MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Lý do chọn đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu: Thọ Xuân- Đan Phượng- Hà Nội 4
1.1.1. Vị trí địa lý 4
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 4
1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội 7
1.2. Vài nét về hiện trạng rau trên thế giới 8
1.3. Khái niệm về các dạng rau sạch trên thị trường nước ta hiện nay 9
1.4. Hiện trạng về sản xuất RAT nước ta hiện nay 10
1.4.1. Giống 12
1.4.2. Quá trình chăm sóc 12
1.4.3. Quá trình thu hoạch và đóng gói 13
1.5. Hiện trạng về RAT trên thị trường nước ta 13
1.6. Nguyên nhân dẫn đến RAT chưa thực sự là an toàn 15
1.7. Cơ sở khoa học cho việc trồng RST 17
1.7.1. Lợi ích kinh tế 18
1.7.2. Lợi ích xã hội 19
1.7.3. Lợi ích môi trường 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Nội dung nghiên cứu 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phương pháp phân tích SWOT 22
2.3.2. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Nhu cầu về RST 25
3.2. Phân tích SWOT tính phù hợp của RST qua thử nghiệm 28
3.2.1. Thuận lợi 28
3.2.2. Khó khăn 32
3.2.3. Cơ hội 34
3.2.4. Thách thức 35
3.3. Quá trình thực hiện 36
3.4. Vấn đề thị trường, thương hiệu 44
3.5. Giải pháp 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
1. KẾT LUẬN 51
2. KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
57 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở khoa học của trồng Rau sinh thái (RST) qua thực nghiệm tại xã Thọ Xuân huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi diện mạo của quá trình sản xuất hiện hành, tự họ sẽ làm thay đổi cách nghĩ của chính mình và của người tiêu dùng về việc thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên, đất - nước là những yếu tố hữu hạn, nó chỉ vô hạn khi chúng ta biết trân trọng và bảo vệ.
RST hoàn toàn tuân thủ những quy định của Nhà nước Việt Nam về quy trình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP (VietGap được chính thức ban hành vào ngày 28 tháng 01 năm 2008 và hiện đang hợp tác với Dự án xây dựng và Kiểm soát Chất lượng Nông sản và thực phẩm của Canada để rà soát, biên tập và chỉnh sửa nếu cần.[1]
Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, sản xuất sạch hơn nhằm bảo đảm cho chế độ dinh dưỡng tốt nhất, an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường đối với nước ta thì RAT, RHC sẽ là hướng giải pháp đã được đặt ra và đã đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên RHC rất khó để có thể nhân rộng ra trong tương lai gần, RAT tuy đã triển khai ở rộng khắp nhưng còn tồn tại nhiều bất cập thì RST sẽ mở ra một cái nhìn mới, toàn diện về sự gắn chặt giữa môi trường tự nhiên và quá trình sản xuất. RST không khác so với RAT về tiêu chuẩn chất lượng cũng như quy trình chăm sóc, thu hoạch, đóng gói tuy nhiên đề cao phương thức canh tác hạn chế ô nhiễm môi trường. Theo đó, tận dụng phế thải hữu cơ từ cỏ, rơm rạ, rau quả thối hỏng, xen canh, luân canh với các cây họ đậu…dùng làm phân ủ, không sử dụng thuốc diệt cỏ, nhiều công đoạn trong chăm sóc làm thủ công như làm cỏ, hạn chế sâu hại…
RST đảm bảo được mức độ dinh dưỡng, bảo quản được lâu hơn và có vị ngon hơn nên sẽ nhận được cái nhìn thiện cảm từ người tiêu dùng, từ đó tạo được lòng tin cho họ.
RAT ngoài những tính ưu việt không thể phủ nhận còn tồn tại những hạn chế nhất định, vì thế RST ra đời mang tính chất kế thừa và phát triển theo hướng hoàn thiện hơn.
Mục đích mà dự án đề ra là hình thức sản xuất- tiêu thụ- quản lý- tiêu dùng chuyên nghiệp khi có sự kết hợp giữa những nhà Khoa học có chuyên môn, có trách nhiệm bước đầu liên kết với thị trường đầy tiềm năng (siêu thị, nhà hàng), người lao động cần cù mong có sự hướng dẫn cho một hướng đi đúng đắn và bền vững.
Hướng đến tính sinh thái bền vững trong nông nghiệp bởi từng bước đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng tạo ra nguồn nguyên liệu nông sản lớn, sản phẩm rau có chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Xem RST như yếu tố chính trong một hệ sinh thái ruộng mà con người là tác nhân trong việc liên kết các yếu tố thành một chỉnh thế thống nhất, toàn diện.
Theo một báo cáo của Chính phủ Anh cho biết, các loại thực phẩm sạch chưa hẳn sẽ đem lại tác động tốt đến môi trường hơn những loại thực phẩm được sản xuất theo phương pháp truyền thống và trong một vài trường hợp nó còn là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nóng dần nên của trái đất hơn là phương pháp thâm canh
Chương trình nghiên cứu toàn diện đầu tiên về ảnh hường tới môi trường của sản xuất lương thực này cho thấy rằng không có bằng chứng thuyết phục để khẳng định sản xuất nông nghiệp sạch có ảnh hưởng về mặt sinh thái ít hơn với các phương pháp canh tác khác.
Bản báo cáo này đã nhận được sự đồng thuận của Bộ trưởng Bộ Môi trường Anh cho rằng thực phẩm sạch là một “lựa chọn theo lối sống” và chẳng có bằng chứng nào chứng minh nó có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại thực phẩm khác. Giáo sư Ken Green chuyên về quản lý môi trường tại Trường kinh doanh Manchester cho cho rằng “Bạn không thể nói rằng tất cả các thực phẩm sạch đều tốt hơn cho môi trường hơn là các sản phẩm được canh tác, chế biến theo phương pháp truyền thống”.
Minh chứng cho luận điểm trên là 1 ví dụ:
Cà chua
- 122m2 diện tích đất để trồng ra 1 tấn cà chua sạch, trong khi đó trồng bằng phương pháp truyền thống thì diện tích đất đó ít hơn 19m2.
- Năng lượng cần thiết để trồng cà chua sạch nhiều gấp 1,9 lần so với phương pháp truyền thống
- Cà chua sạch được trồng trong các nhà kính có hệ thống sưởi ấm ở Anh Quốc thải ra nhiều gấp 100 lần lượng khí CO2 trên 1kg cà chua được trồng trong những nhà kính không có hệ thống sưởi ấm ở phía nam Tây Ban Nha. [18]
RAT ngoài những tính ưu việt không thể phủ nhận còn tồn tại những hạn chế nhất định, vì thế RST ra đời mang tính chất kế thừa và phát triển theo hướng hoàn thiện hơn.
RST hoàn toàn tuân thủ các quy định của Nhà nước quy định đối với RAT , mục đích là vừa sản xuất vừa đảm bảo tính hài hòa của vòng chu chuyển vật chất trong tự nhiên, cụ thể là vấn đề môi trường sống của thảm thực vật, động vật xung quanh môi trường sản xuất. Do vấn đề năng suất, kỹ thuật này vẫn cho phép áp dụng các chế phẩm phục vụ sản xuất không từ hữu cơ ở những thời điểm cần thiết và sử dụng hợp lý. RST tạo điểm nhấn về chất lượng, gần gũi với thiên nhiên do hạn chế sử dụng thuốc BVTV nằm trong danh mục cho phép đối với RAT, hơn chủ yếu dùng thuốc BVTV có nguồn gốc thảo mộc, nguồn gốc vi sinh. Tận dụng tối đa sức lao động như: làm cỏ (không sử dụng thuốc diệt cỏ), dựa vào kinh nghiệm có thể phần nào phòng trừ sâu bệnh: Ví dụ canh tác phù hợp giữa mùa vụ với dạng rau nhằm hạn chế sâu bệnh, trồng luân canh, tận dụng các loài thiên địch trên đồng ruộng cũng như tiếp thu kinh nghiệm canh tác RHC trong khả năng của mình. Tận dụng nguồn phân hữu cơ có sẵn tại địa phương như phân xanh, phân chuồng ủ, trồng RST cũng là giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân ngay tại địa phương mình. RST là nằm trong tổng thể hệ thống sinh thái có sự tương tác giữa con người và tự nhiên, giữa những yếu tố vô sinh và hữu sinh, là kết quả của kinh nghiệm, KHKT, môi trường để tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm.
