Đầu tiên Router OSPF sẽ gửi gói tin Hello đến Địa chỉ multicast 224.0.0.5.
Gói tin này sẽ định kì gửi đến tất cả các cổng giao tiếp có hỗ trợ OSPF với
khoảng thời gian tùy thuộc vào từng loại cổng giao tiếp. Trong môi trường
broadcast như Ethernet hay dạng Point-to-Point, thời gian là 10 giây. Trong
môi trường non-broadcast như Frame Relay hay ATM, khoảng thời gian này
là 30 giây.
Gói tin Hello sẽ định kì gửi đi đến tất cả các cổng giao tiếp của Router có chạy
OSPF. Khi Router phát hiện thấy có Router láng giềng nhờ vào gói tin Hello
nhận được, truyền thông hai chiều được thiết lập. Trong môi trường
broadcast và NBMA, gói tin Hello còn được sử dụng để chọn ra các Router chỉ
định DR/BDR.
58 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm các route khác để đi đến đích.
Passive route Là Router có một successor đúng đi đến đích
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 22
Bảng IV.1 – Các thuật ngữ của EIGRP
4. Metric
EIGRP và IGRP có cùng cách tính Metric, tuy nhiên:
EIGRP metric = (IGRP metric)*256
do IGRP có trường Metric là 24 bit trong khi EIGRP có trường Metric là 32 bit.
Công thức:
EIGRP metric = [K1 * bandwidth + (K2 * bandwidth) / (256 - load) + K3 *
delay] * [K5 / (reliability + K4)]
Trong đó:
K1, K2, K3, K4, K5 là những hằng số.
BW = 107/ Băng thông nhỏ nhất trên tuyến đường (kbps).
Delay = Tổng các giá trị độ trễ trên bảng định tuyến /10 (ms).
Load: tải trên cổng giao tiếp, mang giá trị 1-255 (255: 100% lưu lượng dữ
liệu; 1: không có dữ liệu).
Reliability: độ tin cậy của cổng giao tiếp, mang giá trị 1-255 (1: kết nối không
tin cậy; 255: 100% kết nối tin cậy)
Mặc định: K1=K3=1; K2=K4=K5=0. Khi đó:
EIGRP Metric = (BW + Delay)*256
Môi trường Băng thông Delay
Ethernet 10.000 Kbps 1000 microseconds
Fast Ethernet 100.000 Kbps 100 microseconds
Gigabit Ethernet 1.000.000 Kbps 10 microseconds
FDDI 100.000 Kbps 100 microseconds
Token Ring(16M) 16.000 Kbps 630 microseconds
T1 1544 Kbps 20.000 microseconds
Bảng IV.2 – Độ trễ và băng thông trên các môi trường truyền
5. Thiết lập quan hệ láng giềng trong EIGRP
EIGRP cần phải thiết lập quan hệ láng giềng trước khi gửi cập nhật thông tin
định tuyến bằng cách trao đổi gói tin hello qua địa chỉ multicast 224.0.0.10 sau
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 23
khoảng thời gian 5 giây (hay 60 giây đối với kết nối băng thông thấp hơn T1). Thời
gian hold time là thời gian tối đa mà Router phải chờ trước khi khởi động lại quan
hệ láng giềng nếu không nhận được gói tin hello, thời gian này gấp 3 lần thời gian
hello time (15 giây hay 180 giây đối với kết nối có băng thông thấp hơn T1) để
xem quan hệ láng giềng với cú pháp: Router#show ip eigrp neighbor
Kí hiệu Giải thích
H Danh sách các quan hệ láng giềng mà Router đã thiết lập được
Address Địa chỉ IP của Router EIGRP láng giềng
Interface Cổng nhận thông tin của Router EIGRP láng giềng
Hold Thời gian holddown-timer, nếu mang giá trị 0 sẽ xóa bỏ quan
hệ láng giềng.
Update Thời gian kể từ khi láng giềng được thêm vào bảng
SRTT
(Smooth
Round Trip
Time)
Thời gian trung bình để đảm bảo gửi và nhận gói tin EIGRP.
RTO
(Round Trip
Timeout)
Thời gian Router phải chờ để truyền lại gói tin nếu Router
không nhận được gói tin.
Q Count
(Queue
Count)
Số lượng gói tin EIGRP chờ để gửi đến Router EIGRP láng
giềng. Nếu giá trị Qcount > 0, mạng có hiệu nghẽn.
Sequence
Number
Số tuần tự của gói tin EIGRP update/request/reply cuối cùng
nhận được từ Router EIGRP láng giềng. RTP sẽ theo dõi chỉ số
này để đảm bảo rằng các gói tin từ láng giềng nhận đúng thứ
tự.
Bảng IV.3 – Thuật ngữ trong bảng láng giềng
6. Tạo bảng Topology
Sau khi các Router đã thiết lập mối quan hệ với các Router láng giềng nó có
thể tạo ra một cơ sở dữ liệu của các feasible successor. Các Router láng giềng và
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 24
các đường đi tốt nhất được giữ trong bảng topology này. Điều cần chú ý là bảng
topology chứa đường đi của tất các route trong một hệ thống mạng chứ không chỉ
là các Router có đường đi tốt nhất và route dự phòng. Các tuyến đường khác được
gọi là các khả năng. Bảng topology trong EIGRP sẽ quản lí việc chọn lựa route để
thêm vào bảng định tuyến của Router. Bảng topology bao gồm các thông tin sau:
Một route nào đó là ở trạng thái active hay passive
Cập nhật có gửi đến Router láng giềng hay không
Một gói tin truy vấn đã gửi về Router láng giềng. Nếu có thông tin trong cột
này của bảng, đã có một route đang được đánh dấu như active
Nếu một gói tin đã được gửi đi, một cột khác trong bảng sẽ theo dõi là có
bất cứ một trả lời nào từ Router láng giềng
Các mạng ở xa
Địa chỉ mạng và giá trị subnet của các mạng
Giá trị Metric của các mạng ở xa, gọi là FD
Giá trị Metric của các mạng ở xa được quảng bá bởi Router được kết nối
trực tiếp, giá trị này còn gọi là AD
Giá trị next-hop
Cổng đi ra của các Router được dùng để đến Router next-hop.
Tuyến đường tốt nhất được chỉ ra ở dạng hop-count
Bảng topology được xây dựng từ các gói tin cập nhật giữa các Router láng
giềng và được trả lời bởi các truy vấn từ Router. Các gói tin trả lời được gửi bởi
các truy vấn từ Router. Các gói tin trả lời được gửi ra nhằm đáp ứng với các gói
tin truy vấn. Giải thuật DUAL sẽ dùng thông tin từ các gói tin truy vấn và gửi trả
lời.
