Trong nghiệp vụ chiết khấu của NHTM có thể áp dụng một trong 2 phương thức giao dịch sau đây;
* Phương thức giao dịch trực tiếp :
Theo phương thức này, NHTM nào có nhu cầu xin chiết khấu, sẽ trực tiếp mang hồ sơ đến Sở giao dịch của NHTW để xin chiết khấu. Phương thức này được áp dụng trong trường hợp chứng từ có giá mà NHTM xin chiết khấu tồn tại dưới hình thức chứng chỉ.
*Phương thức giao dịch gián tiếp:
Theo phương thức này, các NHTM phải trang bị và nối mạng vi tính với Sở giao dịch của NHTW, và khi có nhu cầu giao dịch sẽ thực hiện qua mạng máy tính, hoặc thực hiện qua fax. Phương thức này áp dụng cho chứng từ xin chiết khấu tồn tại dứơi hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ. Phương thức giao dịch gián tiếp tiết kiệm được nhiều chi phí, nhanh chóng và an tòan cao.
42 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3342 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiệp vụ kiểm soát cơ số tiền của ngân hàng Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa kèm theo, với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kì hạn thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.
3.2.4). Thư tín dụng:
Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trên thư tín dụng.
So với các chứng từ thanh toán khác các điều kiện ghi trên thư tín dụng khá đa dạng và phức tạp.
Trong thanh toán quốc tế người ta thường sử dụng các loại thư tín dụng sau:
Thư tín dụng có thể hủy ngang
Thư tín dụng không hủy ngang.
Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận
Thư tín dụng chuyển nhượng
Ngoài ra còn có một số thư tín dụng khác như:
Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi
Thư tín dụng tuần hoàn
Thư tín dụng giáp lưng
Thư tín dụng đối ứng
Thư tín dụng dự phòng
Thư tín dụng thanh toán dần
Thư tín dụng điều khoản đỏ
3.2.5). Ngân phiếu thanh tóan:
Ngân phiếu thanh toán là công cụ thanh tóan không dùng tiền mặt do ngân hàng Nhà nước phát hành độc quyền và lưu hành trong cả nước để các cá nhân và đơn vị kinh tế dùng thanh toán thay thế tiền mặt.
3.2.6). Giấy chuyển tiền:
Là giấy ủy nhiệm do khách hàng lập gửi ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho một người khác tại một địa điểm nhất định. Việc chuyển tiền được tiến hành dưới hình thức bằng thư hoặc telex.
Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ, người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỉ giá hối của nước đó.
3.2.7). Thẻ thanh tóan:
Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ thanh toán:
- Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động. Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi ngân hàng, các tổ chức tài chính hay các công ty.
- Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.
Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh đây là một phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.
Phân loại thẻ thanh toán:
J Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này.
Gọi là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả.
- Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ.
- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.
- Thẻ rút tiền mặt (Cash card) là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
*Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.
*Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ.
J Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:
- Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.
- Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán.
J Phân loại theo chủ thể phát hành
- Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.
- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex...
3.2.8). Hối phiếu
Hối phiếu là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
Phân loại hối phiếu:
Căn cứ vào thời hạn trả tiền: hối phiếu trả tiền ngay và hối phiếu có kì hạn.
Căn cứ vào chứng từ kèm theo: hối phiếu trơn và hối phiếu kèm chứng từ
Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng: hối phiếu đích danh, hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu, hối phiếu theo lệnh
Chương2:
QUY TRÌNH VÀ CÁC KÊNH PHÁT HÀNH TIỀN CỦA NHTW
âªâªâ
1.Qui trình phát hành tiền:
Phát hành tiền là đưa tiền in sẵn từ trong kho vào lưu thông để đáp ứng các nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế. Việc phát hành tiền của NHTW được thực hiện theo qui trình sau: tiền từ nhà máy in tiền nhập về trước hết được nhập vào kho tiền dự trữ phát hành chưa công bố lưu hành và hạch toán ngoại bảng. Khi có lệnh phát hành, số tiền nầy sẽ được xuất sang quỹ dự trữ phát hành đã công bố lưu hành và hạch toán nội bảng. Sau đó, theo lệnh chuyển tiền, tiền được chuyển về nhập vào kho quỹ dự trữ phát hành tại các chi nhánh NHTW. Từ quỹ dự trữ phát hành, tiền được chuyển sang quỹ nghiệp vụ phát hành, tại đây các chi nhánh của NHTW thực hiện nhiệm vụ cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua các tổ chức tín dụng và kho bạc NN.
Quá trình phát hành và điều hòa tiền mặt trong hệ thống NHNN Việt Nam theo sơ đồ:
Nhà máy in tiền quốc gia
Kho tiền TW II
Quỹ DTPH
Kho tiền TW I
Quỹ DTPH
Kho tiền TW III
Quỹ DTPH
Kho tiền các chi nhánh NHNN phía Nam
- Quỹ DTPH
(4)
- Quỹ NVPH
Kho tiền các chi nhánh NHNN phía Bắc
- Quỹ DTPH
(4)
- Quỹ NVPH
Kho tiền các chi nhánh NHNN miền Trung và Tây Nguyên
- Quỹ DTPH
(4)
- Quỹ NVPH
Các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước
(1)
(2) (2)
(3)
(5) (5) (5)
1.Tiền mới được in, đúc tại nhà máy in tiền quốc gia nhập về quỹ DTPH tại kho tiền TW I tại Hà Nội.
Khi có lệnh chuyển tiền từ kho tiền TW I , tiền được vận chuyển đến kho tiền TW II tại Thành Phố Hồ Chí Minh và kho tiền TW III ( tại Quy Nhơn) và được nhập vào quỹ DTPH.
Từ Quỹ DTPH tại các kho tiền TW, tiền sẽ được xuất nhập với Quỹ DTPH tại các chi nhánh NHNN trong khu vực.
Từ Quỹ DTPH tại các chi nhánh NHNN, tiền được xuất nhập với Quỹ NVPH.
Từ Quỹ NVPH, thông qua các nghiệp vụ cung ứng tiền của NHNN, tiền sẽ được điều chuyển đến các tổ chức tín dụng, KBNN, và đi vào lưu thông. Ngược lại các loại tiền thu hồi về từ lưu thông sẽ được nhập vào quỹ NVPH tại các chi nhánh NHNN
J Quỹ dự trữ phát hành: là nơi dự trữ các loại tiền đặt tại các kho tiền TW và chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố.
J Quỹ nghiệp vụ phát hành: là quỹ tiền mặt đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng trung gian, kho bạc nhà nước. Quỹ này được quản lí và bảo quản tại sở giao dịch NHNN và các chi nhánh NHNN tại tỉnh, thành phố và được định mức tồn quỹ.
{ NGUYÊN TẮC PHÁT HÀNH TIỀN
Phát hành tiền không chỉ thuần túy là đưa tiền vào lưu thông cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế mà nó còn có ý nghĩa lớn lao là góp phần giữ gìn sự ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình tài chính, tiền tệ của đất nước. Vì vậy việc phát hành tiền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc cân đối:
Đó là sự cân đối hợp lí giữa tốc độ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng tiền tệ, đáp ứng nhu cầu luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ vừa góp phần ngăn chặn lạm phát.
Là sự cân đối giữa tiền- hàng. Là một trong những cân đối lớn trong nền kinh tế, giữ vững cân đối T- H là giữ vững quan hệ cân đối giữa SX-TD, giữa SX- LT.
Cân đối còn bao hàm cả cân đối cơ cấu và loại tiền trong lưu thông.
* Nguyên tắc bảo đảm:
Việc phát hành tiền tùy theo giai đoạn mà được đảm bảo bằng các hình thức sau:
J Bảo đảm bằng vàng.
J Bảo đảm bằng tín dụng.
J Bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ.
