- Thể hiện ở mục tiêu của phân môn: Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là sự cụ thể hoá mục tiêu của môn học Tiếng Việt - dạy cho HS sử dụng tiếng Việt làm công cụ giao tiếp và học tập.
- Thể hiện ở chương trình, SGK: việc lựa chọn sắp xếp nội dung cũng đảm bảo nguyên tắc giao tiếp: coi trọng thực hành giao tiếp, coi trong việc tạo tình huống giao tiếp cho người học; các khái niệm lý thuyết cũng được hình thành từ việc thực hành giao tiếp của người học và được xây dựng dưới dạng qui tắc hướng dẫn hoạt động giao tiếp; ngữ liệu sinh động, chân thực gần gũi với đời sống giao tiếp hàng ngày.
171 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 20574 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Dạy học luyện từ và câu ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i từ theo cấu tạo, có các trường hợp cần lưu ý sau: có những từ mà các tiếng vừa có quan hệ về nghĩa vừa có quan hệ về âm như thúng mủng, tươi tốt, đi đứng... thì xếp vào từ ghép theo nguyên tắc ưu tiên về nghĩa, sự giống nhau về âm ở đây được xem là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Có những từ đứng trên quan điểm lịch đại thì cả hai tiếng cùng có nghĩa, nhưng trên quan điểm đồng đại thì chỉ còn một tiếng có nghĩa, một tiếng đã bị mất nghĩa như chùa chiền, đất đai, chim chóc, xe cộ, tre pheo, gà qué...Những từ này sẽ được chia làm hai loại. Loại thứ nhất có một tiếng mất nghĩa nhưng giữa hai tiếng lại có quan hệ về âm như chùa chiền, đất đai, chim chóc thì được xếp vào từ láy. Loại thứ hai là những từ có một tiếng mất nghĩa và giữa hai tiếng không có quan hệ về âm thì lại được xếp vào từ ghép.
Những từ thuần Việt như tắc kè, mồ hóng, bồ kết...hay các từ vay mượn như mì chính, xà phòng, mít tinh... là những từ mà cả hai tiếng dù xét theo quan điểm nào cũng đều không có quan hệ về âm lẫn về nghĩa. ở tiểu học, không dạy lý thuyết về loại từ này, nếu HS chủ động đưa ra các từ này, chúng ta sẽ giải thích đây là những từ ghép đặc biệt.
Các từ có hai tiếng mà các tiếng của chúng có sự giống nhau về âm, bất kể có tìm được tiếng gốc hay không, ở tiểu học, đều xếp vào từ láy. Ví dụ: chôm chôm, thằn lằn, ba ba, ngày ngày, gật gật... Các từ kiểu ồn ào, ầm ĩ, ọc ạch, ỏn ẻn... đều được xem là từ láy và được giải thích là các tiếng trong từ giống nhau ở chỗ cùng vắng khuyết phụ âm đầu. Ngoài ra, khi xét từ láy, lưu ý không bỏ qua các trường hợp từ láy phụ âm đầu nhưng trên chữ viết lại được viết bằng các con chữ khác nhau như cong queo, cuống quít, kính koong...
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, không xếp nhầm các trường hợp cần mẫn, chuyên chính... vào từ láy vì giữa các tiếng có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng đây là những từ Hán Việt, mỗi tiếng đều có nghĩa và giữa các tiếng trong từ có quan hệ về nghĩa.
Về vấn đề các lớp từ có quan hệ về nghĩa, cần lưu ý về từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa. Thực chất, không bao giờ có sự đồng nghĩa hoàn toàn giữa các từ. SGK phân ra hai loại đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn chỉ là tương đối. Những từ nào trùng nhau về nghĩa biểu vật thì được xếp vào đồng nghĩa hoàn toàn, những từ nào chỉ trùng nhau một số nét nghĩa biểu niệm thì được xếp vào đồng nghĩa không hoàn toàn. Thật ra, những từ đồng nhất về biểu vật vẫn có thể khác nhau về biểu niệm, những từ đồng nhất về biểu niệm có thể khác nhau về nghĩa biểu thái (sắc thái tình cảm). Đối với những HS có năng khiếu về từ và câu, cần yêu cầu các em thấy được sự khác nhau tinh tế về các loại nghĩa trên của từ. Chẳng hạn, có thể ra bài tập: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:
a) Những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng nề như đeo đá. b) Bông hoa huệ trắng muốt.
c) Hạt gạo trắng ngần.
d) Đàn cò trắng phau.
e) Hoa ban nở trắng xoá núi rừng.
Đối với hiện tượng từ nhiều nghĩa, HS cần nắm được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ gắn với các văn cảnh cụ thể. GV cần nắm vững hai cơ chế chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa tiếng Việt là ẩn dụ và hoán dụ với các dạng cụ thể của chúng để xây dựng bài tập, giúp HS nắm vững sự chuyển nghĩa của từ và cách sử dụng các nghĩa chuyển. Có thể xây dựng các bài tập như sau: Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn, tai mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
a) Sườn: - Nó hích vào sườn tôi.
