Cơ chế chính sách Ngân hàng hỗ trợ Doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh xuất khẩu

1. Điều hành CSTT 2. Điều hành tỷ giá 3. Các biện pháp về tín dụng 4. Cơ chế hỗ trợ lãi suất 5. Các giải pháp trong thời gian tới

pdf37 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ chế chính sách Ngân hàng hỗ trợ Doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH NGÂN HÀNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - KD XUẤT KHẨU Người thuyết trình: Đỗ Thị Nhung Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cần Thơ, Tháng 8/2009 1. Điều hành CSTT 2. Điều hành tỷ giá 3. Các biện pháp về tín dụng 4. Cơ chế hỗ trợ lãi suất 5. Các giải pháp trong thời gian tới NỘI DUNG Những yếu tố tác động và các giải pháp chung i i - Khủng hoảng tài chính toàn cầu; - Các rào cản thương mại và chính dách bảo hộ hàng hóa nội địa của nhiều nước; - Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành triển khai thực hiện các giải pháp kích cầu tại Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2009; biện pháp thúc đẩy xuất khẩu là nội dung quan trọng; - NHNN thực hiện các biện pháp về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối. 1. Điều hành CSTT nới lỏng, thận trọng. i i l , 1.1. Điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN: - Lãi suất cơ bản giảm từ 10%-8,5- 7%/năm > Lãi suất cho vay tối đa giảm từ 15%-12%- 10,5%/năm; - Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 11%-9,5%-8%- 7%/năm; - Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 9%-7,5%-6%- 5%/năm. 1. Điều hành chính sách tiền tệ (tiếp theo). i í i i 1.2. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND: - Đối với không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ 6% xuống 5%-3%; - Đối với kỳ hạn 12 tháng trở lên từ giảm 2% xuống 1%; - Điều hành linh hoạt và giảm lãi suất OMO từ 8% xuống 7,5%-7%/năm. 1. Điều hành chính sách tiền tệ (tiếp theo). i í i i 1.3. Kết quả: - Tín dụng tăng cao: 6 tháng/2009 tăng 17% (tín dụng xuất khẩu tăng trên 20%); - Lãi suất cho vay giảm mạnh: Giảm 4,5% so với đầu năm và chỉ bằng ½ cùng kỳ; - Lãi suất cho vay VND 8,5%-10% - 10,5%/năm, sau khi trừ hỗ trợ lãi suất 4%/năm còn 4,5%-6%/năm; lãi suất cho vay bằng USD phổ biến 3%-4,5%/năm.; - Các NHTM đảm bảo thanh khoản, có thời điểm dư thừa tạm thời. 2. Điều hành tỷ giá linh hoạt. i i li - Bám sát cung – cầu ngoại tệ; - Có lợi cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; - Ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất – kinh doanh. 2. Điều hành tỷ giá linh hoạt (tiếp theo). i i li i Các giải pháp cụ thể: - Điều chỉnh tăng 3% tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; - Nới rộng biên độ tỷ giá giữa VND với USD từ +3% lên +5% và áp dụng từ ngày 24/3/2009; - Chỉ đạo các NHTM không thu phí thông qua các hợp đồng dịch vụ và các hình thức khác làm tỷ giá vượt trần quy định. 3. Các biện pháp về tín dụng. i í 3.1. Về phía NHNN: (1) Chỉ đạo các NHTM: - Tăng cường huy động vốn để mở rộng tín dụng; - Áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, giảm lãi suất cho vay các HĐTD lãi suất cao xuống mức lãi suất hiện hành (10%- 10,5%/năm); - Điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung cho vay sản xuất, xuất khẩu, DN&V, NoNT; - Cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn giảm lãi, không phạt nợ quá hạn đối với DN gặp khó khăn; - Bố trí nguồn vốn ưu tiên cho vay sản xuất, thu mua cá tra, cá Ba Sa. 3. Các biện pháp về tín dụng (tiếp theo). i í i (2) Hỗ trợ các NHTM về nguồn vốn thanh toán qua OMO; (3) Xử lý các khó khăn của NHTM: Cho vay vượt 15% vốn tự có của các NHTN đối với các DN xuất khẩu gạo; (4) Xử lý vướng mắc và ban hành cơ chế bảo lãnh của NHPT đối với doanh nghiệp vay vốn NHTM. 3. Các biện pháp về tín dụng (tiếp theo). i í i 3.2. Các TCTD: (1) Mở rộng mạng lưới để đủ khả năng phục vụ; (2) Đa dạng các hình thức cấp tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn VND và USD, chiết khấu, bao lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính; (3) Ưu tiên vốn, lãi suất đối với DN xuất khẩu kinh doanh có hiệu quả, rủi ro thấp; (4) Kết hợp các sản phẩm tích ích ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn, sử dụng các tiện ích theo thông lệ quốc tế; (5) Cung cấp dịch vụ thanh toán xuất – nhập khẩu đảm bảo an toàn, tiện ích và tiết kiệm chi phí. 4. Thực hiện hiệu quả cơ chế hỗ trợ lãi suất. i i l i (1) Cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn; (2) Cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay trung và dài