* Nguyên tắc quản lí tập trung thống nhất:
Phát hành tiền là chức năng quan trọng hàng đầu của NHTW do đó phải thực hiện chức năng quản lí tập trung thống nhất trong công tác phát hành. NHTW căn cứ vào diễn biến trên thị trường để điều chỉnh việc phát hành tiền cho phù hợp.
{ CÁC KÊNH PHÁT HÀNH TIỀN:
Việc phát hành được NHTW thực hiện thông qua 4 kênh chủ yếu:
% Phát hành tiền qua hệ thống ngân hàng trung gian:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, hệ thống ngân hàng trung gian nếu thiếu vốn sẽ được NHTW tiếp vốn dưới hình thức tái cấp vốn. Đây chính là kênh phát hành chủ yếu của NHTW. Qua đó:
+ Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng gia tăng kích thích kinh tế phát triển.
+ Vốn phát hành qua kênh này được điều tiết bởi hai công cụ là lãi suất và thời hạn. Với công cụ lãi suất, NHTW gia tăng lãi suất tái cấp vốn có nghĩa NHTW hạn chế tín dụng và ngược lại. Với công cụ thời hạn tín dụng thì vốn phát hành luôn được NHTW kiểm soát.
% Phát hành tiền qua kênh tín dụng đối với chính phủ:
NHTW sử dụng vốn phát hành cho chính phủ vay để ứng vốn cho NSNN theo từng đợt phát hành trái phiếu chính phủ để chính phủ có thể thực hiện kịp thời các chương trình, kế hoạch KT-XH. Tuy nhiên, đây không phải là một kênh phát hành khuyên dùng vì nó có thể gây ra hiệu ứng lạm phát.
% Phát hành tiền qua kênh thị trường hối đoái:
NHTW tham gia thị trường hối đoái với tư cách là người tổ chức, điều hành thị trường, đồng thời với tư cách thành viên điều tiết thị trường không vì mục tiêu lợi nhuận.
+ Nếu cung vượt cầu với khối lượng lớn, tỷ giá giảm xuống quá thấp NHTW sẽ mua ngoại tệ, để thiết lập cân đối cung cầu giữ cho tỷ giá ổn định à dự trữ ngoại hối tăng.
+ Nếu cầu vượt cung, tỷ giá tăng quá cao à NHTW sẽ bán ngoại tệ để giữ cân bằng tỷ giá à dự trữ ngoại hối giảm và một khối lượng tiền cung ứng được thu hồi, nhập kho phát hành.
Phát hành tiền qua kênh thị trường mở:
- Thị trường mở (open market) là một bộ phận của thị trường tiền tệ - là nơi diễn ra các bộ phận giao dịch, mua bán trao đổi các chứng từ có giá ngắn hạn giữa NHTW với các NHTM, các tổ chức tài chính.
Nghiệp vụ thị trường mở (theo luật NHNN 2003) là nghiệp vụ mua bán chứng khoán
ngắn hạn trên thị trường tiền tệ do NHTW thực hiện nhằm thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia.
Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTW mở rộng hoặc thu hẹp khối tiền cung ứng.
+ Khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát gia tăng, NHTW sẽ bán trái phiếu với giá hấp dẫn khiến các NHTM, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ mua thay vì cho vay, lúc này khối tiền sẽ giảm xuống.
+ Ngược lại NHTW muốn mở rộng tín dụng gia tăng khối tiền để kích cầu sản xuất và tiêu dùng thì NHTW mua trái phiếu vào.
Qua các kênh ngân hàng TW sẽ trực tiếp cung cấp một khối lượng tiền giấy và tiền kim khí vào lưu thông còn gọi là tiền cơ sở hay cơ số tiền ( MB ).
Chương 3
MÔ HÌNH SỐ NHÂN TIỀN
VÀ LƯỢNG CUNG ỨNG TIỀN
âªâªâ
1. Mô hình số nhân tiền đơn:
1.1 Các tác nhân của quá trình cung ứng tiền:
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của lượng cung ứng tiền, cũng là ảnh hưởng đến quá trình cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế
Nhân tố 1: NHTW là cơ quan chính phủ có chức năng theo dõi bao quát hoạt động của hệ thống ngân hàng và thực hiện việc chỉ đạo chính sách tiền tệ.
Nhân tố 2: các NHTM là những trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ nhận tiền gửi từ các cá nhân, các doanh nghiệp và thực hiện cho vay.
Nhân tố 3: những người gửi tiền
Nhân tố 4: những người vay tiền từ các NH
1.2. Cơ chế tạo bội số tiền gửi
Số nhân tiền gửi đơn: là lượng tiền gửi tăng lên do tăng tiền dự trữ của hệ thống NH gọi là số nhân tiền đơn.
Điều kiện phân tích mô hình số nhân đơn:
Các cá nhân gửi tiền hết vào NH qua việc mở tài khoản ở NH (họ không có nhu cầu giữ tiền mặt)
NH cho vay hết khoản dự trữ quá mức (ER,=0)
Công thức tính số nhân tiền gửi: md= 1/Rd
Trong đó: md : số nhân tiền đơn
Rd : tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Như vậy, số nhân tiền gửi đơn phản ánh mối liên hệ giữa việc tăng khoản tiền gửi với sự tăng các khoản tiền dự trữ. Đây là mối quan hệ cơ bản phản ánh vai trò của tiền dự trữ NH và cũng là vai trò của tiền gửi đối với khả năng tạo ra lợi nhuận của NHTM.
Quá trình thu hẹp diễn ra ngược lại, tức là khi có sự giảm về tiền dự trữ của hệ thống NH, khỏan tiền gửi sẽ giảm.
Nhược điểm của mô hình: bản thân mô hình số nhân tiền đơn cũng cho thấy dường như nhân tố ảnh hưởng tới lượng cung ứng tiền chỉ là NHTW, dường như NHTW có sức mạnh tuyệt đối trong việc kiểm soát toàn bộ mức tiền gửi có thể phát séc qua việc khống chế tỉ lệ dự trữ bắt buộc về mức dự trữ cho các NHTM.
2. Mô hình số nhân tiền mở rộng:
2.1. Số nhân tiền mở rộng:
Số nhân tiền (m): hệ số gia tăng tiền tệ. Nó cho chúng ta biết lượng tiền cung ứng thay đổi bao nhiêu đối với một thay đổi đã cho của cơ số tiền tệ (MB). Số nhân tiền phản ánh tác dụng đối với lượng tiền cung ứng của những yếu tố khác ngoài cơ số tiền tệ. Mỗi khối tiền sẽ có một hệ số gia tăng tiền tệ khác nhau.
Các điều kiện của mô hình đơn là không thực tế, vì chưa tính đến thái độ của người gửi tiền và thái độ của các ngân hàng thương mại. Trong thực tế người gửi tiền có thể giữ lại một khoản tiền mặt mà không gửi hết vào ngân hàng và các ngân hàng cũng thường không cho vay hết số dự trữ quá mức. Trong mô hình đầy đủ chúng sẽ tính đến các nhân tố này.
Nếu gọi:
R là tiền dự trữ
MB là cơ số tiền
M1 là mức cung ứng tiền
Rd là tỉ lệ dự trữ bắt buộc
C/D là tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán
ER/D là tỉ lệ dự trữ quá mức mà ngân hàng giữ lại không cho vay so với tiền gửi thanh toán .
Biểu thức m =(C/D+1) / (C/D +Rd +ER/D)
Được gọi là số nhân tiền của mô hình đầy đủ.
Như vậy biểu thức số nhân tiền mở rộng đã phản ánh được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cung ứng tiền tệ. Nó không còn là biểu thức giản đơn, phản ánh quá trình cung ứng tiền tệ dường như chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc (Rd), do NHTW quy định, như biểu thức số nhân tiền đơn nữa.