Có hai loại gói tin cập nhật này được gửi đi một cách tin cậy (có ACK) dùng
module RTP trong giao thức EIGRP của Cisco. Nếu một Router không nghe một
ACK trong một khoảng thời gian cho trước, nó sẽ truyền lại gói tin như một dạng
unicast. Nếu không nhận được gói tin trả lời sau 16 lần cố gắng, Router sẽ đánh
dấu Router láng giềng là đã chết. Mỗi lần một Router gửi ra một gói tin, RTP sẽ
tăng chỉ số thứ tự lên 1. Router phải nghe trả lời từ tất cả các Router trước khi nó
gửi các gói tin kế tiếp. Thời gian xây dựng bảng topology càng ngắn nếu như
Router không phải truyền các gói tin unicast.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 25
7. Duy trì bảng topology
Hình IV.1: Duy trì bảng topology
Có 3 nguyên nhân làm cho bảng topology phải được tính toán lại:
Router nhận được một thay đổi khi có một mạng mới. Mạng mới này có thể
là mạng ở xa hoặc một cổng kết nối trực tiếp của Router được up lên.
Router thay đổi giá trị successor trong bảng topology và bảng định tuyến
trong các tình huống như bảng topology nhận được một trả lời hoặc một
truy vấn từ các Router láng giềng. Hoặc trong một tình huống khác là có
một cấu hình đã làm thay đổi cost của kết nối.
Router nhận được một thay đổi từ Router láng giềng khi một mạng không
còn tồn tại. Các thay đổi này có thể là bảng topology nhận được từ một truy
vấn, một gói tin trả lời hoặc một cập nhật chỉ ra rằng mạng ở xa đang bị
down. Một tình huống khác là Router láng giềng không nhận được gói hello
trong khoảng thời gian hold-time. Hoặc một mạng là một kết nối trực tiếp
nhưng bị down.
8. Tìm một đường đi dự phòng về một mạng ở xa
Khi một đường đi về một mạng nào đó bị mất, EIGRP sẽ tìm các tuyến
đường dự phòng. Quá trình này là một trong những ưu điểm chính của EIGRP.
Phương thức mà EIGRP dùng để tìm đường đi dự phòng thì rất nhanh và rất
đáng tin cậy.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 26
Hình IV.2: Tìm các tuyến đường đi dự phòng
Các sự kiện sau đây khi Router G bị down:
Router D gửi luồng dữ liệu về Router G.
Khi đó Router D sẽ tìm trong bảng topology. Bảng này có tất cả các mạng và
đường đi về mạng này để xác định xem có tuyến đường dự phòng nào
không. Nghĩa là Router D đang tìm kiếm một FS.
Một FS sẽ được xác định. Bảng topo sẽ có một AD và một FD cho tất cả các
route hoặc các successor. Thông tin này bao gồm giá trị Metric qua đó route
sẽ được lựa chọn.
Router D sẽ thêm các đường đi dự phòng về Router X thông qua Router H.
Các đường đi dự phòng này sẽ được tìm thấy trong bảng topology mà không
bị chuyển sang chế độ active bởi vì giá trị AD vẫn nhỏ hơn giá trị FD. Giá trị
AD là 5, giá trị FD là 15.
Router cần phải gửi các cập nhật đến các Router láng giềng của nó bởi vì
giá trị của AD đã thay đổi.
Nếu Router không có một giá trị FS, nó sẽ đặt route đó vào trạng thái active
khi nó đang truy vấn các Router về các đường đi dự phòng.
Sau khi tìm kiếm trong bảng topology, nó có một đường đi FS là tìm thấy,
Router sẽ trả lời lại bằng đường đi dự phòng. Đường đi dự phòng sẽ được
thêm vào bảng topology.
Bảng định tuyến sẽ được cập nhật.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 27
Route đó sẽ đặt vào trạng thái passive khi Router chuyển sang trạng thái
forwarding bình thường cho đến khi có một thay đổi kế tiếp trong mạng.
Nếu một Router láng giềng đã được truy vấn và không có đường đi dự
phòng hoặc FS, nó sẽ đặt route đó vào trạng thái active và truy vấn những
Router láng giềng của nó.
Nếu không có bất cứ một trả lời nào tìm thấy, các gói tin sẽ tiếp tục truyền
cho đến khi nào nó đến ranh giới của mạng hoặc của AS.
Khi Router gửi một gói tin truy vấn, nó sẽ lưu trong bảng topology. Cơ chế
này đảm bảo các gói tin trả lời nhận được trong khoảng thời gian cho phép. Nếu
một Router không nhận được một gói trả lời, Router láng giềng sẽ bị xóa khỏi bảng
láng giềng. Tất cả các mạng hiện được chứa trong bảng topology cho láng giềng
đó sẽ được gửi truy vấn. Thỉnh thoảng, vì các kết nối là chậm do băng thông thấp,
nên các vấn đề mới có thể xảy ra. Đặc biệt là khi một Router không nhận được các
trả lời từ tất cả các truy vấn đang được gửi ra. Trạng thái này được gọi là SIA. Các
Router láng giềng không có trả lời sẽ bị xóa ra khỏi bảng neighbor và giải thuật
DUAL sẽ giả sử rằng có một gói reply nhận được với giá trị là vô hạn.
9. The Diffusing Update Algorithm
EIGRP sử dụng giải thuật DUAL để quảng cáo các route đến các láng giềng
và chọn đường đi tới đích.
Hình IV.3: Giải thuật DUAL
Một số khái niệm dùng trong giải thuật này:
Khái niệm Định nghĩa
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 28
Feasible distance
(FD)
Là Metric nhỏ nhất để đi đến đích theo một tuyến
xác định.
Feasibility condition
(FC)
Là điều kiện yêu cầu để RD < FD nhằm đảm bảo
hình thành các đường đi không bị loop khi xây
dựng bảng topology.
EIGRP successor Là Router EIGRP láng giềng thỏa mãn điều kiện FC
và có Metric nhỏ nhất đi đến đích. Successor được
dùng như là next-hop để chuyển tiếp gói tin đi đến
mạng đích.
Feasible successor Là Router EIGRP láng giềng thỏa mãn điều kiện FC
nhưng không được chọn là Successor nên thường
dùng như các tuyến dự phòng.
Bảng IV.4 – Mô tả khái niệm trong DUAL
Hình IV.4: Tính toán giải thuật DUAL
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 29
Hình VI.5: Tính toán bảng định tuyến
RouterB được chọn là successor vì RouterB có FD nhỏ nhất (metric = 121)
để Network 7 khi xuất phát từ A. Để chọn feasible successor, RouterA kiểm tra RD
của các Router EIGRP láng giềng H và D (RD của H và D lần lượt là 30 và 140) có
nhỏ hơn FD của successor hay không (FD = 121). Router H được chọn feasible
successor vì có RD = 30 nhỏ hơn FD = 121 của successor. Router D không là
successor hay feasible successor vì có RD = 140 > 121 và do đó không thỏa mãn
điều kiện FC.
10. EIGRP Reliable Transport Protocol: có 5 loại gói tin EIGRP chia làm 2 loại:
tin cậy (Update, Query, Reply) và không tin cậy (Hello, Acknowledgement).
Hello: gói tin Hello dùng để thiết lập quan hệ láng giềng trên đường truyền.