- Con đèo chạy ngang sườn núi.
- Tôi đi qua phía sườn nhà.
- Dựa vào sườn của bản báo cáo...
b) Tai: - Đó là điều tôi mắt thấy tai nghe.
- Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.
- Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai.
b) Luyện kỹ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho HS
Để rèn luyện kỹ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho HS, cần có các dạng bài tập sau:
- Bài tập kiểm tra, rèn luyện kỹ năng nắm nghĩa từ của HS: thường là yêu cầu HS giải nghĩa từ hoặc thành ngữ, tục ngữ cụ thể.
Ví dụ:
1) Phân biệt nghĩa của hai từ: gan dạ, gan góc
2) Giải nghĩa thành ngữ: Vào sinh ra tử
3) Em hiểu thế nào về nội dung câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp"
- Bài tập phát triển vốn từ và kiểm tra sự phong phú về vốn từ của HS, thường bao gồm các dạng sau:
+ Yêu cầu HS tìm từ theo một trường liên tưởng nào đó: Liệt kê một số từ, thành ngữ, tục ngữ nói về chủ điểm tình yêu cuộc sống.
+ Yêu cầu HS phân nhóm nghĩa: Ví dụ: Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm: trẩy hội, hội làng, đại hội, hội nghị, dạ hội, vũ hội, hội đàm, hội thảo.
+ Yêu cầu HS tìm từ lạc (từ trái với hệ thống): Từ nào (trong mỗi dãy từ dưới đây) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?
a) nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân
b) nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu
c) nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân
- Bài tập luyện sử dụng từ và kiểm tra khả năng sử dụng từ của HS, bao gồm bài tập điền từ, đặt câu, viết đoạn văn, chữa lỗi dùng từ
+ Yêu cầu HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: xanh biếc, xanh ngắt, xanh rì, xanh rờn, xanh lơ, xanh xao.
- Trời thu....
- Lúa con gái....
- Hàng cây ... bên sông
- Chú mèo mướp mắt....
- Tường quét vôi màu....
- Khuôn mặt...., hốc hác
- Cỏ mọc....
+ Yêu cầu HS đặt câu: Đặt câu với mỗi thành ngữ sau: tài cao đức trọng, tài hèn đức mọn.
(Gợi ý: Nghĩa của hai thành ngữ này:
-Tài cao đức trọng: Người tài giỏi, đạo đức, được kính trọng.
- Tài hèn đức mọn: người tài và đức đều kém cỏi (có khi là cách nói khiêm tốn)
+ Yêu cầu HS viết đoạn văn với từ đã cho: Viết 2-3 câu nói về lời khuyên của ông bà hoặc bố mẹ đối với con cháu, trong đó, có dùng câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp".
+ Yêu cầu HS chữa các lỗi dùng từ sai. Ví dụ: Tìm từ dùng sai trong các câu rồi sửa lại:
a) Bạn Lan rất chân chính, nghĩ sao nói vậy.
b) Người nào tự tin, người đó sẽ không tiến bộ được.
2.2. Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng ngữ pháp
a) Về vấn đề từ loại, nên chú ý hiện tượng chuyển loại. Có thể yêu cầu HS nhận diện các từ loại trong các văn cảnh cụ thể.
Ví dụ: Tìm động từ (trong các từ in đậm) ở từng cặp câu dưới đây:
a) - Nhân dân thế giới mong muốn có hoà bình.
- Những mong muốn của nhân dân thế giới về hoà bình sẽ thành hiện thực.
b) - Đề nghị cả lớp im lặng.
- Đó là một đề nghị hợp lý.
c) - Bố mẹ hi vọng rất nhiều ở con.
- Những hi vọng của bố mẹ ở con là có cơ sở.
d) - Yêu cầu mọi người giữ trật tự.
- Bài toán này có hai yêu cầu cần thực hiện.
b) Về vấn đề câu, các kiến thức cần bồi dưỡng cho HS là: các kiểu câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm; các thành phần câu chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ; câu ghép và các cách nối các vế câu ghép; dấu câu.
- Về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, GV nên yêu cầu HS phân biệt được các câu được dùng với mục đích nói chính danh và các câu được dùng với mục đích nói khác. Vì vậy, các bài tập nhận diện dạng nâng cao nên chú trọng yêu cầu nhận diện mục đích nói hơn là nhận diện kiểu câu. Các bài tập vận dụng nên yêu cầu HS tạo câu gắn liền với các tình huống giao tiếp cụ thể và chú trọng các yếu tố đảm bảo phép lịch sự trong giao tiếp. Kiểu câu được quan tâm nhiều nhất là câu hỏi vì nó có thể được dùng với nhiều mục đích nói khác.
Đối với các kiểu câu kể, khó nhất là kỹ năng nhận diện, đặc biệt là có trường hợp một câu nhưng vị ngữ có hai khả năng trả lời câu hỏi (thế nào?, làm gì?).
Ví dụ, có thể đặt hai câu hỏi cho câu Đàn voi chậm rãi bước đi là (1)Đàn voi thế nào?, (3) Đàn voi làm gì?.
