Con đường "ra biển" của thực phẩm Việt
Doanh nghiệp nhượng quyền cần thảo luận kỹ với đối tác nhượng quyền
về vị trí của cửa hàng cũng như kế hoạch chiếm lĩnh thị trường khu vực
hay thành phố đã lựa chọn.
12 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Con đường "ra biển" của thực phẩm Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Con đường "ra biển" của thực phẩm Việt
Với ưu thế “có lợi cho sức khỏe”, ngành hàng thực phẩm của Việt Nam
đang đứng trước cơ hội lớn vươn ra thế giới.
Cơ hội
Kết quả chương trình nghiên cứu và phân tích thị trường “Tiềm năng
nhượng quyền thương mại các mô hình kinh doanh thực phẩm Đông
Nam Á” (được phối hợp thực hiện bởi nhuongquyenvietnam.com - trang
web về giao dịch nhượng quyền thương mại, Franchise Mind - công ty
chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại trên thế giới,
và TMA - Hiệp hội Quản trị doanh nghiệp Thái Lan) cho thấy, chưa bao
giờ thực phẩm Việt lại đứng trước một cơ hội đầy đủ và to lớn để vươn
ra thị trường thế giới như bây giờ.
Theo ông Harish Babla, Giám đốc điều hành Franchise Mind, thực phẩm
Việt Nam có 4 yếu tố cơ bản nhất: Có sự khác biệt rõ rệt trong văn hóa
ẩm thực, tạo được ấn tượng tốt - là một món ăn cân bằng dinh dưỡng và
bổ dưỡng, cách chế biến không phức tạp như các loại thức ăn khác, có
thị trường nội địa to lớn làm hậu phương.
Bốn yếu tố này hội đủ cho một mô hình kinh doanh khác biệt, hấp dẫn
và dễ nhân rộng theo phương thức nhượng quyền thương mại. Đó chính
là nền tảng cho các doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới.
Theo thống kê từ tạp chí Health của Mỹ, thực phẩm Việt đứng thứ 3
trong danh sách 10 thực phẩm dân tộc có lợi nhất cho sức khỏe (1. Thực
phẩm Hy Lạp, 2. Thực phẩm tươi California, 3. Thực phẩm Việt Nam, 4.
Thực phẩm Nhật Bản, 5. Thực phẩm Ấn Độ...).
Các nhà hàng Việt thường chế biến nhiều món hải sản, trong cách chế
biến dùng nhiều rau, đặc biệt là nhiều rau có mùi quế, bạc hà... làm cho
các món ăn trở nên sang trọng và đặc trưng. Việc dùng nhiều rau trong
món ăn là đặc trưng thương hiệu hàng đầu của thực phẩm Việt trên toàn
thế giới, và nó đang trở thành một trào lưu.
Theo nghiên cứu của tạp chí Asian Journal of Food and Agro tại Thái
Lan, thực phẩm Việt luôn mang lại chú ý cho rất nhiều người tiêu dùng.
Một cuộc điều tra trên 100 người tiêu dùng (56% nữ và 44 % nam; trong
đó 33% tuổi từ 18 đến 24, 41% tuổi từ 25 đến 40, 19% tuổi từ 41 đến 55
và 7% tuổi từ 56 đến 69) tại hội chợ thực phẩm của trường Đại học
Kasesart (Bangkok, Thái Lan) cho thấy sự yêu thích thực phẩm Việt rất
đáng tự hào.
93% trong số họ thích món ăn Nhật Bản, 90% thích thưởng thức các
món ăn Việt Nam, 81% thích thực phẩm Trung Quốc, thực phẩm Pháp
và Ý cùng chiếm được sự yêu thích của 30% trong số họ. Điều đặc biệt
là tất cả các fan hâm mộ thực phẩm Việt đều cho rằng, họ yêu các món
ăn Việt Nam vì ngon miệng và bổ dưỡng, không quá béo, không quá
cay..., nó là một sự cân bằng rất hợp lý.
“Với xu hướng người tiêu dùng ăn vặt ngày càng nhiều cũng như họ
quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố sức khỏe trong thực phẩm, ngày càng
nhiều “ông lớn” như McDonalds, Burger King, Webdys thay đổi thực
đơn của mình. Họ cho vào đó nhiều món ăn vặt hải sản, xà lách và rau
sống. Điều đó cho thấy họ có xu hướng chế biến thức ăn tương tự như
thực phẩm Việt. Chưa bao giờ thực phẩm Việt có cơ hội trên thị trường
thế giới to lớn như bây giờ, chưa bao giờ tình yêu thực phẩm Việt lại
nhiều như lúc này”, ông Harish cho biết thêm.
Công ty Mannys Place - công ty hàng đầu thế giới về nhượng quyền
thương mại chuỗi nhà hàng hải sản - đang tìm đối tác nhượng quyền tại
Việt Nam, và cũng từ cơ sở kinh doanh này sẽ thành lập chuỗi cung ứng
xuất hải sản Việt Nam đến tận các bếp trong hệ thống nhà hàng của
doanh nghiệp này trên toàn thế giới, vì thực phẩm Việt luôn được người
tiêu dùng thế giới yêu thích.
“Hiện nay, có rất nhiều chuỗi lớn ở châu Á mong muốn sở hữu một
trong nhiều thương hiệu thực phẩm Việt để tạo nên sự khác biệt thuyết
phục trong chiến lược chinh phục thị trường thế giới, Phở 24 là một điển
cứu (case study) thú vị”, ông TK Lee - Giám đốc điều hành Asia Wide
Franchise, đối tác tư vấn nhượng quyền cho các thương hiệu Việt Nam
của nhuongquyenvietnam.com cho biết.