Khí tượng (ánh sáng, nhiệt độ, mưa)
Con người
(biện pháp canh tác)
Đất (tính chất lý, hóa, sinh)
Cây RST(đặc tính sinh trưởng)
Quần thể sinh vật (cỏ dại, côn trùng…)
Năng suất
Sinh Kinh
học tế
Hình 2: Sơ đồ thể hiện ruộng RST là một hệ sinh thái
3.2. Phân tích SWOT tính phù hợp của RST qua thử nghiệm
3.2.1. Điểm mạnh
- Thị trường:
Người tiêu dùng rau cần một sự tin cậy, đảm bảo về an toàn, rõ ràng về nguồn gốc. Vậy nên, dự án nếu trong quá trình thực hiện thỏa mãn những tiêu chí đề ra dựa vào tiêu chuẩn của VietGAP sẽ có chỗ đứng trên thị trường cũng như khả năng nhân rộng mô hình, bên cạnh đó cũng có sự liên hệ, liên kết với một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội nhằm đảm bảo được đầu ra với mức giá cả phù hợp về lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Xu hướng gần đây của người dân là tiêu dùng thân thiện với môi trường bởi vậy sản phẩm RST nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt bảo vệ môi trường.
- Vị trí địa lý
Thuận lợi về đường giao thông, nơi thực hiện dự án không bị ảnh hưởng trực tiếp từ chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, xa nghĩa trang và đường giao thông lớn.
- Đất đai
Đất cao so với địa hình chung rất phù hợp cho việc trồng rau, chất lượng đất khá tốt theo nhận định của PGS. TS Nguyễn Khắc Hiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (2010).
- Khí hậu
Nhìn chung ôn hòa phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau. Trong vùng không thường xuyên xảy ra thiên tai. Thuận lợi để trồng nhiều dạng rau trong một mùa vụ.
- Nguồn nước
Nước không được xem là một điều kiện thuận lợi đối với trồng rau ở vùng, tuy nhiên vẫn có đủ lượng nước cung cấp cho quá trình sản xuất rau, nước tự nhiên, nước giếng khoan và một phần nước từ trạm bơm Đan Hoài.
- Phân bón hữu cơ
Nghề chăn nuôi ở địa phương rất phát triển nên mỗi gia đình tận dụng được lượng phân bón hữu cơ khá lớn, tất cả các gia đình đều dùng phân chuồng ủ mục để bón phân, thời gian ủ là 3 tháng, cách ủ như sau: đào hố, 1 lượt phân hữu cơ ở dưới, sau đó đổ một lượng vôi vừa đủ, trên nữa là lân, sau cùng trát đất và được ủ ngay tại ruộng. Ngoài phân chuồng, người dân còn tận dụng tro, trấu,các phế phẩm xanh,…ủ mục làm phân bón.
- Nguồn lao động
Làm rau lâu đời nên người dân tích tích được nhiều kinh nghiệp, hơn nữa họ cần cù, chịu khó tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm từ các nơi khác cũng như qua truyền miệng. Nhận thức ngày càng cao hơn về tác hại của việc sử dụng thuốc BVTV có độ độc cao cũng như thời gian cách ly từ lúc phun thuốc đến khi thu hoạch phải đủ đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Ví dụ, trước đây họ dùng Vonfatoc trừ sâu bệnh rất có hiệu quả nhưng do ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng và người ăn nên không dùng, nay chủ yếu dùng thuốc trừ sâu sinh học.
Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: Xem chương trình “Bạn với nhà nông” phát sóng trên VTV2 của Đài truyền hình Việt Nam. Các hộ tham gia thực hiện dự án đã được học lớp tập huấn của Phòng nông nghiệp huyện về Quản lý dịch hại tổng hợp IPM phục vụ công tác trồng RST.
Người dân có vốn hiểu biết nhất định về các vấn đề môi trường đơn giản, qua chính quá trình lao động sản xuất và qua các phương tiện truyền thông, giúp cho việc phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường từ dự án đến người dân được hiệu quả.
Bảng 5: Những loại thời tiết nguy hại theo kinh nghiệm của bà con
Loại thời tiết nguy hại
Các loại rau bị ảnh hưởng
Vào khoảng thời gian
Giải pháp phòng chống
Mưa axit
Tất cả
Tháng 1, tháng 2, tháng 3 dương lịch
Không
Sương muối
Tất cả
Tháng 1, tháng 2, tháng 3 dương lịch
Phun Carozate 72WP, Zineb 80WP
Nhiệt độ cao (320C trở lên)
Tất cả
Tháng 6, tháng 7 dương lịch
Tưới nước
Rét đậm, rét hại (dưới 100C)
Tất cả
Tháng 12, tháng 1 dương lịch
Không
Bảng 6: Các loại sâu bệnh gây hại theo kinh nghiệm
Tên sâu bệnh
Dấu hiệu nhận biết
Giải pháp
Sâu xanh (sâu đục thân)
Ăn lá, cuống lá, đục thân cây, đục quả
Phun thuốc trừ sâu sinh học Susupes 1.9EC
Sâu cuốn lá
Cắn lá, cuộn xoăn lá
Phun thuốc trừ sâu sinh học Susupes 1.9EC
Bọ trĩ, bọ phấn trắng
Hút nhựa để lại những điểm trắng nhỏ, cây lá khô, héo
Cymerin 10EC
Rầy nâu
Bu quanh cây, quanh lá làm cây chậm phát triển
Phun thuốc trừ sâu sinh học Susupes 1.9EC
Sâu vẽ bùa
Cắn lá, chồi non ở những cây rau ăn lá
Thuốc trừ bệnh sinh học Ditacin 8L
Nấm
Nấm ở rễ, thân gây thối nhũn
Thuốc trừ nấm Agronil 75WP
Thuốc trừ bệnh sinh học Ditacin 8L
- Nguồn vốn
Hướng sản xuất lâu đời nay sản xuất nhỏ, lẻ nên vốn đầu tư cho sản xuất rau không lớn, thời gian thu hoạch nhanh, người dân vẫn có khả năng tự xoay xở trong quá trình sản xuất.
Nếu dự án RST thực hiện có hiệu quả sẽ được sự hỗ trợ kinh phí từ phía Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất RAT của thành phố giai đoạn năm 2009- 2015.
- Cơ chế chính sách
Dự án ra đời trong hoàn cảnh các văn bản pháp quy đã khá đầy đủ, Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất, địa phương hoan nghênh bằng cách cho mượn diện tích đất phục vụ quá trình khảo nghiệm.
Bên cạnh đó có thể tận dụng những kết quả thu được trong quá trình phát triển sản xuất các dự án RAT, tiếp thu những kinh nghiệm canh tác RHC và tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc của các dự án RAT cũng như khắc phục những yếu điểm của canh tác hữu cơ khi thực tế ở nước ta.
3.2.2. Điểm yếu
- Đất đai
Sử dụng nhiều phân bón và thuốc BVTV, dẫn đến nhờn thuốc và kháng thuốc, người dân nơi đây đang phải đối mặt với các loài sâu bệnh hại ngày càng tăng lên, nhiều loại bệnh chưa phòng trừ hiệu quả bằng thuốc hóa học mà nguyên nhân chính là đất trồng như thối hạch, héo xanh ở cà chua, thối gốc rễ ở su hào, bắp cải, đất không có thời gian nghỉ. Lượng phân bón đầu tư cải tạo đất lớn. Chất đất mặc dù tốt nhưng năng suất những năm trở lại đây không cao bằng những năm trước.
