Công nghệ xử lý môi trường công ty HABADA
IV.1. Các chất thải trong quá trình sản xuất bia.
Từ hoạt động thực tế hiện nay có thể nhận thấy 3 nguồn gây ô nhiễm chính
gồm:
- Nước thải sản xuất: Đây là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu
- Khí thải lò hơi do đốt dầu FO
- Chất thải ắn gồm: bã malt, bã men bia, bùn từ hệ thống xủ lý nước thải.
9 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ xử lý môi trường công ty HABADA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ Án Tốt Nghiệp -1- Hoàng Văn Nhị - 46SH
CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG TY HABADA
IV.1. Các chất thải trong quá trình sản xuất bia.
Từ hoạt động thực tế hiện nay có thể nhận thấy 3 nguồn gây ô nhiễm chính
gồm:
- Nước thải sản xuất: Đây là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu
- Khí thải lò hơi do đốt dầu FO
- Chất thải ắn gồm: bã malt, bã men bia, bùn từ hệ thống xủ lý nước thải.
STT Nguồn phát thải Tác nhân gây ô nhiễm Tác động đến môi
trường
1
Nghiền nguyên
liệu
Bụi nguyên liệu Ô nhiễm không khí
2
Nấu, đường hóa
Nồi hơi
Rửa nồi nấu
SO2, CO, NO2, bụi, nhiệt
Nước thải chứa chất hữu
cơ, chất rắn lơ lửng
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nước
3
Lắng lọc
Rửa thiết bị
Bã malt, bã hoa
Nước thải
Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước
4 Máy lạnh NH3 rò rỉ Ô nhiễm không khí
5
Lên men
Rửa thiết bị
CO2, nhiệt độ thấp
Nước thải chứa chất hữu
cơ, nấm men…
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nước
6
Lọc bia tươi
Rửa thiết bị
Men bia, cặn protein
Nước thải chứa bia
Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước
7 Bão hòa CO2 CO2 thất thoát Ô nhiễm không khí
8
Rửa bom, chiết
bom
Bia thất thoát Ô nhiễm nước
9
Vệ sinh công
nghiệp
Nước thải Ô nhiễm nước
10 Xử lý nước thải Nước thải, bùn thải Ô nhiễm nước
11
Chất thải sinh hoạt Rác thải
Nước thải
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nước
Đồ Án Tốt Nghiệp -2- Hoàng Văn Nhị - 46SH
Chuẩn bị nguyên liệu
Nấu – Đường hóa
Lọc trong
Nấu hoa
Tách bã hoa, lắng
Làm lạnh
Lên men
Lọc trong
Bão hòa CO2
Chiết chai, box
Nước công nghệ
Enzyme
Hơi
Hoa houblon
Hơi
Nước
làm lạnh
Máy lạnh
Nước
làm lạnh
Nước nóng
cho hạ nhiệt
độ rồi tuần
hoàn.
Môi chất
làm lạnh
Men giống
Nước tuần hoàn
Chất trợ lọc
Cặn lọc
Bia rơi vãi
Bã hoa, cặn
Bã malt
Nước nóng
CO2
Nước thải
Gạo Malt
Nước cấp để
rửa thiết bị, sàn.
Hình 4.1: Sơ đồ phát thải từ dây chuyền công nghệ
Đồ Án Tốt Nghiệp -3- Hoàng Văn Nhị - 46SH
IV.2. Những tác động và biện pháp giải quyết các loại chất thải.
IV.2.1. Tác động đến môi trường không khí.
Các nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm không khí do sản xuất bia, gồm:
- Khí thải do đốt dầu FO: Sau khi đốt dầu FO sẽ sinh ra các khí độc như CO,
NOx, SO2 và bụi gây ô nhiễm nguồn không khí.
- Bụi do quá trình nghiền nguyên liệu (ước tính chiếm 0.25% nguyên liệu),
trung bình lượng bụi do nghiền nguyên liệu là 100 kg/ngày. Các loại khí phát sinh
trong dây chuyền sản xuất: khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men chính; khí
NH3, glycol có thể sinh ra khi hệ thống làm lạnh bị rò rỉ.