Thử thách
Thử thách lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam là quá ít kinh nghiệm tổ
chức một hệ thống quản lý nhượng quyền thương mại chặt chẽ và khoa
học, để nhanh chóng chinh phục thị trường nội địa và vươn ra thế giới.
Ông Nanthorn Limtrakarn, Phó chủ tịch Hiệp hội quản trị Thái Lan cho
rằng: “Đem thực phẩm Việt Nam đi chinh phục thế giới thì chỉ có chính
doanh nghiệp Việt mới làm được, vì chỉ có họ mới có đủ tình yêu và
niềm tự hào về những gì họ bán. Các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam
đang đứng trước một cơ hội rất lớn, tuy nhiên nguy cơ bị “trễ tàu”
dường như đang hiển hiện. Cái thiếu lớn nhất là chuyên môn và kinh
nghiệm quản trị trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Điều này có
thể khắc phục một cách nhanh chóng nếu họ quyết tâm xây dựng hệ
thống cùng với một nhà tư vấn nhượng quyền quốc tế. Điều còn lại là
phải đi ra thế giới cùng với nhau, phải tạo nên một làn sóng. Phở, cà phê,
món ăn Huế... phải là ngọn cờ đầu. Chinh phục thị trường gần như các
nước Đông Nam Á, Trung Quốc trước, rồi vươn ra các thị trường khác.
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam có tầm nhìn và sự chuẩn bị cách đây 5
năm, thì bây giờ nhiều nhà hàng Thái, Trung Quốc, Nhật Bản phải ganh
tỵ với sự phát triển của các bạn”.
Tại các quốc gia khác như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Phillipines
hay Indonesia, chính phủ luôn hỗ trợ các doanh nghiệp mang thực phẩm
của quốc gia mình chinh phục thị trường thế giới.
Tại Malaysia, một thương hiệu thực phẩm nào có chiến lược vươn ra thế
giới đều được hỗ trợ vốn vay thông qua Hiệp hội Nhượng quyền quốc
gia với lãi suất bằng 0. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam chưa có
được các chính sách như vậy, nhưng nếu có chiến lược đi cùng nhau sẽ
tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
“Các bạn đã có một văn hóa thực phẩm rất hài hòa (harmony), nếu các
bạn có được một chiến lược hài hòa tương tự, không có lý do gì bạn
không thành công”, ông Harish khẳng định.
Điều kiện để thành công
Để đảm bảo thành công khi nhượng quyền ra nước ngoài, các doanh
nghiệp Việt Nam cần có những sự chuẩn bị thật cụ thể, từng bước triển
khai để giảm thiểu rủi ro. Một số điều cần lưu ý:
- Chọn đối tác nhượng quyền: Phương thức phổ biến trên thế giới hiện
này là công ty nhượng quyền chọn một đối tác độc quyền tại một quốc
gia nào đó để trao quyền đại diện thương hiệu của mình tại thị trường
này, gọi là Đối tác nhận nhượng quyền độc quyền (Master Franchisee).
Đây là việc rất quan trọng, cần kiên trì tìm hiểu, chọn lọc đúng đối tác -
người có cùng đam mê với thương hiệu, có tính cam kết cao và đặc biệt
chia sẻ về tầm nhìn phát triển của thương hiệu tại thị trường địa phương.
Khi đối tác đã đáp ứng được điều kiện “chia sẻ” quan trọng này rồi, điều
tiếp theo cần xem xét là kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch tài
chính của họ - phải hết sức rõ ràng và sẵn sàng cho việc kinh doanh.
Chọn đúng đối tác, dự án đạt được 50% tiềm năng thành công.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Đảm bảo chất lượng và dịch
vụ theo đúng tiêu chuẩn của doanh nghiệp đưa ra ban đầu là điều rất
quan trọng trong kinh doanh nhượng quyền thương mại, vì người thực
thi việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đó tại địa phương chính là đối
tác nhận nhượng quyền.
Để thực hiện việc này một cách hoàn hảo cũng như có thể liên tục kiểm
tra sau này, doanh nghiệp nhượng quyền cần thiết lập một cẩm nang
hoạt động (Operational manual) càng chi tiết càng tốt. Đồng thời sau đó
cần có chương trình đào tạo thật cụ thể đến đối tác nhận nhượng quyền.
Doanh nghiệp đầu tư cho công việc này càng nhiều, lợi ích thương hiệu
thu được về sau càng lớn.
- Mở rộng càng nhanh càng tốt: Phát triển kinh doanh qua phương thức
nhượng quyền thương mại chỉ có được khi có hiệu ứng chuỗi, vì đó là
cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để mang thương hiệu của mình đến
khách hàng cũng như các đối tác nhận nhượng quyền tiềm năng khác.
Doanh nghiệp nhượng quyền cần thảo luận kỹ với đối tác nhượng quyền
về vị trí của cửa hàng cũng như kế hoạch chiếm lĩnh thị trường khu vực
hay thành phố đã lựa chọn.
Một khi xác định được khu vực cần chiếm lĩnh, cần mở nhiều cửa hàng
càng nhanh càng tốt (dĩ nhiên số lượng cửa hàng tùy theo mô hình kinh
doanh). Khi chiếm lĩnh một thị trường nhỏ, sẽ tạo ra một hiệu ứng tâm lý
lớn giúp doanh nghiệp mở rộng đến các thị trường khu vực bên cạnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- con_duong_ra_bien_cua_thuc_pham_viet_4607.pdf