Diện tích đất cho dự án khá khiêm tốn so với đất của người dân xung quanh, không thể kiểm soát được việc lây lan ô nhiễm đặc biệt là qua nguồn nước từ phía các ruộng bên cạnh.
- Thời tiết
Thời gian vài năm trở lại đây thời tiết càng khắc nghiệt hơn, thời điểm rất nóng và rất lạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thiên tai tuy ít gặp nhưng nếu xảy ra sẽ rất nguy hiểm, ví dụ trận mưa đá lịch sử năm 1996 làm cuốn trôi tất cả tài sản vốn liếng của bà con trồng rau. Năm 2008 trận mưa lớn lịch sử làm tiêu hủy hoàn toàn diện tích rau màu của địa phương.
- Nguồn nước
Hệ thống kênh mương thủy lợi không hoàn thiện, không được bê tông kiên cố hóa nên dễ có nguy cơ ô nhiễm do cỏ dại che kín lòng mương gây tù đọng nước. Vậy nên không có nước trong kênh mương. Nguồn nước mặt khan hiếm
- Lao động
Còn hạn chế về hiểu biết: Phần lớn lao động trẻ có hiểu biết đều rời quê vào nội thành thành phố hoặc khu công nghiệp tập trung. Người trực tiếp làm nông nghiệp là những người tuổi trên 40, trình độ văn hóa hạn chế. Ban đầu còn bị bỡ ngỡ do vẫn quen với tập quán canh tác cũ. Chưa được tiếp cận nhiều với khoa học công nghệ, lao động chuyên sâu chưa có.
Bảng 7: Những thông tin về người lao động trong dự án RST
Họ và Tên
Năm sinh
Trình độ văn hóa
Trần Minh Đức
1949
9/10
Trần Văn Thoa
1960
10/10
Trần Đức Được
1953
9/10
Trần Văn Mạnh
1964
9/10
Trần Văn Thắng
1972
7/12
Lê Mạn Thành
1968
7/12
Lê Công Khanh
1955
7/10
Lê Tiến Dũng
1955
5/10
Lê Xuân Quyết
1965
10/10
Trần Thị Thường
1965
6/10
Trần Thị Thơi
1965
9/10
Không có điều kiện cũng như hiểu biết hết về tác hại cho sức khỏe trong việc trang bị bảo hộ lao động khi lao động trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hay tiếp xúc với thuốc BVTV. Khả năng kiểm soát dịch bệnh từ rau chưa cao, thường bệnh xảy ra mới biết được và khả năng hạn chế của bệnh là 50 %.
Nguồn lao động trực tiếp tại địa phương đặc biệt quan trọng trong quá trình lao động, sản xuất, sự tuân thủ quy trình sản xuất của họ đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của trồng RST, tuy nhiên, nhiều đặc tính thuần chất của người nông dân Việt Nam nói chung vẫn còn tồn tại: Tính bảo thủ trong công việc và cả tính “lười” cố hữu trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật và tuân thủ quy trình sản xuất RAT.
- Nguồn vốn
Vốn cho sản xuất của người dân địa phương chỉ đủ cho quy trình sản xuất từ mua giống, phân bón và thuốc BVTV. Không có dư vốn cho đầu tư KHKT, các biện pháp chống sương muối, mưa axit như nhà lưới đều là rất khó thực hiện nếu chỉ dựa vào năng lực hiện có của chính quyền địa phương và chính quyền.
- Thị trường
Vùng rau tại điểm nghiên cứu mới chỉ mang tính tự cung, tự cấp ngay tại địa phương, một số ít gia đình bán buôn cho những người thu mua ngay tại ruộng.
- Cơ chế chính sách
Địa phương nơi thực hiện dự án nằm trên địa bàn thủ đô Hà Nội, đối với thành phố Hà Nội hầu như mọi công việc từ sản xuất kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm dù giao cho chi cục BVTV đảm nhiệm mà cán bộ chi cục này lại thiếu và yếu.
Để xây dựng được thương hiệu cho “RST” cần phải có sự đồng thuận từ nhiều phía: Ban chủ nhiệm dự án, các nhà khoa học, cơ quan kiểm định chất lượng, thị trường tiêu thụ và đặc biệt là những người dân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, chưa có một quy định cụ thể về sự ràng buộc chặt chẽ giữa các bên có liên quan.
- Khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng
Khoa học công nghệ đối với người dân xã Thọ Xuân vẫn là một vấn đề mới mẻ, bởi người dân vẫn quen với sản xuất thủ công, nhỏ, manh mún và đáp ứng thị trường trong xã, chưa có hướng đi rõ ràng và đảm bảo cho đầu ra của sản phẩm.
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, Thọ Xuân vẫn là một xã thuần nông, bê tông kiên cố hóa chưa được đảm bảo.
3.2.3. Cơ hội
- Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến mở rộng quy mô sản xuất RAT, có chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn, KHKT, đào tạo lớp cán bộ chuyên sâu có thể giúp người dân sản xuất và chống chịu sâu bệnh cũng như dự báo những rủi ro về thời tiết.
- Người dân hoàn toàn có thể dựa vào quy trình sản xuất VietGAP trong quá trình sản xuất. RST là một mô hình lý tưởng nằm trong quy hoạch sản xuất RAT, ngoài ra còn mang tính nhân bản với cộng đồng và thân thiện với môi trường đảm bảo nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
- Hiểu biết của người dân về các vấn đề sức khỏe liên quan đến thuốc BVTV ngày càng được cải thiện, sự hiểu biết này phải trả giá vì qua phỏng vấn hầu như người dân ở đây đều thừa nhận những vấn đề sức khỏe khi tiếp xúc với hóa chất, dị ứng,…
- Tuy các điều kiện tự nhiên không thuận lợi cũng như giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao hơn nhưng giá rau tăng mạnh và ổn định nên đảm bảo được điều kiện về kinh tế trong mỗi gia đình.
- Đan Phượng là một huyện của Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội sẽ nhận sự quan tâm nhiều hơn về các chính sách phát triển Nông nghiệp Nông thôn của thành phố Hà Nội, đường giao thông thuận tiện giúp đưa sản phẩm rau của Thọ Xuân được tiếp cận với thị trường nội thành thành phố Hà Nội.
- Việc trồng rau đa phần theo hướng tự phát lâu nay của địa phương cũng có mặt tích cực của nó đó là có thể rút ra được kinh nghiệm, quan sát được các yếu tố tự nhiên quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển và giá thành của sản phẩm như thế nào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường ra sao từ đó có thể có hướng giải quyết phù hợp khi có sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. RST ra đời trong thời điểm người dân mất lòng tin vào RAT trên thị trường, RHC thì không phải người tiêu dùng nào cũng có thể tiếp cận được, việc trồng rau tại nhà cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm chăm sóc.
3.2.4. Thách thức
- Trong quá trình trồng rau sức khỏe của người trồng giảm sút, phần vì tốn công chăm sóc và hơn nữa là việc phải tiếp xúc trực tiếp với phân bón và thuốc BVTV. Một người nông dân tại đây đã ví việc trồng rau bán như việc “bán sức lao động, bào mòn khấu hao sức khỏe để kiếm sống”.
- Rủi ro do những nguyên nhân tự nhiên: Như khí hậu, thiên tai khắc nghiệt trong khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ KHKT còn hạn chế.
- Rủi ro từ những nguyên nhân khách quan như rớt giá trên thị trường hay chưa tìm được đầu ra từ những hợp đồng với nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bếp ăn tập thế. Vấn đề bảo hiểm cho người sản xuất và nhà kinh doanh còn chưa được tính đến. Điều này là hạn chế của RAT mà RST chưa thể khắc phục được. RST cũng như RAT có chất lượng được đảm bảo khác còn phải cạnh tranh với các dạng rau trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc nhưng vẫn có thể được gắn các nhãn mác “RAT”.