- Mùi hôi thối và khí độc hại do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong
bã malt, bã men bia và nước thải. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu tại khu vực thu
hồi bã bia, bã men và hệ thống xử lý nước thải.
* Cách khắc phục:
- Đối với các khí thải do đốt dầu FO gây ra thì công ty đã cho xây dựng hệ
thống lò hơi, 90 – 95% lượng bụi, CO, NOx, SO2 sẽ được giữu lại trong hệ thống.
Do đó hạn chế được lượng chất thải phát tán vào trong không khí.
* Sơ đồ công nghệ:
Valve
hướng dòng
Ống khói
Bộ phận khử mùi
Dàn phun
Thiết bị hấp thụ
dạng Ventury
Dung dịch hấp thụ
bổ sung
Bể chứa Bơm
Hình 4.2: Công nghệ xử lý khí thải
Đồ Án Tốt Nghiệp -4- Hoàng Văn Nhị - 46SH
Còn trong quá trình nghiền thì bụi nghiền được thu hồi tái sử dụng làm cho
mức ô nhiễm không đáng kể.
Tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng tốt các hệ thống để khắc phục hiện tượng rò
rỉ NH3, CO2, glycol…
IV.2.2. Tác động do chất thải rắn.
- Bã malt: Trung bình cứ 100 lg nguyên liệu ban đầu sinh ra 125 kg bã tươi.
- Bã men bia, bã hoa houblon và cặn protein:có giá trị dinh dưỡng cao, làm
thức ăn bổ sung cho gia súc.
- Rác thải sinh hoạt: Tùy vào số lượng công nhân.
- Các chất thải rắn khác: vỏ chai vỡ, bao bì phế liệu, nắp chai phế phẩm, chất
trợ lọc, nhãn mác hỏng…
* Cách khắc phục:
STT Loại chất thải rắn Biện pháp quản lý, xử lý
1 Bã hèm Bán làm thức ăn cho gia súc
2 Bột trợ lọc Thu gom thuê công ty môi trường đô thị xử lý
3 Cặn men Bán làm thức ăn cho gia súc
4 Nhãn, bã hoa Thu gom thuê công ty môi trường đô thị xử lý
5 Bao bì, chai vỡ Bán cho các cơ sở tái chế
6 Chất thải sinh hoạt Thu gom thuê công ty môi trường đô thị xử lý
IV.2.3. Tác động đến môi trường nước.
- Nước từ các nhà vệ sinh, nhà bếp.
- Do trong chất thải chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất hữu cơ nên khi phân
hủy chúng sinh ra mùi hôi thối khó chịu. Nươc mà tích tụ lâu ngày có màu đen.
- Tác động chính do nước thải xuất phát từ lượng N va P. N, P là chất dinh
dưỡng cần thiết cho các loại thủy sinh vật. Tuy nhiên, khi hàm lượng N và P trong
nước dư thừa sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng làm cho nước đục. Tảo dư thừa,
chết và phân hủy gây nên mùi khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật thủy sinh
và môi trường xung quanh.
- Quá trình phân hủy các chất hữu cơ và tảo sẽ làm giảm nồng độ O2 hòa tan
trong nước, vì vậy hạn chế sự phát triển của các sinh vật thủy sinh. Xảy ra hiện
tượng phân hủy kị khí sẽ sinh ra mùi hôi thối.
Đồ Án Tốt Nghiệp -5- Hoàng Văn Nhị - 46SH
- Do đó, nước thải sau khi thải ra các ao hồ như ao Lan Q, hồ nhà Dầu và
sông Thương đã gây ô nhiễm rất nặng nguồn nước ở các khu vực này. Song vẫn
rất khó để đánh giá được mưc độ ô nhiễm do nhà máy phát sinh vì các ao, hồ, sông
này cũng là nơi tiếp nhận nước thải từ một lượng lớn dân cư trong thành phố cùng
các ngành dịch vụ khác…
* Cách khắc phục:
1. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải từ nhà bếp, nhà tắm sau khi qua song chắn rác cùng với nước thải
từ nhà vệ sinh được xử lý bằng tự hoại.