Ví dụ: cho các số liệu cụ thể sau:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Rd = 10%
Lượng tiền mặt C = 400 tỷ VND
Tiền gửi có thể phát séc D = 800 tỷ VND
Tiền dự trữ quá mức ER = 0.8 tỷ VND
Lượng tiền cung ứng M1 = C + D =1200 tỷ VND
Theo số liệu này các biến số còn lại của số nhân tiền sẽ mang các giá trị cụ thể sau:
- Tỷ lệ tiền mặt / tiền gửi có thể phát séc
C/D = 0.5
- Tỷ lệ tiền dự trữ quá mức/tiền gửi có thể phát séc
ER/D = 0.001
- Giá trị của số nhân tiền:
m = C/D+1*C/d+Rd+É R/D =0.5+1*0.5+1+0.001 = 2.5
Số nhân tiền tệ 2.5 nghĩa là nếu có các Rd, C/D, É R/D như trên thì cơ số tiền tăng 1 VND cung tiền M1 sẽ tăng thêm 2.5 VND.
2.2. Các yếu tố xác định số nhân tiền
ÿ Những thay đổi về tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc
Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Rd) tăng lên thì tiền dự trữ của NHTM giảm đi. Như vậy, trong khi tất cả các biến số khác của số nhân tiền không đổi, điều này có nghĩa là NHTM phải giảm các khoản cho vay của họ, vì cùng một mức tiền dự trữ không thể cân xứng với một số tiền gửi có thể phát séc đến chừng ấy. Hành vi này của NHTM đã làm giảm bớt tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, do đó giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế. Lượng tiền cung ứng giảm đi nghĩa là số nhân tiền sẽ giảm.
VD: Rd tăng từ1,1 đến 0,15, khi đó:
m= ==2,3
Số nhân tiền đã giảm từ 2.5 xuống 2.3
Ä Vậy số nhân tiền và lượng cung ứng tiền có quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ lệ dự trữ bắt buộc
THÔNG TIN VỀ DỰ TRỮ BẮT BUỘC
Theo văn bản 3158/QĐ-NHNN và 2951/QĐ-NHNN, áp dụng từ 01/01/2009
Loại TCTD
Tiền gửi VND
Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng
Từ 12 tháng trở lên
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng
Từ 12 tháng trở lên
Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
5%
1%
7%
3%
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2%
1%
6%
2%
NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
1%
1%
6%
2%
ÿ Những thay đổi về tỷ lệ tiền mặt/ tiền gửi có thể phát séc
Nếu hành vi của người gửi tiền thay đổi làm C/D tăng lên (các biến số khác không đổi) tức là những người gửi tiền đang chuyển đổi một số tiền gửi có thể phát séc sang tiền mặt, hay bộ phận tiền gửi có thể phát séc tham gia vào quá trình mở rộng bội số tiền gửi giảm đi. Điều này làm mức mở rộng bội số tiền gửi giảm xuống và số nhân tiền cũng sẽ giảm xuống.
VD: C/D tăng từ 0.5 đến 0.75, ta có:
m===2.06
Số nhân tiền đã giảm từ 2.5 xuống 2.06
Vậy số nhân tiền và lượng cung ứng tiền có tương quan tỷ lệ nghịch với tỉ lệ tiền mặt / tiền gửi có thể phát séc.
ÿ Những nhân tố ảnh hưởng đến C/D:
- Sự thay đổi về thu nhập: khi của cải tăng lên, cầu về tiền mặt tăng ít hơn theo tỉ lệ với việc tích lũy của cải và cầu về tiền gửi có thể phát séc tăng nhanh hơn cầu về tiền mặt.
Như vậy tỉ lệ C/D có tương quan nghịch với thu nhập hoặc của cải.
- Sự thay đổi về lợi tức dự tính của từng tài sản. Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến lợi tức dự tính và do đó ảnh hưởng đến C/D:
+ Lãi suất đối với tiền gửi có thể phát séc: Tỉ lệ C/D Có quan hệ tỉ lệ nghịch với lãi suất cho tiền gửi có thể phát séc.
+ Các vụ hoảng loạn ngân hàng: làm lợi tức dự tính của các khoản tiền gửi của dân chúng ở ngân hàng đó bị giảm xuống, thậm chí có thể âm.
một sự chuyển đổi mạnh mẽ tài sản tiền gửi có thể phát séc thành tiền mặt của dân chúng.
Các vụ hoảng loạn ngân hàng làm tăng tỉ lệ C/D
+ Quy mô của các hoạt động bất hợp pháp trong nền kinh tế: tiền mặt, với những ưu thế về tính lỏng cao trong thanh toán giao dịch và khó theo dõi, đã trở thành tài sản được ưa thích cho những bộ phận dân chúng có hoạt động bất hợp pháp.
tương quan tỉ lệ thuận với C/D
+ Thuế thu nhập: Các mức thuế cao sẽ làm tăng tỉ lệ C/D do tâm lý muốn che giấu mức thu nhập thực tế, được biểu hiện ở tài khoản tiền gửi ở NHTM.
ÿ Thay đổi về tỷ lệ dự trữ quá mức (ER/D)
Khi các NHTM tăng tiền dự trữ quá mức của họ so với tiền gửi có thể phát séc thì hệ thống hoạt động NH thực tế có ít tiền dự trữ hơn để cân xứng với số tiền có thể phát séc. Vì thế ngân hàng sẽ thu hẹp các khoản tiền cho vay của mình để giảm bớt mức tiền gửi có thể phát séc.
=> Thu hẹp lượng tiền cung ứng và số nhân tiền cũng giảm đi
Ví dụ: khi ER’/D 0.001 đến 0.005. Ta có:
m===2.48
Kết luận: số nhân tiền giảm từ 2.5 đến 2.48
Những nhân tố làm ER/D thay đổi
+ Mức lãi suất thị trường i (lãi suất tiền cho vay): khi lãi suất tăng, các ngân hàng có xu hướng cho vay nhiều, tức là giữ lại ít phần dự trữ quá mức, do đó tỉ lệ dự trữ quá mức so với tiền gửi có thể phát séc sẽ giảm và ngược lại.
=>ER/D có tương quan nghịch với lãi suất thị trường
+ Các dòng tiền rút ra dự tính: nếu các dòng tiền rút tăng lên, vì sự an toàn cho hoạt động của mình, các NHTM sẽ tăng dự trữ quá mức lên.
=> ER/D tỉ lệ thuận với dòng tiền rút ra dự tính
+ Sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu (id): Vì lãi suất chiết khấu là một bộ phận chi phí của ngân hàng nên khi lãi suất chiết khấu tăng lên, các NHTM có xu hướng giữ lại phần dự trữ quá mức nhiều hơn, tỉ lệ ER’/D do đó cũng tăng lên.
Kết luận: Từ mô hình số nhân tiền đầy đủ ta thấy: ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế gồm nhiều biến số, cụ thể:
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có thể phát séc (Rd
Cơ số tiền không vay (MBo)
Lãi suất chiết khấu (id)
Của cải
Các hoạt động bất hợp pháp
Lãi suất đối với tiền gửi có thể phát séc
Các vụ hoảng lọan của ngân hàng
Các dòng tiền rút ra dự tính
Lãi suất thị trường (i)
Chương 4:
CƠ SỐ TIỀN TỆ VÀ NGHIỆP VỤ KIỂM SOÁT
CƠ SỐ TIỀN CỦA NHTW
âªâªâ
1. Cơ số tiền tệ:
- Khái niệm: Cơ số tiền tệ (Money Base): Là khối lượng tiền mặt do NHTW phát hành bổ sung cho lưu thông hàng năm, hay còn gọi là tiền mạnh (power money).
=> Cơ số tiền tệ = tiền mặt trong lưư thông (C) + Tiền mặt dự trữ của hệ thống ngân hàng (R)
MB = C + R = tiền giấy và tiền kim loại + tiền gửi ngân hàng + tiền gửi kho bạc trong lưu thông
1.1 Các nhân tố tác động đến cơ số tiền tệ (MB)
ü Những nhân tố làm tăng MB
Chứng khoán và cho vay chiết khấu.
Khoản mục vàng, SDR và các tài sản có khác của NHTW.