Acknowledgment: gói tin Acknowledgment được dùng báo hiệu nhằm đảm
bảo phân phối tin cậy các gói tin EIGRP.Tất cả các gói tin EIGRP được gửi
đến Địa chỉ multicast nhóm EIGRP là 224.0.0.10. Vì có nhiều thiết bị nhận
nên cần một giao thức để đảm bảo phân phối tin cậy các gói tin EIGRP là
giao thức RTP (Reliable Transport Protocol). Khi gói tin reliable EIGRP
được gửi đến router EIGRP láng giềng, Router gửi mong muốn được hồi
đáp để đảm bảo gói tin này đã được nhận.
Update: gói tin Update chứa các cập nhật định tuyến EIGRP và gửi đến
EIGRP Router láng giềng.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 30
Query: các gói tin Query được gửi đến Router EIGRP láng giềng khi route
không sẵn sàng và Router cần biết trạng thái của route để đạt hội tụ nhanh.
Reply: các gói tin Reply chứa trạng thái các route được gửi đáp lại các
Query.
11. EIGRP hỗ trợ mạng không liên tục và VLSM
Hình IV.6: EIGRP hỗ trợ mạng không liên tục và VLSM
RouterB kết nối với mạng 192.168.8.128/25 muốn quảng cáo đến RouterA
qua mạng 10.1.1.0/24. Mặc định, EIGRP là giao thức định tuyến dạng Classful;
RouterB sẽ tiến hành tóm tắt (autosummarize) mạng này về Địa chỉ lớp mạng mặc
định. Do đó, RouterB sẽ quảng cáo mạng 192.168.8.0 /24 đến RouterA. Do đó, để
đảm bảo EIGRP hỗ trợ mạng không liên tục, người quản trị mạng cần phải cấu
hình:
RouterB (config-router)# no auto-summary
Khi đó RouterB sẽ quảng cáo mạng 192.168.8.128/25 đến RouterA và giải
quyết được ván đề mạng không liên tục.
12. Tóm tắt Route trong EIGRP (summarization)
Có 2 loại Route trong EIGRP là tóm tắt tự động và bằng phương pháp thủ công.
Tóm tắt tự động: được dùng mặc định EIGRP, khi đó EIGRP mang đặc tính
tương tự như RIP và IGRP. Nghĩa là khi gửi cập nhật định tuyến thì Router
sẽ tự động tóm tắt route về Địa chỉ mạng chính ở lớp A, B hay C.
Hình IV.7: Quá trình summarization của EIGRP
Ở hình trên, Router R1 gửi cập nhật về mạng 132.168.1.0 đến R2 thông qua
lớp mạng trung gian là 192.168.2.0. R1 sẽ tự động tóm tắt route này về ranh
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 31
giới mạng lớp B là 132.168.0.0 và gửi đến R2. Sự cố sẽ xuất hiện trong trường
hợp mạng không liên tục.
Tóm tắt bằng phương pháp thủ công: là ta cấu hình tóm tắt trên các cổng
giao tiếp của Router bằng lệnh:
Router(config-if)# ip summary-address eigrp {AS number} {network
address} {subnet mask}
Có thể thực hiện tóm tắt route trên tất cả các loại cổng giao tiếp trên Router
(còn OSPF thì chỉ tóm tắt các loại Router biên ARB và ASBR), khi đó Router ngay
lập tức sẽ tạo ra route về null 0 với giá trị AD bằng 5 nhằm ngăn chặn vòng lặp xảy
ra.
R1(config)# interface S0
R1(config-if)# ip address 192.168.11.1 255.255.255.252
R1(config-if)# no shutdown
R1(config-if)# ip summary-address eigrp 1 192.168.8.0 255.255.252.0
Hình VI.8: Cấu hình tóm tắt route
Ở ví dụ trên, R1 tóm tắt Địa chỉ 192.168.8.0/24, 192.168.9.0/24,
192.168.10.0/24 thành 192.168.8.0/22. Việc thực hiện tác vụ này trong EIGRP
nhằm giảm kích thước bảng định tuyến và số lần cập nhật giúp dễ dàng nâng cấp
khi mở rộng mạng EIGRP.
Điểm khác biệt về summarization giữa EIGRP và OSPF là ở chỗ:
OSPF chỉ thực hiện tóm tắt ở các vùng biên.
EIGRP có thể hực hiện tóm tắt trên bất cứ Router nào trong mạng. Quyết
định vị trí nào sẽ được tóm tắt route là tùy thuộc vào cách thiết kế. Mặc
định sẽ tự động tóm tắt ở ranh giới các địa chỉ lớp mạng khác nhau. Các
lệnh dùng ở chế độ Router hay cấu hình trên cổng giao tiếp.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 32
13. Tiến tình truy vấn của EIGRP
EIGRP sẽ tiến hành tìm các đường bị mất kết nối để đạt được thời gian hội
tụ cao nhất. Tiến trình này gọi là tiến trình truy vấn (Query process). Khi đó,
các gói tin truy vấn sẽ được gửi đi khi bị mất kết nối. Lúc này Router được xem
là đang ở trạng thái active. Các gói tin truy vấn được gửi đến tất cả các Router
EIGRP láng giềng ngoại trừ Router làm successor. Nếu các Router láng giềng
không có thông tin về tuyến bị mất thì các gói tin truy vấn tiếp tục được gửi
đến các Router láng giềng khác cho đến khi hết AS. Khi gói tin truy vấn được
gửi đi, Router phải chờ hồi đáp từ Router láng giềng trước khi Router thực
hiện tính toán để chọn successor. Nếu trong khoảng thời gian 3 phút mà Router
láng giềng không hồi đáp lại, Router được gọi là stuck in active (SIA), và Router
sẽ tiến hành thiết lập lại quan hệ láng giềng.
14. Tuyến đường mặc định trong EIGRP
EIGRP cũng sử dụng lệnh ip default-network để quảng bá tuyến mặc định
giống như IGRP. Lệnh này chỉ định Địa chỉ của major network và đánh dấu
tuyến đường là mặc định.
15. Cân bằng tải trong EIGRP
EIGRP tự động cân bằng tải qua những đường có cùng giá trị cost. Ta có thể
cấu hình cân bằng tải qua những đường có cost không bằng nhau bằng cách sử
dụng lệnh variance như trong IGRP:
Cú pháp: Router (config-router)# variance var
Trong đó var là tỉ số từ 1-128, mặc định là 1 (equal-cost). Nếu var >1, thì ta
sẽ lấy var nhân với Metric của đường có cost nhỏ nhất tạo thành số a. Nếu
những đường nào đó có Metric nhỏ hơn số a thì những đường đó được cân
bằng tải. Luồng dữ liệu được gửi ra mỗi liên kết sẽ tỉ lệ với Metric cho đường
đi đó.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 33
Hình VI.9: Cân bằng tải trên EIRGP
Một đường đến mạng A có 4 đường từ F và đường có Metric tốt nhất là 10.
Giả sử ta cấu hình variance là 2 thì số a sẽ là 2*10=20, vậy những đường nào từ F
đến mạng A có Metric<20 sẽ được cân bằng tải: F→D→B→A(15), F→C→B→A(15),
F→C→G→A(10), và được cân bằng theo tỉ lệ 1:1:2.
