Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình thay đổi số lượng và chất lượng lao động. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực I, II, III gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, do đó chịu sự tác động trực tiếp của quy mô và sự phân bố vốn đầu tư phát triển . Cơ cấu lao động có thể thay đổi do số lao động mới bổ sung hoặc di
chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác.
Nghị quyết các đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX đều khẳng định đường lối CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm, là chiến lược phát triển kinh tế nước ta. Công ngiệp hoá, hiện đại hoá liên quan mật thiết với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá”.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3067 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và các yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yếu tố dân số và lao động vừa là điều kiện vừa là mục tiêu tác động đến quá trình
CNH- HĐH của đất nước. Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Với dân số trẻ và có học vấn tương đối cao, để tiếp thu chuyển giao công nghệ,
nhất là lao động đã qua đào tạo, thực sự là một nguồn to lớn của phát triển. Lực
lượng lao động trẻ và có học thức là vốn quí, nếu đựợc phát huy tốt sẽ tạo ra động
lực để phát triển. Nhưng cũng cần thấy rằng: nếu lực lượng lao động không được
khuyến khích đủ mức, trình độ tay nghề thấp, thậm chí thiếu việc làm, thì sự dồi
dào của nguồn lao động lại có thể trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, ảnh hưởng
tới tốc độ của quá trình CNH-HĐH .
Đến lượt nó quá trình CNH-HĐH lại có tác động đến vấn đề lao động việc làm,
tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà có tác động tích cực hoặc tiêu cực (trình độ công
nghệ ứng dụng trong sản xuất, năng lực quản lý....) Tốc độ CNH-HĐH càng
nhanh, trình độ CNH-HĐH càng cao, thành tựu khoa học được ứng dụng trong sản
xuất sẽ làm cho năng suất lao động tăng, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng. Trên cơ sở đó hình thành nên các cơ sở sản xuất mới, ngành nghề mới, từ
đó thu hút nhiều lao động, tạo điều kiện giải quyết việc làm. Ngược lại nếu vận
dụng thiết bị máy móc không gắn liền với việc giải quyết việc làm (do năng suất
lao động tăng lên, số người làm việc dư ra ) vô tình làm ảnh hưởng xấu đến đời
sống của người lao động).
Với điều kiện Thành phố Đà Nẵng hiện nay, số lượng lao động ngày càng gia
tăng, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về phát
triển về thể lực và trí lực, thiếu vốn, trình độ công nghệ lạc hậu...thì quá trình
CNH-HĐH mang lại không ít những cơ hội và thách thức. Cần phải tạo mọi điều
kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những phương hướng để
quá trình CNH-HĐH ở Thành phố Đà Nẵng thật sự mang lại hiệu quả.
2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và các yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu
lao động.
Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình thay đổi số lượng và chất lượng lao
động. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực I, II, III gắn liền với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, do đó chịu sự tác động trực tiếp của quy mô và sự phân bố vốn đầu
tư phát triển . Cơ cấu lao động có thể thay đổi do số lao động mới bổ sung hoặc di
chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác.
Nghị quyết các đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX đều khẳng định
đường lối CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm, là chiến lược phát triển kinh tế nước
ta. Công ngiệp hoá, hiện đại hoá liên quan mật thiết với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động. Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng
khoá VIII tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Phát
triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá”.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế , chuyển dịch cơ
cấu lao động theo các hướng chủ yếu sau:
Một là: Cần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
với các nội dung về đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, đổi mới cây
trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến.
Hai là: Công nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi
nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao.
Ba là: Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, vận tải bưu
chính viễn thông, tài chính ngân hàng..
Bốn là: Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng.
Năm là: Phân bố hợp lý cơ sở sản xuất và lao động theo vùng nông thôn, thành thị,
miền núi, đồng bằng, vùng biển và vùng kinh tế khác. Cơ cấu kinh tế tác động qua
lại với cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch làm thay đổi cơ cấu lao động ,
mặt khác chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động đa chiều với các cường độ khác
nhau, như hướng đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, phát triển cung cầu lao
động di dân tạo việc làm, môi trường pháp luật và chính sách của Nhà nước trung
ương và địa phương, kết hợp với phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, an ninh
quốc phòng ... mà sự dịch chuyển cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế không phải
lúc nào cũng thuận chiều, thường thì cơ cấu kinh tế chuyển dịch trước và nhanh
hơn, định hướng cho cơ cấu lao động thay đổi.
Với đặc thù về nguồn lao động đông đảo vẫn còn đang tăng và chất lượng chưa
cao, trình độ phát triển kinh tế xã hội còn kém phát triển , đang cải cách tích cực
thể chế để hoà nhập với khu vực và thế giới thì việc chủ động chuyển dịch cơ cấu
lao động có ý nghĩa quan trọng, giảm bớt sức ép của lao động nông nghiệp, nông
thôn (khu vực I) đối với phát triển thành thị, và cơ cấu nhóm ngành thuộc khu vực
II và III, thu hút bớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo, từng bước hạn chế an sinh
xã hội, hạn chế tệ nạn.
