Công tác đảng trong trường học

+ CĐ và Thủ trưởng đơn vị cùng cấp phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở; chuẩn bị nội dung, tổ chức Hội nghị CBVC hàng năm theo quy định và chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị CBVC đề ra. Vận động CBVC thực hiện nghĩa vụ của mình tham gia quản lý đơn vị, thực hiện dân chủ trong quan hệ công tác.

ppt90 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác đảng trong trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: CÔNG TÁC ĐẢNG TRONG TRƯỜNG HỌC 1) Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 2) Hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam 3) Nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong trường học 4) Phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học 5) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng và chính quyền trong trường học 6) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng và các đoàn thể trong trường học 1. Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 1.1- Khái niệm lãnh đạo Lãnh đạo (lãnh: cổ áo; trông coi tất cả; thống trị; đạo: đưa đường chỉ lối) là “vạch đường lối và phương pháp hành động cho quần chúng” (ví dụ: Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng mà ngược lại phải học hỏi quần chúng - Hồ Chí Minh) Lãnh đạo còn là “đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện” Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là vạch ra đường lối, phương pháp hành động cho quần chúng và tổ chức thực hiện theo quan điểm, mục tiêu, lí tưởng của tổ chức Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. 1.2- Vị trí, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN - Vị trí lãnh đạo của ĐCSVN  ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.  ĐCSVN là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính tri-xã hội. - Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN + ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng ra đời ngày 03/02/1930, do đồng chí Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) sáng lập và rèn luyện, đã  lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam),  đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,  tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng đã tiến hành mười kì Đại hội đại biểu toàn quốc. Mỗi kì Đại hội, với tư cách là “cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng”, đã quyết định đường lối, nhiệm vụ cách mạng cụ thể từng thời kì cách mạng và những chủ trương, chính sách, giải pháp lớn thực hiện những nhiệm vụ đó. + Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.  Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết về vai trò của ĐCSVN : "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". 2) Hệ thống tổ chức ĐCSVN 2.1 Khái niệm hệ thống Hệ thống (hệ: sợi tơ nhỏ; liên tiếp; kết hợp; thống: hợp cả lại) là “tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau” Hệ thống còn là “tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất” Hệ thống tổ chức ĐCSVN là “tập hợp các bộ phận, yếu tố làm thành một cấu tạo, một cấu trúc, một chỉnh thể và những chức năng chung của ĐCSVN” 2.2 Những quy định về hệ thống tổ chức ĐCSVN  Đảng ta là đảng cầm quyền, “Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước” (Điều 10, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam). Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá X quy định: “Hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ cấp xã, phường, thị trấn; cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp trung ương. Đây là hệ thống tổ chức cơ bản của Đảng có chức năng lãnh đạo toàn diện ở mỗi cấp và của toàn Đảng” (Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006)  Ở mỗi cấp trong hệ thống tổ chức hành chính bốn cấp của Nhà nước (trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) đều lập tổ chức đảng tương ứng. 1- Tổ chức cơ sở Đảng (Đảng bộ, Chi bộ cơ sở) được lập tại đơn vị cơ sở hành chính (xã, phường, thị trấn), đơn vị sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác đóng trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tất cả các tổ chức cơ sở đảng “đặt sự lãnh đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, dưới thành phố trực thuộc tỉnh” (Điều 10). Tổ chức Đ ảng trong lực lượng vũ trang có quy định riêng. 2- Đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là cấp trên trực tiếp của các tổ chức cơ sở đảng, gồm các tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ, chi bộ cơ sở) ở xã, phường, thị trấn và tổ chức cơ sở đảng ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp… đóng trên địa bàn. 3- Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cấp trên trực tiếp của các đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và đảng bộ tương đương (đảng bộ cơ quan dân chính đảng tỉnh, đảng bộ đơn vị doanh nghiệp, sự nghiệp lớn…trực thuộc cấp uỷ tỉnh, thành phố). Các đảng bộ trực thuộc Trung ương gồm 64 đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc; 02 đảng bộ khối trung ương (đảng bộ khối cơ quan Trung ương và đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương) và các đảng bộ quân sự, đảng bộ công an trung ương… 4- Cấp trung ương là cấp trên trực tiếp của các đảng bộ tỉnh, thành phố và các đảng bộ khác, cũng có nghĩa là bao gồm toàn Đảng, trong đó Đại hội đại biểu toàn quốc (họp 5 năm một lần) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và giữa hai kì đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan lãnh đạo của Đảng. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. “Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kì đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ”) (Điều 9) 3) Nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học Quy định số 97-QĐ/TW ngày 22-3-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu...) quy định như sau: “1. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác chuyên môn của đơn vị theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng. “ 2. Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng giám sát mọi hoạt động của đơn vị theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo, không ngừng cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. “ 3. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở đơn vị, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên và quần chúng, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, trù dập, ức hiếp quần chúng và các hiện tượng tiêu cực khác, nhất là những tiêu cực trong tuyển sinh, cấp văn bằng, chứng chỉ, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và trong các hoạt động văn hoá, thể thao... “ 4. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong đơn vị. Đoàn kết nội bộ, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của đơn vị.” (Điều 2) Nhiệm vụ của chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở: Điều lệ Đảng quy định: “Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lí và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, thi hành kỉ luật đảng viên; thu nộp đảng phí” (điểm 2, Điều 24) Ở trường học, những nhiệm vụ trên, cần nắm vững: - Căn cứ vào đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ chính trị của nhà trường, chi bộ lãnh đạo thực hiện có hiệu quả và sáng tạo nghị quyết của đảng uỷ cơ sở. - Thường xuyên chăm lo xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh; chủ động đề phòng và kịp thời khắc phục những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỉ luật. - Giáo dục, quản lí và phân công công tác cho đảng viên để đảng viên thực hiện tốt vai trò tiên phong gương mẫu trong công tác quản lí, giảng dạy, phục vụ, học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống. - Làm tốt công tác quần chúng và công tác phát triển đảng viên, qua đó, phát triển ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng. - Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỉ luật. - Giữ vững nền nếp, không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi uỷ, chi bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. 4) Phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học 4.1. Khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng - Khái niệm phương thức Phương thức (phương: hình; thức: cách làm) “là cách thức đã được quy định để tiến hành công tác” Khái niệm phương thức có nghĩa tương tự phương pháp (phương: hướng; pháp: phép) “là lề lối và cách thức phải theo để tiến hành công tác với kết quả tốt nhất” - Khái niệm phương thức lãnh đạo (PTLĐ) của Đảng: PTLĐ của Đảng là cách thức, phương pháp đã được quy định để Đảng thực hiện công tác lãnh đạo hệ thống chính trị và xã hội Việt Nam. 4.2 - Tính chủ quan (CQ) và tính khách quan (KQ) trong PTLĐ - Tính CQ trong PTLĐ: cái “đã được quy định” do chủ thể lãnh đạo tạo ra  Đảng duy nhất lãnh đạo cả hệ thống chính trị và xã hội nước ta  Đảng xây dựng nên hệ thống chính trị  Đảng là chủ thể các văn bản pháp luật, cương lĩnh, điều lệ, quy định của Đảng, tạo ra cách thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị và xã hội, cách thức hoạt động và sinh hoạt Đảng - Tính KQ trong PTLĐ: khách thể lãnh đạo nằm ngoài cái CQ của chủ thể lãnh đạo  PTLĐ của Đảng phải dựa trên cơ sở thực tiễn, căn cứ KQ của khách thể, đó là, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam, chứ không thể tự ý quy định được  Phương thức-hình thức và nội dung lãnh đạo có quan hệ biện chứng, trong đó, nội dung là cái quyết định, hình thức có sự tác động trở lại nội dung.  