Lợi ích của cân bằng tải là tăng khả năng linh động, sử dụng hiệu quả đường
truyền.
16. Thiết kế mạng EIGRP
EIGRP được thiết kế để hoạt động trong một mạng rất lớn. Tuy nhiên EIGRP
vẫn giống OSPF, nó đòi hỏi nhiều yếu tố thiết kế. Các yêu cầu mới thường xuyên
yêu cầu nhiều băng thông và các tài nguyên khác từ mạng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của EIGRP là:
Tổng số thông tin được gửi giữa các Router láng giềng
Tổng số Router gửi các routing update
Các RouterCách xa nhau bao nhiêu
Tổng số các đường đi thay thế đến một mạng đích
Một mạng EIGRP thiết kế kém có thể dẫn đến kết quả sau:
Router bị SIA
Mạng bị nghẽn do delay, các thông tin định tuyến bị mất, các tuyến bị mất
hay phải truyền lại
Router bị hết bộ nhớ
CPU bị quá tải
Các kết nối trở nên kém tin cậy
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 34
Các giải pháp cho vấn đề mở rộng EIGRP:
Địa chỉ mạng được cấp phát liên tục để có thể thực hiện được quá trình tóm
tắt.
Mạng nên được thiết kế theo từng lớp để cho phép quá trình
summarization.
Các thiết bị phải đủ tài nguyên.
Phải đủ băng thông trên các kết nối WAN.
Cấu hình EIGRP phù hợp trên các kết nối WAN. Mặc định EIGRP dùng 50%
bẳng thông của đường truyền cho các lưu lượng dữ liệu. Giá trị mặc định
này có thể thay đổi được.
Nên dùng các cơ chế lọc tuyến.
17. Lab 3 – Cấu hình EIGRP cơ bản
Hình IV.10 – Lab 3 Cấu hình EIRGP cơ bản
Yêu cầu: Sử dụng Cisco Packet Tracer để xây dựng mạng như sơ đồ đã cho,
có thể lấy 1 Router để giả lập Corporate Network
i. Đặt tên, gán địa chỉ IP cho router và cổng tương ứng như trong sơ đồ
ii. Chú ý: cổng Houston S0/1 là DCE nên cần có clock rate trên cổng này
iii. Sử dụng giao thức định tuyến động EIGRP trên AS 69
iv. Tuyến ngầm định (định tuyến tĩnh) được dùng để chuyển tiếp lưu lượng
giữa AS 69 và Corporate Network và có địa chỉ mạng 6.9.6.0/24
v. Các router đều ping được tất cả địa chỉ trong mạng và ngược lại
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 35
Các bước thực hiện
Bước 1: Thực hiện yêu cầu (i), (ii), (iii) và (iv)
Austin
Router> enable
Router# configure terminal
Router(config)# hostname Austin
Austin(config)# interface f0/1
Austin(config-if)# no shutdown
Austin(config-if)# ip address 172.16.10.1
255.255.255.0
Austin(config-if)# exit
Austin(config)# interface s0/1
Austin(config-if)# no shutdown
Austin(config-if)# ip address 172.16.20.1
255.255.255.0
Austin(config-if)# exit
Austin(config)# router eigrp 69
Austin(confi -router)# network 172.16.0.0
Austin(config-router)# no auto-summary
Austin(config-router)# end
Austin# write memory
Giả sử rằng Houston S0/0 và Corporate Network S0/1 lần lượt lấy các địa
chỉ là 6.9.6.9/24 và 6.9.6.10/24 (suy ra từ địa chỉ mạng 6.9.6.0/24), khi đó kết
hợp với các địa chỉ cho trước trong sơ đồ mạng ta có thể cấu hình như sau
Houston
Router> enable
Router# configure terminal
Router(config)# hostname Houston
Houston(config)# interface f0/1
Houston(config-if)# no shutdown
Houston(config-if)# ip address 172.16.30.1
255.255.255.0
Houston(config-if)# exit
Houston(config)# interface s0/1
Houston(config-if)# no shutdown
Houston(config-if)# clock rate 64000
Houston(config-if)# ip address 172.16.20.2
255.255.255.0
Houston(config-if)# exit
Houston(config)# interface s0/0
Houston(config-if)# no shutdown
Houston(config-if)# ip address 6.9.6.9
255.255.255.0
Houston(config-if)# exit
Houston(config)# ip route 0.0.0.0 0.0.0.0
6.9.6.10
Houston(config)# router eigrp 69
Houston(config-router)# network 172.16.0.0
Houston(config-router)# no auto-summary
Houston(config-router)# redistribute static
Houston(config-router)# end
Houston# write memory
Corporate Network
Router> enable
Router# configure terminal
Router(config)# hostname Corp
Corp(config)# interface s0/1
Corp(config-if)# no shutdown
Corp(config-if)# ip address 6.9.6.10 255.255.255.0
Corp(config-if)# exit
Corp(config)# ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 6.9.6.9
Austin(config)# end
Austin# write memory
Kiểm tra lại cấu hình dùng lệnh show running-config và show ip interface brief
để đảm bảo cấu hình đúng, giải quyết sự cố nếu cần.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 36
Bước 2: Kiểm tra bảng định tuyến bằng câu lệnh show ip route, đảm bảo tất
cả các mạng con đều được hiển thị trong bảng định tuyến (4 mạng con).
Ví dụ:
Bước 3: Thực hiện bước (v)
Ví dụ:
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 37
Lệnh Giải thích
Show ip eigrp neighbors Xem thông tin chi tiết về các neighbor.
Show ip protocol Lệnh này hiển thị các thông số và trạng thái hoạt động
hiện tại của các giao thức định tuyến. Thông tin hiển
thị: giao thức định tuyến sử dụng, thời gian, các giao
thức được redistribute, và mạng mà giao thức quảng
bá
Show ip eigrp interfaces Hiển thị tất cả các thông tin giao tiếp của RouterChạy
EIGRP. Câu lệnh này dùng để xem nhanh EIGRP đã
được cấu hình trên interface nào, thuộc AS nào.
Show ip eigrp topology Xem thông tin chi tiết về những đường được giữ trong
bảng topology của Router, các network và những
đường đến mạng đó, next hop
Show ip eirgp topology all Xem thông tin chi tiết về những đường và những đường
dự phòng trong bảng topo.
Show ip eigrp traffic Xem thông tin về các lưu lượng dữ liệu được gửi và
nhận từ quá trình EIGRP.
Debug eigrp packet Xem thông tin về những packet eigrp được gửi và
nhận. Lệnh này cần thiết trong phân tích các bản tin
giữa các Router láng giềng.