- Người dân tại điểm thực hiện dự án vẫn mang những nhược điểm của nông dân Việt Nam: Tính lười, ngại tiếp thu cái mới, rập khuôn bởi phương thức sản xuất cũ, lạc hậu, không thật sự bền vững cả đối với sức khỏe và môi trường.
- Diện tích đất sản xuất quá nhỏ (gần 4000m2), cũng như hầu hết các vùng nông nghiệp khác trên cả nước, hệ số sử dụng đất cao nên tiềm ẩn nguy cơ đất bạc màu. Người dân chưa có thói quen sản xuất hàng hóa và đặc biệt là thị trường tiêu thụ mới chỉ là “chợ nhà” nên chưa có nhiều kinh nghiệm có thể quảng bá, giới thiệu về sản phẩm của mình cũng như nắm bắt nhu cầu thị trường , thị hiếu của người tiêu dùng.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cả nhân lực và vật lực của địa phương đều chưa được đảm bảo, đòi hỏi có một quá trình học tập lâu dài và thích nghi với việc sản xuất theo quy trình, bên cạnh đó trình độ tổ chức quản lý về rau của địa phương chưa thật sự khoa học, chưa đáp ứng được nhu cầu cho một quy trình sản xuất an toàn bởi họ chủ yếu là chưa qua đào tạo đúng chuyên ngành cũng như họ còn xem nhẹ vấn đề này.
- Dự án ra đời vào đời điểm đang có sự chồng chéo của các văn bản pháp luật, quy định cụ thể về các vấn đề chế tài đối với những đối tượng có liên quan đến sự an toàn của Rau như người sản xuất, người tiêu thụ còn chưa được rõ ràng khi áp dụng vào thực tiễn.
Việc thực nghiệm trên diện tích gần 4000m2 tại Thọ Xuân-Đan Phượng- Hà Nội để Ban quản lý dự án tìm ra những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình thực hiện nhằm viết dự án lớn hơn, mang ý nghĩa thực tiễn.
3.3. Quá trình thực hiện
■ Hoạt động của dự án
Dự án đã tìm hiểu và rút ra được nhiều kinh nghiệm từ rất nhiều dự án RAT đã thất bại, hai trong số đó là Dự án sản xuất RAT của Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Bình- Phường Yên Nghĩa- Hà Đông- Hà Nội năm 2007 trên diện tích 11ha với mức đầu tư 6 tỷ đồng và Dự án sản xuất RAT của Hợp tác xã nông nghiệp Chúc Sơn- Chương Mỹ- Hà Nội năm 2006 trên diện tích 65ha với 500 hộ dân tham gia, đến nay (2010) chỉ còn 49 hộ với diện tích 2ha. [20]
Các dự án RAT thất bại một phần là do hình thức đầu tư còn mang tính tự phát, đơn độc và thiếu sự bài bản trong quá trình quy hoạch, tiến hành dự án mà chưa tìm hiểu và nghiên cứu kỹ đặc tính của vùng sản xuất để từ đó đưa ra chiến lược đầu tư phát triển hợp lý, cũng như trong quá trình sản xuất phải kết hợp tìm đầu ra cho sản phẩm và liên hệ trong công tác kiểm định chất lượng.
Dự án RST với sự phối hợp- kết hợp giữa các nhà Khoa học từ Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội và cán bộ từ Trung tâm cổ phần truyền thông và Công nghệ môi trường, bên cạnh đó còn có một kỹ sư nông nghiệp Lê Thị Út tham gia. Dự án RST thí điểm tại Đan Phương như là sự mở màn bước đầu cho việc định hình tên gọi RST đồng thời kiểm tra sự phù hợp của điều kiện tự nhiên, quá trình sản xuất và phân phối dựa vào tập quán sản xuất của người dân có sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật và sự giám sát của các chuyên gia về khoa học và trong lĩnh vực nông nghiệp và xem đây như là thí điểm để thực hiện dự án RST đối với các loại rau tùy vào từng thời vụ, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức quyết định đến sự thành bại của dự án. Trong đợt 1 người dân trực tiếp gieo trồng và chăm sóc dựa vào kinh nghiệm và vốn hiểu biết của họ dưới sự giám sát của ban quản lý dự án và xem xét khả năng mở rộng ra một dự án lớn hơn về quy mô cũng như đầu tư kinh phí.
Rau được trồng chủ yếu vào vụ Đông Xuân phần vì điều kiện thời tiết thuận lợi và nhu cầu tiêu dùng của thị trường là rất lớn. Dự án tiến hành vào thời điểm khá thích hợp ( bắt đầu từ cuối tháng 10 năm 2009). Diện tích thử nghiệm: 3975 m2, địa điểm tại cụm 5 xã Thọ Xuân, Đan Phượng, Hà Nội. Có 11 hộ dân tham gia, UBND xã đã tạo điều kiện cho quá trình thực hiện của dự án bằng việc cho mượn đất làm nơi khảo nghiệm ban đầu.
Để người lao động yên tâm sản xuất và thử nghiệm cách sử dụng lao động nông nghiệp quy mô lớn hơn, dự án đã thử nghiệm cách trả lương theo hai hình thức: Lương cố định, được trả cho mỗi lao động 500.000đ/ tháng và lương theo sản phẩm là 40% doanh thu từ bán rau. Do sử dụng nhiều lao động (11 lao động/4000m2) nên sau giai đoạn thử nghiệm dự án vẫn chưa hoàn được vốn. Tiền bán rau chỉ đủ trả lương và một số chi phí nhỏ.
Trước khi chưa có dự án, địa phương chưa được tiếp cận với quy trình trồng RAT cũng như không có một sự hướng dẫn kỹ thuật hay bất cứ một sự hỗ trợ nào khác.
Quá trình thực hiện của dự án: Diện tích đất được giao cho các hộ, thời gian đầu thử nghiệm người dân trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cũng như vốn hiểu biết hiện có dưới sự theo dõi của Ban quản lý dự án cũng như Kỹ sư Nông nghiệp Vũ Thị Út.
5 loại rau mà dự án trồng thí điểm đợt 1 là : Cà chua, rau cải, su hào Hàn Quốc và Su hào Nhật, súp lơ Hà Lan, súp lơ Thụy Sĩ, củ cải Thái Lan và củ cải Trung Quốc, bắp cải Thái Lan. Việc trồng nhiều loại thể hiện quan điểm về tính đa dạng, đề phòng rủi ro khi thực hiện dự án vào thời gian đầu, rủi ro với loại rau này có thể bù giá bởi loại rau kia cũng như nghiên cứu sự phù hợp của giống rau tại địa phương kết hợp với kinh nghiệm của người dân.
Để phục vụ cho dự án hội phụ nữ xã đã được tập huấn về kỹ thuật trồng rau từ Phòng Nông nghiệp huyện, lớp tập huấn kéo dài 3 tháng, hình thức sinh hoạt là vào buổi chiều, 2 buổi/tuần. Toàn bộ 11 hộ dân tham gia dự án đã tham gia đầy đủ và bước đầu đã có những hiểu biết nhất định về quy trình sản xuất RAT.
Ngày 04/11/2009 Tám người trong dự án đã đi tham quan mô hình rau sạch của xã Lĩnh Nam- Thanh Trì- Hà Nội, chuyến tham quan được người dân đánh giá là hiệu quả tốt đẹp, họ được mở rộng tầm mắt cũng như hiểu biết sâu rộng hơn về việc đưa sản phẩm của mình ra xa hơn trên thị trường.
Sau khi thực hiện các công đoạn cắt cỏ, xới đất, bón vôi khử độc, phơi đất và bón lót thời gian từ ngày 29/10/2009 đến ngày 28/10/2009. Tiếp đó là công đoạn gieo trồng. Làm đất kỹ, tơi nhỏ tạo điều kiện thoáng khí, lên luống cao nhằm tránh úng nước và hạn chế sự phát triển của một số sâu bệnh hại rễ do vi khuẩn gây ra.