Thực chất, khi từ ngữ nào trong câu được nhấn giọng khi nói, từ ngữ đó là bộ phận chính của vị ngữ. Trong trường hợp (1), chậm rãi là bộ phận chính của vị ngữ. Câu đã cho thuộc câu kể Ai thế nào?. Trong trường hợp (2), bước đi là bộ phận chính của vị ngữ. Câu đã cho thuộc kiểu Ai làm gì?.
- Về thành phần câu, trạng ngữ là thành phần cần chú trọng. Trạng ngữ là thành phần dễ lẫn với các thành phần khác. Có thể rèn cho HS kỹ năng phân biệt trạng ngữ với thành tố phụ của cụm từ (bổ ngữ), trạng ngữ và chủ ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ với một vế của câu ghép.
- Ngoài ra, các kiến thức về dấu câu, câu ghép cũng cần được rèn luyện, củng cố, nângh cao cho HS.
* Bài tập rèn luyện kỹ năng ngữ pháp gồm các dạng sau:
+ Yêu cầu HS nhận diện câu, mục đích nói, tính lịch sự, thành phần câu:
Trong các câu hỏi dưới đây, câu nào thể hiện được phép lịch sự:
- Em lấy giúp chị cốc nước được không?
- Nam ơi, cho chị xin cốc nước được không?
- Ngồi đấy mà không lấy cho người ta cốc nước à?
+ Yêu cầu HS phân loại câu:
Ví dụ: Phân các câu dưới đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?
a) Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.
b) Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước làu vào dép Thuỷ làm cho bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.
c) Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.
d) Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
+ Yêu cầu HS đặt câu: Em hãy đặt câu hỏi thể hiện được phép lịch sự. Nói rõ tình huống mà em đặt câu hỏi là tình huống nào.
+ Yêu cầu thêm thành phần câu: ở mỗi chỗ trống dưới đây, em hãy thêm một hoặc một số trạng ngữ chỉ nơi chốn để hoàn chỉnh các câu văn tả cảnh vật.
a)...bông hoa dập dờn trước gió, khi ẩn khi hiện.
b)...chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc vui tươi.
c)... những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
+ Yêu cầu HS chuyển câu: Chuyển từng câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi.
a) Anh (chị) nói chuyện nhỏ hơn một chút được không ạ?
b) Các bạn có thể ra chỗ khác đá bóng được không?
c) Mục "Những kỉ lục Việt Nam" trên truyền hình hay nhỉ?
d) Chơi đá cầu mà cậu bảo không thú vị à?
+ Yêu cầu HS chữa lỗi câu sai, lỗi sử dụng dấu câu sai: Trong các câu dưới đây, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp. Em hãy chữa lại cho đúng.
a) Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li, từng tí.
b) Tâm hồn em vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt thương yêu trìu mến của Bác.
+ Yêu cầu HS điền quan hệ từ: Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) ...cụ ún tin tưởng ở bác sĩ trong việc chữa bệnh...cụ đã không trốn viện về nhà.
b)...cụ ún đến bệnh viện kịp thời....cụ không phải chịu những cơn đau quằn quại, khổ sở như vậy.
c)...con trai cụ nói đến chuyện đi bệnh vịên chữa bệnh...cụ ún lại nói lãng sang chuyện khác.
d)...cụ ún đi viện từ sớm...bệnh sỏi thận của cụ đã khỏi từ lâu rồi.
Với các nội dung đã xác định ở trên, có thể tổ chức bồi dưỡng cho HS theo các hình thức sau:
- Phân hoá HS, có bài tập riêng cho HS khá, giỏi trong giờ Luyện từ và câu ở lớp.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nâng cao tại tại các câu lạc bộ Tiếng Việt.
- Tổ chức thiết kế các hệ thống bài tập nâng cao để HS thực hành thêm.
- Có kế hoạch cho HS tự học nâng cao ở nhà
Đánh giá hoạt động 2
1. Tại sao phải tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng từ, câu cho HS khá giỏi?
2. Xây dựng một bài kiểm tra về kỹ năng hiểu nghĩa và sử dụng từ dùng cho HS khá, giỏi lớp 5.
5. Xây dựng một bài kiểm tra kiến thức và kỹ năng sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho HS khá, giỏi lớp 4.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu các hình thức
hoạt động ngoại khoá Luyện từ và câu
Thời gian: 1 tiết
Nhiệm vụ của hoạt động 3
Thảo luận nhóm về các hình thức hoạt động ngoại khoá về Luyện từ và câu cho HS tiểu học và nhiệm vụ của nó.
