Công nghệ vi sinh

Giải pháp kỹ thuật tạo chân không kết hợp giữa bơm chân không và type hơi được thực hiện ở áp lực hơi tương đối thấp (8kg/cm2) nhưng vẫn tạo được sự ổn định của hệ thống thiết bị tẩy màu và khử mùi, tạo được sự cân bằng nhiệt và hơi trong dây chuyền cho kết quả rất khả quan. Việc áp dụng kết quả này để mở rộng sản xuất rất thuận tiện.

doc5 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ vi sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẦU TƯ THIẾT BỊ TẠO CHÂN KHÔNG VÀ TẨY MÀU, NHẰM HOÀN CHỈNH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DẦU ĂN TINH LUYỆN TỪ DẦU DỪA                                                           CNĐT: Ths. Nguyễn Nhật Trường                                                                         CQCT:  Công ty TNHH Phước An CBPHTH:KS. Nguyễn Tường Lợi, Ths. Lê Quang Trí TGTH:     2002-2003 MỞ ĐẦU: Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy sản xuất dầu ăn tinh luyện nhưng đều có công suất rất lớn từ 150 đến 500tấn/ngày. Dây chuyền công suất lớn này không phù hợp với tình hình nguyên liệu ở khu vực miền trung cũng như tại Bình Định. Chính vì thế, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì việc đổi mới thiết bị công nghệ là yêu cầu cấp thiết. Công đoạn tẩy màu và khử mùi là hai công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất dầu tinh luyện. Hiện tại công đoạn tẩy màu chưa có, công đoạn khử mùi chưa đạt vì độ chân không trong thiết bị không cao. Vấn đề đặt ra là phải có giải pháp để khắc phục những nhược điểm này trên cơ sở hiệu quả đầu tư cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành thấp tạo được sức cạnh tranh trên thị trường. I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1.1. Mục tiêu: Đầu tư thiết bị tạo chân không và tẩy màu nhằm hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dầu ăn tinh luyện từ dầu dừa. 1.2. Phương pháp và nội dung: - Nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sản xuất dầu ăn tinh luyện. - Nâng cao chỉ tiêu độ chân không và sự ổn định chân không trong quá trình tinh luyện dầu  (độ chân không đạt từ 750-755mmHg) - Nâng cao độ sáng và độ trong của dầu nhờ hệ thống khử màu (nhiệt độ thiết bị khử màu đạt 1000C, độ chân không trong thiết bị khử màu từ 600-660 mmHg) II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 2.1. Công đoạn tẩy màu dầu: - Hiện nay có 2 quy trình tẩy màu dầu đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới là quy trình tẩy màu liên tục và gián đoạn. Trên cơ sở quy trình tinh luyện dầu đang hoạt động tại cơ sở là quy trình gián đoạn nên đã tiến hành lựa chọn thiết bị tẩy màu từng mẻ cho thích hợp với toàn bộ dây chuyền. 2.2. Tăng độ chân không trong hệ thống khử mùi và làm nguội: * Giải pháp kết hợp giữa type hơi 1 cấp và bơm chân không - Ưu điểm: + Độ chân không trong thiết bị cao (5 -7 mmHg), hoạt động ổn định (độ dao động chân không trong hệ thống  ± 2 mmHg) + Yêu cầu lò hơi có áp lực vừa phải (từ 6 at trở lên) + Có khả năng chế tạo trong nước, tận dụng được các thiết bị cũ (lò hơi bơm chân không), giá thành đầu tư vừa phải ( ước độ  60 triệu đồng), thích hợp với các dây chuyền có công suất vừa và nhỏ. - Nhược điểm: + Phải hoạt động đồng thời 2 hệ thống type hơi và bơm chân không. 2.3. Quy trình công nghệ sản xuất dầu ăn tinh luyện và sản phẩm đạt được: 2.3.1. Quy trình công nghệ: Sấy tẩy màu: nhằm loại nước và các chất ra khỏi dầu, tăng phẩm chất của dầu và tạo màu như mong muốn. Dầu sau khi rửa sẽ được gia nhiệt đến nhiệt độ sấy 100-105oC, sau đó than và đất hoạt tính được hút vào thiết bị. Tại đây hỗn hợp được khuấy trộn đều trong thời gian 45 phút, ngừng cấp điện và khuấy trộn, đưa hỗn hợp qua máy lọc để tách dầu khỏi đât và than. Tạo chân không bằng type hơi kết hợp với bơm chân không: khi tiến hành tạo chân không cho hệ thống ta phải cho bơm chân không chạy nước, trước khi độ chân không trong thiết bị đạt 700-720mmHg. Sau đó cho type hơi hoạt động cho đến khi đạt 760mmHg, thời gian 1,5giờ. Nước cấp để ngưng tụ có nhiệt độ 29oC. 2.3.2. Kết quả chỉ tiêu dầu ăn đạt được: TT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử ĐVT Kết quả Mẫu 1 Mẫu 2 1 Độ trong Trong sánh Trong sánh 2 Màu sắc Trắng Trắng 3 Tạp chất TCVN 2637-78 % 0.784 0.08 4 Nước và chất bay hơi TCVN 2637-78 % 1.532 1.60 5 Chỉ số độ chua (mgKOH/g) KNCL&ATTP mgKOH/g 4.28 4.25 6 Chỉ số Percxyt KNCL&ATTP 2.89 2.90 7 Phản ứng kreiss KNCL&ATTP Âm tính Âm tính Giải  pháp kỹ thuật tạo chân không kết hợp giữa bơm chân không và type hơi được thực hiện ở áp lực hơi tương đối thấp (8kg/cm2) nhưng vẫn tạo được sự ổn định của hệ thống thiết bị tẩy màu và khử mùi, tạo được sự cân bằng nhiệt và hơi trong dây chuyền cho kết quả rất khả quan. Việc áp dụng kết quả này để mở rộng sản xuất rất thuận tiện. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Kết luận: - Đã thiết kế chế tạo, lắp đặt vận hành thiết bị tạo chân không bằng hơi và thiết bị tẩy màu vào dây chuyền tinh chế dầu ăn, tạo được sự ổn định chất lượng cũng như công suất của dây chuyền. Đưa  chất lượng dầu ăn đạt tiêu chuẩn TCVN 86-69. Kiến nghị: - Đề nghị UBND tỉnh, các ngành hữu quan tạo điều kiện đề công ty phát huy kết quả dây chuyền sản xuất đã đầu tư. - Đề nghị UBND tỉnh, các sở ngành xúc tiến các đề tài nghiên cứu phương pháp phòng trừ sâu bọ dừa đề ổn định nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến dừa. Thông tin để các doanh nghiệp đa dạng hoá các sản phẩm từ cây dừa trong thời gian tới.                                                                            Biên tập: ÁI THÙY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdau an tinh luyen.doc
  • doccac cong doan tinh luyen.doc
  • pdfluatBHYT.pdf
Tài liệu liên quan