Bón lót: 150kg phân chuồng ủ mục trong 3 tháng, 20kg lân/sào, 3kg đạm/sào, 2kg kali/sào.
Bảng 8: Thời gian gieo trồng
Ngày 30/10/2009
Lên luống rộng 100- 120 cm và vét rãnh, rãnh luống cao 20- 30cm, cao 20 -25cm.
Hoàn thành việc khoan hai giếng khoan tại ruộng.
Ngày 01/11/2009
Trồng 3500 cây súp sơ, trong đó có 2400 cây súp lơ Hà Lan và 1100 cây súp lơ Thụy Sĩ với mật độ 1300 cây/sào; Cấy 3500 cây cải bắp mật độ 1260 cây/sào.
* Cây cách cây 41cm, hàng cách hàng 50cm đối với súp lơ
* Cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 50cm đối với cải bắp
Ngày 03/11/2009
Trồng 1000 cây su hào Hàn Quốc và 1000 cây su hào Nhật với mật độ 2000 cây/sào.
* Cây cách cây 38cm, hàng cách hàng 50cm
Ngày 04/11/2009
Gieo xong 20 hộp củ cải Trung Quốc và 1 hộp củ cải Thái Lan.
Gieo theo hàng(hoặc gieo vãi). Mật độ 18-20 vạn cây/ha
* Cây cách cây 20 cm, hàng cách hàng 20cm.
Ngày 20/01/2010
Trồng bí ngồi
Quy trình chăm sóc
Những gia đình tham gia dự án đều là những gia đình tiêu biểu về kinh nghiệm canh tác, bản thân họ có diện tích đất trồng rau lớn và có lòng tận tụy với công việc cộng với ý thức tuân thủ điều kiện mà Ban quản lý dự án đưa ra đó là khi sử dụng phân bón hay thuốc BVTV cần có sự giám sát và cho phép của những người có chuyên môn trong dự án cũng như việc lưu giữ lại bao gói đã sử dụng và ghi chép đầy đủ ngày giờ chăm bón, phun thuốc.
Điểm nhấn của người dân ở đây là kinh nghiệm trồng rau với kỹ thuật đáng ghi nhận: Không những tận dụng phân chuồng mà còn kết hợp cả dụng phế phẩm xanh, tro bếp và trấu dùng làm hỗn hợp phân ủ, ý thức về việc bảo vệ độ phì cho đất khá tốt, hơn nữa để đảm bảo sức khỏe cho mình và cho cả người tiêu dùng nhằm giữ vững lòng tin từ họ (khách hàng vốn là những người quen) nên họ rất nghiêm túc trong việc sử dụng thuốc BVTV và thực hiện thời gian cách ly, không dùng nhãn hàng chữ Trung Quốc, nhãn thuốc mờ, không ghi rõ nơi sản xuất và liều dùng cũng như thận trọng trong việc sử dụng những loại thuốc BVTV được khuyến cáo là độ độc cao. Chính vì điều này mà Ban quản lý dự án qua thời gian đủ dài để khảo nghiệm về điều kiện tự nhiên đất, nước, không khí và đặc biệt là tập quán canh tác của người dân mới đưa ra quyết định lấy địa bàn nghiên cứu làm nơi thí điểm dự án RST.
Bảng 9: Quá trình chăm sóc
Thời gian
Hình thức chăm sóc
Đối tượng chăm sóc
02/11/2009
Phun thuốc trừ nấm Antracol 70WP
Súp lơ và Cải bắp
02/11/2009
Tưới nước hòa 4- 6 kg lân Thao N-P-K vào gốc
Súp lơ và Cải bắp
07/11/2009
Phun thuốc Zineb-bul 80WP
Cà chua
07/11/2009
Dẫn nước vào rãnh
Tất cả
09/11/2009
Phun thuốc trừ sâu Noviphos 48.0 EC
Tất cả
Phun thuốc trừ bệnh Daconil 75WP
Tất cả
Phun thuốc trừ bệnh sinh học Ditacil 8L
Cà chua
Phun thuốc trừ sâu sinh học Susupes 1.9 EC
Cải bắp
11/11/2009
Bón lân Thao 4kg/sào
( Hòa vào nước)
Súp lơ, cải bắp, cà chua, su hào
Bón lân Thao 3kg/sào ( Hòa vào nước)
Củ cải
15/11/2009
Phun thuốc phân bón lá
Tất cả
Phun thuốc trừ sâu sinh học Susupes 1.9 EC
Tất cả
16/11/2009
Tưới nước hòa Lân Thao và Đạm với liều dùng: Đạm 3kg/sào; Lân 6kg/sào
Tất cả
Trong quá trình chăm sóc, liên tục giữ độ ẩm cao cho ruộng đồng thời làm cỏ, xới đất
19/11/2009
Phun zineb 80WP trừ bệnh thối nhũn, đốm lá
Cà chua
26/11/2009
Phun thuốc trừ sâu sinh học Catex 1.8EC
Tất cả
26/11/2009
Phun zineb 80WP
Cà chua
04/12/2009
Phun thuốc diệt côn trùng có nguồn gốc thảo mộc VINEEM 1500EC
Tất cả
06/12/2010
Phun zineb 80WP
Tất cả
09/12/2009
Bón lân NPK Lân Thao và Kali
Lân thao 5kg/sào; kali 1kg/sào
Tất cả
Cứ cách 10 ngày kể từ ngày 06/12/2010
Bảng 10: Thời gian cách ly kể từ lần phun thuốc BVTV cuối cùng đến khi thu hoạch
Tên loại rau
Thời gian cách ly
(Ngày)
Cà chua
12
Cải bắp
12
Su hào
10
Súp lơ
14
Củ cải
10
■ Mặt tích cực của dự án
Theo quán triệt ban đầu của Ban quản lý dự án, dù là dự án thử nghiệm nhưng phải chú trọng thực hiện một quy trình sản xuất an toàn, các thành viên tham gia sản xuất RST phải có trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm an toàn và tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm làm ra khi bán ra thị trường, đảm bảo được tính minh bạch của tất cả các khâu liên quan đến quá trình sản xuất.
◦ Hiệu quả kinh tế:
Tuy dự án chỉ mang tính thử nghiệm nhưng đã thu được hiệu quả rõ rệt. Một số loại rau phát triển tốt và cho hiệu quả cao như bắp cải, súp lơ xanh, cà chua, su hào. Do chưa ký hợp đồng được với siêu thị nên phần lớn sản phẩm được bán cho nhân dân trong xã và số ít bán chợ.
Bảng 11: Sản lượng các loại rau trong dự án
Loại rau
Diện tích
Thời gian thu hoạch (Ngày/ Tháng/ Năm)
Sản lượng rau hàng hóa (Tấn)
Cà chua
720m2
3,6- 4,4
Bắp cải
1080m2
20/01/2010- 15/02/2010
3,6
Súp lơ Thụy Sĩ
1080m2
20/01/2010- 15/02/2010
2,5
Su hào
360m2
27/12/2009- 05/01/2010
1,2
Súp lơ Hà Lan
720m2
01/02/2010- 20/02/2010
0
Củ cải
220m2
15/12/2010- 20/12/2010
0
Bí ngồi
200m2
0
0
◦ Mức độ tuân thủ qui định sử dụng phân bón:
- Phân hữu cơ: Sử dụng phân chuồng hoai mục đã qua ủ kết hợp với tro bếp nhằm tăng lượng kali cho cây trồng.
- Phân vô cơ: Dùng lân N- P-K Lâm Thao giúp hạn chế tác động xấu tới chất đất và môi trường.
◦ Mức độ tuân thủ qui định sử dụng thuốc BVTV:
Khi tham gia lớp tập huấn, người dân đã nhận được khuyến cáo nên sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc vi sinh, thảo mộc hoặc thuốc hóa học phân giải nhanh.