Thông tin cho hoạt động 3
1. Khái niệm hoạt động ngoại khoá Luyện từ và câu
Hoạt động ngoại khoá môn tiếng Việt là hình thức học tập ngoài giờ lên lớp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những hình thức học tập sinh động, đa dạng, phong phú và góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Đối với phân môn Luyện từ và câu, hoạt động ngoại khoá có những đặc điểm riêng, những đặc điểm này được qui định bởi mục tiêu của phân môn và đặc trưng của các kiến thức từ ngữ, ngữ pháp. Môn tiếng Việt có các hình thức hoạt động ngoại khoá như báo tường, thi sáng tác văn học, thi vở sạch chữ đẹp, thi đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, dạ hội văn học, sổ tay chính tả, sổ tay từ ngữ, các trò chơi tiếng Việt, sưu tầm thành ngữ, tục ngữ, ca dao, tham quan, gặp gỡ các tác giả có bài trích trong sách tiếng Việt... Phân môn Luyện từ và câu có thể có những hình thức hoạt động ngoại khoá riêng như Thi kể chuyện vui về từ và câu, Thi viết kịch bản và đóng kịch, Sưu tầm thành ngữ, tục ngữ, Sổ tay dùng từ, Trò chơi Luyện từ và câu, Dạ hội tiếng Việt, Câu lạc bộ tiếng Việt...
2. Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khoá Luyện từ và câu
Tham gia hoạt động ngoại khoá về Luyện từ và câu HS có điều kiện sử dụng từ và câu trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và đa dạng, hiểu sâu hơn và ứng dụng nhanh các kiến thức về ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp... đã được học.
Theo quan điểm dạy tiếng thông qua hoạt động giao tiếp, thì tổ hợp các tiết học chính khoá với các hoạt động ngoại khoá tạo nên môi trường học tập hài hoà, trọn vẹn. Chính nhờ hoạt động ngoại khoá với các tình huống giao tiếp muôn màu, muôn vẻ, chân thực và sinh động HS có điều kiện tham gia giao tiếp, ứng dụng các kiến thức về từ và câu đã học một cách tự nhiên, hồn nhiên, tự phát triển và trau dồi ngôn ngữ một cách hiệu quả. Hoạt động ngoại khoá Luyện từ và câu là những "tiết học Luyện từ và câu ngoài giờ lên lớp", bổ trợ cho các tiết học Hình thành kiến thức mới và Luyện tập thực hành chính khoá.
Hoạt động ngoại khoá Luyện từ và câu có những nhiệm vụ sau:
- Góp phần khắc sâu các kiến thức về từ và câu, phát triển các kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng câu trong giao tiếp cho HS. Các hoạt động ngoại khoá tạo nên môi trường thực hành giao tiếp chân thực, gần với cuộc sống giao tiếp đời thường. Vì vậy, HS có điều kiện, động cơ rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng câu đúng, hay, tinh tế. Các kiến thức được học trong chương trình thực sự trở thành cơ sở lý thuyết để HS tiến hành các hoạt động thực hành nói, viết của mình.
- Góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng hứng thú học tập Luyện từ và câu.
Hiện nay, vẫn có tình trạng HS không thích học Luyện từ và câu bằng các phân môn khác. Hoạt động ngoại khoá giúp cho vịệc học tập các kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp trở nên sinh động, hấp dẫn đối với HS. Những buổi sinh hoạt Câu lạc bộ tiếng Việt, những trò chơi học tập Luyện từ và câu, các đợt thi kể chuyện vui về từ và câu... sẽ tạo nên niềm say mê, hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu cho HS.
Trong thực tế, các hoạt động ngoại khoá đã được các thầy cô giáo ở tiểu học sử dụng hỗ trợ cho việc học chính khoá. Tuy nhiên, việc thực hiện ngoại khoá tiếng Việt, trong đó có ngoại khoá Luyện từ và câu chưa thành một hoạt động thường xuyên có nề nếp. Hoạt động này còn phụ thuộc vào sự hứng thú của các cá nhân GV. Nguyên nhân chủ yếu là không phải tất cả các GV tiểu học đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc tầm quan trọng của các hình thức học tập ngoại khoá Luyện từ và câu và họ cũng chưa được chuẩn bị đầy đủ năng lực tổ chức các hoạt động này.
3. Các hình thức hoạt động ngoại khoá Luyện từ và câu
Lâu nay, người ta chỉ đề cập đến khái niệm hoạt động ngoại khoá tiếng Việt. Thực chất, một hình thức hoạt động ngoại khoá như Câu lạc bộ tiếng Việt, Dạ hội tiếng Việt, Thi viết kịch bản và đóng kịch... có thể góp phần củng cố và rèn luyện kiến thức, kỹ năng của nhiều phân môn Tiếng Việt trong đó có Luyện từ và câu. Tuy nhiên, có những hình thức hoạt động ngoại khoá phù hợp hơn với đặc điểm của phân môn Luyện từ và câu.
a) Thi kể chuyện vui về từ và câu
HS tiểu học rất thích kể chuyện, sưu tầm chuyện kể. Phát huy đặc điểm này, khi dạy Luyện từ và câu, GV có thể sưu tầm và lựa chọn các mẫu chuyện vui liên quan đến nội dung bài học để góp phần kích thích hứng thú học tập của HS. Ví dụ, khi dạy về dấu phẩy, có thể kể cho HS nghe câu chuyện"Bò cày không được thịt".