hạn; (3) Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; (4) Cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn l i - Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 và Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 10/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ. - Thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 và Thông tư số 04/2009/TT- NHNN ngày 13/3/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn (tiếp theo) l i i Các TCTD thực hiện: - Ngân hàng thương mại nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần; - Ngân hàng liên doanh; - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; - Quỹ tín dụng nhân dân trung ương; - Công ty tài chính. Cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn (tiếp theo) l i i Đối tượng được hỗ trợ lãi suất: Tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng được hỗ trợ lãi suất là khách hàng vay để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh ở trong nước, bao gồm: - Doanh nghiệp; - HTX, tổ hợp tác; - Chủ trang trại, hộ sản xuất - kinh doanh… Cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn (tiếp theo) l i i Các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất: Các khoản cho vay ngắn hạn bằng VND để làm vốn lưu động cho hoạt động sản xuất – kinh doanh được thống kê theo phân ngành kinh tế quy định tại Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28/4/2004 của Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 143 TCTK/PPCĐ ngày 22/12/1993 của Tổng cục Thống kê, bao gồm: Cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn (tiếp theo) l i i Các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất: - Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; - Ngành công nghiệp khai thác mỏ; - Ngành công nghiệp chế biến; - Ngành sản xuất và phân phối diện, khí đốt và nước; - Ngành xây dựng; - Ngành thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; - Khách sạn và nhà hàng; Cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn (tiếp theo) l i i Các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất: - Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; - Hoạt động khoa học và công nghệ; - Các khoản cho vay mà khách hàng sử dụng để làm vốn lưu động cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh: Xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp theo quy định của pháp luật hiện hành; Các lĩnh vực xã hội hóa theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ- CP ngày 30/5/2008. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn (tiếp theo) l i i Mức lãi suất hỗ trợ: - Mức lãi suất hỗ trợ là 4%, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01/02 đến 31/12/2009; - Đến kỳ hạn thu lãi tiền vay, các NHTM giảm trừ ngay số lãi tiền vay phải trả cho khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn (tiếp theo) l i i Quy trình và trách nhiệm của khách hàng vay: - Gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho các NHTM theo mẫu quy định khi phát sinh khoản vay lần đầu; - Sử dụng vốn vay đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất. Nếu sử dụng vốn vay không đúng mục đích theo đối tượng hỗ trợ lãi suất, thì không được hỗ trợ lãi suất và phải hoàn trả cho NHTM số lãi tiền vay được hỗ trợ trước đó và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn (tiếp theo) l i i Quy trình và trách nhiệm của khách hàng vay: - Yêu cầu NHTM nơi cho vay thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định; - Hạch toán khoản chi trả lãi tiền vay theo đúng số tiền lãi phải trả cho NHTM sau khi được hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn (tiếp theo) l i i Quy trình và trách nhiệm đối với NHTM, Công ty tài chính: - Thực hiện việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định; đảm bảo công khai, rõ ràng số tiền hỗ trợ lãi suất; từ chối yêu cầu hỗ trợ lãi suất không đúng quy định; - Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc (giám đốc) NHTM chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn (tiếp theo) l i i Quy trình và trách nhiệm đối với NHTM: - Áp dụng cơ chế cho vay thông thường đối với các nhu cầu vay vốn thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất; - Thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; thu hồi số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trước đó đối với trường hợp hỗ trợ lãi suất sai quy định; - Hướng dẫn khách hàng vay để đảm bảo việc vay được thuận tiện, an toàn và đúng đối tượng; Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn (tiếp theo) l i i Quy trình và trách nhiệm đối với NHTM: - Khi thu lãi tiền vay của khách hàng vay, NHTM thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật; - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của NHNN. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn l i , i Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn theo Quyết định số 443/QĐ-TTg, Quyết định 333/QĐ-TTg và Thông tư số 05/2009/TT- NHNN Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn l i , i Các TCTD thực hiện: - Ngân hàng thương mại nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần; - Ngân hàng liên doanh; - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; - Quỹ tín dụng nhân dân trung ương; - Công ty tài chính; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn l i , i Đối tượng được hỗ trợ lãi suất: - Tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng ở trong nước; - Chủ đầu tư vay vốn Ngân hàng Phát triển để thực hiện dự án đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng ở trong nước; - Tổ chức, cá nhân vay vốn Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn l i , i Các khoản cho vay trung, dài hạn được hỗ trợ lãi suất: Các khoản cho vay trung, dài hạn bằng VND để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 01/4/2009 mà được giải ngân (một hoặc nhiều lần) trong khoảng thời gian từ ngày 01/4 đến 31/12/2009, thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, bao gồm: Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn l i , i Các khoản cho vay trung, dài hạn được hỗ trợ lãi suất: (1) Các khoản cho vay tại NHTM, công ty tài chính được thống kê theo phân ngành kinh tế quy định tại Quyết định số 477/2004/QĐ- NHNN của NHNN và Quyết định số 143 TCTK/PPCĐ của TCTK, gồm: - Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, thủy sản; - Ngành công nghiệp khai thác mỏ; - Ngành công nghiệp chế biến; - Ngành xây dựng (trừ công trình xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê; công trình xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán); - Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; - Hoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn l i , i Các khoản cho vay trung, dài hạn được hỗ trợ lãi suất: (2) Các khoản cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; (3) Các khoản cho vay của Quỹ đầu tư địa phương theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn l i , i Nguyên tắc, thời hạn, mức lãi suất và phương thức hỗ trợ lãi suất và quy trình thực hiện: Các NHTM, Ngân hàng Phát triển, Quỹ đầu tư địa phương thực hiện như cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn Kết quả Cho vay hỗ trợ lãi suất l i (1) Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của các NHTM, công ty tài chính đến 23/7/2009 là 385.582 tỷ đồng: - Ngắn hạn là chủ yếu , chiếm 92,4%, trung và dài hạn 7,6%; - Ngành thương nghiệp 32%, công nghiệp chế biến 32,5%, nông nghiệp 12%... Kết quả Cho vay hỗ trợ lãi suất l i (2) Dư nợ cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến 23/7/2009 là 5.149 tỷ đồng: - Dư nợ cho vay đối với tín dụng đầu tư phát triển là 1.184 tỷ đồng; - Dư nợ cho vay tín dụng xuất khẩu là 3.965 tỷ đồng 5. Các giải pháp 6 tháng cuối năm 2009 . i i i - Điều hành linh hoạt CSTT, công cụ lãi suất phù hợp với mục tiêu tiền tệ, phối hợp đồng bộ với chính tài khóa, chính sách thương mại; - Tiếp tục thực hiện các biện pháp điều hành thị trường ngoại hối nhằm đảm bảo ổn định tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán; - Tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ chế hỗ trợ lãi suất; - Tiếp tục rà soát cơ chế tín dụng để chỉnh sửa cho phù hợp thực tế. 5. Các giải pháp 6 tháng cuối năm 2009 - Đổi mới chính sách và mở rộng tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn; - Chỉ đạo các NHTM tăng cường huy động vốn để mở rộng tín dụng có hiệu quả, tập trung bố trí vốn cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thuộc các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp nông thôn…; - Làm tốt công tác thông tin, truyền thông về cơ chế chính sách ngân hàng… Các kênh thông tin và địa chỉ liên hệ xử lý khó khăn, vướng mắc ƒ Website của NHNN: www.sbv.gov.vn ƒ Điện thoại đường dây nóng: - Văn phòng: 0438266344; 0438241534 - Thanh tra NHNN: 042239521; 0422239521 - Chi nhánh Tp Hà Nội: 0483253962; 0483253961 - Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: 0883211230; 0883217856 Xin trân trọng cảm ơn các Quý vị đại biểu!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCơ chế chính sách Ngân hàng hỗ trợ Doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh xuất khẩu.pdf
Tài liệu liên quan