Debug eigrp neighbors Xem các gói tin hello được gửi và nhận giữa Router và
những neighbor của nó
Debug eigrp route Xem những thay đổi về bảng định tuyến
Debug ip eigrp summary Xem thông tin tóm tắt về các quá trình của EIGRP,
gồm: neighbor, distance, filtering, và redistribution
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 38
Bảng IV.5 – Các lệnh hiển thị hoạt động của EIGRP
V. Giao thức định tuyến OSPF
1. Khái niệm
OSPF là giao thức định tuyến mở ứng dụng kỹ thuật link-state thường được
triển khai trên hệ thống mạng phức tạp. OSPF tự xây dựng cơ chế đảm bảo độ tin
cậy chứ không sử dụng các giao thức như TCP để đảm bảo độ tin cậy. OSPF là giao
thức định tuyến classless nên hỗ trợ VLSM và mạng không liên tục. OSPF sử dụng
địa chỉ multicast 224.0.0.5 và 224.0.0.6 (DR và DBR Router) để gửi thông điệp
Hello và Update. OSPF còn hỗ trợ khả năng chứng thực không mã hóa/mã hóa
(MD5). Nó cũng có thể dò tìm nhanh chóng sự thay đổi của topology (cũng như lỗi
của các cổng) và tính toán lại những tuyến đường mới sau chu kì hội tụ. Cũng
giống như các giao thức nhóm link-state, mỗi Router OSPF duy trì cơ sở dữ liệu
mô tả toàn bộ các thông tin trong khu vực (Area) của mình. Cơ sở dữ liệu này được
gọi là cơ sở dữ liệu trạng thái kết nối (link-state) và phải là một cơ sở dữ liệu thống
nhất.
2. Lịch sử phát triển của OSPF
Bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ 1987 nhằm thay thế RIP. OSPF được
mô tả trong RFC của IETF.
Năm ra đời Phiên bản Ghi chú
1989 1 (RFC 1131) Thử nghiệm và không được ứng dụng rộng rãi
1991 2 (RFC 1247) Được ứng dụng rộng rãi
1999 3 (RFC 2740) Hỗ trợ IPv6
Bảng V.1 – Tóm tắt lịch sử OSPF
3. Thuật toán SPF
OSPF sử dụng thuật toán Dijkstra để xây dựng bảng định tuyến. Đây là giải
thuật xây dựng các đường đi ngắn nhất để đi đến đích. Thông điệp quảng cáo LSA
mang thông tin của Router và trạng thái của các Router lân cận. Dựa trên các thông
tin học được khi trao đổi các thông điệp LSA, OSPF sẽ xây dựng cấu trúc liên kết
hình học trên toàn mạng (topology). Mỗi Router chạy một thuật toán giống nhau
thực sự và chạy song song. Từ cơ sở dữ liệu đã nêu ở trên, mỗi Router sẽ tự xây
dựng một đường đi ngắn nhất tới các điểm còn lại và bản thân nó là một nút gốc
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 39
(root) của cây này. Trong trường hợp các tuyến chi phí như nhau đến một mạng
đích thì lưu lượng sẽ phân phối đều giữa các tuyến đường này (cân bằng tải – load
balancing.
Hình V.1 – Tóm tắt hoạt động của OSPF
Khi Router nhận được các gói LSA, nó sẽ tự xây dựng cơ sở dữ liệu về trạng
thái kết nối và dùng thật toán Dijktra’s Shortest Path First (SPF) để tạo ra
cây SPF. Khi nhận thông tin thay đổi thì các router sẽ tính lại SPF.
4. Ưu điểm của OSPF
Tốc độ hội tụ nhanh
Hỗ trợ VLSM
Áp dụng cho các mạng lớn
Hiệu quả hơn trong việc chống Routing loop
Đường đi linh hoạt hơn.
Hỗ trợ xác thực (Authenticate)
5. So sánh OSPF với giao thức định tuyến theo Distance Vector
OSPF Distance Vector
Router định tuyến theo trạng thái liên kết có một cơ sở đầy
đủ về cấu trúc hệ thống mạng. Chúng chỉ thực hiện trao đổi
thông tin về trạng thái liên kết lúc khởi động và khi hệ
thống mạng có sự thay đổi.
Router chỉ biết next-hop để
gửi gói tin đến đích.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 40
Không quảng bá bảng định tuyến theo định kì Quảng bá bảng định tuyến
theo định kì.
Sử dụng ít băng thông hơn cho hoạt động duy trì bảng định
tuyến
Tốn nhiều băng thông.
OSPF phù hợp với các mạng lớn, có khả năng mở rộng,
đường đi tốt nhất của OSPF là dựa trên tốc độ của đường
truyền, đường truyền có tốc độ càng cao thì chí phí OSPF
càng thấp.
RIP phù hợp với các mạng
nhỏ và đường tốt nhất đối với
RIP là con đường có số hop ít
nhất. RIP không hề quan tâm
đến băng thông đường
truyền khi quyết định chọn
đường đi.
OSPF chọn đường tốt nhất từ cây SPF. RIPcũng như các giao thức
định tuyến theo Distance
vector đều sử dụng thuật
toán chọn đường đi đơn giản.
Tốn nhiều bộ nhớ và năng lực xử lí của Router. Ít tốn bộ nhớ và năng lực xử
lí của Router.
Đảm bảo không bị định tuyến lặp Vẫn có thể bị định tuyến lặp
OSPF sau khi đã hội tụ vào lúc khởi động, khi có thay đổi
thì việc hội tụ sẽ rất nhanh vì chỉ có thông tin về sự thay đổi
này được phát ra cho mọi Router trong vùng.
RIP phải mất ít nhất vài phút
mới có thể hội tụ được vì mỗi
Router chỉ trao đổi bảng định
tuyến với các Router láng
giềng kết nối trực tiếp với
mình mà thôi.
OSPF hỗ trợ VLSM nên nó được xem là một giao thức định
tuyến không phân lớp.
RIPv1 không hỗ trợ VLSM
nhưng RIPv2 thì có
Không giới hạn về kích thước mạng Giới hạn về kích thước mạng.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 41
OSPF sử dụng khái niệm về phân vùng. Một mạng OSPF có
thể chia các Router thành nhiều nhóm. Bằng cách này OSPF
có thể giới hạn lưu thông trong từng vùng nên thay đổi
trong vùng này không ảnh hưởng đến hoạt động của các
vùng khác. Cấu trúc phân lớp như vậy cho phép hệ thống
mạng có khả năng mở rộng một cách hiêu quả.
RIP sử dụng cấu trúc mạng
ngang hàng. Thông tin định
tuyến được truyền lần lượt
cho mọi Router trong cùng
một hệ thống RIP.
Bảng V.2 – OSPF vs. Distance – Vector
6. Các loại gói tin trong OSPF
Tên Chức năng
Hello Gói tin Hello dùng để phát hiện trao đổi thông tin của
các Router cận kề.
Database Description Gói tin dùng để chọn lựa Router nào sẽ được quyền
trao đổi thông tin trước (master/slave).
Link State Request Gói tin này dùng để chỉ định loại LSA dùng trong tiến
trình trao đổi các gói tin DBD.
Link State Update Gói tin này dùng để gửi các gói tin LSA đến Router cận
kề yêu cầu gói tin này khi nhận thông điệp Request.
Link State Acknowledge Gói tin này dùng để báo hiệu đã nhận gói tin Update.