Bể tự hoại được xây ngầm dưới đất là một công trình làm hai chức năng: lắng
và phân hủy cặn. Cặn được giữ lại trong bể, dưới tác động của các vi sinh vật kỵ
khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, tạo ra các chất khí và chất vô cơ hòa tan.
Các bể tự hoại được thiết kế và xây dựng thành 3 ngăn có kích thước phù
hợp.
2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất.
Trước đây nhà máy xử lý nước thải bằng hệ thống bể lọc sinh học biofil nhỏ
giọt.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống Biofil nhỏ giọt này:
Sau khi để lắng, nước thải được đưa vào bể biofil bằng cách tưới lên bề mặt
bể và thấm qua lớp vật liệu lọc. Ở bề mặt của hạt vật liệu lọc và ở giữa các khe hở
của chúng, các hạt bẩn được giữ lại và hình thành nên màng vi sinh. Lượng oxy
cần thiết để oxy hóa chất bẩn hữu cơ được thâm nhập và bể cùng với lưu lượng
nước thải khi tưới hoặc qua các khe hở ở thành bể. Vi sinh hấp thụ chất hữu cơ và
Nước thải nhà bếp Nước thải nhà vệ sinh
Song chắn rác Bể tự hoại
HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC
Đồ Án Tốt Nghiệp -6- Hoàng Văn Nhị - 46SH
nhờ có oxy mà quá trình oxy hóa các chất hữu cơ thành sản phẩm không độc là:
CO2 và H2O xảy ra. Tuy nhiên, hệ thống này đã được xây dựng từ năm 1996 cho
dây chuyền sản xuất có công suất 3 triệu lít/năm nên bị xuống cấp. Và nhà máy đã
thay thế bằng hệ thống xử lý nước thải bởi bể hiếu khí AEROTEN với kinh phí
gần 1 tỷ đồng.
Nguyên lý Công nghệ xử lý nước thải bằng AEROTEN.
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất là một quá trình kết hợp 2 phương pháp:
hóa học và sinh học.
Phương pháp hóa học: Bổ sung các chất trợ lắng để loại bỏ bớt các chất lắng
lơ lửng. Phương pháp này tiến hành trước phương pháp sinh học.
Phương pháp sinh học (bể aeroten): Sử dụng bùn hoạt tính để oxy hóa chất
hữu cơ trong điều kiện đủ oxy cần thiết.
- Giải thích công nghệ và cách thực hiện:
Cải tạo bể lắng ngầm hiện có với dung tích 30 m3 thành bể điều hòa dung tích
60 m3. Tại đây, nước thải được lưu giữ để ổn định về bản chất trước khi đưa vào
xử lý. Tận dụng diện tích còn trống để xây nhà điều hành 15 m2 và đặt bể phân
hủy bùn.
Từ bể diều hòa, nước thải được bơm lên bể lắng 1. Tại đây, bổ sung các hóa
chất trợ lắng để lắng các chất lơ lửng. Công đoạn này có vai trò rất quan trọng,
quyết định hiệu quả xử lý vì sau khi lắng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước
giảm đi 80%, nồng độ BOD và COD giảm đi khoảng 50 – 60%. Phần lắng được
bơm sang bể phân hủy bùn. Bể lắng 1 được cải tạo từ bể phân phối của hệ thống
biofil nhỏ giọt trước đây dung tích 50 m3. Thời gian lưu ở bể lắng 1 khoảng 1h.