Tiền nổi: là khoản chênh lệch giữa tiền mặt phải thu và tiền mặt phải trả .
Tiền kho bạc đang lưu thông.
ü Những nhân tố làm giảm (MB).
Tiền gởi kho bạc tại NHTW.
Tiền gởi ở nước ngoài và các tiền gởi khác tại NHTW .
Các tài sản khác.
1.2 Thâm hụt ngân sách tác động gián tiếp đến cơ số tiền tệ.
Thâm hụt ngân sách là tình trạng các nguồn thu của ngân sách không đủ để tài trợ cho các khoản chi của chính phủ. Để hiểu sự thâm hụt của ngân sách có ảnh hưởng như thế nào đến cơ số tiền tệ, chúng ta cần phải hiểu chi tiêu của chính phủ được tài trợ như thế nào.
Nếu không tính đến nguồn vay từ bên ngoài thì có ba cách để tài trợ cho thâm hụt ngân sách :
Tài trợ bằng thuế:
Khi cần trang trải một khoản chi tiêu, chính phủ thực hiện thu thuế từ công chúng.Công chúng có thể nộp thuế bằng séc hay bằng tiền mặt. Cả hai cách giao dịch đó đều không làm cho cơ số tiền tệ thay đổi, tức là chi tiêu của chính phủ được tài trợ bằng thuế sẽ không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ.
Tài trợ bằng vay nợ
Tài trợ bằng vay nợ tức là chính phủ vay tiền của dân trong nước bằng cách bán ra những chứng khoán tài chính, tín phiếu của chính phủ và công trái cho dân chúng. Giả định chính phủ tài trợ cho việc mua máy bay của mình bằng cách bán 10 tỷ đồng công trái cho công chúng, chính phủ nhận về 10 tỷ đồng tiền mặt. Điều này làm tiền mặt trong lưu thông giảm đi 10 tỷ đồng. Chính phủ dùng 10 tỷ đồng để mua máy bay, khi đó dân chúng nhận được 10 tỷ đồng bằng tiền mặt và giao dịch chính phủ cho chiếc máy bay đó. Những giao dịch này diễn ra không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ. Như vậy việc tài trợ chi tiêu cho chính phủ bằng việc vay nợ không ảnh hưởng gì đến cơ số tiền tệ. Như vậy, việc tài trợ chi tiêu cho chính phủ bằng việc vay nợ không có ảnh hưởng gì đến cơ số tiền tệ và do đó cũng không ảnh hưởng đến cung ứng tiền.
Tài trợ bằng in tiền
Khác với hai cách tài trợ trên, việc tài trợ cho các hoạt động của chính phủ bằng cách in tiền sẽ làm tăng cơ số tiền và làm tăng lượng cung ứng tiền tệ.
2. Các nghiệp vụ tác động đến cơ số tiền
1. Nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ do NHTW thực hiện nhằm để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (luật NHNN năm 2003).
Việc mua bán chứng khoán có thể diễn ra giữa NHTW với NHTM hoặc giữa NHTW với công chúng. Chúng ta sẽ dùng bảng cân đối đơn giản để phân tích các quá trình đó:
* Nếu NHTW thực hiện nghiệp vụ mua chứng khoán từ NHTM:
Ngân hàng thương mại
Chứng khóan:-100tr.VND
Tiền dự trữ: +100tr.VND
Ngân hàng trung ương
Chứng khóan: +100 tr.VND
Dự trữ: + 100 tr. VND
Tiền mặt : + 0 tr.VND
Trong trường hợp này cơ số tiền (MB) chắc chắn tăng 100 triệu VND vì tiền lưu hành (C ) không bị ảnh hưởng còn tiền dự trữ (R ) đã tăng lên 100 triệu đồng.
* Nếu NHTW thực hiện nghiệp vụ mua chứng khóan từ công chúng thì sẽ có hai tình huống xảy ra.
Công ty A
Chứng khóan : -100 tr.VND
Tiền gửi TT : + 100tr. VND
Tình huống 1: Nếu công chúng bán chứng khóan và nhận séc thì tình hình xảy ra giống như trường hợp trên. Giả sử chính phủ mua chứng khoán của công ty A trị giá 100 tr. VND, công ty A bán chứng khóan và nhận séc.
Ngân hàng thương mại
Dự trữ : +100 tr. VND Tiền gửi TT : + 100tr. VND
Ngân hàng trung ương
Chứng khóan : + 100tr. VND Dự trữ : + 100tr. VND
Tiền mặt : + 0tr. VND
Trong trường hợp này MB tăng do tiền dự trữ tăng 100 tr. VND
Ngân hàng trung ương
Chứng khoán : + 100 tr.VND Tiền mặt : +100 tr. VND
Dự trữ : 0 tr. VND
Tình huống 2: Nếu công ty bán chứng khóan nhưng nhận tiền mặt và giữ lại thì tài khỏan của NHTM không bị ảnh hưởng, còn bảng cân đối của NHTW sẽ có dạng:
Như vậy trong trường hợp này cơ số tiền (MB) vẫn tăng lên 100 tr.VND do tiền mặt đã tăng lên 100 tr. VND, mặt dù tiền dự trữ không ảnh hưởng.
* Nếu NHTW thực hiện nghiệp vụ bán chứng khoán : Khi NHTW bán chứng khoán quá trình này diễn ra ngược lại, kết quả làm cho cơ số tiền tệ (MB) giảm xuống.
Trường hợp bán chứng khoán cho các NHTM:
Ngân hàng thương mại
Chứng khoán : + 100 tr.VND
Tiền dự trữ : - 100 tr.VND
Ngân hàng trung ương
Chứng khoán : - 100 tr. VND Dự trữ : -100 tr. VND
Kết luận :
* Một nghiệp vụ thị trường mở của NHTW chắc chắn sẽ tác động đến cơ số tiền (MB) nhưng chưa chắc đã tác động đến tiền dự trữ. Trong trường hợp này MB bị ảnh hưởng là do tiền mặt trong lưu thông (C) thay đổi chứ không do dự trữ (R) thay đổi. Điều đó cũng có nghĩa là NHTW có thể kiểm soát một cách chặt chẽ cơ số tiền bằng nghiệp vụ thị trường mở hơn là kiểm soát tiền dự trữ.
Cần lưu ý rằng, ngay cả khi NHTW không tác động đến thị trường tiền tệ thì dự trữ vẫn thay đổi.
Vd: Khi dân chúng không muốn gửi tiền ở ngân hàng dưới dạng phát séc mà rút tiền mặt về. Các bảng cân đối của dân chúng và NHTM được diễn giải như sau:
Công dân A
Tiền gửi TT : -100 tr. VND Tiền mặt : + 0 tr.VND
Tiền mặt : + 100 tr. VND Dự trữ : + 100 tr. VND
Ngân hàng thương mại
Dự trữ : - 100 tr. VND Tiền gửi TT : - 100 tr. VND
Ngân hàng trung ương
Dự trữ : - 100 tr. VND
TM lưu hành : + 100 tr. VND
Trong tình huống này tiền dự trữ đã thay đổi (giảm đi 100 triệu) trong khi cơ số tiền MB vẫn là một lượng ổn định. Như vậy, khi NHTW tác động đến thị trường tiền tệ qua nghiệp vụ thị trường mở, khoản tiền dự trữ vẫn có thể không bị ảnh hưởng. Ngược lại khi NHTW không thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thì khoản dự trữ vẫn có thể không bị ảnh hưởng. Ngược lại khi NHTW không thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thì khoản tiền dự trữ vẫn có thể bị thay đổi. Điều này càng chứng tỏ sự biến động của tiền dự trữ là vượt xa khả năng kiểm soát của NHTW.
