. Cụ thể hơn, nhà nghiên cứu Mary Sommers cũng đã chỉ ra các nguyên nhân sau đây: 1. Về khách quan, những thương nhân hoạt động trong khu vực khác nhau đang phá vỡ dần những ngành độc quyền vốn rất quan trọng đối với thế lực của công ty, đặc biệt là người Anh. 2. Những mâu thuẫn nảy sinh từ nội bộ của Công ty: Các nhân viên của VOC lo nhét đầy túi do tham nhũng đã góp phần làm cho công ty bị phá sản, lún sâu trong nợ nần và sau đó bị xóa sổ [3, tr. 135-136]. Như vậy, có thể nói, sự giải thể của VOC xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định. Chính sự thiết lập và duy trì độc quyền thương mại của Công ty Đông Ấn Hà Lan đã khiến Hà Lan phải đối mặt với vô vàn thách thức cả từ bên trong và bên ngoài. Một mặt, Hà Lan phải loại bỏ thế lực của các đối thủ cạnh tranh bằng vũ lực; duy trì thường xuyên hệ thống pháo đài, lực lượng quân đội để phòng thủ; giành thắng lợi trong các cuộc thương chiến quyết liệt. Bên cạnh đó, chính sách độc quyền thương mại của Công ty cũng tất yếu sinh ra những hệ quả tiêu cực khác mà chính nó sẽ phá vỡ thế độc quyền như nạn cướp biển, buôn lậu, buôn bán tư nhân và tham nhũng. Có lẽ những kẻ xâm phạm trắng trợn nhất đối với độc quyền của công ty chính là các thương nhân tư nhân của công ty. Những nỗ lực thường xuyên để ngăn chặn hoạt động thương mại tư nhân chỉ có hiệu quả nhất thời, thậm chí với các động thái cứng rắn như việc hành quyết 26 thương gia VOC vào năm 1706 và việc sa thải, cách chức viên toàn quyền và các trợ lý vào năm 1731. Các thuyền tuần tra của VOC cũng đã không thể chế ngự được những tuyến buôn lậu diễn ra ở các cảng biển châu Á do các tàu địa phương, của người Hoa và cả nạn cướp biển địa phương ở vùng biển Indonesia [6, tr. 86]. Đó là chưa kể đến sự phản kháng gay gắt của cư dân bản địa đối với phương thức xâm nhập bằng bạo lực và chính sách độc quyền của công ty vốn “kết hợp trong hoạt động của mình tất cả sự xảo quyệt thực tiễn của một chính khách với toàn bộ tính ích kỷ của một thương nhân độc quyền” [4, tr. 172]. Tất cả những hệ quả phát sinh từ việc thiết lập và duy trì độc quyền thương mại này chính là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự giải thể của Công ty Đông Ấn và góp phần làm cho Hà Lan suy sụp ở Đông Nam Á và trên thị trường thế giới. Mặt khác, Hà Lan vốn là “một nước tư bản chủ nghĩa kiểu mẫu” ở thế kỷ XVII trong thời kỳ công trường thủ công với sự thống trị của tư sản thương mại và tài chính. Sự yếu ớt của các cơ sở công nghiệp làm cho “hệ thống thương nghiệp Hà Lan hồi thế kỷ XVII chỉ là một tên khổng lồ chân đất sét” [5, tr. 98]. Chỉ quen dùng phương pháp làm giàu trong việc buôn bán, giai cấp tư sản Hà Lan không hề nghĩ đến việc phát triển nền sản xuất công nghiệp. Bi kịch của Hà Lan thể hiện ở chỗ, ngay trong thời đại của chủ nghĩa tư bản công nghiệp, ở một mức độ nhất định, nó vẫn là một “nước cộng hòa thương nghiệp”. Nhưng vào cuối thế kỷ XVIII, bước sang thế kỷ XIX, thế giới đã bước vào thời đại của chủ nghĩa tư bản giai đoạn công xưởng với xu thế đẩy mạnh yếu tố tự do cạnh tranh. Vì vậy, duy trì và thiết lập độc quyền thương mại trong thời đại ấy không còn phù hợp nữa. Hà Lan tất yếu sẽ suy sụp. Đó cũng chính là sự lạc hậu mang tính thời đại của một quốc gia tư sản thương nghiệp với hoạt động thương mại trung gian trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản công nghiệp./.