Nước thải Bể điều hòa Bể lắng Bể aeroten Bể lắng Thải
Bể phân hủy bùn
Xử lý cùng chất thải sinh hoạt
Đồ Án Tốt Nghiệp -7- Hoàng Văn Nhị - 46SH
Phần nước từ bể lắng 1 được chuyển sang bể AEROTEN. Bể AEROTEN
được xây dựng và cải tạo từ bể biofil gồm 2 ngăn với tổng dung tích 200 m3. Thời
gian lưu của nước thải trong bể AEROTEN khoảng 6 – 8h. Nguyên lý hoạt động
của bể AEROTEN là dựa trên khả năng oxy hóa và khoáng hóa của các loại vi
sinh chứa trong bùn hoạt tính. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả phân hủy, bổ sung
oxy không khí bằng bơm nén khí và hệ thống phân phối khí đều khắp bể. Quá
trình sục khí không chỉ nhằm mục đích cấp đủ oxy chó quá trình oxy hóa mà còn
có tác dụng duy trì các hạt bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng để tiếp xúc nhiều nhất
với các chất ô nhiễm hữu cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng oxy hóa. Sau
công đoạn này khoảng 90% BOD còn lại sẽ được phân hủy. Phần nước trong được
bơm sang bể lắng 2. Bùn sinh khối tại bể này được bơm sang bể nén bùn.
Tại bể lắng 2 nước được để lắng tự nhiên nhằm sa lắng các hạt chất rắn còn
lại trước khi thải ra môi trường. Thời gian lưu của nước thải trong bể AEROTEN
rất ngắn 6 – 8h. Bể AEROTEN cho phép xử lý lưu lượng nước thải 600 m3/ngày.
Bể phân hủy bùn theo dạng lắng 2 vỏ làm tăng hiệu quả xử lý. Bể làm bằng
thép không gỉ có dung tích 10 m3.
Thực chất của bể phân hủy bùn là quá trình phân hủy chất rắn hữu cơ trong
điều kiện yếm khí. Bể gồm 2 phần: phần trên của bể có máng lắng và phần dưới là
bể tự hoại. Thao tác này quyết định hiệu quả xử lý là: khống chế được lượng bùn
đưa vào bể để đảm bảo quá trình phân hủy diễn ra thuận lợi, không bị quá tải. Bể
lắng 2 vỏ giải quyết cùng một lúc 2 nhiệm vụ: lắng cặn và lên men cặn lắng. Quá
trình lên men sẽ sinh ra khí metan. Định kỳ (10 ngày) cặn sẽ được xả bỏ ra ngoài.
Thể tích cặn sau xử lý giảm xuống còn 32% so với thê tích bùn tươi.
Khi bùn đày và đạt đến độ dặc nhất định, bùn tươi sẽ được bơm hút, vận
chuyển đến bãi xử lý chất thải.
Hiệu quả xử lý nước thải sản xuất như sau:
Thông
số
Nước thải
chưa xử lý
Nước thải
sau bể lắng 1
Nước thải sau
bể AEROTEN
Nươc thải
sau bể lắng 2
TCVN –
5945-1955
pH 7.8 – 8.0 7.8 – 8.0 7.0 – 7.5 7.0 – 7.5 5.5 – 9.0
SS 150 – 226 50 – 70 70 – 80 40 – 50 100
BOD5 350 – 485 140 – 200 40 – 50 35 – 45 50
COD 450 – 650 180 – 250 80 – 90 60 – 85 100
Đồ Án Tốt Nghiệp -8- Hoàng Văn Nhị - 46SH
Nước thải bia
Lắng 1
Lắng 2
100m
Nước ra
5 5
4
3
6
2
1
8
9
7
Dòng thải nước mưa
Hình 4.3: KHU XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA HABADA
1: Hồ ga, song chắn rác; 2: Bể phân hủy kỵ khí; 3: Nhà điều hành khu xử lý 4: Bể lắng đợt 1 sử dụng hóa chất keo tụ kết hợp
5: Bể phân hủy AEROTEN 6: Bể lắng trung gian 6 m3 7: Bể lắng đợt 2 8: Bể chứa bùn tưoi 9: Thiết bị phân hủy bùn
Đồ Án Tốt Nghiệp -9- Hoàng Văn Nhị - 46SH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công nghệ xử lý môi trường công ty habada.pdf