Có một bác nông dân đến UBND xã xin được giết thịt bò. Ông cán bộ Uỷ ban sau một hồi giải thích cho bác hiểu rằng, con bò bác nuôi đang còn rất khoẻ, phải để lại để cày ruộng, không được giết thịt, bèn phê vào lá đơn của bác câu "Bò cày không được thịt". Bác nông dân cầm lá đơn về nhà và vẫn bình thản giết bò, đem thịt ra chợ bán. Khi người cán bộ quản lý thị trường hỏi, bác liền chìa lá đơn có chữ ký của ông cán bộ UBND xã với dòng chữ "Bò cày không được, thịt". Thì ra, một dấu phẩy đã làm thay đổi nội dung của câu. Bác nông dân thật là hóm hỉnh, thông minh.
Ngoài ra, GV có thể tổ chức các cuộc thi Sưu tầm và kể chuyện vui về từ và câu. Các cuộc thi này đặt ra hai yêu cầu:
Thứ nhất, mỗi em sưu tầm các câu chuyện vui liên quan đến việc dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu.
Thứ hai, kể lại các câu chuyện đó cho thầy cô và các bạn nghe và bình luận về ý nghĩa của câu chuyện.
Với hình thức hoạt động ngoại khoá này, HS không chỉ được mở rộng, củng cố những hiểu biết về cách dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu mà còn được rèn luyện về kỹ năng kể. Qua các mẩu chuyện vui sưu tầm hoặc được nghe kể, HS sẽ có ý thức hơn trau việc trau dồi ngôn ngữ của mình, cẩn thận hơn trong việc dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu.
b) Thi viết và thể hiện kịch bản
Hình thức này chỉ phù hợp với HS lớp 4-lớp 5. Kịch bản, ở đây, được hiểu rất đơn giản, là những cuộc đối thoại ngắn, trong đó có sử dụng các câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm. Sau khi HS học xong các bài về câu phân loại theo mục đích nói, GV căn cứ vào chủ điểm đã học trong tuần, yêu cầu HS xây dựng các cuộc đối thoại nói về chủ điểm đã học, trong các cuộc đối thoại đó có sử dụng các kiểu câu vừa học. Điểm cần chú ý là GV phải yêu cầu HS sử dụng các kiểu câu ở cả mục đích nói trực tiếp và gián tiếp, chú ý đến việc sử dụng các yếu tố đảm bảo tính lịch sự trong kịch bản.
Tuy nhiên, kịch bản chỉ mới là văn bản viết, phải có hình thức thứ hai, yêu cầu HS thể hiện kịch bản của nhóm mình. Vào vai, thể hiện kịch bản chính là lúc HS đặt mình vào các tình huống giao tiếp một cách tự nhiên, để rèn luyện kỹ năng đối thoại.
c) Sưu tầm thành ngữ, tục ngữ
Khác trước đây, chương trình, SGK Tiếng Việt hiện nay, chú trọng việc mở rộng vốn thành ngữ, tục ngữ cho HS qua các bài Mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
Để bổ sung vốn thành ngữ, tục ngữ được học trong giờ chính khoá, GV có thể tổ chức các đợt sưu tầm thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm.
Cũng có thể tổ chức thêm hình thức Sưu tầm các chuyện kể thành ngữ, tục ngữ; thông qua những câu chuyện này HS được hiểu nội dung các thành ngữ, tục ngữ sinh động hơn, sâu sắc hơn.
Hoạt động này nên tổ chức thành nhiều đợt trong năm, bám sát chủ điểm của các tuần học.
d) Sổ tay sử dụng từ ngữ
Mỗi loại sổ tay có một mục đích riêng, do đó mỗi loại lại có cách sắp xếp, cấu tạo riêng. Sổ tay sử dụng từ ngữ nhằm giúp HS tích luỹ và sử dụng từ ngữ thuận lợi nên cần phải ghi theo chủ điểm.
Ví dụ: Từ ngữ nói về hình dáng con người: thon thả, mềm mại, thanh mảnh, mảnh mai, lòng khòng, gầy gò, mảnh khảnh, lép kẹp, mập mạp, ục ịch.....
Sổ tay còn thể ghi những cách dùng từ, đặt câu hay mà HS thu nhận được qua các giờ tập đọc, tập làm văn...
Sổ tay từ ngữ được tích luỹ vốn từ ngữ theo đặc điểm ngôn ngữ, sở trường hoặc nhu cầu của từng cá nhân nên có thể giúp HS nâng cao năng lực từ ngữ của mình một cách thuận tiện. Số tay sử dụng từ ngữ có tác dụng khác hẳn với các loại từ điển.
e) Trò chơi Luyện từ và câu
Hiện nay, người ta đề cao phương pháp trò chơi học tập, đây là phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng tâm lý lứa tuổi HS tiểu học, có tác dụng kích thích hứng thú học tập của HS. Vì thế, GV nên tổ chức cho HS tham gia các trò chơi có nội dung gắn liền với các kiến thức và kỹ năng luyện từ và câu của chương trình. Trò chơi Luyện từ và câu có thể sử dụng xen kẽ trong từng bài học, trong giờ ra chơi, trong các ngày lễ của trường, cũng có thể tổ chức trong các buổi Dạ hội hoặc Câu lạc bộ tiếng Việt...