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công ty đông ấn Hà Lan - Lê Thị Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 82-87 CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN LÊ THỊ MAI Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Công ty Đông Ấn Hà Lan (tiếng Hà Lan là Vereenigde Oostindische Compagnie, viết tắt VOC) được thành lập ngày 20/3/1602 từ sự hợp nhất 6 công ty nhỏ. Điều lệ có giá trị 21 năm. Quốc hội đã thừa nhận độc quyền thương mại của VOC ở Đông Ấn. Trong suốt quá trình tồn tại gần 200 năm, VOC đã trở thành công ty lớn nhất buôn bán đồ gia vị (chủ yếu là hạt nhục đậu khấu, hành, quế và hạt tiêu) và những sản phẩm khác (trà, lụa và đồ sứ Trung Quốc). Những con số về hoạt động, doanh thu thương mại, tàu thuyền và nhân viên của công ty thật ấn tượng. VOC chính thức giải thể vào ngày 31/12/1799. Bài viết này khái quát về hoạt động của VOC và tập trung làm sáng tỏ những nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa đến sự giải thể của VOC nói riêng và sự suy sụp của Hà Lan nói chung ở cuối thế kỷ XVIII. 1. SỰ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN 1.1. Ngày 20/3/1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan được thành lập. Với số vốn ban đầu gần 6,5 triệu florins 1, điều lệ thành lập của công ty có giá trị trong 21 năm đã quy định rằng: “không ai ngoại trừ VOC có thể đưa tàu từ Netherlands đến hay kiểm soát nền thương mại ở khu vực phía Đông Mũi Hảo Vọng và phía Tây eo Magellan [9]. Trong “vùng thương mại” (trade zone) này, Công ty không chỉ tiến hành buôn bán mà còn “phải chống lại những kẻ thù của nền cộng hoà và ngăn cản các quốc gia châu Âu khác tham gia vào nền thương mại Đông Ấn” [7]. Rõ ràng, ngay từ khi thành lập, điều lệ đã chính thức thừa nhận các đặc quyền của công ty, nhất là độc quyền thương mại ở thị trường Viễn Đông. Chính điều này đã quy định tôn chỉ và phương thức hoạt động của công ty là hướng vào việc thiết lập và duy trì độc quyền thương mại ở thị trường này. Đồng thời, với cơ sở pháp lý ấy, VOC được toàn quyền trong quan hệ với bên ngoài, được sử dụng bạo lực, gây chiến tranh và ký kết các thương ước, hòa ước; xây dựng pháo đài, kho tàng, hải cảng và lập thương điếm; tổ chức quân đội, thực hiện việc bổ nhiệm các viên toàn quyền, xét xử các quan chức của công ty. Như vậy, VOC đã trở thành không chỉ là một thế lực thương mại mà còn là một thế lực chính trị, thế lực thực dân. Với quyền hành tối cao được trao cho, Công ty Đông Ấn đã tạo điều kiện cho “tư bản thương nghiệp Hà Lan đã nhảy lên vũ đài thực dân với một sự toàn quyền về chính trị”, VOC “trở thành một hiện tượng độc đáo trong lịch sử cướp bóc thuộc địa”, tồn tại với tư cách là một quốc gia tự trị đặc biệt [5, tr. 80]. 1 Đơn vị tiền cổ của Hà Lan. Từ Florin bắt nguồn từ thành phố Florence của Italia. Đồng tiền vàng florin được đúc lần đầu tiên ở nước này vào năm 1253, về sau hình thức của nó được các nước Anh, Hà Lan vay mượn. CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN 83 1.2. Công ty Đông Ấn Hà Lan đã khởi đầu rất thành công. Từ năm 1605, VOC đã nắm giữ Ambon, Tidore và đã loại Bồ Đào Nha ra khỏi Moluccas. Sau đó, VOC đã lập được các cơ sở buôn bán quan trọng ở Firando (Nhật Bản, 1609), Coromandel, Bengal, Gujarat (Ấn Độ). Năm 1619, Batavia cũng được thiết lập như một trung tâm điều hành của VOC ở Viễn Đông. Cho đến giữa thế kỷ XVII, Hà Lan đã giành được độc quyền buôn bán ở Nhật Bản (1639), đánh chiếm Malacca (1641), làm chủ Formosa (Đài Loan, 1642) và xây dựng Cape Town như một căn cứ hải quân (1652), còn Mauritius (1652) được coi là trạm tiếp tế trung gian dọc theo lộ trình sang phương Đông. Ngoài ra Hà Lan còn chiếm đóng Ceylon (1656-1658), Cochin (1663) và bờ biển Malabar (1661- 1663). Như vậy, VOC đã mở rộng mạng lưới thương mại và thống trị các con đường Viễn Đông từ châu Phi, Ả Rập, vịnh Ba Tư, Ấn Độ, Indonesia cho đến Trung Quốc và Nhật Bản. Nói cách khác, họ đã giành lấy từ tay người Bồ Đào Nha độc quyền thương mại ở thị trường Viễn Đông chỉ trong vòng mấy chục năm. Trải qua nhiều lần gia hạn, điều lệ hoạt động của công ty đã được kéo dài đến cuối thế kỷ XVIII. Trong lịch sử tồn tại gần hai thế kỷ, VOC đã trở thành công ty lớn nhất về buôn bán các mặt hàng gia vị hảo hạng (chủ yếu là hạt nhục đậu khấu, hành, quế và hạt tiêu) và những sản phẩm khác (trà, lụa và đồ sứ Trung Quốc) và làm bá chủ mặt biển. Những con số về tàu thuyền, nhân viên và doanh thu thương mại của công ty thật ấn tượng: Trong tổng số 4.700 tàu VOC được trang bị tốt, có gần 1.700 chiếc trong thế kỷ XVII và 3000 chiếc ở thế kỷ XVIII. Từ năm 1602-1700, có 317.000 thuyền viên từ châu Âu được tàu VOC chở đến châu Á, còn trong giai đoạn 1700-1795, con số này lên đến 655.000 người. Việc chi tiêu cho trang thiết bị cũng như hàng hóa trên những con tàu đến châu Á đã lên đến con số 370 triệu florins giai đoạn 1640-1700 và 1.608 triệu florins giai đoạn 1700-1795. Trong khi đó, giá bán lẻ gia vị trong số hàng hóa được đưa về từ châu Á đã đạt 577 triệu florins (1640-1700) and 1.633 triệu florins (1700-1795) [7]. Như vậy, mặc dù Baltic và Tây Nam Âu là thị trường có tầm quan trọng lớn đối với kinh tế Hà Lan nhưng chính lợi nhuận thương mại thu được từ hoạt động của VOC ở thị trường phương Đông đã đưa Hà Lan đạt đến thời kỳ hoàng kim trên thị trường quốc tế ở thế kỷ XVII. 2. SỰ SUY SỤP CỦA VOC Ở THẾ KỶ XVIII 2.1. Có thể khẳng định rằng, trong thế kỷ XVII-XVIII, VOC là một trong những công ty châu Âu quan trọng bậc nhất trong nền thương mại châu Á, một thế lực kiểm soát lãnh thổ đáng kể. Tuy nhiên, để điều tiết một “đế chế kinh tế” có tầm cỡ và phạm vi rộng lớn là rất khó khăn và buộc phải trả giá rất đắt. Thực lực của công ty đã được duy trì đến đầu thế kỷ XVIII với các đội tàu từ phương Đông về châu Âu luôn chất đầy hàng hóa và tiền lãi thanh toán cho các cổ đông hàng năm từ 20-40%. Song, trên thực tế, nguồn tài chính của công ty đã thâm hụt nặng nề, đến mức phải vay nợ chính quyền và “tuyệt đối giữ bí mật sổ sách kế toán của Công ty và để duy trì uy tín của mình trên thị trường tiền tệ”. Nợ nần phản ánh sự sa sút trong “vẻ bề ngoài giàu có và hùng mạnh” của công ty, đã bắt đầu tăng nhanh trong thế kỷ LÊ THỊ MAI 84 XVIII: từ 12 triệu (1700), đến 74 triệu (1789), vọt lên 96 triệu (1791) và lên tới 134 triệu guider 2 khi giải thể [2, tr. 505-520]. Sau khi loại bỏ thế lực của Bồ Đào Nha, sự kình địch của các đối thủ châu Âu khác với Hà Lan cũng đã bắt đầu gia tăng, nhất là người Anh. Vào nửa sau thế kỷ XVII, mâu thuẫn Anh - Hà Lan đã trở thành những cuộc thương chiến quyết liệt. Năm 1651, với “Đạo luật hàng hải” của Cromwell - quy định nước Anh chỉ nhập khẩu những hàng do tàu Anh hoặc tàu của nước sản xuất ra hàng hóa đó mang đến và cấm người ngoại quốc buôn bán trong các thuộc địa Anh - Hà Lan bị gạt khỏi địa vị của “người đánh xe ngựa trên biển” 3 vì thất bại trong cuộc chiến ngay sau đó (1652-1654). Việc Hà Lan buộc phải thừa nhận “Đạo luật hàng hải” của Anh đã mở đầu cho việc chấp nhận các thua thiệt và nhường địa vị bá chủ mặt biển cho người Anh. Về mặt thuộc địa, ở phương Đông, Hà Lan cũng bắt đầu vấp phải sự cạnh tranh gay gắt và mất dần các cơ sở buôn bán, các vị trí chiến lược và thuộc địa vào tay người Anh. Chuỗi thất bại đó bắt đầu từ việc Hà Lan để mất Formosa vào tay Trịnh Thành Công (1662-1668). Sau đó, Hà Lan phải đóng cửa các cơ sở ở Ấn Độ, Đại Việt, Xiêm, Nhật Bản và chỉ còn tập trung mở rộng lãnh thổ ở quần đảo Indonesia. 