1. Kết luận
1.1. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận công
nghệ “Nuôi cá đối mục thương phẩm cho tỉnh
Quảng Ninh ” đảm bảo đúng tiến độ và hoàn
thành tốt các nội dung của dự án. Cụ thể là:
+ Về công nghệ nuôi cá đối mục thương
phẩm: Trường Đại học Nha trang đã tổ chức
tập huấn và chuyển giao cho CBKT tại Trung
tâm KHKT và SX giống thủy sản Quảng Ninh
và thực hành thực tế tại xã Hải Lạng - huyện
Tiên Yên đồng thời Trường đã phối hợp với
Trung tâm tổ chức 02 lớp tập huấn Tập huấn
cho nông dân tại 02 địa phương: phường Hà
An, thị xã Quảng Yên và xã Hải Lạng, huyện
Tiên Yên, với tổng số người tham gia là 50
nông dân.
Xây dựng mô hình trình diễn công nghệ
nuôi cá đối mục thương phẩm. Tại 2 địa phương
(Phường Hà An, thị xã Quảng Yên với diện tích
2 ha và Xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên với diện
tích 1,5 ha). Kết quả cụ thể của 2 mô hình,
- Mật độ thả 3 con/m2; Tỷ lệ sống là: 70,1%.
- Cỡ cá thu hoạch: 428g/con.
- Năng suất 9.100kg/ha/vụ. (đạt 107%
kế hoạch).
- Doanh thu 75.000.000 đồng/ha; lợi nhuận
147.257.000 đồng/ha.
- Tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật
cho 5 cán bộ kỹ thuật và 50 ngư dân nuôi cá
đối mục thương phẩm tại tỉnh Quảng Ninh
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển giao công nghệ nuôi cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758 ) thương phẩm cho tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NUÔI CÁ ĐỐI MỤC (Mugil cephalus
Linnaeus, 1758 )THƯƠNG PHẨM CHO TỈNH QUẢNG NINH
TECHNOLOGY TRANSFER OF RAISING COMMERCIAL FLATHEAD GREY MULLET
(Mugil cephalus Linnaeus, 1758) IN QUANG NINH PROVINCE
Phạm Xuân Thủy1
Ngày nhận bài: 22/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 22/5/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015
TÓM TẮT
Cá đối là loài rộng muối và rộng nhiệt, chúng sinh trưởng nhanh ở độ mặn 15-25‰ và nhiệt độ 12-25 0C.
Cá đối mục thường được ngư dân các tỉnh miền bắc và miền trung nuôi thương phẩm.
Trường Đại học Nha Trang đã chuyển giao thành công công nghệ sản xuất giống cá đối mục (Mugil
cephalus Linnaeus, 1758) cho tỉnh Quảng Ninh với với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:
- Diện tích 2 ao nuôi là 3,5 ha, mật độ nuôi 3con/m2; sản lượng thu được 31,5 tấn, tỷ lệ sống 70,1%, khối
lượng trung bình cá thu hoạch là 428g/con; năng suất 9 tấn/ha
Từ khoá: cá đối mục
ABSTRACT
Mullet is wide salt, wide temperature fi sh, they grow fastest in the salinity 15-25‰ and temperature 12-
250C. So fl athead grey mullet is usually the province of North, and central provinces of Vietnam coastline of
commercial breeding.
Nha Trang University has successfully technology transfer of fl athead grey mullet seed production (Mugil
cephalus Linnaeus, 1758) for Quang Ninh province with the technical and economic indicators as follows:
- Area of two pond is 3.5 ha; Density 3 individual / m2 ; Yields were 31.5 tons; survival rate of 70.1% ;
Average weight of fi sh harvested is 428g / individual; Yield 9 tons / ha;
Keywords: fl athead grey mullet, Mugil cephalus
1 TS. Phạm Xuân Thủy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758)
có nhiều ưu điểm: là loài rộng muối, rộng nhiệt
có thể chịu đựng được độ mặn từ 0-90‰, sinh
trưởng tốt ở độ mặn từ: 10-30‰ [2;3]. Cá đối
mục chịu nhiệt độ thấp tốt hơn một số loài cá
biển khác như cá chẽm, cá mú, cá có thể sống
được ở nhiệt độ 3 – 350C, nhưng nhiệt độ thích
hợp nhất là 12 – 250C [1;2;3]. Nhiệt độ gây chết
là 00C. Cá đối mục là loaì ăn tạp thiên về tảo và
mùn bã hữu cơ nên có thể nuôi xen canh trong
các ao tôm và cua. Cá đối mục có tốc độ sinh
trưởng tương đối nhanh, sau 8-10 tháng nuôi cá
đạt khối lượng 450-600g/con [3], vì vậy cần mở
rộng mô hình nuôi đối tượng này trong cả nước.