2. Nghiệp vụ cho vay chiết khấu:
Đây là nghiệp vụ nữa mà NHTW có thể làm thay đổi tiền dự trữ của hệ thống ngân hàng, do đó làm thay đổi cơ số tiền. Quá trình được minh họa trong bảng cân đối:
* NHTW cho NHTM A vay chiết khấu 100 tr. VND
Ngân hàng thương mại A
Dự trữ : + 100 tr. VND Vay chiết khấu: + 100 tr. VND
Ngân hàng trung ương
Cho vay chiết khấu : + 100 tr. VND Dự trữ : + 100 tr. VND
* Ngân hàng A thanh toán ( giảm) tiền cho vay chiết khấu cho NHTW
Ngân hàng thương mại A
Dự trữ : - 100 tr. VND Vay chiết khấu : - 100 tr. VND
Ngân hàng trung ương
Cho vay chiết khấu: -100tr.VND Dự trữ : - 100 tr. VND
Như vậy, trong trường hợp này không chỉ cơ số tiền mà cả tiền dự trữ cũng bị ảnh hưởng của một hành vi cho vay chiết khấu của NHTW.
Kết luận: NHTW có thể làm thay đổi cơ số tiền (MB) bằng hai biện pháp: thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và cho vay chiết khấu. NHTW có khả năng kiểm soát chặt chẽ cơ số tiền (MB) hơn đối với tiền dự trữ (R). Tuy nhiên khả năng kiểm soát cơ số tiền của NHTW là khác nhau đối với từng biện pháp.Cụ thể :
- Với nghiệp vụ thị trường mở, sự kiểm soát cơ số tiền của NHTW là tuyệt đối: khi NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, cơ số tiền (MB) chắc chắn sẽ thay đổi .
- Với nghiệp vụ cho vay chiết khấu thì sự kiểm soát tiền tệ của NHTW có giới hạn, vì các quyết định vay hay không vay của ngân hàng thương mại không phải do NHTW quyết định.
Vì thế, để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của NHTW đối với lượng tiền cung ứng,cần tách MB thành hai bộ phận.
MB = MBo + DL
Trong đó MBo là cơ số tiền không vay bộ phận này được NHTW kiểm soát chặt chẻ thông qua nghiệp vụ thị trường mở. DL là tiền vay chiết khấu, chính là phần NHTW kiểm soát chặt chẽ hơn.
Mô hình lượng tiền cung ứng đầy đủ:
M1 = m x (MBo + DL)
Số nhân tiền m cho ta biết lượng tiền cung ứng thay đổi phụ thuộc như thế nào khi có sự thay đổi trong cơ số tiền tệ (MB), hay cơ số nhân tiền này cho ta biết cơ số tiền tệ được chuyển thành lượng tiền cung ứng với bội số nào.
Như vậy, ngoài tác động của R, ER/D, C/D, mô hình này chỉ ra lượng tiền cung ứng còn bị tác động bởi những thay đổi MBo, và lượng tiền vay chiết khấu từ NHTW của các ngân hàng thương mại DL.
Cụ thể:
Khi giữ tất cả các biến số khác không đổi, nếu MBo tăng do NHTW thực hiện nghiệp vụ mua chứng khoán, thì MB sẽ tăng để cân đối với tiền măt và tiền gởi, do đó lượng tiền cung ứng tiền sẽ tăng. Ngược lại, khi NHTW thực hiện nghiệp vụ bán chứng khoán trên thị trường tự do, MBo sẽ giảm để cân đối với tiền mặt và tiền gửi. Kết quả là lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế sẽ giảm.
Như vậy, lượng tiền cung ứng có quan hệ tỉ lệ thuận với MBo.
Với MBo không đổi, nếu các NHTM tăng DL từ NHTW thì tiền dự trữ của NHTM tăng lên để cân xứng với tiền mặt và tiền gửi, tức là cơ số tiền MB tăng lên.
Nếu các NHTM giảm lượng vay chiết khấu (DL) của họ từ NHTW thì tình hình sẽ diễn ra ngược lại.
Như vậy, lượng tiền cung ứng (M1) có quan hệ tỉ lệ thuận với tiền vay chiết khấu (DK) từ ngân hàng trung ương.
Đến đây ta đã có bức tranh đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng (M1) trong nền kinh tế, bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến số nhân tiền (m) và những nhân tố ảnh hưởng đến cơ số tiền (MB).
Chương 5:
CÁC PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU TRONG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
âªâªâ
1. Đấu thầu khối lượng( Mass tender):
Đấu thầu khối lượng: là phương thức đấu thầu cho phép người giao dịch (người mua hoặc người bán) đăng kí khối lượng (giá trị) chứng từ có giá sẽ mua, hoặc bán ( khối lượng dự thầu ). Căn cứ vào khối lượng dự thầu của các thành viên và khối lượng chứng từ có giá cần bán hoặc mua để NHTW xác định khối lượng trúng thầu cho mỗi thành viên đấu thầu theo lãi suất đã được thông báo.
Đặc điểm của đấu thầu khối lượng là:
NHTW ấn định chứng từ có giá cần bán hoặc mua, và ấn định mức lãi suất giao dịch.
Các thành viên giao dịch nếu chấp nhận mức lãi suất này thì đăng kí mua hoặc bán.
Khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên dự thầu sẽ được phân bổ theo hai trường hợp:
+ Nếu tổng khối lượng dự thầu nhỏ hơn ( hoặc bằng ) khối lượng thông báo thì khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên là khối lượng dự thầu.
VD: NHTW thông báo bán một lô tín phiếu kho bạc với khối lượng 300 tỷ VND, lãi suất cố định 7,2%/năm, thời hạn 6tháng. Có 5 NH đăng kí với khối lượng như sau:
+ NH A: 50 tỷ
+ NH B: 40 tỷ
+ NH C: 55 tỷ
+ NH D: 60 tỷ
+ NH E: 75 tỷ
Như vậy tổng khối lượng dự thầu là 280 tỷ < khối lượng thông báo 300 tỷ, nên khối lượng trúng thầu của các NHTM là khối lượng đã đăng kí.
+ Nếu tổng khối lượng dự thầu lớn hơn thông báo thì khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên sẽ được phân bố theo tỷ lệ giữa khối lượng thông báo và khối lượng dự thầu.
Khối lượng trúng thầu Khối lượng Tổng khối lượng thông báo
=
của mỗi thành viên dự thầu Tổng khối lượng dự thầu
2. Đấu thầu lãi suất ( Interest Rate Tender ).
Đấu thầu lãi suất là phương thức đấu thầu cho phép người giao dịch (người mua, hoặc người bán) được quyền đưa ra các mức lãi suất với các khối lượng tương ứng để đăng kí bán hoặc mua chứng từ có giá theo thông báo của NHTW.
Căn cứ vào đó, sẽ xác định khối lượng trúng thầu với lãi suất trúng thầu được chọn sao cho với lãi suất đó sẽ đảm bảo khối lượng giao dịch mua bán theo yêu cầu của NHTW.
Trong đấu thầu lãi suất, cần phân biệt hai trường hợp:
▪ Trường hợp 1: Đấu thầu lãi suất khi NHTW bán chứng từ có giá. Trường hợp này các NHTM, các tổ chức tài chính ... sẽ đấu thầu lãi suất để mua chứng từ có giá của NHTW. Theo nguyên tắc đối tác nào đặt mua với lãi suất thấp – tức là sẽ mua với giá cao, thì đối tác đó sẽ trúng thầu. Tuy nhiên, do có nhiều mức lãi suất đặt thầu khác nhau, nên cần xác định mức lãi suất trúng thầu chung cho mọi đối tác.
Trong trường hợp này lãi suất trúng thầu là lãi suất cao nhất với mức lãi suất đó sẽ đạt được khối lượng chứng từ có giá NHTW bán ra. Các mức lãi suất đặt thầu nhỏ hơn hoặc bằng mức lãi suất trúng thầu đều được đáp ứng. Từ khối lượng trúng thầu của các đối tác là khối lượng mức dự thầu có lãi suất bằng hoặc thấp hơn lãi suất trúng thầu.