Các trò chơi có tác dụng củng cố tri thức, phát triển vốn từ, phát hiện và sửa lỗi dùng từ, đặt câu. Có rất nhiều trò chơi Luyện từ và câu, chẳng hạn, tìm nhanh các cặp từ trái nghĩa, đồng nghĩa, dùng tay phát hiện tên gọi đồ vật, điền nhanh từ tượng thanh, ghép từ và nghĩa, thi điền nhanh danh từ, thi đặt câu theo mẫu... Hiện nay, có rất nhiều tập sách giới thiệu các trò chơi học tập tiếng Việt. Ví dụ, Vui học tiếng Việt của tác giả Trần Mạnh Hưởng, Trò chơi thực hành tiếng Việt của tác giả Lê Phương Nga (Chủ biên)... Ngoài các trò chơi do mình tự sáng tạo, GV có thể sử dụng các trò chơi được giới thiệu trong các tập sách trên.
g) Dạ hội tiếng Việt
Dạ hội tiếng Việt là những đêm sinh hoạt về tiếng Việt. Đây là cuộc trình diễn các hoạt động liên quan đến tiếng Việt, trong đó có Luyện từ và câu. HS có thể tham gia các trò chơi, giải các bài tập Luyện từ và câu lí thú, giải câu đố về ngôn ngữ, đóng kịch...Trong Dạ hội tiếng Việt có thể có các cuộc thi Kể chuyện vui về từ và câu, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Giải nhĩa từ, Đặt câu nhanh...
Có thể tổ chức Dạ hội tiếng Việt của lớp, cũng có thể tổ chức Dạ hội tiếng Việt ở qui mô trường và thường phải có các tên gọi cụ thể, hấp dẫn, chẳng hạn như "Sự ra đời của từ", "Câu chuyện về các kiểu câu"....
Dạ hội tiếng Việt góp phần rèn luyện nhiều kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho HS, trong đó có các kỹ năng dùng từ, đặt câu, kỹ năng kể....Đây cũng chính cơ hội để HS giao lưu, trao đổi, tâm tình cũng như trau dồi cách dùng tiếng Việt trong những tình huống giao tiếp đa dạng, đời thường.
h) Câu lạc bộ tiếng Việt
Câu lạc bộ tiếng Việt là nơi sinh hoạt của những HS yêu tiếng Việt. Đây được xem là hình thức họat động ngoại khoá có hiệu quả nhất bởi vì hoạt động của câu lạc bộ được tiến hành có hệ thống, theo kế hoạch đã định, số lượng các HS tham gia vào câu lạc bộ ổn định và đó là sự tham gia tự nguyện.
Nội dung của các buổi sinh hoạt câu lạc bộ là những vấn đề bất kỳ, gắn với các bài học, các phần học của chương trình tiếng Việt trong đó có Luyện từ và câu. Ví dụ như về Câu hỏi và cách dùng câu hỏi, về Từ ghép và từ láy, về Từ nhiều nghĩa...
Câu lạc bộ tiếng Việt ở nhà trường tiểu học không phải là một tập thể nghiên cứu sâu hơn về tiếng Việt mà chỉ là một số các HS yêu thích môn tiếng Việt. Các HS này sẽ là các thành viên tham gia một cách thường xuyên vào công việc ngoại khoá tiếng Việt, cũng như sẽ tích cực giúp GV chuẩn bị đồ dùng trực quan, phân phát tài liệu học tập cho các bạn, giúp đỡ những bạn HS yếu...
Đánh giá hoạt động 3
Bạn hãy đánh dấu £ vào ô trống trước các ý trả lời đúng.
1. Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khoá Luyện từ và câu ở tiểu học là:
a) ! Góp phần khắc sâu các kiến thức về từ và câu đã được học, phát triển các kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng câu trong giao tiếp cho HS
b) ! Góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng hứng thú học tập Luyện từ và câu.
c) ! Hình thành cho HS các tri thức mới về từ và câu.
2. Các hình thức hoạt động ngoại khoá nào sau đây có thể sử dụng hiệu quả trong dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học?
! Thi kể chuyện vui về từ và câu ! Thi viết và thể hiện kịch bản
! Sưu tầm thành ngữ, tục ngữ ! Làm báo tường
! Sổ tay chính tả ! Sổ tay sử dụng từ ngữ
! Trò chơi Luyện từ và câu ! Dạ hội tiếng Việt
! Câu lạc bộ tiếng Việt ! Ngâm thơ
3. Thiết kế ba trò chơi Luyện từ và câu và sưu tầm 5 câu đố về từ ngữ.
4. Chuẩn bị nội dung chương trình cho một buổi Dạ hội tiếng Việt cho HS lớp 4- 5.
Đánh giá toàn chuyên đề
1. Quan điểm giao tiếp thể hiện như thế nào trong dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học?
2. Để dạy tốt một kiểu bài Luyện từ và câu, GV cần lưu ý vấn đề gì?