◦ Sự thay đổi trong nhận thức của người dân thực hiện dự án trong quá trình trồng thí điểm đợt 1 khẳng định tính đúng đắn của việc thực hiện dự án:
- Hiểu biết về các vấn đề môi trường: Được nâng cao hơn rõ rệt, cụ thể là các bao, giấy gói thuốc BVTV được thu gom để vào một vị trí cụ thể; Nhận thức được tầm quan trọng đối với các nguồn tài nguyên tự nhiên như đất, nước, khí hậu, tưởng như là vô tận mà thực tế là có giới hạn nhất định và phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức và cách thức sử dụng của con người. Hiểu biết rõ hơn về cụm từ “sinh thái” và đặc biệt là “RST”, chính là sự cân bằng hài hòa và bền vững giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường.
- Hiểu được tầm quan trọng của chính họ trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, bởi chính họ sẽ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của dự án cũng như việc đảm bảo tính bền vững trong quá trình sản xuất.
- Không phải cứ bón nhiều phân hóa học, phun nhiều thuốc BVTV, thuốc kích thích mới cho năng suất cao mà là việc kết hợp giữa kinh nghiệm lâu năm với kiến thức về khoa học kỹ thuật, hướng tiếp cận mới hướng đến thân thiện với môi trường như thuốc trừ sâu sinh học, phân vi sinh,…
- Người dân hiểu RST hay RAT, RHC nói chung nếu thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật của VietGap sẽ là giải pháp hữu hiệu, tốt nhất đối với họ từ đó có thể nhân rộng mô hình.
- Người dân hoàn toàn tin tưởng vào Ban quản lý dự án cũng như sự chỉ đạo, hướng dẫn của các nhà Khoa học và từng bước khắc phục những yếu điểm của bản thân để hoàn thiện hơn trong quá trình sản xuất.
- Cơ hội được tiếp cận với phương thức sản xuất đảm bảo về thương hiệu, đầu ra, có sự hỗ trợ, đầu tư bước đầu từ ban quản lý dự án, tiếp cận vớ hình thức sản xuất sạch hơn.
◦ Đánh giá từ phía người tiêu dùng: Nhận được những lời khen như màu lá mỡ màng, rau có vị ngọt, hợp khẩu vị dân địa phương, giá cả cạnh tranh.
■ Mặt hạn chế của dự án
● Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được dự án cũng tồn tại những thiếu sót và hạn chế nhất định như mới chỉ bước đầu làm thay đổi cách nghĩ của người dân, còn việc tạo cho họ cách thức sản xuất an toàn, bền vững phải là một quá trình lâu dài và bền bỉ, những bất lợi do điều kiện tự nhiên quy định tạm thời chưa thể khắc phục được do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, khâu kiểm định chất lượng còn chưa được đảm bảo và vấn đề thương hiệu mới chỉ được tính đến trong quá trình lên kế hoạch chứ chưa đưa vào thực tế. RST mới chỉ được bán ở chợ địa phương dù đã nhận được sự phản hồi tốt từ phía người tiêu dùng.
● Bảng 11 cho thấy có một số loại rau không cho thu hoạch với lý do sau:
◦ Súp lơ Hà Lan (súp lơ san hô), là giống mới ở Việt Nam, nên người dân ăn còn lạ miệng, không hợp khẩu vị, coi là hàng Trung Quốc nên tiêu thụ rất chậm, cuối vụ rau bị già nên hiệu quả kinh tế rất thấp
◦ Rau cải củ được trồng là loại có chất lượng cao, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật cao. Đây là loại cải của có thể cho sản lượng lớn nếu trồng đúng quy trình. Do làm đất chưa tốt (cuốc nông, đất không mịn) lại gieo dày, không tỉa đúng thời điểm nên củ không phát triển. Sau đó bị nhậy phá hoại nên hầu như không phát triển được. Một số rất ít thu hoạch được, người tiêu dùng đều xác nhận củ cải ngọt, thơm, chất lượng tốt.
◦ Bí ngồi là loại rau có thể trồng với diện tích lớn theo quy trình công nghiệp. Tuy nhiên do phổ biến của cán bộ kỹ thuật chưa đến nơi, đến chốn nên người dân lúng túng, trồng và chăm sóc không đúng kỹ thuật nên không cho thu hoạch.
● Dù đã rất cố gắng nhưng không phải lúc nào các cán bộ dự án cũng có thể cùng làm, cùng bàn với người dân, việc Kỹ sư Nông nghiệp Vũ Thị Út không có điều kiện tiếp xúc, tư vấn thường xuyên với người dân cũng là một khuyết điểm của dự án. Hơn nữa, khâu kiểm định chất lượng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền.
● Một số vấn đề về thời tiết chưa thể khắc phục được như mưa axit, sương muối.
Đây là những kinh nghiệm cần được xem xét khi mở rộng dự án.
3.4. Vấn đề thị trường, thương hiệu
Để tạo uy tín cho mình người trồng rau nơi đây rất có ý thức trong việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe ở mức độ chấp nhận được, một phần là bởi khách hàng của họ cũng chính là những người thân quen, qua thống kê của Trạm y tế địa phương chưa có trường hợp bị ngộ độc do rau.
Sau khi thực hiện, Ban quản lý dự án đã lên kế hoạch, bước đầu tìm hiểu nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và phân tích nguyên nhân vì sao rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất RAT không thành công trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quảng bá thương hiệu của mình từ đó có thể rút ra những bài học và thực hiện có hiệu quả.
Để có thương hiệu RST, phải thỏa mãn nhiều điều kiện như quy mô diện tích/ sản lượng, quy trình trồng, chăm bón, thu hoạch, kiểm định,…qua tìm hiểu, khó khăn lớn nhất hiện nay là khâu kiểm định chất lượng rau. Đã có một số cơ quan nhận trách nhiệm này nhưng lại chỉ kiểm định mẫu rau đem đến cơ quan, không quan tâm đến nguồn gốc, các lấy mẫu rau ngoài thực địa. Điều này đã tạo điều kiện để một số cá nhân đem mẫu rau đi kiểm định khác với rau gieo trồng dẫn đến tình trạng rau bán không phải là rau đã được kiểm định.
Về thị trường, qua tiếp xúc với một số siêu thị, phần lớn họ chỉ thu mua rau tại cổng siêu thị. Tình trạng này không chỉ ở siêu thị mà còn ở các nhà hàng, khách sạn. Đây là kẻ hở cho việc đưa rau chưa kiểm định đánh tráo với rau đã được kiểm định. Nên chăng, các cơ quan kiểm định phải xuống cánh đồng rau kiểm tra cách lấy mẫu, thu mẫu tại ruộng đem đi kiểm định còn các siêu thị, nhà hàng, khách sạn phải chứng kiến cả việc kiểm định và việc thu hoạch rau tại ruộng, sơ chế rồi đưa thẳng về.
◄ Chỉ khi làm được như vậy mới ngăn chặn được kẽ hở để hình thức tráo đổi rau không qua kiểm định không vào được siêu thị, nhà hàng, khách sạn, tăng độ tin cậy cho người tiêu dùng. Tất nhiên làm như vậy sẽ tốn thêm kinh phí, nhưng kinh phí này không lớn và người trồng rau đảm bảo an toàn có thể chi trả.
Giải pháp
RST mới chỉ là một thử nghiệm nhỏ của những nhà Khoa học tâm huyết với nền nông nghiệp nói chung và với ngành rau đầy tiềm năng của đất nước, đặc biệt là các nhà Môi trường luôn hướng tới sản xuất bền vững, xanh, sạch, an toàn, đặt RST nằm trong tổng thể quá trình sản xuất RAT sẽ thể hiện được sự đồng nhất, hợp lý của dự án đó là sự tìm tòi giải pháp tối ưu cho quá trình sản xuất bền vững và hiệu quả. Dự án RST hay bất cứ dự án RAT nào có thật sự thành công hay không cần phải có sự kết hợp của 4 nhà: Nhà nông, Nhà kinh doanh, Nhà nước và Nhà khoa học từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ đều tuân thủ quy trình sản xuất theo quy định của VietGAP.
