Cơ cấu xuất khẩu với chuyển dịch cơ câu kinh tế tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam những năm đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phát triển tốt. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao so với khu vực và thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Riêng việc nghiên cứu tình hình xuất khẩu của những tháng đầu năm 2007 cũng có thể hé mở một số dấu hiệu cho thấy tác động của việc thực hiện những cam kết gia nhập WTO. Tuy những tác động này chưa thực sự rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn cho thấy một số xu hướng mới rất đáng quan tâm. Một loạt vấn đề cần được đặt ra để tìm những câu trả lời thoả đáng nhất. Chẳng hạn như, làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở chính thị trường trong nước và bảo vệ sản xuất trong nước trong điều kiện hàng rào thuế quan đã, đang và sẽ còn tiếp tục được cắt giảm? Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa đề bù đắp vào khoản thị trường trong nước bị buộc phải nhường chỗ cho hàng xuất khẩu? Làm thế nào để giảm nhập khẩu để từng bước giảm nhập siêu và tiến tới xuất siêu vào cuối thập kỷ này như chiến lược xuất nhập khẩu đã đề ra? . Để có câu trả lời thoả đáng nhất, điều mà chúng ta cần làm trước hết là tìm hiểu những vấn đề về xuất nhập khẩu của Việt Nam. ĐỀ CƯƠNG: Chương 1. Khái quát chung về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay 1.1. Mục tiêu và quan điểm xuất nhập khẩu của VN 1.1.1. Mục tiêu 1.1.2. Quan điểm chỉ đạo 1.2. Tình hình xuất khẩu 1.2.1. Quy mô và tốc độ. 1.2.2. Một số mặt hàng xuất khẩu chính. 1.3. Tình hình nhập khẩu 1.3.1. Quy mô và tốc độ. 1.3.2. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu Chương II: Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu thành phần kinh tế 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu công nghiệp hoá - hiện đại hoá 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu vùng, lãnh thổ 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành 2.3. Những thành tựu đạt được sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.4. Những hạn chế, bất cập trong chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam Chương 3. Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay. 3.1. Cơ cấu hàng hoá. 3.1.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 3.1.2. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu. 3.2 Cơ cấu dịch vụ 3.2.1.Cơ cấu dịch vụ xuất khẩu. 3.2.2 Cơ cấu dịch vụ nhập khẩu. 3.3. Một số giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển mạnh cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay 3.3.1. Một số giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010 3.3.2. Giải pháp phát triển cơ cấu xuất khẩu.

docx22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ cấu xuất khẩu với chuyển dịch cơ câu kinh tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam những năm đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phát triển tốt. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao so với khu vực và thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Riêng việc nghiên cứu tình hình xuất khẩu của những tháng đầu năm 2007 cũng có thể hé mở một số dấu hiệu cho thấy tác động của việc thực hiện những cam kết gia nhập WTO. Tuy những tác động này chưa thực sự rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn cho thấy một số xu hướng mới rất đáng quan tâm. Một loạt vấn đề cần được đặt ra để tìm những câu trả lời thoả đáng nhất. Chẳng hạn như, làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở chính thị trường trong nước và bảo vệ sản xuất trong nước trong điều kiện hàng rào thuế quan đã, đang và sẽ còn tiếp tục được cắt giảm? Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa đề bù đắp vào khoản thị trường trong nước bị buộc phải nhường chỗ cho hàng xuất khẩu? Làm thế nào để giảm nhập khẩu để từng bước giảm nhập siêu và tiến tới xuất siêu vào cuối thập kỷ này như chiến lược xuất nhập khẩu đã đề ra?... Để có câu trả lời thoả đáng nhất, điều mà chúng ta cần làm trước hết là tìm hiểu những vấn đề về xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chương 1. Khái quát chung về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay Mục tiêu và quan điểm xuất nhập khẩu của VN Mục tiêu Mục tiêu chung + Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. + Về nhập khẩu chú trọng nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, đảm bảo cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu. + Mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới. Mục tiêu cụ thể + Các chỉ tiêu cụ thể: GDP gấp đôi trong 10 năm trung bình 7,2% , trong đó NN 4%/năm (16-17% GDP), CN 8-9% ( 40-41% GDP) CN chế tác chiếm 80% trị giá sản xuất công nghiệp. + Giai đoạn 2001-2010: XK gấp đôi GDP, 14,4%/năm, trong khi đó nhập khẩu chia hai giai đoạn 2001-2005: 15%/năm, 2005-2010: 13%/năm. + Chuyển dịch cơ cấu XNK giữa các mặt hàng: →XK : tăng tỷ trọng đối với sản phẩm chế biến và chế tạo, trong đó hạt nhân là da giầy, may mặc,... và gia tăng sản phẩm có hàm lượng công nghệ, chất xám, và khoa học kỹ thuật cao, gia tăng XK dịch vụ. →NK : gia tăng nhập khẩu các thiệt bị và công nghệ tiên tiến, mở rộng thị trường, phương thức kinh doanh XNK đối với từng lĩnh vực, nhóm mặt hàng và khu vực cụ thể. Quan điểm chỉ đạo + Tiếp tục dành ưu tiên cao cho XK để thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động, và có thêm ngoại tệ. + Chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lâp chủ quyền và định hướng XHCN, với kế hoặch tổng thể và lộ trình cũng như các bước đi hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và quy định của các tổ chức mà ta tham gia. + Phát huy nội lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống luật phát, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế làm khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định với việc mở rộng kinh doanh XNK , hội nhập quốc tế. + Gắn kết thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, vừa chú trọng thị trường trong nước vừa ra sức mở rộng và đa dạng hóa thị trường ngoài nước. + Kiên trì chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động XNK, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện chiến lược XNK. 1.2. Tình hình xuất khẩu 1.2.1. Quy mô và tốc độ. Tháng 10/2009, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là 5,03 tỷ USD, tăng 10,6% so với tháng 9/2009. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 2,35 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này 10 tháng lên 19 tỷ USD và chiếm 40,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 1.2.2. Một số mặt hàng xuất khẩu chính. - Hàng dệt may: tháng 10/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là 791 triệu USD, giảm 2,3% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhóm hàng này 10 tháng năm 2009 lên 7,46 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2008. Hết tháng 10/2009, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sụt giảm  sang hai thị trường chính là Hoa Kỳ (kim ngạch là 4,12 tỷ USD, giảm 4,2%) và EU (1,35 tỷ USD, giảm 3,4%) thì trị giá xuất khẩu nhóm hàng này sang Nhật  Bản đạt 778 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo cả năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản   có thể lên đến 1 tỷ USD. - Giày dép các loại:  Tháng 10/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép đã tăng trở lại (đạt 313 triệu USD,tăng 37% so với tháng 9) theo tính thời vụ hàng năm sau khi giảm sâu vào hai tháng trước đó, nâng tổng trị giá xuất khẩu trong 10 tháng/2009 lên 3,25 tỷ USD. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này sang EU trong tháng 10/2009 là 149 triệu USD, tăng gần 64% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong 10 tháng/2009 lên 1,56 tỷ USD. - Hàng thuỷ sản: tháng 10, kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam là 448 triệu USD, tăng 5,3% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2009 lên 3,49 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2008. Đối tác nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhiều nhất trong 10 tháng qua là EU với 929 triệu USD, giảm 4,8%; Nhật Bản: 621 triệu USD, giảm 10,6% và Hoa Kỳ: 596 triệu USD, giảm 3,8%. - Dầu thô: xuất khẩu trong tháng là 1,09 triệu tấn, đạt trị giá 630 triệu USD. Hết tháng 10/2009, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 12 triệu tấn, tăng 7,1% nhưng trị giá  đạt gần 5,36 tỷ USD, giảm 43,2% so với cùng kỳ năm trước do giá dầu xuất khẩu giảm 47% (tương ứng giảm 395 USD/tấn). Các thị trường chính nhập khẩu dầu thô của nước ta trong 10 tháng qua chủ yếu là Ôxtrâylia: 3,06 triệu tấn, Singapore: 2 triệu tấn, Malaysia: 1,68 triệu tấn, Hoa Kỳ: 928 nghìn tấn, Trung Quốc: 857 nghìn tấn, Nhật Bản, 847 nghìn tấn, Hàn Quốc: 840 nghìn tấn, Thái Lan: 731 nghìn tấn ,… - Gạo: dẫn đầu về kim ngạch trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạchđạt gần 2,39 tỷ USD trong 10 tháng. So  với cùng kỳ năm 2008, mặc dù lượng gạo xuất khẩu đã đạt 5,35 triệu tấn, tăng tới trên 33% nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm 30,4% (tương ứng giảm 195USD/tấn) nên trị giá vẫn giảm 7,3%.  Xuất  khẩu gạo sang Philiipin trong tháng vẫn rất thấp, chỉ là 0,7 nghìn tấn nhưng 10 tháng thị trường này vẫn dẫn đầu với 1,6 triệu tấn, sau đó là Malaixia: 464 nghìn tấn; Cuba: 432 nghìn tấn,… - Cao su: lượng cao su xuất khẩu trong 10 tháng là 557 nghìn tấn, tăng 5,8%, trị giá là 862 triệu USD, giảm 38,4% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến  kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2009 sẽ đạt trên 1 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam với 381 nghìn tấn, chiếm tới 68% lượng cao su xuất khẩu của cả nước.   - Cà phê: lượng xuất khẩu cà phê trong tháng đạt gần 55 nghìn tấn, tăng 13,5% so với tháng 9, nâng tổng lượng xuất khẩu trong 10 tháng lên 942 nghìn tấn, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2008. Do đơn giá xuất khẩu bình quân giảm 29% nên trị giá chỉ là 1,39 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng là Bỉ: đạt 123,7 nghìn tấn, tăng 172%; Đức: đạt 105 nghìn tấn, tăng 2,4%; Hoa Kỳ: đạt 97,5 nghìn tấn, tăng 23%; Italia: đạt 86,7 nghìn tấn, tăng 40%;… - Gỗ & sản phẩm gỗ: tháng 10/2009, xuất khẩu mặt hàng này đạt 254 triệu USD, tăng 18,5% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam 10 tháng/2009 lên 2,02 tỷ USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2008. Hết tháng 10, Hoa Kỳ tiếp tục là  thị trường nhập khẩu nhóm hàng này nhiều nhất của Việt Nam với 874 triệu USD, giảm 1,4%, tiếp theo là thị trường EU: 418,5 triệu USD, giảm mạnh 32,3%; Nhật Bản: 293 triệu USD, giảm 4,2%, Trung Quốc: 144 triệu USD, tăng 6,2%… - Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng xuất khẩu đạt 283 triệu USD, tăng 4,0% so với tháng 9, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng năm 2009 lên 2,23 tỷ USD. Dẫn đầu về nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong 10 tháng qua vẫn là thị trường Hoa Kỳ với gần 359 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản: 304 triệu USD, Thái Lan: 238 triệu USD, Trung Quốc: 217 triệu USD, Singapore: gần 157 triệu USD, Hà Lan: 144 triệu USD,… 1.3. Tình hình nhập khẩu 1.3.1. Quy mô và tốc độ. Tháng 10/2009, trị giá nhập khẩu hàng hoá cả nước là 6,62 tỷ USD, tăng 3,9% so với tháng trước và là tháng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất kể từ tháng 7/2008. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng 9. Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu một số nhóm hàng so với cùng kỳ năm 2008 Hết tháng 10/2009, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 55,05 tỷ USD, giảm 15,31 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, nhưng so với cùng kỳ năm 2007, thì kim ngạch nhập khẩu cả nước tăng 12,5% (tương ứng tăng 6,1 tỷ USD). Sự giảm sút của kim ngạch nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do yếu tố giá giảm mạnh trong khi lượng nhiều nhóm hàng nhập khẩu chính đã tăng. 1.3.2. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,18 tỷ USD (mức cao nhất từ đầu năm 2009), tăng 13,6% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 10 tháng/2009 lên 9,51 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ 2008. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng/2009 có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với 3,2 tỷ USD, chiếm 33,7% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng nhẹ (0,1%) so với cùng kỳ năm trước; từ Nhật Bản: 1,83 tỷ USD, giảm 18,5%; Hàn Quốc: 640 triệu USD; giảm 22,8%; Đức: 570 triệu USD, giảm 27,2%; Hoa Kỳ: 555 triệu USD, tăng 3,3%; .. - Sắt thép các loại: Tháng 10, cả nước nhập khẩu gần 911 nghìn tấn sắt thép các loại, giảm 9,7% so với tháng trước. Hết 10 tháng/2009, lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước là 8,05 triệu tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2008 với trị giá đạt được là 4,32 tỷ USD. Nhóm hàng sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Nga: 1,49 triệu tấn; Nhật Bản: 1,18 triệu tấn; Trung Quốc: 996,7 nghìn tấn;… - Sản phẩm từ sắt thép: kim ngạch nhập khẩu trong tháng là 132 triệu USD, tăng 20% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 10 tháng/2009 lên 1,07 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Các đối tác chính cung cấp mặt hàng này cho nước ta trong 10 tháng qua là: Trung Quốc: 305 triệu USD, Nhật Bản: 201 triệu USD, Hàn Quốc: 133 triệu USD, Đài Loan: 73,6 triệu USD, Thái Lan: 52,6 triệu USD,… - Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Trong tháng 10,  nhập khẩu  nhóm hàng này có trị giá là 112 triệu USD, giảm  4,4% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng là 1,51 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2008. Hết 10 tháng/2009, thức ăn gia súc & nguyên liệu được nhập khẩu từ Achentina đạt hơn 433 triệu USD, tăng 121%; Ấn Độ : 368 triệu USD, giảm 47%; Hoa Kỳ: 136,4 triệu USD, giảm 3,3%; Trung Quốc: 119 triệu USD, tăng 33,2%;… so với 10 tháng 2008.  - Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày: trong tháng nhập khẩu đạt 685 triệu USD, tăng 9,3% so với tháng 9/2009.  Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 394 triệu USD, tăng 13,2%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 180 triệu USD, tăng 14,8%; xơ sợi dệt 71,7 triệu USD, giảm 5,4% và bông 39,5 triệu USD, giảm 10,6%. Hết tháng 10/2009, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày  đạt kim ngạch là 5,95 tỷ USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2008. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 10 tháng qua là: Trung Quốc: 1,67 tỷ USD, Đài Loan: 1,21 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,17 tỷ USD, Nhật Bản: 374 triệu USD, Hồng Kông: 337 triệu USD,… - Xăng dầu: trong tháng, cả nước nhập khẩu 1,11 triệu tấn xăng dầu các loại, giảm 4,2% so với tháng trước, đạt trị giá là 615 triệu USD.     Hết tháng 10/2009, cả nước nhập khẩu 11,06 triệu tấn xăng dầu các loại, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu bình quân nhóm hàng này giảm mạnh (48,1%) so với cùng kỳ 2008 nên kim ngạch nhập khẩu là 5,3 tỷ USD, giảm tới 47,7%. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Singapore với 4,4 triệu tấn, tiếp theo là Trung Quốc: 2,07 triệu tấn, Đài Loan: 1,89 triệu tấn, Hàn Quốc: 1,06 triệu tấn, Nga: 552 nghìn tấn, Thái Lan: 521 nghìn tấn... - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 402 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 10 tháng/2009 lên 3,08 tỷ USD, giảm nhẹ (0,4%) so với cùng kỳ 2008. Hết 10 tháng/2009, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 1,13 tỷ USD, tăng 6,5% so với 10 tháng/2008. Tiếp theo là Nhật Bản: 665 triệu USD, giảm 7,2%; Đài Loan: 247 triệu USD, tăng 3,9%;  Hàn Quốc: 228 triệu USD, tăng 11,6%, Malaysia: 225 triệu USD, giảm nhẹ 1,2%; … … - Chất dẻo nguyên liệu:  trong tháng nhập khẩu hơn 181 nghìn tấn, giảm 2,5% so với tháng trước và đạt trị giá là 262 triệu USD. Hết tháng 10/2009, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước là 1,81 triệu tấn, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt trị giá là 2,26 tỷ USD. Hết 10 tháng năm 2009, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc:  333 nghìn tấn, tăng 45% so với cùng kỳ 2008; Đài Loan: 267 nghìn tấn, tăng 1,5%; Thái Lan: 233 nghìn tấn, tăng 6,6%, A rập Xê út: 200 nghìn tấn, tăng 90,2%; Singapore: 126 nghìn tấn, tăng 7,9%; … - Phân bón: Trong tháng, cả nước nhập khẩu 275 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá là 81,1 triệu USD. Trong đó, phân Urê là 102 nghìn tấn, giảm 54,7%; phân SA là 64,5 nghìn tấn, giảm 59,7%, phân DAP là 31,8 nghìn tấn, giảm 64,9%,…so với tháng 9. Tính đến hết tháng 10/2009, lượng phân bón các loại nhập khẩu là 3,64 triệu tấn, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2008, đạt trị giá là 1,14 tỷ USD. Mặt hàng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam 10 tháng/2009 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 1,63 triệu tấn, chiếm 44,7% tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước. Tiếp theo là Nga: 328 nghìn tấn, Hàn Quốc: 261 nghìn tấn,  Philippin: 243 nghìn tấn, Ucraina: 165 nghìn tấn, Đài Loan: 107 nghìn tấn,… - Ôtô nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong tháng là 9,69 nghìn chiếc, trị giá 141 triệu USD. Trong đó, số lượng ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu là 6,54 nghìn chiếc, tăng 43,4% so với tháng 9, với trị giá là 64,9 triệu USD. Biểu đồ 2: Lượng nhập khẩu ô tô từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2009 Hết tháng 10, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu là 57,3 nghìn chiếc