3. Để dạy tốt một nội dung Luyện từ và câu, GV cần phải lưu ý những vấn đề gì?
Thông tin phản hồi
1. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của các chủ đề
1.1. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 1
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động1:
1. Dạy từ cho HS tiểu học phải chú trọng cả ba tiêu chí số lượng từ, tính đa dạng, tính năng động của từ. Mục tiêu của việc dạy từ là làm giàu vốn từ cho HS, vốn từ càng nhiều, càng phong phú thì khả năng diễn đạt càng tốt. Tuy nhiên, có vốn từ nhiều chưa đủ mà vốn từ phải đa dạng: tính đa dạng này phải xét từ nhiều mặt. Từ góc độ cấu tạo từ, phải dạy cho HS cả từ đơn , từ láy, từ ghép; phải vừa mở rộng vốn từ vừa mở rộng vốn thành ngữ, tục ngữ. Từ góc độ nguồn gốc, phải dạy cả từ thuần Việt và từ vay mượn. Từ góc độ sử dụng, phải dạy cả các từ đơn phong cách và đa phong cách. Từ góc độ ngữ nghĩa, phải dạy cho HS các quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa, đồng âm. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc hướng dẫn HS sử dụng các từ ngữ đã học vào hoạt động nói, viết hàng ngày. Có như vậy, mới tạo được tính năng động cho vốn từ của HS. Không phải cứ có vốn từ nhiều, đa dạng là có thể đưa vào sử dụng nhanh, chính xác, tinh tế, muốn sử dụng từ hiệu quả HS phải luyện tập tích cực hoá vốn từ của mình.
2. Việc dạy luyện từ gắn liền với luyện câu là đảm bảo tính tích hợp, việc tích hợp này giúp cho việc dạy học hiệu quả hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức. Mặt khác, từ là đơn vị sẵn có, cơ bản của ngôn ngữ nhưng chưa phải là đơn vị có thể dùng để giao tiếp. Muốn giao tiếp được người ta phải dùng từ đặt câu, sử dụng câu để giao tiếp. Vì vậy, nếu kết hợp việc rèn luyện việc sử dụng hai đơn vị ngôn ngữ này với nhau thì hiệu quả dạy học sẽ cao hơn, việc học tập của HS sẽ sinh động hơn, tạo được tình huống học tập chân thực hơn.
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
1. Phân môn Luyện từ và câu thực hiện mục tiêu rèn luyện các kỹ năng giao tiếp nói, nghe, đọc, viết cho HS bằng cách làm giàu vốn từ, rèn luyện kỹ năng đặt câu, sử dụng từ và câu. Nhờ đó này HS sẽ viết, nói chính xác, thuyết phục, đạt hiệu quả giao tiếp cao; khi nghe, đọc HS sẽ phân tích và tiếp thu thông tin từ lời nói của đối tượng giao tiếp tốt, nhạy bén.
2. "Làm giàu vốn từ" bao gồm các công việc cụ thể là: dạy nghĩa từ, hệ thống hoá vốn từ ( còn gọi là Mở rộng vốn từ và phân loại, quản lý vốn từ), tích cực hoá vốn từ, văn hoá hoá vốn từ.
3. Việc dạy luyện câu hiện nay, bên cạnh các nhiệm vụ của phân môn ngữ pháp trước đây, phải rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp mục đích nói, với tình huống lời nói để đạt hiệu quả giao tiếp cao, kỹ năng liên kết các câu để tạo thành đoạn văn, văn bản.
4. Người học tự thực hiên.
1.2. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 2
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động1:
1. Nội dung lý thuyết về từ được dạy trong chương trình tiểu học hiện nay:
- Về cấu tạo từ: từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy
- Về các lớp từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
- Về các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá
- Về từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ
- Về tiếng: cấu tạo của tiếng, các bộ phận của vần
2. Nội dung lý thuyết về từ trong chương trình mới giản lược nhiều so với chương trình CCGD. Tuy nhiên, số lượng tiết dạy lý thuyết về từ lại không giảm đi vì chương trình bổ sung các bài luyện tập thực hành (đi kèm với mỗi bài lý thuyết). Mặt khác, các kiến thức lý thuyết về từ được hình thành ở dạng qui tắc tạo lập, sử dụng các đơn vị từ vựng. Chẳng hạn, khi học về từ trái nghĩa, HS được biết về tác dụng của từ trái nghĩa trong giao tiếp; khi học về từ đồng âm, HS được học các cách chơi chữ đồng âm; khi học về từ phức HS biết về các cách chính để tạo từ phức...
3. Các chủ đề Mở rộng vốn từ của chương trình mới có quan hệ đồng tâm. Mỗi chủ đề được lần lượt trở đi trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy trôn ốc, mỗi lần trở đi trở lại là một lần được khai thác sâu hơn.
