Cơ sở khái niệm và các yếu tố cơ bản của quá trình nghiên cứu khoa học xã hội
Câu hỏi nghiên cứu là vấn đề cụ thể, là cái mà cuộc nghiên cứu muốn trả lời.
Một câu hỏi nghiên cứu tốt phải đạt được các yêu cầu sau đây:
Không quá trừu tượng và không quá chi tiết
Phải rõ ràng và có ý nghĩa về khoa học và/hoặc thực tiễn
Có thể trả lời được qua cuộc nghiên cứu
Khác với các câu hỏi mang tính kỹ thuật
14 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở khái niệm và các yếu tố cơ bản của quá trình nghiên cứu khoa học xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở khái niệm và các yếu tố cơ bản của quá trình nghiên cứu KHXHLê Thanh SangHọc viện Khoa học xã hội2012MỤC TIÊU Cung cấp kiến thức cơ bản và thiết thực về các yếu tố của một thiết kế nghiên cứu.Vận dụng trực tiếp cho việc viết luận án và bài viết khoa học YÊU CẦU Nắm chắc các nội dung cơ bản trên lớpTích cực đặt câu hỏi và tham gia thảo luậnLàm bài tập theo nhóm và thuyết trình nhómThực hành bài tập cuối khoá CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CẦN LÀM RÕMột cuộc nghiên cứu được khởi đầu từ đâu và được triển khai như thế nào?Thiết kế nghiên cứu bao gồm những yếu tố gì và mối quan hệ giữa chúng với nhau như thế nào?Làm thế nào để thiết kế nghiên cứu tốt?Những thành tố cơ bản trong quá trình thiết kế nghiên cứu khoa họcVấn đề nghiên cứuMục tiêu nghiên cứuCâu hỏi nghiên cứuGiả thuyết nghiên cứuCách tiếp cận nghiên cứuKhái niệm và phương pháp đo lường Phương pháp thu thập dữ liệuTổng thể và mẫu nghiên cứuPhương pháp phân tích Kế hoạch và lộ trìnhNgân sáchThời gianNhân lựcQuan hệ công tácKHÁI QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU XÃ HỘINghiên cứu xã hội là tổng thể những phương pháp được các nhà khoa học xã hội sử dụng một cách có hệ thống để tìm kiếm tri thức mới về xã hội. Khác với sự hiểu biết thông thường, nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu theo những khách quan, lô gích và hệ thống để đạt được sự hiểu biết đáng tin cậy.Thế nào là một đề tài nghiên cứu?Là một khái niệm, chủ đề hoặc vấn đề có thể được tìm hiểu thông qua việc nghiên cứu.Một đề tài nghiên cứu phải tạo ra sự hiểu biết mới về mặt khoa học và/hoặc có đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra. Xác định và giới hạn vấn đề nghiên cứu Từ phạm vi rộng Phạm vi hẹp Một vấn đề quan trọng hay gây tranh cãi, tạo ra sự cần thiết và hấp dẫn cho cuộc nghiên cứu.Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Không gian Thời gian Nội dung nghiên cứu Thế nào là một câu hỏi nghiên cứu?Câu hỏi nghiên cứu là vấn đề cụ thể, là cái mà cuộc nghiên cứu muốn trả lời.Một câu hỏi nghiên cứu tốt phải đạt được các yêu cầu sau đây: Không quá trừu tượng và không quá chi tiết Phải rõ ràng và có ý nghĩa về khoa học và/hoặc thực tiễn Có thể trả lời được qua cuộc nghiên cứuKhác với các câu hỏi mang tính kỹ thuậtTính khả thi của câu hỏi nghiên cứuCó giúp trả lời một vấn đề về mặt lý thuyết mà mình đang nghiên cứu không?Có thể vận dụng các cơ sở lý thuyết mà mình đã biết không?Có đủ nguồn dữ liệu cần thiết để tiến hành phân tích không?Có thể tiến hành điều tra khảo sát, có đủ các nguồn lực cần thiết (nhân lực, tài lực, thời gian) và các điều kiện khách quan khác để hoàn thành cuộc nghiên cứu không?KHÁI NIỆMKhái niệm là hình thức phản ánh hiện thực một cách khái quát các sự vật, hiện tượng nhằm tạo ra một sự hiểu biết và phân biệt giữa cái này với cái khác. Khái niệm có chức năng là cơ sở của giao tiếp, là cách thức để phân loại và khái quát hóa, là thành phần của lý thuyết, để giải thích và dự báo.Các ngành khoa học đều có hệ thống khái niệm riêng.Trong nghiên cứu khoa học xã hội, khái niệm là cơ sở ban đầu để xây dựng mối quan hệ giữa chúng với nhau và triển khai các nghiên cứu. Định nghĩa khái niệm giúp hiểu đúng nội hàm và giới hạn của khái niệm. Giải thích các khái niệm Làm rõ nội hàm và các thành phần của khái niệm là gì? Ví dụ: 1. Đô thị hóa là gì? Người ta thường xem xét đô thị hóa dưới những khía cạnh nào? 2. Mức sống là gì? Mức sống được đo lường trên những khía cạnh nào? THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆMĐịnh nghĩa khái niệm có tính chất trừu tượng.Định nghĩa khái niệm có tính chất thao tác. Thao tác hóa khái niệm là một loạt các thủ tục để chuyển đổi các khái niệm trừu tượng thành các khái niệm có thể đo lường, quan sát, nhận diện được.Đây là cầu nối giữa các cấp độ lý thuyết-khái niệm và quan sát-thực nghiệm.Thách thức lớn nhất là sự phù hợp giữa định nghĩa có tính khái niệm với định nghĩa có tính thao tác. Thao tác hóa khái niệm và đo lường các khái niệm đóng vai trò trung tâm trong các nghiên cứu thực nghiệm. Ví dụ về thao tác hóa khái niệmKhái niệm trừu tượng, phức tạp, khó nắm bắt. Ví dụ: Mức sống, Hiện đại hóa, Tính bao dung, ThươngThao tác hóa khái niệm là chuyển các khái niệm trừu tượng, phức tạp, khó nắm bắt thành những khái niệm đơn giản hơn, cụ thể hơn (các chỉ báo) mà chúng có thể được đo lường, quan sát, ghi chép thực nghiệm được. Ví dụ: Đo lường khái niệm THƯƠNG thông qua: tần số gặp, nội dung trao đổi, quà, quan tâm chăm sóc đặc biệt Qui trình xây dựng đề cương nghiên cứu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b1_co_so_khai_niem_va_cac_yeu_to_co_ban_cua_qua_trinh_nghien_cuu_khxh_lts_31may11_075.ppt