Phương thức-hình thức và nội dung lãnh đạo cần thay đổi khi khách thể của nó thay đổi, đó là tình hình, bối cảnh quôc tế c- Nội dung PTLĐ của Đảng: Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đã khẳng định: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể” Điều lệ Đảng quy định rõ PTLĐ của Đảng: “1. Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị-xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. “2. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lí cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. “3. Đảng giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan Nhà nước và đoàn thể chính trị-xã hội. “4. Tổ chức đảng và đảng viên công tác trong cơ quan nhà nước và đoàn thể chính tri-xã hội phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị của Đảng; tổ chức đảng lãnh đạo việc cụ thể hoá thành các văn bản pháp luật của Nhà nước, chủ trương của đoàn thể; lãnh đạo việc thực hiện có hiệu quả” (Điều 41) d- Những nguyên nhân KQ và CQ để đổi mới và hoàn thiện PTLĐ - Những nguyên nhân KQ để đổi mới và hoàn thiện PTLĐ + Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa + Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã tạo tiền đề pháp lí cho quá trình đổi mới PTLĐ của Đảng + Tiến trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đổi mới PTLĐ của Đảng - Những nguyên nhân CQ để đổi mới và hoàn thiện PTLĐ + Yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của Đảng trước tình hình mới + Những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng thời gian qua e- Những vấn đề đặt ra trong PTLĐ của Đảng - Đổi mới PTLĐ của Đảng còn diễn ra chậm và thiếu hệ thống, chưa theo kịp với đổi mới của nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội - Đổi mới PTLĐ của Đảng chưa đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị - Lí luận về đổi mới PTLĐ của Đảng trong giai đoạn mới chưa kịp hoàn thiện 5) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng và chính quyền trong trường học 5.1- Tổ chức đảng với thủ trưởng đơn vị Đảng bộ, chi bộ, cấp uỷ bảo đảm và tạo điều kiện để thủ trưởng đơn vị thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao; thủ trưởng đơn vị bảo đảm và tạo điều kiện để đảng bộ, chi bộ thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của mình. Cấp uỷ thường xuyên thông báo với thủ trưởng đơn vị ý kiến của đảng viên, quần chúng về việc thực hiện các nhiệm vụ và chính sách, chế độ trong đơn vị. 5.2- Thủ trưởng đơn vị với tổ chức đảng Định kì (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, vào dịp Đại hội Đảng) và đột xuất khi có yêu cầu, thủ trưởng đơn vị báo cáo với cấp uỷ hoặc đại hội về tình hình thực hiện các mặt công tác và những chủ trương, nhiệm vụ sắp tới của đơn vị; cấp uỷ hoặc đảng bộ, chi bộ thảo luận, ra nghị quyết về những vấn đề lớn, quan trọng và lãnh đạo đảng viên, quần chúng trong đơn vị thực hiện. 5.3- Bí thư, thủ trưởng đơn vị với pháp luật và tổ chức đảng Bí thư, thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng khi để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong đơn vị. Khi đảng uỷ, chi uỷ cơ sở và thủ trưởng đơn vị có ý kiến khác nhau thì thủ trưởng đơn vị quyết định theo quyền hạn và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời cấp uỷ và thủ trưởng đơn vị cùng báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. 6) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng và các đoàn thể trong trường học 6.1- Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo các đoàn thể thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và phương pháp hoạt động:  định hướng chính trị cho đoàn thể đề ra chương trình hoạt động  xây dựng tổ chức, lựa chọn cán bộ, chỉ đạo nội dung hoạt động  lãnh đạo kết hợp các lợi ích, quan hệ cộng đồng  tiếp thu các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các đoàn thể 6.2- Các đoàn thể tổ chức các hoạt động giáo dục nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và tập hợp quần chúng hăng hái thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của ngành, của trường. 6.3- Định kì (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu, cấp uỷ làm việc với các đoàn thể, nắm tình hình hoạt động của từng đoàn thể để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Câu hỏi ôn tập: 1. Nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học. Liên hệ đến việc thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tại đơn vị. 2. Phương thức lãnh đạo và việc đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học. Ý nghĩa của vấn đề này đối với chi bộ và nhà trường tại đơn vị. Chương II: CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN TRONG TRƯỜNG HỌC 1) Vai trò, chức năng của Công đoàn Giáo dục 2) Hệ thống tổ chức Công đoàn Giáo dục Việt Nam 3) Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Giáo dục trong trường học 4) Mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn và chính quyền trong trường học 5) Phối hợp công tác giữa Công đoàn và các tổ chức khác trong trường học 1) Vai trò, chức năng của Công đoàn Giáo dục 1.1- Tính chất, vị trí Luật Công đoàn khẳng định: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học xã hội chủ nghĩa của người lao động” (Điều 1). Công đoàn Giáo dục là một tổ chức công đoàn ngành trong trường học có cơ quan Trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 1.2- Vai trò, chức năng Công đoàn Giáo dục Việt Nam là một công đoàn ngành Trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngày 22-7-1951, tại Hội nghị Công đoàn toàn quốc ở Việt Bắc, Công đoàn Giáo dục Việt Nam được thành lập (do đồng chí Nguyễn Cát Tường là Chánh Thư kí). Nhiệm vụ của Công đoàn Giáo dục Việt Nam được xác định tại Hội nghị thành lập là tập hợp, vận động cán bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ kháng chiến. Quá trình hoạt động, hệ thống Công đoàn Giáo dục Việt Nam từ trung ương đến cơ sở đã bám sát ba chức năng của tổ chức Công đoàn; luôn năng động sáng tạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi quá trình đổi mới và phát triển ngành giáo dục - đào tạo qua các thời kì. Phong trào thi đua, hoạt động của Công đoàn Giáo dục Việt Nam nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành như cuộc vận động: “Tự học tự rèn”, “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, cuộc vận động “Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, cuộc vận động xã hội hoá trường học, dân chủ hoá trong trường học, phong trào thi đua hai tốt, giỏi việc trường đảm việc nhà… 2) Hệ thống tổ chức Công đoàn Giáo dục Việt Nam (xem sơ đồ kèm theo) 3) Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Giáo dục trong trường học - Khi thành lập, Công đoàn Giáo dục Việt Nam xác định tại Hội nghị thành lập nhiệm vụ là tập hợp, vận động cán bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ kháng chiến. 4) Mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn và chính quyền trong trường học 4.1- Căn cứ pháp lí xác lập mối quan hệ - Luật Công đoàn ngày 30/6/1990 và Nghị định 133/H ĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về thi hành Luật Công đoàn; - Quyết định số 465/TTg ngày 27/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về mối quan hệ giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Thông tư liên tịch số 12/TT-LT ngày 08/5/1992 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và Công đoàn trong ngành giáo dục và đào tạo. 4.2- Nguyên tắc chung - Chính quyền và Công đoàn đều là thành viên của hệ thống chính trị có cùng mục tiêu chung là thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của nhà trường và chăm lo vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Tạo sự nhất trí cao về quan điểm không ngừng nâng cao hiệu lực bộ máy quản lí nhà nước của chính quyền các cấp, song song với việc xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh - Quan hệ bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền độc lập về tổ chức và các quyền khác của mỗi tổ chức - Hiệu trưởng khi thực hiện chức năng quản lí nhà nước của mình mà có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích của cán bộ, giáo viên và người lao động, nhất thiết phải có sự phối hợp bàn bạc với Công đoàn cùng cấp. 4.3- Nội dung mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn và chính quyền trong trường học - Mối quan hệ phối hợp trong công tác quản lí ngành + Khi xây dựng chương trình công tác: Các cấp chính quyền khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác từ 3 tháng trở lên đối với cấp trên cơ sở, 1 tháng trở lên đối với cấp cơ sở, cần thông báo dự thảo và cung cấp thông tin cần thiết cho công đoàn cùng cấp để nghiên cứu và chuẩn bị đóng góp ý kiến có hiệu quả. + Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức: Thủ trưởng đơn vị và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, tổ chức Hội nghị đúng nội dung, quy trình, thời gian quy định. + Khi xây dựng quy hoạch cán bộ: Thủ trưởng cơ quan quản lí có trách nhiệm phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng quy hoạch cán bộ quản lí cùng với việc xây dựng quy hoạch cán bộ công đoàn các cấp. Công đoàn tham gia với chính quyền chỉ đạo quá trình thực hiện dân chủ, công khai việc chọn cử, đề bạt, bầu nhân sự các vị trí công tác quản lí. + Khi xây dựng quy trình, nội dung, chỉ tiêu thi đua, nghiên cứu khoa học: Các cấp công đoàn phối hợp chính quyền đồng cấp thực hiện theo cơ chế: Thủ trưởng đơn vị quản lí giáo dục chỉ đạo phong trào thi đua; Công đoàn động viên, giáo dục quần chúng thực hiện có kết quả các mục tiêu, định mức đề