Phát triển nuôi cá đối mục thương phẩm sẽ
tạo ra một mặt hàng thủy sản quan trọng cho
tiêu thụ nội địa, đồng thời tạo ra nguồn trứng
cho chế biến món ăn cao cấp phục vụ du lịch
và xuất khẩu.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63
Được sự đồng ý của Bộ Khoa học và
Công nghệ và Sở thủy sản tỉnh Quảng Ninh,
Trường Đại học Nha Trang đã thực hiện dự án:
“Chuyển giao công nghệ nuôi cá đối mục
thương phẩm cho tỉnh Quảng Ninh”, nhằm
giúp cho tỉnh Quảng Nình khai thác hết được
tiềm năng về diện tích, từng bước đưa loài cá
đối mục trở thành đối tượng nuôi kinh tế góp
phần xoá đói giảm nghèo cho ngư dân ở các
vùng ven biển.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
Cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758)
Thời gian: tháng 12/2012 – 12/2014
Địa điểm: - Trung tâm KHKT & Sản xuất
Giống Thủy sản tỉnh Quảng Ninh
- Trại Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản
Nước mặn, lợ tại Minh Thành, Quảng Yên,
Quảng Ninh (Trường Cao đẳng Thủy sản).
2. Mục tiêu chuyển giao
Tìm hiểu điều kiện khí hậu, thời tiết môi
trường tỉnh Quảng Ninh để chuyển giao thành
công “Quy trình công nghệ nuôi cá đối mục
thương phẩm cho tỉnh Quảng Ninh”.
- Đơn vị nhận chuyển giao phải nắm được
quy trình nuôi cá đối mục thương phẩm và
xây dựng được mô hình nuôi cá đối mục
thương phẩm phù hợp với điều kiện môi
trường, khí hậu, thời tiết tại tỉnh Quảng Ninh.
3. Phương pháp chuyển giao
3.1. Phương pháp chuyển giao:
- Khảo sát và nắm được điều kiện địa hình,
thời tiết, khí hậu, đất đai diện tích mặt nước,
nguồn nước ngọt, một số yếu tố môi trường
liên quan đến sản xuất giống nhân tạo và ương
nuôi cá đối mục. Trên cơ sở đó xác định mùa
vụ nuôi, lựa chọn ao nuôi, trại sản xuất giống
và quy trình sản xuất cho phù hợp.
- Cung cấp tài liệu (các quy trình kỹ thuật
nuôi cá đối mục thương phẩm), tập huấn,
hướng dẫn trực tiếp cho cán bộ kỹ thuật của
Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Sản xuất giống
Thủy sản tỉnh Quảng Ninh và người nuôi.
3.2. Phương pháp kiểm tra các yếu tố môi
trường ao nuôi
Khảo sát và nắm được điều kiện địa hình,
thời tiết, khí hậu, đất đai diện tích mặt nước,
nguồn nước ngọt, một số yếu tố môi trường
liên quan đến nuôi cá đối mục thương phẩm.
Trên cơ sở đó xác định mùa vụ nuôi, lựa chọn
ao nuôi, và quy trình sản xuất cho phù hợp.
Phương pháp xác định các yếu tố môi
trường được tóm tắt qua bảng 1
Bảng 1. Cách xác định các yếu tố môi trường
STT Yếu tố môi trường Dụng cụ Độ chính xác
1 Nhiệt độ (o C) Nhiệt kế 10C
2 Độ mặn (‰ ) Khúc sạ kế 1‰
3 pH pH kế 0,1
4 Độ trong Đĩa secchi 1cm
5 Độ kiềm (mg CaCO3 /lít) Test độ kiềm 0,01
6 Ôxy hòa tan (mg O2 /lít) Máy đo ôxy 0,1
- Thu mẫu định kỳ 2 lần/ngày vào 6h sáng và 14 h chiều
3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học dựa trên phần mềm
Microsoft Exel
Số liệu dùng trong báo cáo là những số liệu nghiên cứu của dự án và có sử dụng tư liệu của các
báo đã được công bố.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật công nghệ
nuôi cá đối mục thương phẩm
- Tổ chức tập huấn quy trình công nghệ
nuôi cá đối mục thương phẩm:
+ Thời gian đào tạo: 20 ngày (từ ngày
11/4/2013 đến ngày 10/5/2013).