Lãi suất trúng thầu Lãi suất
riêng lẻ trúng thầu
Thí dụ 1: NHTW thông báo Tín phiếu Kho bạc Nhà nước với khối lượng là 155 tỷ đồng, theo phương thức đấu thầu lãi suất, các NHTM đã đặt thầu với khối lượng và các mức lãi suất tương ứng như sau:
( Xếp theo thứ tự lãi suất đặt thầu tăng dần )
Đơn vị: Tỷ đồng
Lãi suất đặt thầu
Khối lượng đặt thầu
Tổng cộng đặt thầu
Số cộng dồn
NH A
NH B
NH C
Cty K
Cty H
6.9%
10
12
22
22
6.95%
15
15
8
7
7
52
74
7.00%
15
18
13
10
10
66
140
7.05%
8
10
10
10
9
47
187
7.10%
7
4
9
9
9
38
7.15%
-
-
5
-
-
5
7.20%
-
-
-
-
-
-
7.25%
-
-
-
-
-
-
Tổng số
35
39
45
36
35
230
Ta nhận thấy ở mức lãi suất 7.05% có tổng khối lượng đặt thầu lũy kế là 187, trong khi khối lượng cần bán là 155. Vậy lãi suất trúng thầu thống nhất là 7.05%. Như vậy các mức lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 7.05% đều được đáp ứng.
Ta lại nhận thấy với lãi suất trúng thầu thống nhất là 7.05% thì tổng khối lượng đặt thầu vượt quá yêu cầu là 32 tỷ( 187 – 155) do đó, các khối lượng đặt thầu ở mức lãi suất 7.05% với 47 tỷ sẽ phân bổ lại theo tỷ lệ để cho tổng khối lượng trúng thầu đúng với khối lượng thông báo là 155, mặt khác ở mức lãi suất gần lãi suất trúng thầu thấp nhất (7.00%) với khối lượng tích lũy đạt 140 tỷ - thiếu 15 tỷ nữa sẽ đạt khối lượng yêu cầu, vậy tỷ lệ phân bổ là 15/47 – khối lượng trúng thầu ở mức lãi suất 7.05% được phân bổ lại như sau ( làm tròn đến 10 triệu).
Ngân hàng A : 8*= 2.553 tỷ
Ngân hàng B : 10*=3.192 tỷ
Ngân hàng C : 10*= 3.192 tỷ
Công ty K : 10*=3.192 tỷ
Công ty H : 9*= 2.871 tỷ
Cộng =15.000 tỷ
Đến đây tùy theo phương thức xét đấu thầu lãi suất mà xác định khối lượng trúng thầu như sau:
Nếu xét đầu thầu lãi suất thống nhất ( một giá – kiểu Hà Lan), thì lãi suất 7,05% là lãi suất trúng thầu thống nhất cho mọi khối lượng đặt thầu trúng thầu.
NH A có khối lượng trúng thầu là: 10+15+15+2.553 = 42,553 lãi suất 7.05%
NH B có khối lượng trúng thầu : 12+15+18+3.192 = 48,192 lãi suất 7.05%
NH C có khối lượng trúng thầu: 8+13+3.192 = 24.192 lãi suất 7.05%
Công ty K có khối lượng trúng thầu: 7+10+3.192 = 20.192 lãi suất 7.05%
Công ty H có khối lượng trúng thầu: 7+10+2.871 = 19.871 lãi suất 7.05%
Tổng cộng = 155.000 tỷ đồng
-Nếu xét thầu lãi suất riêng lẻ ( nhiều giá - kiểu Mỹ) thì mức trúng thầu và lãi suất trúng thầu tương ứng như sau :
Lãi suất trúng thầu
NH A
NH B
NH C
CTY K
CTY H
Cộng
6.9%
10
12
-
-
-
22
6.95%
15
15
8
7
7
52
7.00%
15
18
13
10
10
66
7.05%
2.553
3.192
3.192
3.192
2.871
15
Cộng
42.533
48.192
24.192
20.192
19.871
155
Chúng ta thấy ảnh hưởng của phương thức xét thầu lãi suất thống nhất (kiểu Hà Lan) và xét thầu lãi suất riêng lẻ (kiểu Mỹ) đến người mua, người bán – chẳng hạn Ngân hàng A được mua 42.533 tỷ với lãi suất 7.05% ( một giá) nếu xét thầu lãi suất riêng lẻ - thì Ngân hàng A phải mua với 10 tỷ với lãi suất 6.90% - 15 tỷ với lãi suất 7.00% và chỉ được mua 2.533 tỷ với lãi suất 7.05%. Điều này nhất định ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng A.
▪ Trường hợp 2: đấu thầu lãi suất khi NHTW mua chứng từ có giá.
Trường hợp này, đối tác nào đặt thầu bán với giá thấp, tức là lãi suất cao, thì sẽ trúng thầu. Vậy:
Lãi suất trúng thầu là lãi suất thấp nhất, mà với lãi suất đó, sẽ đạt khối lượng chứng từ có giá NHTW cần mua. Các mức lãi suất đặt thầu bằng hoặc lớn hơn lãi suất trúng thầu đều được đáp ứng. Từ đó ta có khối lượng trúng thầu của các đối tác là khối lượng của các dự thầu có lãi suất bằng hoặc lớn hơn lãi suất trúng thầu.
Lãi suất trúng thầu Lãi suất
riêng lẻ trúng thầu
Thí dụ: NHTW thông báo mua TPKB với khối lượng 120 tỷ. Các đối tác đăng kí bán với các mức khối lượng và các lãi suất khác như sau:
( Xếp thứ tự lãi suất đặt thầu giảm dần)
Đơn vị : Tỷ đồng
Lãi suất đặt thầu(%/năm)
Khối luợng
Tổng cộng
Số lũy kế
NH A
NH B
NH C
CTY K
CTY H
7.00
2
2
2
6.95
2
3
2
5
12
14
6.90
10
2
3
2
7
24
38
6.85
10
8
12
5
10
45
83
6.8
10
18
16
12
6
62
145
6.75
10
10
9
7
6
62
186
6.7
6
7
-
-
-
13
199
Tổng số
50
48
42
26
33
199
Ta nhận thấy, ở mức lãi suất 6,80%, có tổng khối lượng đặt thầu lũy kế là 145, trong khi khối lượng cần mua của NHTM là 120. Vậy lãi suất trúng thầu thấp nhất là 6.80%. Như vậy các mức lãi suất đặt thầu cao hơn hoặc bằng lãi suất trúng thầu (6,80%) đều được đáp ứng. Nghĩa là lãi suất đặt thầu ở mức 6.8% , 6.85%, 6.9%, 6.95%, 7.00% đều trúng thầu. Tuy nhiên, khối lượng đặt thầu ở mức lãi suất 6,80% đạt 62 tỷ vượt mức yêu cầu 37 tỷ do đó, khối lượng trúng thầu ở mức này cũng sẽ được phân phối lại theo tỷ lệ tương tự như ở ví dụ trên. Khối lượng trúng thầu của các đối tác ở mức lãi suất 6.8% điều chỉnh lại như sau:
- Ngân hàng A : 10 * = 5.968 triệu
- Ngân hàng B : 18 * = 10.742 triệu
- Ngân hàng C: 16 * = 9.548 triệu
- Cty K: 12 * = 7.161 triệu
- Cty H: 6 * = 3.581 triệu
Cộng = 37.000 triệu
Nếu xét thầu theo lãi suất riêng lẻ ( xét thầu lãi suất theo kiểu Mỹ) thì khối lượng trúng thầu với các mức lãi suất riêng lẽ như sau:
Đơn vị : Triệu đồng
Lãi suất trúng thầu
NH A
NH B
NH C
CTY K
CTY H
Cộng
7.00%
2.000
-
-
-
-
2.000
6.95%
2.000
3.000
2.000
-
5.000
12.000
6.90%
10.000
2.000
3.000
2.000
7.000
24.000
6.85%
10.000
8.000
12.000
5.000
10.000
45.000
6.80%
5.968
10.742
9.548
7.161
3.581
37.000
Cộng
29.968
23.742
26.548
14.161
25.581
120.000
Như vậy, Ngân hàng A sẽ bán TPKB cho NHTW với khối lượng và lãi suất:
- Khối lượng 2.000 triệu với lãi suất 7.00%
- Khối lượng 2.000 triệu với lãi suất 6.95%
- Khối lượng 10.000 triệu với lãi suất 6.90%
- Khối lượng 10.00 triệu với lãi suất 6.85%
- Khối lượng 5.968 triệu với lãi suất 6.80%
Các ngân hàng khác cũng sẽ bán TPKB cho NHTW với các khối lượng và lãi suất được xác định tương tự như Ngân hàng A.