ra. + Phối hợp trong công tác tuyên truyền giáo dục về giới giữa Ban Nữ công công đoàn và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ + Trong củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, xây dựng quy chế và phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp. + Phối hợp triển khai cuộc vận động “Dân chủ-Kỉ cương-Tình thương-Trách nhiệm” - Mối quan hệ phối hợp trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên và người lao động + Phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Chính quyền quyết định chỉ tiêu, kế hoạch; Công đoàn động viên, phát động phong trào, phối hợp chăm lo các điều kiện về vật chất, tinh thần + Cùng có trách nhiệm phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành + Cùng thảo luận nhất trí các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, nhà ở… - Phối hợp quản lí, sử dụng quỹ phúc lợi - Quan hệ phối hợp thực hiện quy chủ dân chủ trong hoạt động của đơn vỊ + Thủ trưởng đơn vị lấy ý kiến của CĐ cùng cấp khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác (định kì, dài hạn), ban hành, tổ chức thực hiện các quy định liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CBVC; đồng thời kiểm tra việc thực hiện và giải quyết khiếu nại của CBVC về các vấn đề trên.       + CĐ có trách nhiệm cử người đại diện có thẩm quyền trực tiếp tham gia với Thủ trưởng đơn vị cùng cấp xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, các văn bản về chế độ chính sách, nội quy, quy chế liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của CBVC. Khi cần thiết, CĐ tổ chức đối thoại giữa tập thể CBVC và Thủ trưởng đơn vị để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của CBVC thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm phối hợp thực hiện. + CĐ và Thủ trưởng đơn vị cùng cấp phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở; chuẩn bị nội dung, tổ chức Hội nghị CBVC hàng năm theo quy định và chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị CBVC đề ra. Vận động CBVC thực hiện nghĩa vụ của mình tham gia quản lý đơn vị, thực hiện dân chủ trong quan hệ công tác.  - Về quan hệ phối hợp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn + Thủ trưởng đơn vị các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện và cung cấp các phương tiện làm việc; hỗ trợ kinh phí cho BCHCĐ cùng cấp để đảm bảo các hoạt động của công đoàn có hiệu quả. + Thủ trưởng đơn vị tạo điều kiện, phương tiện đi lại và công tác phí theo chế độ đi công tác hiện hành đối với CBVC là uỷ viên BCHCĐ Giáo dục Việt Nam, Ủy viên BCHCĐ Liên đoàn Lao động Tỉnh/TP. và cán bộ CĐ được CĐ cấp trên triệu tập đi họp BCH, dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, đại hội CĐ. + CBVC kiêm nhiệm làm công tác CĐ được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định trong Qui chế chi tiêu nội bộ của Trường    + Khi quyết định buộc thôi việc, cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, điều động thuyên chuyển công tác đối với Ủy viên BCHCĐ , Thủ trưởng đơn vị trao đổi, thỏa thuận bằng văn bản với BCHCĐ cùng cấp.  + Thủ trưởng đơn vị các cấp khi tổ chức các cuộc họp giao ban và các hội nghị sơ kết, tổng kết những công tác lớn của đơn vị cần có đại diện của CĐ cùng cấp tham dự để trao đổi ý kiến và cùng quán triệt những công tác của đơn vị và hoạt động của CĐ. Hội nghị liên tịch giữa Hiệu trưởng và Ban Thường vụ CĐ (cấp trường), Thủ trưởng đơn vị và BCHCĐ (cấp đơn vị) được tổ chức định kỳ 6 tháng 1 lần do CĐ chủ động chuẩn bị, trong đó Ban nữ công báo cáo tình hình hoạt động của nữ CBVC trong đơn vị. 5) Phối hợp công tác giữa Công đoàn và các tổ chức khác trong trường học Với các đoàn thể chính trị - xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Đội…, Công đoàn có quan hệ bình đẳng, phối hợp, nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của trường. Hệ thống chính trị Việt Nam là một thể thống nhất, các thành viên của nó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vì vậy, xây dựng tổ chức Công đoàn gắn liền với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, trong nhà trường. Công đoàn phát huy tác dụng tích cực trong quá trình đổi mới giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững hoạt động dạy và học, phát huy dân chủ cơ sở... - Giữ vững nền nếp, không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi uỷ, chi bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Thảo luận bài học: Để chuẩn bị đánh giá công tác tháng 5/2010 và đề ra phương hướng công tác tháng 6/2010, Anh (Chị) sẽ làm gì để thực hiện tốt công tác phối hợp? - Nếu mình là Hiệu trưởng nhà trường. - Nếu mình là Chủ tịch công đoàn nhà trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptCông tác đảng trong trường học.ppt
Tài liệu liên quan