+ Địa điểm đào tạo: Trung tâm KHKT và
SX giống thủy sản Quảng Ninh và thực hành
thực tế tại xã Hải Lạng - huyện Tiên Yên.
+ Đối tượng đào tạo: Là các cán bộ
của Trung tâm có kinh nghiệm về lĩnh vực
nuôi thương phẩm của các đối tượng thủy,
hải sản.
Bảng 1. Danh sách cán bộ tiếp nhận công nghệ nuôi cá đối mục thương phẩm
Họ và tên Nam/nữ Học vị Nhiệm vụ
1. Lục Văn Long Nam Kỹ sư NTTS Cộng tác viên dự án
2. Trần Thị Thức Nữ Kỹ sư NTTS Cán bộ KT Trại Đông Mai
3. Nguyễn Danh Thuyên Nam Kỹ sư NTTS Cán bộ KT Trại Đông Mai
4. Nguyễn Thị Ngần Nữ Kỹ sư NTTS Phó phòng Khoa học
5. Nguyễn Văn Thắng Nam Kỹ sư NTTS Cán bộ KT Trại Đông Mai
Tập huấn cho nông dân:
- Trung tâm đã phối hợp với đơn vị chuyển
giao tổ chức 02 lớp tập huấn tại 02 địa phương:
phường Hà An, thị xã Quảng Yên và xã Hải
Lạng, huyện Tiên Yên, với tổng số người tham
gia là 50 nông dân.
- Thời gian tập huấn:
+ Lớp tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên:
02 ngày, từ 13-14/5/2013.
+ Lớp tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên: 02
ngày, từ 15-16/5/2013.
2. Mô hình nuôi thương phẩm cá đối mục
2.1. Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi
Công tác cải tạo ao được thực hiện theo
đúng quy trình chuyển giao. Tổng số vôi sử
dụng 10 tấn, saponin diệt tạp 1 tấn và 200 kg
chlorin khử trùng.
2.2. Chọn giống, vận chuyển và thả giống
Chọn giống: đã chọn được 105.000 con
đạt tiêu chuẩn có kích cỡ từ 6-12 cm từ kết
quả của mô hình sản xuất giống để thả nuôi
mô hình nuôi thương phẩm tại 02 hộ dân tại xã
Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
Hình 1. Bón vôi cải tạo ao nuôi
Hình 2. Cá đối mục giống thả nuôi (6-12cm)
Vận chuyển:
Giống cá đối mục có tập tính vận động rất
mạnh, do vậy sử dụng thùng composit có sục
khí đặt trong xe chuyên dụng để vận chuyển
hở, dùng tấm xốp đậy kín thùng để cá không
nhảy ra ngoài.
Mật độ: 3.500 con/m3 nước vận chuyển.
Thả giống:
- Thời gian: Giống cá đối mục được thả
nuôi mô hình vào ngày 5/7/2013, cá thả vào
buổi sáng và chiều tối, khi nhiệt độ nước không
quá cao, tránh gây sốc cho cá.
- Mật độ thả nuôi: 3 con/m2.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65
- Thuần dưỡng: Độ mặn ao ương 18-19‰, độ mặn ao nuôi 13-14‰ nên không phải thuần độ
mặn trước khi thả giống.
- Môi trường nước: Trước khi thả giống kiểm tra các thông số môi trường. Kết quả kiểm tra cho
thấy, các thông số đạt yêu cầu, có thể thả giống.
Bảng 2. Điều kiện môi trường ao ương khi thả giống
Ao nuôi
Các yếu tố môi trường ao nuôi
DO
(mg/l) pH
NH3
(mg/l)
NO2
(mg/l)
H2S
(mg/l)
Độ mặn
(‰) COD BOD
1. Ao Ô. Lộc Cá Pắn 4,3 8,1 0,02 0,014 0,003 14 35 23
2. Ao Ô. Lưu Văn Ba 3,8 7,8 0,03 0,012 0,004 13 31 25
- Số lượng cá giống thả nuôi: 105.000 con
thả nuôi cho 3,5 ha, trong đó:
+ Mô hình hộ ông Lộc Cá Pắn: Diện tích 2
ha, số lượng giống thả 60.000 con.