Một số thông tin về hoạt động nghiệp vụ TTM ở Việt Nam
Ngày 12/7/2000 là ngày khai trương và triển khai phiên giao dịch đầu tiên tại nghiệp vụ TTM. Một số thông tin chi tiết về hoạt động nghiệp vụ TTM như sau:
1. Thành viên tham gia nghiệp vụ TTM:
Tổng số thành viên tham gia nghiệp vụ TTM đến nay 35 thành viên gồm các TCTD sau:
TT
Tên thành viên
Ngày tham gia
01
NH Đầu tư & PTVN
07/7/2000
02
NH TMCP Đông á
07/7/2000
03
NH TMCP Sài gòn thương tín
07/7/2000
04
NH TMCP Quân đội
07/7/2000
05
NH Chinfon Commercial, HN
07/7/2000
06
NH TMCP Quốc tế VN
07/7/2000
07
NH TMCP Phương Nam
07/7/2000
08
Công ty Tài chính bưu điện
07/7/2000
09
NH TMCP các DN ngoài QD
07/7/2000
10
ABN AMRO Bank, CN Hà Nội
07/7/2000
11
NH Ngoại thương VN
07/7/2000
12
Quỹ Tín dụng nhân dân TW
07/7/2000
13
NH Công thương VN
07/7/2000
14
NH Nông nghiệp & PTNT VN
07/7/2000
15
NH TMCP Tân Việt
11/7/2000
16
STANDARD CHARTERED, CN HN
24/7/2000
17
NH TMCP Á châu
25/7/2000
18
NH TMCP Hàng Hải VN
01/8/2000
19
Citi Bank, CN Hà Nội
16/10/2000
20
NH VID Public
27/10/2000
21
NH TMCP Sài gòn công thương
18/5/2001
22
Ngân hàng ANZ
22/01/2002
23
NH TMCP Kỹ thương VN
12/6/2003
24
NH PT nhà đồng bằng SCL
10/11/2003
25
NH TMCP Xuất nhập khẩu
15/6/2004
26
NH TMCP Nhà Hà Nội
30/9/2004
27
Deutsche Bank,CN Hà Nội
28/12/2004
28
NH TMCP Nam Á
30/9/2005
29
NH United Overseas, CN HCM
30/9/2005
30
NH TMCP An Bình
15/12/2005
31
NH BNP PARIBAR
05/5/2006
32
NH TMCP Đông Nam Á
24/5/2006
33
NH TMCP Việt Á
24/5/2006
34
NH TMCPNT Đồng Tháp Mười
12/9/2006
35
NH ANZ
12/9/2006
2. Khối lượng giao dịch nghiệp vụ TTM:
Tần suất và khối lượng trúng thầu nghiệp vụ TTM tăng dần qua các năm kể từ ngày khai trương cho đến nay.
Khối lượng giao dịch nghiệp vụ TTM (12/7/2000 – 31/10/2006)
Năm thực hiện
Số phiên thực hiện
Khối lượng trúng thầu
theo các phương thức giao dịch (tỷ đồng)
Mua kỳ hạn
Mua hẳn
Bán kỳ hạn
Bán hẳn
Tổng cộng
2000
17
873,50
480,00
550,00
1.903,50
2001
48
3.253,81
60,00
50,00
570,00
3.933,81
2002
85
7.245,53
1.900,00
9.145,53
2003
107
9.844,15
11.340,00
21.184,15
2004
123
60.985,91
950,00
61.935,91
2005
159
100.679,15
700,00
1.100,00
102.479,15
10t/2006
133
26.332,77
200,00
77.102,00
103.634,77
Tổng cộng
672
209.214,82
540,00
950,00
93.512,00
304.216,82
Chương 6:
CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY CHIẾT KHẤU CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
âªâªâ
Đây là một trong những mặt hoạt động tín dụng của NHTW. Đối với việc cấp tín dụng của NHTW bao gồm các mặt hoạt động sau:
Tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng.
Cho vay thanh tóan.
Bão lãnh cho các NHTM.
Tạm ứng cho ngân sách.
Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu về phương thức cho vay chiết khấu của NHTW đối với NHTM, nên chúng tôi chỉ giới thiệu trong phạm vi hoạt động “tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng”.
N TÁI CẤP VỐN CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG:
Tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng là việc cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM và các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để các NHTM mở rộng họat động cho vay hoặc khôi phục năng lực thanh tóan. Tái cấp vốn gồm:
- Chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ có giá (Discounting and Rediscounting)
- Cho vay cầm cố chứng từ có giá (Mortgaged Lending)
- Cho vay lại (Relending)
- Cho vay theo đối tượng chỉ định( Lend for Object)
Theo phạm vi chuyên đề chúng tôi xin giới thiệu phần hoạt động cho vay chiết khấu của NHTW đối với NHTM.
Chiết khấu và tái chiết khấu các chứng từ có giá:
1.1. Khái niệm:
_ Chiết khấu là việc NHTW chiết khấu lần đầu các hối phiếu và chứng từ có giá ngắn hạn, chưa đáo hạn thanh tóan theo yêu cầu của NHTM.
_Tái chiết khấu là việc NHTW chiết khấu lại các chứng từ có giá mà các NHTM đã chiết khấu nhưng chưa đến hạn thanh tóan, bằng cách trả tiền ngay cho các NHTM sau khi đã khấu trừ tiền lãi, tiền hoa hồng và các chi phí khác.
Các chứng từ có giá này được NHTM chuyển nhượng cho NHTW, và là những chứng từ đủ điều kiện chiết khấu do NHTW quy định. Chiết khấu và tái chiết khấu, sau đây chung ta sẽ gọi chung là nghiệp vụ chiết khấu.
Chiết khấu là nghiệp vụ của NHTW nhằm tái cấp vốn cho các NHTM bằng hình thức chiết khấu chứng từ có giá theo yêu cầu của các NHTM. Trong nghiệp vụ này, NHTW tiến hành trả tiền trước cho hối phiếu và các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh tóan theo yêu cầu của người thụ hưởng, trong đó, người thụ hưởng (là các NHTM) với điều kiện người thụ hưởng phải chuyển quyền hưởng lợi của mình cho NHTW, đồng thời phải chấp nhận trả lãi theo phương thức khấu trừ.
FThực chất của chiết khấu là NHTW mua lại hối phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh tóan theo yêu cầu của các NHTM. (NHTM là người sở hữu hối phiếu và chứng từ có giá ). Trong đó giá cả mà NHTW mua lại chứng từ này bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị của các chứng từ đó, nhỏ hơn bao nhiêu là tùy thuộc vào thời hạn tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ hoa hồng…
Chiết khấu là một hình thức cho vay (vay gián tiếp) có đảm bảo bằng chứng từ có giá, do vậy nghiệp vụ này được NHTW sử dụng khá phổ biến.
2. Đối tượng và điều kiện chiết khấu
a). Đối tượng chiết khấu:
NHTW nhận chiết khấu các loại chứng từ có giá sau đây:
+ Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHTM được phát hành thông qua đấu thầu.
+ Hối phiếu – nếu là hối phiếu thì hối phiếu đó đã được chiết khấu lần đầu.
+ Các chứng từ có giá ngắn hạn khác.