Ngoài các yêu cầu đảm bảo sự phù hợp với tốc độ và chất lượng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cân nhắc đặc thù của qui mô tốc độ và chất lượng của nguồn lao động
hiện nay của nước ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng còn thấp, còn cần chú ý đến
tính quá độ của thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế tập trung bao cấp sang thi
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội.
.3.Lao động và việc làm trước ngưỡng cửa hội nhập.
Hội nhập là một xu hướng mang tính khách quan trong nền kinh tế đang toàn cầu
hoá mạnh mẽ hiện nay. Xu hướng và quá trình đó mang lại những triển vọng rất
lớn cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế các quốc gia tham
gia tích cực vào quá trình hội nhập. Đó là xu thế của sự phát triển. Hội nhập kinh
tế thế giới đang kéo mọi quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển , qui mô và
tầm vóc về kinh tế, ngôn ngữ và văn hoá...gia nhập những tổ chức kinh tế thế giới
và khu vực.
Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu phát triển
kinh tế quan trọng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng liên tục với tốc độ cao
(trên 7%/ năm) trong nhiều năm liên tục, sức sản xuất đang được cải thiện đáng
kể...Đó là những điều kiện rất căn bản để Việt Nam tham gia vào quá trình hội
nhập kinh tế thế giới một cách có lợi. Trên thực tế Việt Nam đã là thành viên của
các tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế lớn trong khu vực và trên thế giới như
ASEAN, APEC. Hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng đã được ký (năm 2000) và
thực hiện năm 2001. Và hiện nay, Việt Nam đang xúc tiến đàm phán tích cực để
gia nhập WTO (năm 2005) và đẩy nhanh tiến trình tham gia đầy đủ vào AFTA
(năm 2006).
Tuy nhiên, đối với nước ta tham gia hội nhập là chấp nhận một sự cải cách mạnh
mẽ. Trong đó, quá trình đó sẽ có nhiều tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố
với xu hướng khác nhau, và nhiều chiều và đa dạng. Một mặt chúng ta đang đứng
trước nhiều cơ hội lớn có thể tận dụng, tranh thủ và khai thác tốt để phát triển .
Mặt khác, quá trình đó cũng đưa đến những rủi ro và thách thức mà trong đó vấn
đề lao động viêc làm có thể nói là vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự nhất hiện
nay. Trong thời gian đây, Việt Nam đã đạt được một số thành công quan trọng về
lao động và việc làm như: kiểm soát và điều tiết được tỷ lệ tăng lao động theo
hướng tích cực (giảm 3,03% những năm cuối 1980, xuống còn khoảng 2,7% đầu
năm 2000); tỷ lệ lao động qua đào tạo có chuyên môn tay nghề được nâng lên (
gần 20% tổng lao động xã hội); một số việc làm được tạo ra hàng năm tăng (mỗi
năm có thêm khoảng 1,5 triệu người có việc làm). Tuy nhiên, sự phát triển của thị
trường lao động chưa đầy đủ, những chính sách và cơ chế về lao động việc làm
chưa hoàn thiện, còn nhiều nhược điểm. Người lao động không có việc làm còn
chiếm một tỷ trọng khá lớn (khoảng 6%). Trình độ của người lao động đang làm
việc trong các doanh nghiệp không cao và rất không đồng đều... với những tồn tại
như vậy thì trong quá trình hội nhập chúng ta sẽ đối diện với nhiều vấn đề phức
tạp:
Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế: Khi tham gia hội nhập, sản xuất kinh doanh
phát triển mạnh tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong những
năm tới thị trường lao động sẽ có những thách thức và nguy cơ không nhỏ bao
gồm:
Nguy cơ thất nghiệp: Nguồn lao động vẫn tăng khá cao. Nguyên nhân của tình
trạng này là do tác động mạnh của hội nhập làm cho thất nghiệp trở thành một
nguy cơ lớn. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước tiến hành tổ chức, cơ cấu lại quá trình
kinh doanh theo hướng hiệu quả hơn và chú trọng đầu tư kỹ thuật công nghệ hiện
đại, giảm qui mô kinh doanh ...điều tất yếu làm dôi dư một bộ phận lao động. Số
người này sẽ bị đẩy vào thị trường lao động . Đối với các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế khác ( các doanh nghiệp tư nhân, các Công ty trách nhiệm hữu hạn,
các hợp tác xã..), những đơn vị yếu kém cũng sẽ bị phá sản. Người lao động trong
các doanh nghiệp này sẽ bị mất việc làm trở thành người thất nghiệp.Hơn nữa,
phần lớn lao động ở trong ngành nông nghiệp thời gian lao động chỉ sử dụng
khoảng 65-75%, còn lại là 25-35% thiếu việc làm. Vì thế,vấn đề đặt ra không phải
chỉ là giải quyết việc làm cho số lao động này mà biện pháp lâu dài là phải đẩy
mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ để đảm bảo yêu cầu tăng trưởng và hội
nhập.