tăng 22,3%  so với cùng kỳ năm 2008, đạt trị giá 905 triệu USD. Trong đó, lượng xe ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống xấp xỉ 31 nghìn chiếc, chiếm 54,1% lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu linh kiện & phụ tùng ô tô trong tháng 10 đạt 221,5 triệu USD, tăng 7,5% so với tháng 9, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng/2009 lên 1,36 tỷ USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2008. Chương II: Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế và đan xen với hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào năm 2005, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vàonhững lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiêm 45,7% GDP, đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao,chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế. Trong những năm trở lại đây, trong cơ cấu thành phần kinh tế kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới. thuận lợi cho việc chuyển dần từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đã cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu công nghiệp hoá - hiện đại hoá Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển để trở thành một quốc gia văn minh, phát triển và hiện đại. Nội dung cơ bản và chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăngtỷ trọng giá trị GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mai - dịch vụ (dịchvụ), đồng thời giảm dần tỷ trọng của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoa của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội… 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu vùng, lãnh thổ Trong những năm qua cơ cấu vùng kinh tế cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên toàn quốc đã hình thành 6 vùng kinh tế: vùngtrung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Du và vùng Duyên Hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành: Cùng với tốc độ tăng cao và khá liên tục và ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995, 24,5% năm 2000, 20,9% năm 2005, và đến năm 2008 là 20,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%, năm 1995 lên 28,8%, năm 2000 là 36,7%, năm 2005 là 41%, đến năm 2008 tăng lên 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%, năm 1995 là 44,0%, năm 2000 tăng lên 38,7%, năm 2005 lả 38,1% và năm 2008 là 38,7%. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Trên cơ sở này, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn thao hướng ngày càng tăng các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tỷ lệ hộ làm nông nghiệp đã giảm 9,87%, tỷ lệ hộ công nghiệp tăng 8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ và tăng 62% so với năm 2000. 2.3. Những thành tựu đạt được sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nến kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)5 năm (2001 – 2005) tăng bình quân 7,51%/năm. Năm 2005, GDP theo giá hiện hành đạt 838 nghìn tỷ đổng, bình quân trên 10 triệu đồng, tương đương khoảng 640 USD. Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản tăng 5,4%/năm (kế hoạch 4,8%). Năng suất, sản lượng và hàm lượng côngnghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể, an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm, trồng rừng chăm sốc và bảo vệ rừng có bước tiến triển, độ che phủ rừng từ 33,7% năm 2000 tăng lên 37,4% năm 2005. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư nhiều hơn. Bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân kể cả ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, có bước cải thiện. Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng 10,2%/năm. Công nghiệp có bước tiến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh trạnh. Gía trị sản xuất công nghiệp tăng 16%/năm (kế hoạch 13,1% ), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước. Cả nước đã có trên 100 khu công nghiệp, khu chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hoá sản phẩm tăng. Công nghiệp ở nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh trên thị trường thế giới trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, việc xây dựng đô thị. Xây dựng nhà ở đạt kết quả cao. Dịch vụ có bước phát triển về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiếnbộ vèhiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Gía trị sản xuất của các ngànhdich jvụ tăng 7,6%/năm (kế hoạch 7,5%), giá trị tăng thêm tăng gần 7%/năm (kế hoạch 6,8%). Riêng năm 2005, giá trị tăng thêm tăng 8,5%, cao hơn mức tăng GDP. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 14,4%/năm (kế hoạch 11 – 12%). Ngành du lịch phát triển khá cả về lượng khách, loại hình và sản phẩm du lịch. Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu hơn. Bưu chính viễn thông phát triển nhanh theo hướng hiện đại hoá, đến cuối năm 2005 đạt 19 máy điện thoại và 100% xã có điện thoại. 2.4. Những hạn chế, bất cập trong chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam So với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc đố tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghiệp nhìn chung vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển. Tỷ trọng dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính – tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành như điện lực, viễn thống, đường sắt. Một số ngành có tính chất động lực như giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghiệp, tính xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước. Mới đây, tháng 9 – 2008, Bộ Kế hoạch kinh tế và Đầu tư đã đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội trong 3 năm qua (2006 -2008) và dự báo khả năng thực hiện 52 chỉ tiêu chủ yếu đã được Đại hội X của Đảng đề ra trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ra. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo, mặc dù đã có sự chuyển dịch đúng hướng, song tiến độ thực hiện còn chận so với mục tiêu kế hoạch đặt ra, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái hiện nay mà dự báo là sẽ còn rất nan giải, chí ít là trong vài ba năm tới, nếu không có các giải pháp chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao sản phẩm và chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ… thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Có khẳng định đó là do năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn là 20,6% - 20,7%, trong khi kể hoạch đặt ra cho năm 2010 phải giảm xuống còn 15 – 16%, giá trị công nghiệp năm 2008 đạt 40,6% - 40,7% GDP, trong kế hoạch năm 2010 phải đạt 43 – 44%, tỷ trọng thương mại - dịch vụ năm 2008 đạt 38,7 – 38,8%, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải đạt là 40 – 41%. Chương 3. Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay. 3.1. Cơ cấu hàng hoá. 3.1.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Với mục tiêu “ chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao , tăng sản phẩm chế biến chế tạo , sản phẩm có hàm lượng công nghiệp và chất xám cao giảm dần tỷ trọng hàng thô.Theo đó, tỷ trọng của các nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản và nhiên liệu - khoáng sản sẽ có xu hướng giảm dần và nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng dần Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4/2010 ước tính đạt 5,7 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 20,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. 3.1.1.1. Nhóm nguyên liệu - Dầu thô : kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ bắt đầu giảm mạnh từ năm 2009 trở đi do sản lượng khai thác được sẽ dành một phần để phục vụ cho hoạt động của nhà máy lọc dầu trong nước. Theo kết quả cho thấy lượng dầu thô xuất khẩu năm 2006 là 18,7 triệu tấn , năm 2007 là 19 triệu tấn , năm 2008 là 20 triệu tấn và bắt đầu giảm từ năm 2009 xuống còn 16 triệu tấn , năm 2010 còn 15,6 triệu tấn. Mức giá dự tính sẽ vẫn giao động ở mức cao , trung bình khoảng 70-80 USD/thùng. - Than đá : Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng sẽ giảm dần do chủ trương hạn chế xuất khẩu tài nguyên của nhà nước. Theo kết quả cho thấy xuất khẩu than sẽ duy trì ở mức 11 triệu tấn trong năm 2006-2007 và năm 2008 giảm xuống còn 10 triệu tấn , năm 2009 còn 9 triệu tấn và năm 2010 còn 8 triệu tấn. - Quặng và các loại khoáng sản chế biến khác : Hiện tại nhóm hàng này đang có quy mô xuất khẩu khoảng 145 triệu USD và tăng mạnh trong một số năm gần đâychủ yếu là quặng sắt , đồng , boxoxxit nhôm 3.1.1.2. Nhóm nông lâm thuỷ sản Nhóm hàng nông , lâm , thuỷ sản giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt nam từ 19,1 % năm 2006 xuống còn 13.7 % năm 2010. Giai đoạn 2006 -2010 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân 7,7% , tỷ trọng có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể .Việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong nhóm hàng này đều chủ yếu dựa trên yếu tố nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu như phấn đấu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2010, cà phê phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến 2010 đạt 958 triệu USD và tăng trưởng bình quân 4,3%/năm , rau quả phấn đấu kim ngạch xuất khẩu lên 600-700 triệu vào năm 2010 đạt , tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân từ 23-25% / năm và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 700 triệu USD vào năm 2010. Thuỷ sản phấn đấu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu 4-5 tỷ USD và tăng 200 triệu USD so với năm trước. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản khó có khả năng tăng trưởng trong năm 2009 do hạn chế về cơ cấu sản lượng và đặc biệt giá nhiều mặt hàng chủ lực sẽ ở mức thấp so với năm 2008. Dự báo, kim ngạch nhóm này đạt khoảng 12,23 tỷ USD, giảm 4,8% so với năm 2008. Tổng kim ngạch 8 mặt hàng nông, lâm thủy sản xuất khẩu chủ lực năm 2009 sẽ giảm khoảng 628 triệu USD. Mặt hàng gạo sẽ không gặp khó khăn về thị trường do diện tích canh tác trên toàn thế giới có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên giá xuất khẩu có xu hướng giảm, vì thế trị giá sẽ giảm khoảng 32,8% so với năm 2008, tương đương 952 triệu USD. Xuất khẩu cà phê không gặp khó khăn về thị trường, nhưng giảm 4,5% về trị giá. Các mặt hàng cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè, dự kiến số lượng xuất khẩu sẽ có mức tăng nhẹ về lượng, nhưng do hạn chế về năng lực sản xuất, chế biến và giá xuất khẩu không cao như năm 2008 nên không tăng đột biến về kim ngạch xuất khẩu (chỉ khoảng 10-15%). Mặt hàng thủy sản vẫn gặp khó khăn do các nước đang đặt ra hàng rào kỹ thuật mới, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới 3.1.1.3. Sản phẩm chế biến và chế tạo Nhóm mặt hàng này là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 36,3% /năm chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng của nhóm hàng này sẽ có thể tăng khá mạnh qua các năm với nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, dày dép, sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện điện tử. - Dệt may dự kiến năm 2010 sẽ đạt kim ngạch 10 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15,8%/năm - Điện tử và linh kiện máy tính phấn đấu đạt 4,7 tỷ USD vào năm 2010 tăng trưởng bình quân ở mức cao 27%/năm - Sản phẩm gỗ chỉ tiêu xuất khẩu đặt ra cho mặt hàng này năm 2010 xuất khẩu đạt giá trị 5,5 tỷ USD và tăng trưởng bình quân đạt 28,9%/năm - Giày dép vào năm 2010 mặt hàng này đạt kim ngạch xuất khẩu 6,2-6,5 tỷ USD và tăng trưởng với tốc độ bình quân 16,7%/năm 3.1.1.4. Nhóm hàng vật liệu xây dựng Các vật liệu do Việt nam sản xuất hầu hết còn hạn chế về chất lượng , kiểu dáng , mẫu mã đơn điệu , chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường xuất khẩu xong bên cạnh đó có những thuận lợi về nguồn nguyên liệu trong nước và được ngành công nghiệp định hướng tập trung phát triển đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 210 triệu USD 3.1.2. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu. Khi nhìn vào một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu hiện nay thì hàng tiêu dùng nhập khẩu ít dần trong thời gian qua, chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu sản xuất và máy móc thiết bị tăng mạnh. Trong đó, nguyên liệu nhập khẩu đạt kim ngạch 474,4 triệu USD, tăng 20,4%; sắt thép đạt 401 triệu USD, tăng 76,2%; nguyên phụ liệu dệt may và da giày 254,7 triệu USD, tăng 6%; máy móc thiết bị phụ tùng 756 triệu USD, tăng 42,4%; sản phẩm máy vi tính, điện tử và linh kiện 287,6 triệu USD, tăng 12%... Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009. Cụ thể, nhập khẩu ở từng nhóm hàng như sau: 3.1.2.1. Nhóm hàng vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị + Sắt thép. Cùng với triển vọng lạc quan của nền kinh tế, dự báo tiêu thụ sắt thép trong năm 2010 cũng sẽ tăng khá, nhưng nhờ có thêm nhiều nhà máy sản xuất thép trong nước đi vào sản xuất, gia tăng sản lượng và lượng tồn kho hiện là khá lớn nên nhập khẩu sắt thép năm 2010 có thể sẽ giảm khoảng 2,5%, còn 9,3 triệu tấn nhưng do giá tăng lên kim ngạch vẫn tăng gần 5%, lên 5,5 tỷ USD. + Xăng dầu. Nhờ nguồn cung từ nhà máy lọc dầu Dung Quất nên nhập khẩu xăng dầu năm 2010 cũng sẽ giảm khoảng 33%, xuống còn 8,5 triệu tấn, nhưng do giá tăng cao nên kim ngạch nhập khẩu chỉ giảm khoảng 17%, xuống 5,2 tỷ USD. Giá nhập khẩu xăng dầu năm 2010 dự kiến là 611 USD/tấn, tăng 24% so với giá nhập khẩu trung bình năm 2009. + Phân bón Sản lượng sản xuất ở trong những gia tăng, lượng hàng tồn kho nhiều khiến nhập khẩu phân bón trong năm 2010 giảm 16%, xuống còn 3,7 triệu tấn với kim ngạch 1,3 tỷ USD, giảm 18% về lượng và giảm 8% về kim ngạch. + Hóa chất, sản phẩm hóa chất. Dự báo kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sẽ tiếp tục đà gia tăng, ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng hơn 9% so với năm 2009. + Chất dẻo, sản phẩm chất dẻo Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục gia tăng. Dự báo nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu năm 2010 đạt khoảng 2,3 triệu tấn với kim ngạch 3,2 tỷ USD, tăng gần 5% về lượng và tăng gần 14% về trị giá so với năm 2009. + Bông, vải, sợi và NPL dệt may Cùng với sự phục hồi của xuất khẩu hàng dệt may, dự báo nhập khẩu vải, NPL dệt may, bông, sợi cũng sẽ tăng nhẹ. Cụ thể năm 2010 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009. + Gỗ nguyên liệu. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2010 sẽ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng gần 22%. + Linh kiện điện tử, vi tính và sản phẩm. Xuất khẩu nhóm hàng này bứt phá mạnh cùng sẽ khiến nhập khẩu các mặt hàng là linh kiện cũng sẽ tăng theo. Dự tính kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2010 đạt khoảng 4,6 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2009. 3.1.2.2. Nhóm hàng tiêu dùng Với những giải pháp nhằm hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, dự báo nhập khẩu nhóm hàng này năm 2010 sẽ giảm mạnh. Cụ thể: + Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ giảm còn 950 triệu USD, giảm 25%; + Kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô năm 2010 cũng sẽ giảm còn 1,5 tỷ USD, giảm gần 17% so với năm 2009. + Sữa và sản phẩm sữa. Giá trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng cộng với nhu cầu nhập khẩu vẫn ở mức cao nên dự báo kim ngạch nhập khẩu mặt háng sữa và sản phẩm sữa năm 2010 đạt khoảng 560 triệu USD, tăng gần 9% so với năm 2009 3.2 Cơ cấu dịch vụ 3.2.1. Cơ cấu dịch vụ xuất khẩu. Trong điều kiện môi trường kinh tế đổi mới, chính trị và xã hội ổn định, lại được Nhànước Việt Nam chú trọng khuyến khích, dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ đã có sự khởi sắc. Từchỗ hoạt động dịch vụ còn rất ít ỏi và do một số doanh nghiệp nhà nước độc quyền cungcấp, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã có ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế tham gia, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đãtạo nên diện mạo mới cho dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ. Một số ngành dịch vụ như: Bưuchính Viễn thông, công nghiệp phần mềm, tư vấn xây dựng, ngân hàng tài chính… đã đượccoi là hoạt động khá thành công. Danh mục sản phẩm dịch vụ ngày càng kéo dài khi cóthêm những dịch vụ mới được cung cấp không những trong nước mà còn cung cấp ra nướcngoài, trong đó có sự xuất hiện và bứt phá của những ngành có hàm lượng chất xám cao,được thừa hưởng từ thành quả của sự bùng nổ công nghệ thông tin. Hiện có tới khoảng 70loại hình dịch vụ của Việt Nam đã được xuất khẩu, mỗi loại hình lại gồm nhiều hoạt độngcụ thể. Ví dụ như: “dịch vụ tư vấn” gồm tư vấn về quản lý, tư vấn về xây dựng, tư vấn vềthương mại quốc tế.... Các cơ sở dịch vụ được nâng cấp, xây mới khang trang, trang bị kỹthuật tiên tiến, hướng dần tới trình độ khu vực, quốc tế. Thị trường xuất khẩu dịch vụ ngàycàng mở rộng. Sản phẩm đã có vị thế nhất định trên trường quốc tế như gia công phần mềmcho Nhật Bản - đứng thứ 4 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ). Du lịch Việt Nam cũngđang trên đường phát triển vì “Việt Nam là điểm đến của thiên niên kỷ mới”, đội ngũ quảnlý điều hành, chuyên gia kỹ thuật, nhân viên tác nghiệp của ngành ngày càng đông đảo,bước đầu tiếp thu được khoa học và kỹ năng nghề nghiệp. Những thành phố lớn, các trungtâm kinh tế hàng đầu là những trọng điểm về phát triển dịch vụ nói chung và xuất khẩu dịch vụ nói riêng. Khách hàng của xuất khẩu dịch vụ nhiều, trong đó không ít là các khách hàngcao cấp đến từ các nền kinh tế phát triển. Đây là kết quả của cả quá trình đổi mới phát triển kinh tế thị trường, đưa Việt Namhội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có chiếnlược phát triển dịch vụ và XK dịch vụ. Đặc