Bảng V.3 – Mô tả các gói tin OSPF
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 42
Bảng V.4 – Nội dung của 1 gói tin OSPF
7. Các loại thông điệp LSU hoặc LSAs (Link – State Advertisements)
Loại LSU/LSAs Chức năng
1 Router Mô tả trạng thái, chi phí của kết nối đến Router hàng
xóm và IP Prefix của các kết nối dạng điểm – điểm.
2 Network Mô tả số lượng Router và subnet mask trên phân đoạn
mạng.
3 Summary
Network
Mô tả đích đến ở ngoài vùng nhưng cùng miền OSPF.
Thông tin tóm tắt của một vùng sẽ được gửi đến vùng
khác.
4 Summary ASBR Mô tả thông tin của ASBR (router tại biên kết nối với hệ
tự trị). Không có sự tóm tắt LSA Type 4 này trong cùng
một vùng.
5 External Mô tả các tuyến đường đi đến các đích ở ngoài miền
OSPF (các hệ tự trị - Autonomous Systems)
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 43
6 Group
Membership
Mô tả quan hệ thành viên nhóm multicast OSPF
(MOSPF).
7 NSSA Mô tả các tuyến đường đến các đích trong Not – So –
Stubby Area
8 Unused Không sử dụng
8-11 Opaque Được sử dụng để tính toán các tuyến đường sử dụng
cho kĩ thuật quản lý lưu lượng của công nghệ MPLS
Bảng V.5 – Mô tả chức năng các gói tin OSPF
8. Metric của OSPF:
OSPF sử dụng Metric là chi phí (cost). Cost của toàn tuyến được tính theo
cách cộng dồn cost dọc theo tuyến đường đi của gói tin. Cách tính cost được IETF
được đưa ra trong RFC 2328.
=
10
ℎ ( )
ℎ ặ =
10
ℎ ( )
Tuy nhiên, ta có thể thay đổi giá trị của cost. Nếu Router có nhiều đường
đến đích bằng nhau thì Router sẽ cân bằng tải trên các tuyến đường đó (mặc định
là 4 đường, tối đa là 16 đường). Những tham số bắt buộc phải giống nhau đối với
các Router chạy OSPF trong một Area đó là khoảng thời gian gửi Hello/Dead, định
danh vùng (Area – ID), mật khẩu xác thực (authentication password) và stub area
flag nếu có.
Bảng V.6 – Chi phí đối với các băng thông tiêu biểu
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 44
9. Các loại Router trong OSPF
Hình V.2 – Phân loại OSPF router
10. Chi tiết về vùng (Area) trong OSPF
OSPF hỗ trợ hai mức độ phân cấp qua khái niệm vùng (area). Mỗi vùng là một
số 32 bit biểu diễn ở dạng IP (vùng a.b.c.d) hay dạng thập phân (vùng x). Vùng 0
là vùng xương sống (backbone), do đó các vùng đều phải kết nối trực tiếp với vùng
0 hay thông qua kết nối ảo (virtual link). OSPF có một số loại vùng sau: normal
area, stub area, totally stubby area, not-so-stubby area (NSSA) và totally NSSA.
Vùng bình thường (Nomal Area)
Mặc định, vùng mang những đặc tính sau:
Nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA) từ các vùng khác.
Nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA).
Nhận các thông tin mặc định từ bên ngoài (external default LSA).
Hình V.3 – Phân loại vùng OSPF
Stub Area
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 45
Hình V.4 – Hoạt động của stub area
Vùng Stub không nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA). Vùng Stub
nhận các thông tin tóm tắt (Summary LSA) từ các vùng khác và nhận các thông
tin mặc định.
Totally Stubby Area
Hình V.5 – Hoạt động của Totally Stubby Area
Totally Stubby Area là vùng bị hạn chế nhất. Router trong loại vùng này
chỉ tin tưởng vào các thông tin tóm tắt mặc định (default summary route) từ
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 46
ABR. Không tồn tại thông tin từ bên ngoài của OSPF (external route) hay thông
tin tóm tắt (summary) trong bảng định tuyến. Đây là một mở rộng của vùng
stub nên mang đầy đủ các các đặc tính của vùng Stub.
Những đặc tính của vùng Totally Stub:
Không nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA).
Không nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA).
Chỉ nhận các thông tin về tuyến mặc định.
Không tạo ra các summary LSA.
Not – So – Stubby - Area:
Hình V.6 – Hoạt động của Totally NSSA
Totally Not-So-Stubby Area
Loại vùng này là một mở rộng của NSSA, nếu vùng 1 là totally NSSA thì sẽ
mang những đặc tính sau:
Không chấp nhận external LSA.
Không chấp nhận các thông tin tóm tắt summary LSA.
11. Các loại môi trường OSPF:
Có 3 kiểu mạng được định nghĩa trong OSPF là Đa truy cập quảng bá
(Broadcast Multi-Access/BMA), Đa truy cập không quảng bá (Non-Broadcast
Multi-Access/NBMA) và Điểm – Điểm (Point-to-Point)
BMA
BMA sử dụng kiến trúc mạng (cấu trúc liên kết hình học và cách thức truy cập
mạng) tương tự như ETHERNET.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 47
Quá tải là hậu quả xảy ra với BMA khi có nhiều router được kết nối thực hiện
quá trình thiết lập mối quan hệ và trao đổi thông tin trạng thái.
Giải pháp cho vấn đề trên là bầu ra một router làm đại diện cho BMA. Router
đó được gọi là Designated Router (DR). DR sẽ thiết lập mối quan hệ với mọi router
khác trong mạng quảng bá. Các router còn lại sẽ chỉ gửi thông tin về trạng thái liên
kết cho DR. Sau đó DR sẽ gửi thông tin này cho mọi router khác trong mạng sử
dụng địa chỉ multicast 224.0.0.5. Rõ ràng DR đóng vai trò như một người phát
ngôn chung. Việc bầu ra DR rất có hiệu quả nhưng cũng có một nhược điểm. DR
trở thành một tâm điểm nhạy cảm đối với sự cố. Do đó, cần một Router thứ hai
được bầu ra để làm đại diện dự phòng – Backup DR (BDR), Router này sẽ đảm
trách vai trò của DR nếu DR bị sự cố. Địa chỉ multicast 224.0.0.6 được sử dụng để
truyền thông giữa các DR và BDR.
Lựa chọn DR và BDR: quá trình bầu chọn DR và BDR được tiến hành ngay sau
khi cổng của Router đầu tiên được kết nối vào mạng đa truy cập và được cấu
hình giao thức OSPF. Quá trình này có thể mất vài phút, sau khi tất các Router
được bật, Router có chỉ số ID lớn nhất có thể là DR.
Quá trình lựa chọn DR và BDR sẽ theo qui tắc sau:
DR: Router có chỉ số Priority lớn nhất.
BDR: Router có chỉ số Priority lớn thứ hai.
Trong trường hợp các Router có chỉ số Priority bằng nhau thì Router nào
có chỉ số ID (Router ID) cao nhất làm DR.