Điều kiện chiết khấu:
Các chứng từ có giá được NHTW chiết khấu phải thỏa mãn các điều kiện sau
+ Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ.
+ Đảm bảo khả năng thanh tóan khi đáo hạn.
+ Đảm bảo khả năng chuyển nhượng.
+ Thời hạn hiệu lực còn lại không vượt quá theo thời hạn tối đa do NHTW quy định.
Thông thường NHTW quy định thời hạn tối đa là 3 tháng (90 ngày).
3. Phương thức chiết khấu
NHTW chiết khấu bằng 1 trong 2 phương thức sau:
Phương thức chiết khấu mua đứt:
Theo phương thức này, sau khi NHTW kiểm tra các chứng từ có giá do NHTM xuất trình để xin tái chiết khấu, nếu các chứng từ này thỏa mãn các điều kiện quy định, NHTW sẽ đồng ý chiết khấu với các bước sau:
Bước 1: NHTM tiến hành thủ tục chuyển nhượng chứng từ có giá cho NHTW
- Nếu chứng từ có giá là vô danh thì NHTM chuyển nhượng trao tay, kèm theo giấy xác nhận chuyển nhượng chứng từ và chuyển bản gốc chứng từ có giá cho NHTW.
- Nếu chứng từ có giá là ký danh (có ghi tên người thụ hưởng) thì NHTM chuyển nhượng theo luật tức là chuyển nhượng bằng cách ký chuyển nhượng (ký hậu ) rồi trao chứng từ đã ký chuyển nhượng cho NHTW.
Bước 2: NHTW trả tiền ngay cho NHTM bằng cách ghi có vào tài khỏan tiền gửi của NHTM xin chiết khấu chứng từ.Sau đó NHTW đưa các chứng từ chiết khấu vào kho bảo quản theo chế độ bảo quản chứng từ có giá.
Bước 3: Khi chứng từ có giá nói trên đến hạn thanh toán NHTW xuất trình cho người trả tiền kèm theo thư yêu cầu thanh tóan _ Người này phải thanh toán tòan bộ số tiền của chứng từ đó cho NHTW kể cả lãi nếu có.
Tất cả các bước nói trên được thực hiện tại Sở giao dịch của NHTW.
Vd 1: Vào ngày 15/4/2006 NHTM A nộp đơn, bảng kê và kèm theo các chứng từ để xin tái chiết khấu tại Sở giao dịch NHTW _ đây là lô trái phiếu kho bạc có tổng mệnh giá là 100.000 triệu VND, thời hạn 1 năm, lãi suất 8,2%/năm, trả lãi khi đáo hạn, ngày phát hành 15/6/2005, ngày đáo hạn 15/6/2006.
Sau khi kiểm tra chứng từ, Sở giao dịch NHTW đồng ý tái chiết khấu với lãi suất là 4,5%/năm, NHTM A đã chuyển nhượng lô trái phiếu nói trên cho NHTW.
Với số liệu nói trên, hãy xác định số tiền NHTW nhận được khi lô trái phiếu đến hạn thanh tóan.
+ Số tìền NHTW thanh tóan cho NHTM khi chiết khấu chứng từ có giá xác định theo công thức sau:
GTT=
Trong đó:
GTT: giá trị thanh tóan cho NH xin chiết khấu.
GCK: tổng giá trị chiết khấu
t: thời hạn chiết khấu ( thời hạn còn lại của chứng từ)
Tổng giá trị chiết khấu bao gồm: tổng mệnh giá chứng từ và lợi tức các chứng từ đó.
Theo ví dụ trên:
Tổng mệnh giá chứng từ là : 100.000 triệu
Lợi tức: 100.000*8,2% : 8.200 triệu
Tổng giá trị chiết khấu: 108.200 triệu
Lãi suất chiết khấu: do NHTW công bố từng thời kì
Thời hạn chiết khấu : tính từ ngày chiết khấu cho đến ngày đáo hạn của chứng từ
Theo ví dụ trên thì thời hạn chiết khấu tính từ ngày 15/4/2006 đến ngày đáo hạn của chứng từ 15/6/2006 là 62 ngày ta có:
GTT=
=
= 107.379 triệu đồng
Như vậy số tiền Sở giao dịch NHTW thanh tóan cho NHTM A là 107.379 triệu đồn
+ Số tiền NHTW nhận được khi các chứng từ chiết khấu đến hạn thanh tóan, chính là số tiền được tính theo tổng giá trị chiết khấu. Theo ví dụ trên vào ngày đáo hanh (15/6/2006) Kho bạc Nhà nước sẽ thanh tóan cho NHTW số tiền 108.200 triệu, trong đó mệnh giá (giá vốn) là 100.000 triệu và lãi trái phiếu là 8.200 triệu (100.000*8.2%)
Phương thức chiết khấu có kỳ hạn:
Trong trường hợp NHTW cần kiểm soát quá trình sử dụng vốn của các NHTM, thì NHTW thực hiện phương thức chiết khấu có kỳ hạn. Đây là hình thức chiết khấu có điều kiện. NHTW bắt buộc NHTM phải cam kết mua lại các chứng từ đã xin chiết khấu _ khi NHTM mang chứng từ đến NHTW xin chiết khấu, thì Sở giao dịch của NHTW đồng ý nhận chiết khấu, đồng thời bắt buộc NHTM này ký hợp đồng mua lại các chứng từ đó với một thời hạn xác định_ Ngay sau đó NHTM sẽ nhận được tiền, khi đến hạn NHTM sẽ mua lại các chứng từ chiết khấu theo giá bán lại của NHTW.
Trong phương thức chiết khấu có kỳ hạn, giá trị chiết khấu đựơc tính theo mệnh giá của chứng từ, chứ không tính cả mệnh giá và lợi tức trái phiếu như trái phiếu mua đứt. Riêng thời hạn chiết khấu, được xác định theo yêu cầu của NH xin chiết khấu, thời hạn này nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn hiệu lực còn lại của chứng từ. Như vậy, việc tính tóan số tiền có liên quan hoàn toàn khác biệt so với chiết khấu mua đứt.
+ Số tiền thanh toán cho NHTM khi tái chiết khấu chứng từ có giá được xác định theo công thức sau:
GTT=
Trong đó:
GTT: số tiền thanh tóan cho NHTM
MG: mệnh giá chứng từ
LSCK: lãi suất chiết khấu
Tck : thời hạn chiết khấu
+ Số tiền NHTM phải thanh tóan cho NHTW khi hết hạn chiết khấu, bao gồm tòan bộ vốn và lãi . Được tính như sau:
Gbl=GTT
Trong đó:
Gbl : giá chứng từ có giá NHTW bán lại cho NHTM khi hết hạn chiết khấu
GTT: số tiền NHTW thanh toán (cho vay) khi chiết khấu chứng từ có giá
LS: lãi suất thị trường tiền tệ bình quân
Tck: thời hạn chiết khấu
Phương thức giao dịch
Trong nghiệp vụ chiết khấu của NHTM có thể áp dụng một trong 2 phương thức giao dịch sau đây;
* Phương thức giao dịch trực tiếp :
Theo phương thức này, NHTM nào có nhu cầu xin chiết khấu, sẽ trực tiếp mang hồ sơ đến Sở giao dịch của NHTW để xin chiết khấu. Phương thức này được áp dụng trong trường hợp chứng từ có giá mà NHTM xin chiết khấu tồn tại dưới hình thức chứng chỉ.
*Phương thức giao dịch gián tiếp:
Theo phương thức này, các NHTM phải trang bị và nối mạng vi tính với Sở giao dịch của NHTW, và khi có nhu cầu giao dịch sẽ thực hiện qua mạng máy tính, hoặc thực hiện qua fax. Phương thức này áp dụng cho chứng từ xin chiết khấu tồn tại dứơi hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ. Phương thức giao dịch gián tiếp tiết kiệm được nhiều chi phí, nhanh chóng và an tòan cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SVTC-Ngan hang TW.doc