2.2. Các toàn quyền của công ty trong nhiệm kỳ của mình đều nỗ lực tìm kiếm các phương pháp đối phó với sự sa sút về buôn bán nhưng không thể cứu vãn VOC khỏi việc giải thể vào cuối thế kỷ XVIII. Vào cuối năm 1780, cuộc chiến tranh Anh - Hà lần thứ tư bùng nổ, đã giáng cho Công ty Đông Ấn Hà Lan một đòn nặng nề. Hầu hết các thuộc địa của Hà Lan ở Tây Ấn Độ, các trạm buôn bán của họ ở Ấn Độ và ở bờ Tây Sumatra đã rơi vào tay người Anh. Hà Lan chỉ giữ được Srilanka, Mũi Hảo Vọng và Java. Nhà nghiên cứu Hà Lan Femme Gaastra cho rằng hệ quả của chiến tranh với Anh lần này khiến “công ty bị nhấn sâu vào những vấn đề tài chính khổng lồ đến mức các phòng thường mại ở Hà Lan đã phải đề nghị đình chỉ thanh toán” [8]. Điều này đã tác động nghiêm trọng đến nền thương mại và tàu thuyền vận chuyển giữa châu Âu và Java: “Người Hà Lan đã mất hầu hết các tàu vẫn thường chạy từ phương Đông về nước. Không có tàu buôn nào dám rời hải cảng Hà Lan ở châu Âu. Buôn bán bị đình trệ. Các kho hàng của người Hà Lan tại Batavia chất đầy những hàng hóa không thể xuất khẩu được và họ buộc lòng phải bán rẻ cho những người trung gian” [2, tr. 517-518]. Đến đầu năm 1795, quân đội Pháp đã đánh chiếm Hà Lan, lật đổ chính quyền ở đây và thiết lập nước cộng hòa Batavia dưới sự bảo trợ của người Pháp. Đó là một biến cố quan trọng trong lịch sử Hà Lan. Chính phủ lưu vong Hà Lan đã ra lệnh cho các quan chức VOC ở Đông Ấn trao cho Anh các thuộc địa của công ty, coi đó là sự đảm bảo để ngăn chặn sự chiếm đóng của người Pháp. Theo sự dàn xếp này, năm 1796, người Anh đã nắm quyền kiểm soát Mũi Hảo Vọng và Srilanka, Malacca, chiếm Ambon và Bandas 2 Guilder (tiếng Hà Lan là gulden) là đơn vị tiền tệ của Hà Lan được sử dụng từ thế kỷ XVII đến năm 2002 (khi Hà Lan sử dụng đồng Euro). 3 Chỉ việc thương nhân Hà Lan nổi tiếng là những người chở hàng hoá thuê trên biển nhờ kinh nghiệm hàng hải và kỹ thuật đóng tàu phát triển mạnh. CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN 85 trong quần đảo Moluccas. Như vậy, Hà Lan đã để mất quyền kiểm soát đối với phần lớn lãnh thổ chiếm được ở phương Đông của mình. Đồng thời với sự thay đổi chính phủ tại Hà Lan, điều lệ của VOC cũng được gia hạn, (ban đầu định đến cuối năm 1798, sau đó đến ngày 31/12/1799) nhưng hoạt động của các phòng thương mại đã giảm đến mức tối thiểu, nhân viên bị miễn nhiệm và nơi làm việc bị phá bỏ. Công ty Đông Ấn Hà Lan không thể tồn tại lâu hơn nữa bằng chính sức lực của mình mà phải nhờ vào chính phủ để thanh toán lãi suất và trả các khoản nợ. Năm 1798, Hà Lan quyết định giải tán VOC, thành lập Ủy ban về vấn đề buôn bán và định cư Đông Ấn nhằm giúp nhà nước tiếp quản các khoản nợ và thuộc địa của công ty. Sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 31/12/1799. Sau 198 năm tồn tại, hệ quả của việc VOC bị giải thể là khôn lường, nhất là đối với Hà Lan. “Nền kinh tế Hà Lan bị thương tổn nặng nề. Vào thời điểm giải thế, VOC đang sở hữu tài sản thực tế ở 15 nước với 150 thương thuyền và 40 chiến thuyền. Nó đã thuê gần 60.000 nhân viên, tất cả sẽ thất nghiệp vào ngày 1/1/1800. Ảnh hưởng đối với nền kinh tế của Hà Lan đang bị tàn phá sẽ mất nhiều thời gian mới phục hồi được” [8]. 