Hình V.7 – Bầu chọn DR và BDR
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 48
Trong hình trên RouterC được chọn làm DR vì có độ ưu tiên cao nhất. RouterB
được chọn làm BDR vì có độ ưu tiên cao thứ hai và có Địa chỉ ID cao hơn RouterA.
Router ID: dùng để chọn DR và BDR trong mạng. Router ID đơn giản là Địa chỉ
IP, nó là duy nhất với mỗi Router. Nó được chọn như sau:
Người quản trị mạng cấu hình trực tiếp.
Nếu không được cấu hình, sẽ chọn địa chỉ IP lớn nhất của cổng ảo (Loopback
interface)
Nếu không có Loopback interface, Địa chỉ IP lớn nhất của cổng vật lí (đang
hoạt động) sẽ được chọn làm Router ID.
Khi DR được chọn, nó sẽ vẫn là DR cho đến khi các điều kiện sau xảy ra:
Router ID bị lỗi.
OSPF trên DR bị lỗi.
Cổng (interface) trên DR bị lỗi.
Thay đổi DR và DBR:
Trong trường hợp DR bị lỗi, BDR sẽ làm DR và sẽ có tiến trình lựa
chọn để chọn ra Router mới làm BDR.
Khi Router có Địa chỉ IP lớn nhất tham gia vào mạng thì DR và BDR
vẫn không thay đổi (không chọn lại DR và BDR).
Hình V.8 – Trường hợp 1 – Không bầu lại DR/BDR
Nếu DR cũ hết lỗi, tham gia vào mạng thì vẫn coi là Router Other
(Router thành viên).
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 49
Hình V.9 – Trường hợp 2 – Không bầu lại DR/BDR
Khi BDR bị lỗi, một tiến trình sẽ lựa chọn các Router còn lại trừ DR
để làm BDR (với Router ID lớn nhất).
Hình V.10 – Bầu lại DBR
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 50
Chỉ khi cả DR và BDR bị lỗi, OSPF sẽ tiến hành tính toán lựa chọn lại
DR và BDR.
Hình V.11 – Bầu lại DR và BDR
Point-to-Point
Môi trường điểm đến điểm là môi trường truyền dẫn được đóng gói HDLC/PPP,
Frame Relay/ATM point-to-point subinterface. Không có sự bầu chọn DR/BDR
trong môi trường này. Các gói tin OSPF được gửi đi ở dạng multicast.
Hình V.12 – Minh họa về mạng Point – to - Point
NBMA
Kết nối các mạng chứa
hơn 2 router nhưng
không có khả năng
quảng bá.
Hình V.13 – Minh họa về mạng NBMA
Tương tự như BMA, NBMA cũng bầu DR/BDR để giải quyết tình trạng quá tải
trong mạng. NBMA có 5 chế độ làm việc là quảng bá, không quảng bá, điểm – đa
điểm, điểm – điểm không quảng bá và điểm – điểm.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 51
Chế độ làm việc
OSPF
Cấu trúc liên kết
trong NBMA
Địa chỉ
mạng con
Thời gian
gửi Hello
(giây)
Thiết lập
mối quan hệ
hàng xóm
Định nghĩa
bởi RFC hoặc
Cisco
Quảng bá Lưới hoặc lưới
từng phần
Như nhau 10 Tự động,
bầu DR/BDR
Cisco
Không quảng bá Lưới hoặc lưới
từng phần
Như nhau 30 Người quản trị
cấu hình,
bầu DR/BDR
RFC
Điểm – Đa điểm Lưới từng phần
hoặc sao
Như nhau 30 Tự động,
không bầu
DR/BDR
RFC
Điểm – đa điểm
không quảng bá
Lưới từng phần
hoặc sao
Như nhau 30 Người quản trị
cấu hình,
không bầu
DR/BDR
Cisco
Điểm – điểm Lưới từng phần
hoặc sao, sử dụng
cổng logic
(subinterface)
Khác nhau
trên từng
cổng logic
10 Tự động,
không bầu
DR/BDR
Cisco
Bảng V.7 – Tóm tắt các chế độ làm việc của NBMA
12. Chi tiết về thiết lập quan hệ hàng xóm (Adjacency)
OSPF thiết lập quan hệ Adjacency giữa các Router láng giềng nhằm mục
đích trao đổi thông tin định tuyến. Trong môi trường quảng bá, không phải Router
nào cũng có khả năng thiết lập quan hệ Adjacency với tất cả các router khác. Gói
tin Hello chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì mối liên hệ này.
Hình V.14 – Thiết lập và duy trì mối quan hệ bằng gói tin Hello
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 52
Quá trình trong hình V.14 được mô tả như sau:
Đầu tiên Router OSPF sẽ gửi gói tin Hello đến Địa chỉ multicast 224.0.0.5.
Gói tin này sẽ định kì gửi đến tất cả các cổng giao tiếp có hỗ trợ OSPF với
khoảng thời gian tùy thuộc vào từng loại cổng giao tiếp. Trong môi trường
broadcast như Ethernet hay dạng Point-to-Point, thời gian là 10 giây. Trong
môi trường non-broadcast như Frame Relay hay ATM, khoảng thời gian này
là 30 giây.
Gói tin Hello sẽ định kì gửi đi đến tất cả các cổng giao tiếp của Router có chạy
OSPF. Khi Router phát hiện thấy có Router láng giềng nhờ vào gói tin Hello
nhận được, truyền thông hai chiều được thiết lập. Trong môi trường
broadcast và NBMA, gói tin Hello còn được sử dụng để chọn ra các Router chỉ
định DR/BDR.
Sau khi đã thiết lập truyền thông hai chiều, sẽ thiết lập quan hệ liền kề
adjacency, việc ra quyết định thiết lập quan hệ adjacency dựa vào trạng thái
của Router láng giềng và công nghệ mạng dùng để kết nối hai Router. Nếu kiểu
network là broadcast hay non-broadcast, quan hệ adjacency sẽ được thiết lập
giữa các Router láng giềng. Để thiết lập quan hệ adjacency, đầu tiên Router sẽ
tiến hành đồng bộ hóa cơ sơ dữ liệu bằng cách gửi gói tin DBD mô tả cơ sở dữ
liệu cho nhau. Tiến trình này gọi là tiến trình trao đổi cơ sở dữ liệu. Khi đó hai
Router sẽ thiết lập quan hệ master/slave. Mỗi gói tin mô tả cơ sở dữ liệu được
gửi đi bởi master sẽ chứa số tuần tự đánh dấu gói tin. Router slave sẽ báo nhận
gói tin này bằng cách gửi gói tin chứa số thuần tự này để hồi đáp.
Router ở trạng thái sau khi thiết lập quan hệ liền kề adjacency: Down State,
Attemp State, Init State, 2-way State, Exstart State, Exchange State, Loading
State, Full State.
Các trạng thái được mô tả vắn tắt trong bảng V.8 dưới đây:
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 53
Trạng thái Giải thích
Down State Router không nhận được các thông tin về Router kế cận.