Nhà nông
- Tiếp thu Khoa học kỹ thuật
- Thực hiện đúng quy trình trồng RST
- Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và các Nhà khoa học
Nhà nước
- Tạo cơ chế chính sách
- Hỗ trợ kinh phí
- Kiểm định chất lượng sản phẩm
Nhà khoa học
- Xây dựng quy trình kỹ thuật
- Huấn luyện đào tạo kỹ thuật
- Nghiên cứu giống mới, năng suất, chất lượng tốt
Nhà doanh nghiệp
- Gắn kết với khu vực trồng rau
- Hỗ trợ về vốn, thiết bị sơ chế
- Đảm bảo đầu ra
Hình 3: Sơ đồ liên kết các “Nhà” trong sản xuất RST
Ban quản lý hợp tác xã
Đội ngũ kỹ thuật
Đội ngũ thị trường
Các hộ sản xuất
Chính sách hỗ trợ
Dịch vụ vật tư sản xuất nông nghiệp
Công tác khuyến nông
Ý kiến phản hồi
Thị trường
Các loại sản phẩm rau
Hình 4: Mô hình sản xuất rau khép kín
Nhìn vào sơ đồ có thể thấy tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất đều có khả năng quy định lẫn nhau, một trong các yếu tố đó hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến sự rối loạn trong toàn hệ thống.
Về cơ chế chính sách
+ Nhà nước cần quản lý chặt chẽ việc lưu hành và kinh doanh thuốc trừ sâu, có nguồn gốc thảo mộc cho nông dân. Chính phủ cần ban hành chế tài xử phạt cụ thể, thích hợp đối với trường hợp vi phạm sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn.
+ Nhà nước và nhân dân cùng làm, người dân rất cần được sự hỗ trợ về giống, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tạo niềm tin cho họ về khâu tiêu thụ sản phẩm. Nêu bật được ý nghĩa của việc sản xuất RAT: Sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, tăng cương cố kết xã hội, bảo vệ môi trường sống và những nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có được sử dụng hợp lý.
+ Trợ cấp sản xuất (vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh), hỗ trợ về quảng cáo, đào tạo nghiệp vụ kinh quanh; động viên khen thưởng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau giỏi đồng thời xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm các quy định về sản xuất lưu thông tiêu thụ rau. Tổ chức tốt mạng lưới lưu thông tiêu thụ rau đảm bảo chất lượng.
Có quy trình quản lý một cách hệ thống, chỉ đạo sản xuất, xây dựng hệ thống tiêu thụ-chế biến-phân phối. Thiết lập hệ thống trung tâm phân tích kiểm định chất lượng rau.
+ Xúc tiến thương mại, tổ chức quảng bá sản xuất và tiêu thụ, tùy vào mùa vụ mà có thể quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ rau quả,chợ thông tin từ đó có hơ hội tìm hiểu xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc giữa người sản xuất và người tiêu dùng cũng như những người thu mua trung gian, đây cũng là đầu mối giao dịch cho những sản phẩm rau đủ điều kiện xuất khẩu. Và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì người dân cần phải có điều kiện để tiếp cận hơn nữa với thị trường, qua đó, hơn hết họ sẽ hiểu được điều kiện tiên quyết để có chỗ đứng trên thị trường là chứng tỏ thương hiệu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm do mình làm ra.
+ Chính quyền địa phương cần đầu tư hoàn chỉnh, kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo tưới tiêu chủ động, có khoa học đối với những vùng sản xuất rau tập trung hình thành những vùng sản xuất rau xen canh, gối vụ, để tận dụng tối đa khả năng của các loài thiên địch.
+ Các cơ quan chuyên trách từ Trung ương đến địa phương cần tăng cường các lớp tập huấn về RAT cho nông dân, hướng cho người dân sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường bằng những việc làm đơn giản như để bao gói thuốc trừ sâu đúng nơi quy định, sử dụng hợp lý, vừa đủ phân bón và thuốc BVTV.
+ Nhà nước quản lý chặt chẽ việc lưu hành và kinh doanh thuốc trừ sâu, sản xuất và cung cấp nhiều thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học, thảo mộc cho nông dân.
Về khoa học công nghệ
Tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều đã được minh chứng, không chỉ là năng suất phẩm chất cao hơn mà còn hạn chế được sức lao động của con người, người sản xuất coi đây là vấn đề bức xúc bởi những hạn chế về trình độ lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật bất cập của vùng rau đang ngày một lớn. Từ công tác chỉ đạo, đào tạo cán bộ chuyên trách làm việc cùng nông dân và hợp tác xã cũng như thường xuyên có những lớp tập huấn dài hạn hay ngắn hạn phổ biến kiến thức về việc tuân thủ quy định sản xuất RAT, về danh mục thuốc BVTV cho phép hay chương trình phổ quản lý dịch hại tổng hợp IPM
Các nhà khoa học cung cấp kỹ năng và hỗ trợ huấn luyện, đào tạo nhằm tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm của các thành viên liên kết, góp phần phát triển nền nông nghiệp nước ta ổn định, bền vững theo hướng bảo vệ môi trường. [2]
+ Đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch: Từ khâu sơ chế, bảo quản, vận chuyển. Kết hợp với các nhà khoa học nghiên cứu các giải pháp bảo quản bằng công nghệ sinh học, bằng các phương pháp tiên tiến, hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất không rõ nguồn gốc, có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Về vốn
+ Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho vay ưu đãi để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh RAT, ngân hàng cần giám sát việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và hợp lý của người sản xuất và tiêu thụ Rau.
+ Nhà nước hỗ trợ kinh phí sự nghiệp không thu hồi cho việc tuyên truyền nâng cao dân trí về sản xuất, tiêu thụ, tiêu dùng RAT, đào tạo tập huấn nhân viên bán hàng, tuyên truyền thông qua khâu lưu thông bằng tem nhãn, tờ gấp, bảng chữ to các thông tin về rau an toàn và tiêu chuẩn RAT.
Về sự kết hợp giữa lao động và thị trường
+ Mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người trồng rau tới những người tiêu dùng tập thể và các gia đình. Thiết lập thêm các điểm bán rau sạch cố định, mở rộng đối tượng cung ứng tới các nhà máy chế biến, nhà ăn tập thể và cơ sở dịch vụ của các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường đại học…Để nâng đỡ người trồng rau sạch như một xu hướng tiến bộ trong sản xuất và tiêu dùng mới hình thành, người tiêu dùng cần có thái độ ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng rau tiêu thụ sản phẩm của mình.
+ Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chính xác, kịp thời và từ đó có thể dự báo về những biến động trong tất cả những vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ RST.
Thông tin về thị trường: Nêu lên cách tiếp cận thị trường, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, thuế, các kênh phân phối.
Thông tin về sản phẩm nông nghiệp: Diện tích, năng suất, chủng loại, vùng sản xuất, tiêu chuẩn, địa chỉ cung cấp giống, công nghệ, chế biến, tiêu thụ…
Thông tin chính sách nông nghiệp của Nhà nước và các cơ quan quản lý.
+ Tổ chức các buổi gặp gỡ định kỳ giữa nhà sản xuất với các cơ quan quản lý nhằm giải quyết những vướng mắc phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Số đông các nhà sản xuất đều cho rằng, trong sản xuất và tiêu thụ RAT khó khăn và thời cơ, thuận lợi luôn đan xen, song nếu tổ chức hợp tác có sự giám sát chặt chẽ, công khai, sòng phẳng, thực sự chia sẻ lợi ích để cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì lợi nhuận có được sẽ luôn nhiều hơn khó khăn, cản trở. Bên cạnh đó sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau về quy trình sản xuất rau an toàn và thị trường giữa những người cùng sản xuất rau sẽ mang lại hiệu quả cao.