+ Mô hình hộ ông Lưu Văn Ba: Diện tích
1,5 ha, số lượng giống thả 45.000 con.
2.3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi
Thức ăn và cách cho ăn:
- Thức ăn: sử dụng thức ăn công nghiệp
Uni-President (Công ty TNHH Uni-Preisident
Việt Nam) dùng cho các loài cá biển, giúp công
tác quản lý được dễ dàng, tiện lợi khi cho ăn,
tiết kiệm thời gian và lao động.
Bảng 3. Thông tin thức ăn công nghiệp UP
Độ ẩm tối đa Protein thô tối thiểu
Béo thô tối
thiểu Tro tối đa Xơ tối đa Kích cỡ (mm) Đóng gói
11% 43% 7% 16% 3% 2,3-5,3 20kg/bao
+ Bổ sung vitamin C: liều lượng 2g vitaminC/10kg thức ăn, để ráo, cho cá ăn, ngày cho ăn 1 bữa
trộn vitaminC, cho ăn liên tục 5 ngày/đợt/tháng.
- Cách cho ăn: Cho ăn theo kích cỡ cá:
Bảng 4. Khẩu phần ăn của cá theo kích cỡ
Kích cỡ cá Khẩu phần thức ăn Thời gian cho ăn Kích cỡ viên thức ăn
20-100 g/con 5% trọng lượng thân
Sáng (7h),
Chiều (17h)
2,3-3,3
100-300 g/con 3% trọng lượng thân 3,3-4,3
300-600 g/con 2% trọng lượng thân 4,3-5,3
Tổng hợp lượng thức ăn sử dụng và tính toán hệ số thức ăn qua tổng sản lượng cá thu hoạch
được thể hiện trong bảng 5.
Bảng 5. Tổng lượng thức ăn và hệ số thức ăn
Địa điểm nuôi Diện tích (ha) Lượng thức ăn (tấn) Hệ số thức ăn
1. Ao ông Lộc Cá Pắn 2 26,445 1,44
2. Ao ông Lưu Văn Ba 1,5 19,880 1,51
Tổng cộng 3,5 46,325 1,47
Qua Bảng 5 cho thấy rằng hệ số thức ăn
của cá đối mục là 1,47, thấp hơn so với chỉ
tiêu FCR trong thuyết minh dự án. Chứng tỏ
việc quản lý thức ăn hợp lý, chất lượng thức
ăn đảm bảo chất lượng.
Quản lý môi trường trong ao nuôi
Định kỳ 1 tháng thay 30% nước và cấp bổ
sung khi mực nước trong ao thất thoát. Sau khi
cấp nước bón Bio-DW liều lượng 200g/3000m3
nước.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Sau khi mưa to, bón vôi với liều lượng
5kg/1000m3 nước.
Các yếu tố môi trường được theo dõi
định kỳ. Trong quá trình nuôi, các yếu tố môi
trường nước luôn nằm trong phạm vi cho
phép (Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT
ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT).
Bảng 6. Khoảng dao động các yếu tố môi trường ao nuôi (6/2013-6/2014)
Ao nuôi
Các yếu tố môi trường ao nuôi
DO
(mg/l) pH
NH3
(mg/l)
NO2
(mg/l)
H2S
(mg/l)
Độ mặn
(‰) COD BOD
Ao Ô. Pắn 3,0-4,4 6,7-8,1 0,02-0,06 0,013-0,017 0,002-0,006 12-17 35-74 19-29
Ao Ô. Ba 3,0-4,4 6,6-8,0 0,02-0,05 0,011-0,018 0,002-0,007 12-17 31-76 13-29
Phòng, trị bệnh cho cá nuôi
Trong quá trình nuôi, cá được phòng bệnh
bằng cách trộn Vitamin C vào thức ăn cho cá
ăn để tăng sức đề kháng của cá để chủ động
phòng bệnh cho cá.