Attemp State Trạng thái này chỉ tồn tại trong mạng NBMA. Ở trạng thái này,
Router sẽ không nhận được thông tin từ các Router hàng xóm
nhưng vẫn nỗ lực tạo mối quan hệ với chúng bằng cách gửi các
gói tin Hello theo định kỳ đến chúng.
Init State Tiến trình gửi gói tin Hello một chiều.
2-way State Khi thiết lập quan hệ hai chiều, Router sẽ đặt ở trạng thái 2-way
State. Khi đó, sẽ bắt đầu thiết lập quan hệ liền kề, các Router chỉ
định DR/BDR sẽ được chọn.
Exstart State Trạng thái này là sự bắt đầu tiến trình đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu.
Master và slave được chọn trong trạng thái này.
Exchange State Ở trạng thái này, Router mô tả trạng thái cơ sở dữ liệu trạng thái
liên kết thông qua gói tin DBD (Database Descriptor). Mỗi gói tin
DBD được đánh số thứ tự để phân biệt. Tại mỗi thời điểm chỉ
cho phép gửi đi một gói tin DBD. Gói tin request cũng được gửi
đi để yêu cầu cập nhật các gói tin LSA.
Loading State Ở trạng thái này, gói tin LS Request được gửi đi để yêu cầu trạng
thái mới nhất của LSA
Full State Sau khi nhận gói tin LS Update, cơ sở dữ liệu của hai Router đã
đồng bộ hóa và Router sẽ chuyển sang trạng thái Full.
Các trạng thái 2 – way và Exstart được minh họa bởi Hình V.15 và V.16 dưới đây:
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 54
Hình V.15 – Mô tả hoạt động của trạng thái 2 - way
Hình V.16 – Mô tả hoạt động của trạng thái Exstart
13. Lab 4 – Cấu hình OSPF cơ bản
Hình V.17 – Sơ đồ mạng Lab 4
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 55
Yêu cầu: Sử dụng Cisco Packet Tracer để xây dựng mạng như sơ đồ đã cho
i. Đặt tên, gán địa chỉ IP cho các router và các cổng tương ứng
ii. Chú ý: các cổng Austin – S0/0 và Houston – S0/0 đóng vai trò DCE nên cần
có câu lệnh clock rate trên các cổng này
iii. Kích hoạt OSPF để định tuyến giữa các mạng con
iv. Các router phải ping được tất cả các địa chỉ trong mạng và ngược lại
Cấu hình:
Bước 1: Thực hiện yêu cầu (i), (ii) và (iii)
Austin Router
Router>enable Moves to privileged mode.
Router#configure terminal Moves to global configuration mode.
Router(config)#hostname Austin Sets the host name.
Austin(config)#interface fastethernet 0/0
Moves to interface configuration
mode.
Austin(config-if)#ip address
172.16.10.1 255.255.255.0
Assigns an IP address and netmask.
Austin(config-if)#no shutdown Enables the interface.
Austin(config-if)#interface serial 0/0
Moves to interface configuration
mode.
Austin(config-if)#ip address
172.16.20.1 255.255.255.252
Assigns an IP address and netmask.
Austin(config-if)#clock rate 64000 DCE cable plugged in this side.
Austin(config-if)#no shutdown Enables the interface.
Austin(config-if)#exit Returns to global configuration mode.
Austin(config)#router ospf 1 Starts OSPF process 1.
Austin(config-router)#network
172.16.10.0 0.0.0.255 area 0
Any interface with an address of
172.16.10.x/24 is to be put into area 0.
Austin(config-router)#network
172.16.20.0 0.0.0.3 area 0
Any interface with an address of
172.16.20.x/30 is to be put into area 0.
Austin(config-router)#end Returns to privileged mode.
Austin#write memory Saves the configuration to NVRAM.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 56
Houston Router
Router>enable Moves to privileged mode.
Router#configure terminal Moves to global configuration mode.
Router(config)#hostname Houston Sets the host name.
Houston(config)#interface fastethernet
0/0
Moves to interface configuration mode.
Houston(config-if)#ip address
172.16.30.1 255.255.255.0
Assigns an IP address and netmask.
Houston(config-if)#no shutdown Enables the interface.
Houston(config-if)#interface serial0/0 Moves to interface configuration mode.
Houston(config-if)#ip address
172.16.40.1 255.255.255.252
Assigns an IP address and netmask.
Houston(config-if)#clock rate 64000 DCE cable plugged in this side.
Houston(config-if)#no shutdown Enables the interface.
Houston(config)#interface serial 0/1 Moves to interface configuration mode.
Houston(config-if)#ip address
172.16.20.2 255.255.255.252
Assigns an IP address and netmask.
Houston(config-if)#no shutdown Enables the interface.
Houston(config-if)#exit Returns to global configuration mode.
Houston(config)#router ospf 1 Starts OSPF process 1.
Houston(config-router)#network
172.16.20.0 0.0.0.3 area 0
Any interface with an address of
172.16.20.x/30 is to be put into area 0.
Houston(config-router)#network
172.16.30.0 0.0.0.255 area 0
Any interface with an address of
172.16.30.x/24 is to be put into area 0.
Houston(config-router)#network
172.16.40.0 0.0.0.3 area 0
Any interface with an address of
172.16.40.x/30 is to be put into area 0.
Houston(config-router)#end Returns to privileged mode.
Houston#write memory Saves the configuration to NVRAM.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 57
Router>enable Moves to privileged mode.
Router#configure terminal Moves to global configuration mode.
Router(config)#hostname Galveston Sets the host name.
Galveston(config)#interface fastethernet
0/0
Moves to interface configuration mode.
Galveston(config-if)#ip address
172.16.50.1 255.255.255.0
Assigns an IP address and netmask.
Galveston(config-if)#no shutdown Enables the interface.
Galveston(config-if)#interface serial 0/1 Moves to interface configuration mode.
Galveston(config-if)#ip address
172.16.40.2 255.255.255.252
Assigns an IP address and netmask.
Galveston(config-if)#no shutdown Enables the interface.
Galveston(config-if)#exit Returns to global configuration mode.
Galveston(config)#router ospf 1 Starts OSPF process 1.
Galveston(config-router)#network
172.16.40.0 0.0.0.3 area 0
Any interface with an address of
172.16.40.x/30 is to be put into area 0.
Galveston(config-router)#network
172.16.50.0 0.0.0.255 area 0
Any interface with an address of
172.16.50.x/24 is to be put into area 0.
Galveston(config-router)#end Returns to privileged mode.
Galveston#write memory Saves the configuration to NVRAM.
Kiểm tra lại cấu hình dùng lệnh show running-config và show ip interface
brief để đảm bảo cấu hình đúng, giải quyết sự cố nếu cần.
Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 58
Bước 2: Kiểm tra bảng định tuyến bằng câu lệnh show ip route, đảm bảo
tất cả các mạng con đều được hiển thị trong bảng định tuyến (5 mạng con).
Ví dụ:
Bước 3: Thực hiện yêu cầu (iv)
Ví dụ:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_tuyen_va_cac_giao_thuc_dinh_tuyen_8448.pdf