Biến động của thị trường lao động. Việc mở cửa nền kinh tế và tham gia vào các
thị trường, các quan hệ thương mại, tài chính, tiền tệ khu vực và quốc tế cũng có
thể làm lạm phát tăng, kinh tế biến động và nhiều hoạt động kinh doanh không ổn
định. Thị trường lao động chắc chắn cũng sẽ có những diễn biến không hoàn toàn
có lợi cho nền kinh tế, cơ cấu lao động trong xã hội thay đổi, các luồng luân
chuyển, di biến động lao động giữa các khu vực kinh tế, các ngành, các vùng...và
với các nước khác diễn ra mạnh va ìkhó quản lý hơn. Thất nghiệp cơ cấu cũng
tăng lên.
Sự phân hoá, phân tang lao động. Sự phân hoá phân từng về lao động trên tất
cả các mặt gia tăng. Hội nhập đem đến sự đa dạng hơn về điều kiện làm việc, cơ
hội phát triển và cả những cạnh tranh mạnh về việc làm và thu nhập trên thị trường
lao động. Khoảng cách về trình độ năng lực làm việc, tay nghề và kỹ năng và thu
nhập sẽ mở rộng ra, dãn cách nhiều hơn. Cơ hội tiếp cận với các điều kiện việc
làm rất khác nhau. Những người có trình độ thấp sẽ rất khó tìm kiếm và duy trì
hay ổn định được việc làm và thu nhập.
Việt Nam phải chịu một sức ép rất lớn: Số người không có việc làm có thể tăng,
nhu cầu việc làm trở nên bức xúc, thị trường lao động mất cân đối-cung vượt xa
cầu, tình trạng thiếu nhiều lao động có kỹ thuật chuyên môn giỏi tay nghề cao trở
nên gay gắt hơn, di dân và lao động ngày càng phát sinh tự phát, khó kiểm soát,
sự khác biệt trong đối xử đối với người lao động giữa các khu vực về tiền lương
việc làm và các quan hệ lao động khác... ngày càng lộ rõ.
Ở cấp độ doanh nghiệp. Tham gia vào quá trình hội nhập trình độ hội nhập các
doanh nghiệp cần phải cải tổ chính mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng
sức cạnh tranh. Đó là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển . Để làm được
điều này, các doanh nghiệp phải dựa vào các nguồn lực trong đó có nguồn nhân
lực của mình, một trong những nguồn lực đang được đang được xem là có giá trị,
có vai trò quan trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh
doanh . Tuy nhiên, số doanh nghiệp mạnh ở nước ta chưa nhiều, và sự bền vững
về sự mạnh của họ cũng chưa được khẳng định. Còn lại phần lớn các doanh
nghiệp đều gặp phải hạn chế , khó khăn về nguồn nhân lực đó là:
Hạn chế về trình độ năng lực, tay nghề và phong cách làm việc. Phần lớn lao
động doanh nghiệp làm việc trong các doanh nghiệp đều hạn chế về năng lực làm
việc, kể cả lao động trực tiếp và lao động quản lý. Người lao động ít được đào tạo
một cách bài bản, kiến thức về nghề nghiệp và kỹ năng làm việc của nhiều người
không còn phù hợp hoặc chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế.
Đối với những mặt thay đổi về lực lượng lao động. Sự không ổn định của nguồn
lực trong nội bộ cũng là vấn đề mới đối với các doanh nghiệp. Việc giữ những lao
động giỏi làm việc một cách trung thành với các doanh nghiệp ngày càng khó
hơn. Giữa các doanh nghiệp đang cạnh tranh quyết liệt về nguồn nhân lưc, khi thì
công khai, lúc thì ngấm ngầm trên thị trường lao động bên cạnh các thị trường
khác.
Đối với người lao động.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho bản thân người lao
động . Họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn về nghề nghiệp và công việc và có quyền chọn
nơi làm việc có thu nhập cao nếu họ có năng lực tốt. Trên thị trường lao động có
sự cạnh tranh ưu thế trên thuộc về người lao động nào có trình độ chuyên môn tốt,
trở thành “nguồn lực quí hiếm” mà các doanh nghiệp đang cần. Tuy nhiên họ
cũng đang đứng trước những thách thức.