3. NGUYÊN NHÂN GIẢI THỂ CỦA VOC Nhìn nhận về nguyên nhân giải thể của VOC, D.G.E. Hall chú trọng lý giải nguyên nhân giải thể từ tình hình tài chính của Công ty. Ông cho rằng chính “Các cuộc chiến tranh kéo dài, tốn kém, việc mở rộng lãnh thổ đã khiến phải tăng thêm số lượng quan chức và do đó công ty phải có những chi phí rất lớn vào lúc buôn bán của công ty trên thực tế đang giảm sút” và ông còn cho rằng chính chính sách độc quyền và những hạn chế do việc “mua rẻ, bán đắt” của Công ty đã để lại hệ quả nghiêm trọng [2, tr. 504]. Còn nhà nghiên cứu Michel Beaud trong cuốn “Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000” khẳng định xuất phát điểm của việc giải thể VOC là nằm trong những vấn đề chung mà Hà Lan phải đối mặt. Đó là “sự đi lên của chủ nghĩa tư bản Anh, chính sách bảo hộ của Pháp, ba cuộc chiến tranh chống Anh (chiến tranh 1652-1654 và nhất là hai cuộc chiến tranh 1665-1667 và 1672-1674), sự suy sụp kinh tế và sụt giảm giá cả ở thuộc địa ở nửa sau thế kỷ XVII, chủ nghĩa tư bản Hà Lan bị nợ nần, suy yếu và cuối cùng mất đi vị trí thống trị của nó” [1, tr. 60]. Cụ thể hơn, nhà nghiên cứu Mary Sommers cũng đã chỉ ra các nguyên nhân sau đây: 1. Về khách quan, những thương nhân hoạt động trong khu vực khác nhau đang phá vỡ dần những ngành độc quyền vốn rất quan trọng đối với thế lực của công ty, đặc biệt là người Anh. 2. Những mâu thuẫn nảy sinh từ nội bộ của Công ty: Các nhân viên của VOC lo nhét đầy túi do tham nhũng đã góp phần làm cho công ty bị phá sản, lún sâu trong nợ nần và sau đó bị xóa sổ [3, tr. 135-136]. Như vậy, có thể nói, sự giải thể của VOC xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định. Chính sự thiết lập và duy trì độc quyền thương mại của Công ty Đông Ấn Hà Lan đã khiến Hà Lan phải đối mặt với vô vàn thách thức cả từ bên trong và bên ngoài. Một mặt, Hà Lan phải loại bỏ thế lực của các đối thủ cạnh tranh bằng vũ lực; duy trì thường xuyên hệ thống pháo LÊ THỊ MAI 86 đài, lực lượng quân đội để phòng thủ; giành thắng lợi trong các cuộc thương chiến quyết liệt. Bên cạnh đó, chính sách độc quyền thương mại của Công ty cũng tất yếu sinh ra những hệ quả tiêu cực khác mà chính nó sẽ phá vỡ thế độc quyền như nạn cướp biển, buôn lậu, buôn bán tư nhân và tham nhũng. Có lẽ những kẻ xâm phạm trắng trợn nhất đối với độc quyền của công ty chính là các thương nhân tư nhân của công ty. Những nỗ lực thường xuyên để ngăn chặn hoạt động thương mại tư nhân chỉ có hiệu quả nhất thời, thậm chí với các động thái cứng rắn như việc hành quyết 26 thương gia VOC vào năm 1706 và việc sa thải, cách chức viên toàn quyền và các trợ lý vào năm 1731. Các thuyền tuần tra của VOC cũng đã không thể chế ngự được những tuyến buôn lậu diễn ra ở các cảng biển châu Á do các tàu địa phương, của người Hoa và cả nạn cướp biển địa phương ở vùng biển Indonesia [6, tr. 86]. Đó là chưa kể đến sự phản kháng gay gắt của cư dân bản địa đối với phương thức xâm nhập bằng bạo lực và chính sách độc quyền của công ty vốn “kết hợp trong hoạt động của mình tất cả sự xảo quyệt thực tiễn của một chính khách với toàn bộ tính ích kỷ của một thương nhân độc quyền” [4, tr. 172]. Tất cả những hệ quả phát sinh từ việc thiết lập và duy trì độc quyền thương mại này chính là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự giải thể của Công ty Đông Ấn và góp phần làm cho Hà Lan suy sụp ở Đông Nam Á và trên thị trường thế giới. Mặt khác, Hà Lan vốn là “một nước tư bản chủ nghĩa kiểu mẫu” ở thế kỷ XVII trong thời kỳ công trường thủ công với sự thống trị của tư sản thương mại và tài chính. Sự yếu ớt của các cơ sở công nghiệp làm cho “hệ thống thương nghiệp Hà Lan hồi thế kỷ XVII chỉ là một tên khổng lồ chân đất sét” [5, tr. 98]. Chỉ quen dùng phương pháp làm giàu trong việc buôn bán, giai cấp tư sản Hà Lan không hề nghĩ đến việc phát triển nền sản xuất công nghiệp. Bi kịch của Hà Lan thể hiện ở chỗ, ngay trong thời đại của chủ nghĩa tư bản công nghiệp, ở một mức độ nhất định, nó vẫn là một “nước cộng hòa thương nghiệp”. Nhưng vào cuối thế kỷ XVIII, bước sang thế kỷ XIX, thế giới đã bước vào thời đại của chủ nghĩa tư bản giai đoạn công xưởng với xu thế đẩy mạnh yếu tố tự do cạnh tranh. Vì vậy, duy trì và thiết lập độc quyền thương mại trong thời đại ấy không còn phù hợp nữa. Hà Lan tất yếu sẽ suy sụp. Đó cũng chính là sự lạc hậu mang tính thời đại của một quốc gia tư sản thương nghiệp với hoạt động thương mại trung gian trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản công nghiệp./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Michel Beaud (Huyền Giang dịch) (2002). Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000. NXB Thế giới, Hà Nội. [2] D. G. E. Hall (1997). Lịch sử Đông Nam Á. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Mary Somers Heidhues (Huỳnh Kim Oanh, Phạm Viêm Phương dịch) (2007). Lịch sử phát triển Đông Nam Á (Từ hình thành đến hiện đại). NXB Văn hóa thông tin. [4] Các Mác (2004). Sự thống trị Anh ở Ấn Độ, Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập, tập 9. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 170-178. [5] F. Ia. Pôlianxki (Trương Hữu Quýnh dịch) (1978). Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô), tập 2 – Thời kỳ chủ nghĩa tư bản. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN 87 [6] Lea E. Williams (1976), Southeast Asia: A history. Oxford University Press, New York, 1976. [7] Marco Ramerini (2010). The Dutch East India Company, truy cập ngày 05/09/2010 [8] F. S. Gaastra (2010). The end of the VOC, truy cập ngày 05/09/2010, [9] F.S. Gaastra (2010), VOC - Organization, truy cập ngày 05/09/2010, Title: THE DUTCH EAST INDIA COMPANY Abstract: The VOC (Vereenigde Oostindische Compagnie, abbreviated VOC) was established on March 20, 1602, from a fusion of six small Dutch companies. The charter was valid for 21 years. The States General granted a monopoly on the trade in the East Indies to the Dutch East India Company. During its history of 200 years, the VOC became the largest company of its kind, trading spices (nutmeg, cloves, cinnamon and pepper mainly) and other products (tea, silk and Chinese porcelain). The total figures of the Company's operations, for trade turnover, shipping and personnel are very impressive. The VOC formally dissolved on December 31, 1799. This article overview about operation of the VOC and concentrate on clarifying the objective and subjective causes leading to the dissolution of the VOC in particular and the decline of the Dutch in general in the late eighteenth century. ThS. LÊ THỊ MAI Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng ĐT: 0935.721.592. Email: lactammai@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17_255_lethimai_14_le_thi_mai_0981_2021040.pdf