+ Nông dân Việt Nam phải học hỏi để có kiến thức, từ đó thay đổi kỹ thuật canh tác và thói quen làm việc, nhận thức về việc giữ gìn giá trị vốn có của môi trường tự nhiên, đảm bảo sức khỏe cho mình và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
RST theo nghĩa tuân thủ tất cả các quy định về trồng, sơ chế, kiểm định Vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là sản phẩm rau được thị trường chấp nhận, rất cần được tiếp tục nghiên cứu để cung cấp cho người tiêu dùng.
Qua thử nghiệm trồng RST đã có thể rút ra nhiều bài học về tổ chức, cách thức xây dựng vùng rau, kinh nghiệm mùa vụ, kinh nghiệm phòng chống sâu bệnh, thời tiết bất lợi, kinh nghiệm liên doanh, liên kết tìm sự hỗ trợ của Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và các Nhà khoa học. Để có được vùng RST không phải dễ dàng, phải tiến hành tốt các khâu trên mới đảm bảo phát triển vùng RST bền vững.
Qua dự án đã thấy rõ vai trò và khả năng kết hợp giữa các “Nhà” để phát triển RST. Nhà nông vẫn đóng vai trò quyết định nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ nhiều mặt từ Nhà nước (về vốn, cơ chế chính sách, kiểm định chất lượng rau,…), từ Nhà khoa học (về giống, quy trình trồng, giải pháp khắc phục rủi ro,…), từ Nhà doanh nghiệp (về tiêu thụ, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, quảng bá sản phẩm,…)
Những kinh nghiệm thực tế có thể rút ra để áp dụng trong thực tiễn trồng RST bao gồm:
Vấn đề lao động mang tính quyết định, mặc dù đã được dự án phổ biến rất cặn kẽ, được hỗ trợ lương cố định nhưng trong thực tế người dân tham gia dự án vẫn chưa nắm vững những yêu cầu khắt khe trong việc tuân thủ quy định sử dụng hạn chế thuốc BVTV, chỉ sử dụng khi thật cần thiết nhưng trong quá trình sản xuất vẫn còn tự ý phun thuốc BVTV, bón phân theo chủ quan, không qua chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật của dự án.
Trồng RST vẫn còn gặp nhiều rủi ro, do chưa nắm được thị hiếu người tiêu dùng nên mặc dù chất lượng súp lơ Hà Lan khá tốt nhưng vẫn không tiêu thụ được. Do không nắm bắt vững quy trình trồng đối với giống mới nên trồng bí ngồi bị thất bại. Ngoài ra sâu bệnh, thiên tai luôn rình rập phá hoại, để khắc phục được cần phải đầu tư nguồn kinh phí lớn. Do diện tích trồng còn hẹp nên sản phẩm rau của dự án chủ yếu tiêu thụ trên thị trường tự do vốn có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
KIẾN NGHỊ
- Khi ban quản lý dự án và người sản xuất trực tiếp RST cam kết thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhà nước về an toàn thực phẩm thì các cơ quan chức năng phải kèm theo cam kết là đảm bảo đầu ra qua việc kiểm định chất lượng và làm sao thương hiệu RST có chỗ đứng trên thị trường.
- Thay đổi thói quen cố hữu của người dân như tính tùy tiện trong sản xuất, những quan niệm sai lầm về khả năng vô biên về dinh dưỡng và sức chống chịu vô hạn của đất, nước đối với những tác động lao động sản xuất của con người không phải ngày một ngày hai nên cần phải có sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía chính quyền địa phương và những người có trình độ chuyên môn cùng ăn, cùng ở và cùng làm với người dân.
- Nguồn nước tưới là nước giếng khoan, tuy nhiên vào những mùa cạn hay như thời gian gần đây nguồn nước khan hiếm hơn nên giếng khoan không phải là hướng giải quyết lâu dài, cần có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đầu tư nguồn vốn và tập trung sức lực của người dân xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh mương, kiên cố hóa bê tông nhằm trữ lượng nước mưa tự nhiên hay lấy nước từ sông Hồng nếu có.
- RST có thể tạm thời chưa tiếp cận được với đa phần người tiêu dùng cũng như việc tên gọi RST là một điều mới mẻ, nhưng nếu hiểu RST như là một dạng RAT mà trong đó đề cao ý nghĩa đối với môi trường và phát triển bền vững thì chắc chắn sẽ nhận được sự đồng thuận từ phía người tiêu dùng.
- Dự án có thành công hay không không chỉ phụ thuộc vào nội lực của nó mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài, nhất là thị trường người tiêu dùng. Điều này phụ thuộc rất lớn sự quản lý của các cơ quan Nhà nước, nhất là sự vào cuộc nghiêm túc của cơ quan kiểm định chất lượng và sự bắt tay của các “Nhà”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục sách và tạp chí
Trung Đức (2008), Rau an toàn- Vấn đề xã hội cấp bách. Diễn đàn kinh tế- xã hội Tạp chí thông tin và Phát triển. Số 4(19)/2008
Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2009), Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB Nông nghiệp.
Nguyễn Minh Tú (2008), Phát triển hợp tác xã rau an toàn ngoại thành Hà Nội- vấn đề mang tính chiến lược. Hà Nội 2/ 2008.
Bùi Thị Gia (2007), Tình hình thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp: Tập V, Số 1, Hà Nội, trang 86- 91.
Phạm Thị Thùy (2006), Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đào Duy Tâm (2006), Sản xuất và tiêu dùng rau sạch ở thành phố Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2- tháng 3/2006, Hà Nội, trang 17- 21.
Nguyễn Quốc Tiến, Phạm Văn Trọng ( 2005), Đánh giá nhận thức, thái độ thực hành của người dân về sản xuất rau an toàn tại xã Vũ Phúc Thành phố Thái Bình. Tạp chí Y học Việt Nam- Số 4/2005, Hà Nội, trang 1-5.
Nguyễn Văn Vui (2003), Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau theo hướng an toàn tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, Thành phố Cần Thơ. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu, ứng dụng Khoa học công nghệ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2001- 2005. trang 137- 140.
Đào Thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB khoa học kỹ thuật.
Trần Khắc Thi (2008), Một số tiến bộ mới về sản xuất rau an toàn theo VietGAP, Viện Nghiên cứu rau quả, Hà Nội.
Ủy ban Nhân dân xã Thọ Xuân (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2010, Hà Nội.
Ủy ban Nhân dân xã Thọ Xuân (2010), Hiện trạng và kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống giao thông.
Ủy ban Nhân dân xã Thọ Xuân (2010), Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất.
Danh mục Website
Tập bài giảng của PGS. TS Trần Đức Viên về Sinh thái học nông nghiệp download theo link
Diễn đàn về rau sạch:
Trang web của Trung tâm Công nghiệp và Thương mại- Bộ Công Thương
Wikipedia(2010), Phân tích SWOT, Trích đọc ngày 05/05/210.
trích đọc ngày 20/04/2010.
trích đọc ngày 11/05/2010)
Trang web của hội nông dân Việt Nam và ADDA (Đan Mạch) trích đọc ngày 10/05/2010.
đọc ngày 18/05/2010)
Danh mục các văn bản pháp luật
Quyết định 107/2008 QĐ/ TTg của Thủ tướng về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015 Với mục tiêu tối thiểu 20% diện tích rau, tại các vùng sản xuất an toàn tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP);
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( 2008), Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam ( VietGAP). Ban hành kèm theo quyết định số 379/QĐ- BNN- KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quyết định số 84/2008 QĐ- BNN ngày 28/07/2008 Ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP cho rau quả và chè an toàn.
Quyết định số 99/2008/QĐ- BNN ngày 15/10/2008 Về việc Ban hành quy định quản lý sản xuất kinh doanh rau, quả, chè an toàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trồng rau đảm b.doc