Trong quá trình nuôi, thường xuyên quan
sát, theo dõi các dấu hiệu bệnh lý của cá. Tuy
nhiên trong cả quá trình nuôi chưa thấy hiện
tượng cá bị bệnh. Kết quả đã khẳng định:
- Chất lượng cá giống tốt;
- Trong quá trình nuôi đã quản lý tốt môi
trường ao nuôi;
- Sử dụng và quản lý thức ăn thích hợp, thức
ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá;
- Cá đối mục có khả năng kháng bệnh tốt.
Theo dõi tốc độ sinh trưởng
- Hàng tháng, cân, đo trọng lượng 30 con
cá để theo dõi tốc độ sinh trưởng của cá.
Bảng 7. Khối lượng và chiều dài trung bình của cá nuôi từ tháng 8/2013 - 6/2014
STT Ngày kiểm tra Thời gian nuôi (tháng)
Khối lượng TB
(g)
Chiều dài TB
(cm)
1 05/8/2013 1 98,8 12,1
2 05/ 9/2013 2 169,2 14,7
3 04/10/2013 3 227,3 16,6
4 05/11/2013 4 287,3 18,6
5 05/12/2013 5 332,5 21,3
6 Tháng 01/2014 6
Không cân đo do trời rét
7 Tháng 02/2014 7
8 05/3/2014 8 348,6 21,8
9 04/4/2014 9 356,8 22,2
10 05/5/2014 10 416,1 25,8
11 05/6/2014 11 443,1 27,3
Trong 3 tháng mùa Đông cá tăng trưởng
chậm, nhưng khối lượng trung bình của cá
đối mục nuôi tại xã Hải Lạng, huyện Tiên
Yên sau 11 tháng nuôi (443g/con) vẫn tương
đương với cá nuôi tại Quảng Bình, điều này
khẳng định cá đối mục là đối tượng nuôi phù
hợp với điều kiện khí hậu thời tiết tại Quảng
Ninh. Như vậy và có thể mở rộng quy mô
nuôi đối tượng này tại các huyện ven biển
tỉnh Quảng Ninh.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67
2.4. Thu hoạch
Sau 11 tháng nuôi chúng tôi tiến hành thu
hoạch toàn bộ cá trong 2 ao nuôi kết quả được
thể hiện tại bảng 8:
Bảng 8. Kết quả thu hoạch, năng suất, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá đối mục
Địa điểm nuôi Diện tích (ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tấn/ha)
Tỷ lệ sống
(%)
Khối lượng TB
(g/con)
1. Ao ông Lộc Cá Pắn 2 18,319 9,16 70,5 433
2. Ao ông Lưu Văn Ba 1,5 13,181 8,79 69,6 421
Tổng cộng 3,5 31,500 TB: 9,0 70,1 428
Năng suất của mô hình đạt 9 tấn/ha, cao
hơn mục tiêu của dự án (8,4 tấn/ha); tỷ lệ sống
đạt 70,1%, tương đương với chỉ tiêu của quy
trình ban đầu đưa ra (70%); Trọng lượng trung
bình đạt 428g/con, vượt mục tiêu dự án (400g/
con); hệ số thức ăn 1,47 – thấp hơn chỉ tiêu
của quy trình ban đầu đưa ra (1,5); Qua kết
quả thu hoạch ta có thể đánh giá cá đối mục
hoàn toàn thích nghi với điều kiện nuôi tại
Quảng Ninh, có thể phát triển nuôi tại Quảng
Ninh trong thời gian tới.
3. Hiệu quả kinh tế
- Theo dõi kết quả sản xuất của mô hình
nuôi cá đối mục thương phẩm tại 2 ao nuôi ở
Quảng Ninh tại, chúng tôi thu được kết quả ở
bảng 9:
Bảng 9. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của mô hình nuôi cá đối mục thương phẩm
tại Quảng Ninh, năm 2014
TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng)
Thành tiền
(đồng)
I Chi phí 1.847.100.000
1 Con giống con 105.000 2.500 262.500.000
2 Thức ăn kg 46.325 30.000 1.323.000.000
3 Hóa chất 37.000.000
4 Chế phẩm sinh học 3.600.000
5 Vitamine 6.000.000
6 Dụng cụ vật tư (lưới, chài) 15.000.000
7 Công lao động tháng 36 3.500.000 126.000.000
8 Chi phí thu hoạch công 120 200.000 24.000.000
9 Chi phí khấu hao, sửa chữa 50.000.000
II Doanh thu
Cá thương phẩm kg 31.500 75.000 2.362.500.000
III Lãi (Doanh thu - Chi phí) 515.400.000
Qua bảng 5 chúng tôi thấy tổng chi phí cho
3,5ha ao nuôi cá đối mục là 1.847.100.000
đồng, doanh thu đạt 2.362.500.000 đồng và lợi
nhuận thu được là 515.400.000 đồng.