Thách thức về nguy cơ thiếu việc làm: Thất nghiệp nếu trước đây ít được nói
đến thì hiện nay không phải xa lạ gì và nó có thể xẩy ra đối với bất cứ ai vì có
nhiều nguyên nhân làm phá sản của doanh nghiệp nằm ngoài sự định đoạt của
người lao động .
Thiếu điều kiện nâng cao khả năng làm việc.
Muốn có được công ăn việc làm tốt và thu nhập cao, ổn định. Người lao động phải
được nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc. Nhưng trên thực tế không phải
người lao động nào cũng có đủ điều kiện (kinh phí, năng lực cá nhân, trình độ học
vấn cơ hội làm việc và điều kiện học hành.) cần thiết để làm được như vậy,
Điều kiện và môi trường làm việc hạn chế phát huy khả năng cá nhân.
Trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và một số ít doanh nghiệp thuộc
các ngành có ưu tiên đầu tư lớn của Nhà nước có công nghệ và kỹ thuật tương đối
hiện đại, còn lại hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động với trang thiết bị lạc
hậu, không đầy đủ và điều kiện làm việc không được tốt. Sử dụng người lao động
trái với chuyên môn được đào tạo là một thực tế rất phổ biến. những yếu kém về
công việc quản lý, ràng buộc về cơ chế.. cũng đang hạn chế người lao động phát
huy hết khả năng làm việc của mình và giảm dần động lực làm việc.
PHẦN II. THỰC TRẠNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.
I.Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Đà Nẵng.
1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
a.Vị trí địa lí
Thành phố Đà Nẵng ( phần lục địa) nằm trong khu vực từ 15055’’ đến 16013,15’’
vĩ đô üBắc và từ 107049, đến 108020,18’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp Tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.
Huyện đảo Hoàng sa của Thành Phố là quần đảo thuộc biển đông, nằm trong
khoảng từ 15030, đến 17012, vĩ độ Bắc và từ 111030, đến 115000, kinh độ Đông.
Thành Phố có 5 quận (Hải Châu, Thanh Khê,Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn)
và hai huyện ( Hoà Vang, Hoàng Sa) với 47 phường/ xã, tổng diện tích đất tự
nhiên 1.255,48km2, trong đó : nội thành 213,00 km2, ngoại thành: 1.042,48 km2,
huyện đảo Hoàng Sa là 305 km2).
b.Địa hình
Thành Phố Đà Nẵng có địa hình vùng duyên hải miền Trung với 4 nhóm địa hình
chính:
+ Đại hình vùng núi cao: Do ảnh hưởng của các nhánh dãy Trường Sơn vươn ra
biển nên dạng địa hình này thường dốc và hiểm trở, bao gồm : Bán đảo Sơn trà,
núi Phước Tường, Đèo Hải Vân. Cao độ trung bình từ 500m đến 1.500m.
+Địa hình trung du : Bao gồm các dãy đồi thoải quanh núi Phước Tường ở các xã
Hoà thọ, Hoà Phát và phường Hoà Khánh. Độ dốc cao ở đỉnh đồi, càng xuống
dưới càng giảm dần nối liền các thửa ruộng bậc thang. Cao độ trung bình từ +50m
đến +500m.
+Địa hình đồng bằng:Dạng địa hình này hẹp , nằm rải rác ở các chân đồi và các
triền sông. Độ cao trung bình : từ +2,5m đến +3,5m.
+ Địa hình bồi tích cát ven biển và cửa sông: Bao gồm các đụn cát chạy dọc
theobờ biển, chủ yếu tập trung tại Nam Ô, Thanh Khê có độ cao trung bình từ +6m
đến +7m.
Do địa hình đồi núi nên phần lớn dân cư lao động tập trung ở vùng đồng bằng ven
biển sinh sống làm ăn do đó làm dẫn đến mất cân bằng về mức sống giữa đồng
bằng và miền núi. Đồng bằng tập trung nhiều dân cư lao động gây khó khăn trong
viêc sinh hoạt và giải quyết việc làm. Trong khi đó miền núi đất rộng người thưa
không có người canh tác. Chính vì vậy trong những năm đến Thành Phố cần tổ
chức các cuộc dân lên các vùng núi để có điều kiện phát triển các vùng này.
c.Khí hậu
Khí hậu Thành Phố Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam. Có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, thỉnh thoảng có đợt rét mùa
đông nhưng không rét đậm và kéo dài. Với số lượng bức xạ lớn thuận lợi về phát
triển nông nghiệp, sử dụng năng lượng mặt trời trong công nghiệp chế biến nông
lâm hải sản và sản xuất điện năng( năng lượng gió). Tuy nhiên, do địa hình dốc,
sông suối ngắn, lượng mưa thường tập trung từ tháng 8 đến tháng 12, chiếm 70
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và các yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu lao động.pdf