biệt, với các cam kết khi Việt Nam gia nhậpWTO như: mở cửa 11/12 ngành và 110 phân ngành nhỏ, trong đó những ngành nghề nhạycảm như viễn thông, tài chính, hệ thống phân phối bán lẻ… ở nhiều nước đều tự do hoáhoàn toàn, trong khi đó chúng ta còn giữ được theo lộ trình. Cam kết này vừa giúp Chínhphủ linh hoạt trong việc điều hành cải cách hoàn thiện chính sách, đồng thời còn tạo điềukiện cho doanh nghiệp có thời gian hợp lý để đầu tư phát triển, tham gia thị trường. Gia nhập WTO, thị trường dịch vụ của các nước cũng mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ ra nước ngoài. Dịch vụ du lịchlà lĩnh vực sôi động nhất với lượng khách quốc tế đến Việt Nam trên 1 triệu khách, tăng13% so với cùng kỳ năm 2006. Trong 5 năm (2001-2005), kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt21,824 tỉ USD, tăng trung bình15,7%/ năm, cao hơn chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược của giaiđoạn này (15%), chiếm tỷ trọng 10,8% GDP của 5 năm đó. Nền kinh tế Việt Nam nói chungvà hoạt động xuất khẩu nói riêng tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Năm 2006, kim ngạchxuất khẩu đã đóng góp hơn 60% tổng GDP của cả nước, trong đó xuất khẩu hàng hóa chiếmgần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất, nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2008 đạt 7,8tỉ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2007, gồm có xuất khẩu dịch vụ 3,4 tỉ USD, tăng16,1%; nhập khẩu dịch vụ đạt 4,4 tỉ USD, tăng 30%. Quy mô xuất khẩu dịch vụ nói chung còn rất nhỏ. Rất nhỏ khi xét trên các góc độ khác nhau. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (gồm cả kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) vừa nhỏ và lại có xu hướng giảm đi (năm 2005 còn chiếm 11,6%, năm 2006 giảm xuống còn 11,4%, năm 2007 giảm xuống tiếp còn 11,1%). Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ luôn luôn thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu hàng hóa (năm 2006 tăng 19,5% so với tăng 22,7%, năm 2007 tăng 18,2% so với tăng 21,5%). Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn một số bất hợp lý và chuyển dịch chậm. Dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ” khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với của các nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới (bình quân lượt khách tính trên 100 dân của Việt Nam mới đạt khoảng 5 người, trong khi của Campuchia là 8,1, của Lào là 15,4, của Thái Lan là 18,4, của Malaysia là 61,3, của Singapore là 199,4, của khu vực Đông Nam Á là 10,6, của Hồng Kông là 320,8, của toàn thế giới là 10,9, của châu Âu là 10,9, của châu Mỹ 14,8, của châu Đại Dương là 14,8...).Ngoài du lịch, một số loại dịch vụ khác còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ bảo hiểm chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng 1,7%, dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,5%... Ngay dịch vụ hàng hải của một nước có vùng biển rộng hàng triệu km2, có bờ biển dài trên 3.000 km, nhưng chỉ chiếm 13,4% 3.2.2 Cơ cấu dịch vụ nhập khẩu. Vận tải biển: yếu trên sân nhà Trong cơ cấu nhập khẩu dịch vụ, cước phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu chiếm 52,3%. Hơn 20 năm qua, Việt Nam theo mô hình phát triển kinh tế dựa trên xuất khẩu. Có lợi thế 3.260km bờ biển, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 144 tỉ USD, trong đó 80% là vận tải bằng đường biển. Tuy vậy, đội tàu biển Việt Nam mới chiếm 20% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, theo báo cáo phân tích ngành vận tải Việt Nam năm 2009 của tổ chức Business Monitor Intelligence (BMI). Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân vận tải biển Việt Nam thua sút có phần do thói quen bán theo FOB, mua CIF của các doanh nghiệp trong nước. Từng có những khuyến khích nặng tính bảo hộ như hỗ trợ miễn giảm thuế cho hàng xuất khẩu nếu sử dụng tàu của Việt Nam, nhưng thị trường vẫn có các quy tắc sàng lọc được các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp. Cho dù doanh nghiệp xuất, nhập khẩu từ bỏ thói quen mua CIF bán FOB, thì đội tàu biển 17 tuổi như của Việt Nam hiện nay vẫn khó cạnh tranh được, bởi chi phí bảo hiểm cho tàu càng già sẽ càng lớn. Chưa kể tới năng lực vận tải của đội tàu trong nước vẫn còn thấp. Trọng tải trung bình của đội tàu Việt Nam hiện nay là hơn 5,5 ngàn tấn, trong khi của Thái Lan là trên 6,5 ngàn tấn và của Trung Quốc là 12 ngàn tấn, theo số liệu phân tích của công ty Chứng khoán phố Wall. Do khó tìm được nguồn hàng, doanh nghiệp vận tải buộc phải kiếm sống bằng cho thuê định hạn. Điều này chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trên các con tàu không phải yếu mà do năng lực khai thác và quản trị của doanh nghiệp ViệtNam. Thua sút trong thị trường vận tải, doanh nghiệp trong nước cũng thua kém trong việc phát triển dịch vụ hậu cần vận tải, với thứ hạng 53 trong tổng số 150 nước về chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistic. Vì vậy, để giảm dần tỷ trọng nhập siêu dịch vụ, chìa khoá không chỉ nằm trong tay doanh nghiệp hoạt động trong ngành vận tải mà cần có sự chung tay của doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh mang tính toàn cầu như vận tải biển, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh được ở mức độ quy mô và khả năng vận hành mạng lưới vận tải một cách chuyên nghiệp. Khi quyền quyết định mở các điểm trung chuyển phụ thuộc vào các hãng tàu lớn thì doanh nghiệp nhỏ khó lòng chen chân. Du lịch: hiệu quả thấp So với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch năm 2009 đạt 3,05 tỉ USD, chiếm 52,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Điều đáng nói là doanh thu xuất khẩu dịch vụ du lịch giảm nhiều hơn so với mức độ suy giảm lượng khách đến. Trong khi lượng khách ước đạt 3,8 triệu lượt, giảm 10,9% thì doanh thu xuất khẩu dịch vụ du lịch giảm 22,4%. Việc doanh thu giảm mạnh hơn lượng khách cho thấy hiệu quả khai thác dịch vụ của ngành được mệnh danh là công nghiệp không khói chưa thật cao. Báo cáo về lữ hành và du lịch Việt Nam phát hành tháng 12.2009 của EuroMonitor Intelligence nhận xét, trong khi nhu cầu du lịch và lữ hành tăng nhanh trong những năm gần đây, hạ tầng của ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu này. Để thấy rõ hơn điểm yếu của du lịch Việt Nam, có thể dựa vào báo cáo đánh giá chỉ số cạnh tranh về lữ hành và du lịch Việt Nam do diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố cuối quý 1 năm ngoái. Trong 140 nước và vùng lãnh thổ được xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 96 về năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch. Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo trên, là giá rẻ, xếp thứ bảy trong 140 nước, lãnh thổ. Các lợi thế cạnh tranh gồm có khả năng phát triển du lịch bền vững, ít ô nhiễm, chính sách ổn định, mạng lưới giao thông, tài nguyên về cảnh quan, thiên nhiên. Trong khi đó, chất lượng về hạ tầng giao thông, số lượng phòng khách sạn không đủ đáp ứng nhu cầu, tai nạn giao thông, chất lượng nguồn nhân lực đã làm giảm khả năng thu hút khách của Việt Nam. Tuy có được lợi điểm về di sản văn hoá, nhưng Việt Nam cũng mất điểm trong lĩnh vực này do thiếu các sự kiện triển lãm văn hoá hay hội chợ tầm cỡ quốc tế, theo đánh giá của WEF. Câu chuyện nhập siêu dịch vụ cho thấy, nhân công giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên đang mất dần vai trò lợi thế cạnh tranh và trong đó, bài toán quan trọng là chất lượng nguồn nhân lực. 3.3. Một số giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển mạnh cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay 3.3.1. Một số giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010 Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH, HĐH ) ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương. Mỗi địa phương cần đặt mình trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường cả nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động có hiệu quả. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá. Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch CCKT. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình phân công lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay, đồng thời là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,HĐH phải theo định hướng dẫn đến phát triển bền vững không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải vì mục tiêu phát triển kinh tế mà bao trùm lên cả là vì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có một cấu thành bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu là bảo vệ môi trường. Từ đó cho thấy, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cho đến các doanh nghiệp, các địa phương, cơ sở… cần phải hết sức chú ý thực hiện tốt vấn đề này, tránh tình trạng vì lợi nhuận kinh tế trước mắt dẫn đến phá huỷ nghiêm trọng môi trường sinh thái tự nhiên như vừa qua và hiện nay công luận vẫn đang tiếp tục lên án về không ít các trường hợp doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo vệ môi trường. 3.3.2. Giải pháp phát triển cơ cấu xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu tập trung theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có hàm lượng chế tạo và công nghệ cao, đồng thời giảm dần tỷ trọng hàng thô cũng là một tiêu chí lý giải cho việc giảm tỷ trọng nhóm hàng nguyên - nhiên liệu và hàng nông - lâm- thuỷ - hải sản, tăng dần nhóm hàng công nghiệp - thủ công mỹ nghệ. Đây là định hướng nhất quán mà Bộ Thương mại quyết tâm thực hiện trong giai đoạn này để không chỉ gia tăng kim ngạch xuất khẩu một cách nhanh chóng, mà quan trọng hơn là thay đổi cơ cấu xuất khẩu, với mục tiêu là phát triển xuất khẩu bền vững và có sức cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong thời kỳ này. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỉ USD (11 mặt hàng và nhóm hàng) vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (trừ dầu thô) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, than đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí; trong đó có 4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giầy dép và thủy sản kim ngạch đạt trên 3 tỉ USD, 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ đạt trên 2 tỉ USD. Một số nhóm hàng mới mặc dù có kim ngạch chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh như dây điện và cáp điện tăng 25,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù tăng 26,2%; sản phẩm nhựa tăng 52,0%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 18,9%. Kim ngạch xuất khẩu 2007 tuy tăng khá (21,5%) trong đó có yếu tố giá xuất khẩu tăng cao, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu và còn thấp hơn mức tăng của một số năm trước. Những giải pháp để gia tăng kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng này trong thời gian tới là: Một là: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến, thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuất do bị hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết…) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Hai là: Tăng cường đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, những mặt hàng có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến, công nghiệp chế biến: dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện… Ba là: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gắn công tác xúc tiến thương mại với nhiệm vụ tăng trưởng xuất khẩu, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hóa mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm… Bốn là: Tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc xem xét điều chỉnh những qui định không phù hợp, hạn chế xuất khẩu thời gian qua. KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCó cấu xuất khẩu với chuyển dịch cơ câu kinh tế tại Việt Nam.docx