- Sau 11 tháng nuôi, lợi nhuận trung bình
đạt: 147.257.000 đồng/ha. Tuy lợi nhuận
chỉ bằng 1/3 mô hình nuôi tôm chân trắng
công nghiệp, nhưng nuôi cá đối mục có thể
giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất do chi phí
sản xuất thấp và ít dịch bệnh.
- Tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư: 27,9%.
So sánh một số chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật
trong dự án chuyển giao công nghệ nuôi cá đối
mục cho tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thu được
kết quả ở bảng 10:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều
đạt và vượt các chỉ tiêu của dự án đề ra.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận công
nghệ “Nuôi cá đối mục thương phẩm cho tỉnh
Quảng Ninh ” đảm bảo đúng tiến độ và hoàn
thành tốt các nội dung của dự án. Cụ thể là:
+ Về công nghệ nuôi cá đối mục thương
phẩm: Trường Đại học Nha trang đã tổ chức
tập huấn và chuyển giao cho CBKT tại Trung
tâm KHKT và SX giống thủy sản Quảng Ninh
và thực hành thực tế tại xã Hải Lạng - huyện
Tiên Yên đồng thời Trường đã phối hợp với
Trung tâm tổ chức 02 lớp tập huấn Tập huấn
cho nông dân tại 02 địa phương: phường Hà
An, thị xã Quảng Yên và xã Hải Lạng, huyện
Tiên Yên, với tổng số người tham gia là 50
nông dân.
Xây dựng mô hình trình diễn công nghệ
nuôi cá đối mục thương phẩm. Tại 2 địa phương
(Phường Hà An, thị xã Quảng Yên với diện tích
2 ha và Xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên với diện
tích 1,5 ha). Kết quả cụ thể của 2 mô hình,
- Mật độ thả 3 con/m2; Tỷ lệ sống là: 70,1%.
- Cỡ cá thu hoạch: 428g/con.
- Năng suất 9.100kg/ha/vụ. (đạt 107%
kế hoạch).
- Doanh thu 75.000.000 đồng/ha; lợi nhuận
147.257.000 đồng/ha.
- Tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật
cho 5 cán bộ kỹ thuật và 50 ngư dân nuôi cá
đối mục thương phẩm tại tỉnh Quảng Ninh.
1.2. Đề tài đã biên soạn cuốn tài liệu kỹ thuật:
“Sản xuất giống cá đối mục và nuôi cá đối
mục thương phẩm” cung cấp cho đơn vị tiếp
nhận và người nuôi cá đối mục trong tỉnh
Quảng Ninh.
2. Kiến nghị
Cần mở rộng mô hình nuôi đối tượng này
trong cả nước.
Để nghề nuôi cá đối mục tại Quảng Ninh
phát triển bền vững, ngoài công tác quy
hoạch vùng nuôi tốt, cần khẩn trương triển
khai và thực hiện đúng quy trình công nghệ
sản xuất giống và nuôi cá đối mục thương
phẩm đã được Trường Đại học Nha Trang
chuyển giao.
Bảng 10. Một số chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chuyển giao công nghệ nuôi cá đối mục
thương phẩm đạt được so với thuyết minh dự án
Chỉ tiêu Chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật theo thuyết minh dự án
Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
đạt được
1. Tỷ lệ sống (%) 70 70,1
2. Khối lượng cá khi thu hoạch (kg/con) 0,4 0,428
3. Hệ số thức ăn 1,5 1,47
4. Năng suất (tấn/ha) 8,4 9,0
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Địch Thanh, 2003. Kỹ thuật nuôi cá biển, Trường Đại học Nha Trang.
2. Phạm Xuân Thủy, Trình Văn Liễn, 2009. Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá đối mục (Mugil cephalus).
Báo cáo tổng kết dự án cấp Bộ. Viện Nuôi trồng thủy sản -Trường Đại học Nha Trang.
3. Phạm Xuân Thủy, 2011. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus,
1758), NXB An Việt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_giao_cong_nghe_nuoi_ca_doi_muc_mugil_cephalus_linnaeu.pdf