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
1. Cách lựa chọn và sắp xếp nội dung luyện câu trong chương trình mới thể hiện rõ mục tiêu rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS:
- ở giai đoạn lớp 2-3, chỉ cho HS làm quen và luyện tập cách sử dụng các kiểu câu kể đơn, các thành phần câu chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ và một số dấu câu. Lên lớp 4-5, cung cấp các kiến thức lý thuyết và tiếp tục luyện tập thực hành các nội dung trên.
- Chú trọng dạy các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, chú trọng dạy cách sử dụng các kiểu câu này và phép lịch sự khi giao tiếp. Không dạy nhiều về cách phân loại nhận diện các kiểu câu theo cấu tạo.
- Khi dạy về câu ghép, thành phần trạng ngữ, các phép liên kết câu đều đi từ nội dung đến hình thức, coi trọng việc hình thành các qui tắc sử dụng hơn là hình thành khái niệm về các đơn vị này.
2. Xem hình vẽ sau:
c) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3:
1. Người học tự thực hiện (dựa vào mục Thông tin cho hoạt động 3 của chủ đề 2)
2. -Về kiểu bài: chương trình CCGD, hai phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp bao gồm các kiểu bài sau:
- Mở rộng vốn từ (lớp 2- lớp 5)
- Lý thuyết về từ (lớp 5)
- Hình thành kiến thức và qui tắc ngữ pháp (lớp 2 -3)
- Hình thành khái niệm ngữ pháp (Lớp 4-5)
- Ôn tập ngữ pháp (lớp 4-5)
Phân môn Luyện từ và câu, chương trình mới cũng có 5 kiểu bài: Thực hành từ và câu (Lớp 2-3), Mở rộng vốn từ (lớp 4-5), Hình thành kiến thức mới (lớp 4-5), Luyện tập thực hành (lớp 4-5), Ôn tập (Lớp 4-5).
- Về mục đích ý nghĩa của các kiểu bài: Mục đích của hai kiểu bài Mở rộng vốn từ và Ôn tập của hai chương trình cơ bản giống nhau. Ba kiểu bài Lý thuyết về từ, Hình thành kiến thức và qui tắc ngữ pháp, Hình thành khái niệm ngữ pháp của chương trình CCGD có mục đích giống kiểu bài Hình thành kiến thức mới của chương trình mới.
- Về cấu tạo của các kiểu bài: Trừ kiểu bài Hình thành kiến thức mới, các kiểu bài còn lại của chương trình mới đều là một hệ thống bài tập. ở chương trình CCGD, bài tập chỉ nằm ở mục Luyện tập của các kiểu bài và một số bài Ôn tập ngữ pháp. Kiểu bài Mở rộng vốn từ của chương trình CCGD bao gồm hai mục Từ ngữ và Luyện tập, mục thứ nhất chỉ đưa ra một bảng từ. ở chương trình mới, bảng từ này đã được xây dựng thành bài tập. Kiểu bài Lý thuyết của hai chương trình cơ bản có cấu tạo giống nhau nhưng tên mục và nội dung các mục khác nhau.
1.3. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 3
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động1:
1. e) )
2. Nếu thực hiện như giáo viên nọ thì sẽ vi phạm yêu cầu về ngữ liệu của nguyên tắc giao tiếp. Với tình huống trên, trong thực tế giao tiếp, người ta thường sử dụng câu "Đây là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta" chứ không dùng câu"Bạn này là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta". Câu thứ hai nặng nề và thiếu tính thân thiện. Vì vậy, nên sử dụng câu thứ nhất khi dạy về câu kể Ai là gì? để đảm bảo tính chân thực, sinh động của ngữ liệu.
3. Khái niệm ngôn ngữ có tính trừu tượng và khái quát cao. Khi tiếp thu khái niệm HS nhỏ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc nắm vững khái niệm và việc ứng dụng khái niệm vào giao tiếp rất khác nhau, có HS nắm vững các khái niệm ngôn ngữ nhưng nói, viết rất kém. Còn qui tắc là những chỉ dẫn hành động rất cụ thể, có thể giúp HS thực hiện các hoạt động giao tiếp trực tiếp và dễ dàng.
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
1. Mục đích của GV là đồng thời tác động vào nhiều giác quan của HS cùng một lúc.
2. Đúng.
3. b). Vì các từ xanh xanh, nhỏ nhắn, khéo léo đều là những ví dụ điển hình về từ láy.
Các từ chuồn chuồn, chèo bẻo ở ví dụ a) là những trường hợp các nhà nghiên cứu đang tranh cãi là từ láy hay từ ghép ngẫu kết.
4. Việc sử dụng biện pháp trực quan trong giờ Luyện từ và câu, có thể phân thành hai giai đoạn: giai đoạn hình thành kiến thức mới và giai đoạn ôn tập, tổng kết kiến thức. ở giai đoạn thứ nhất, phương tiện trực quan là lời nói, ở giai đoạn thứ hai phương tiện trực quan là sơ đồ, bảng biểu.
c) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3:
1. Do đặc trưng của quy luật hình thành vốn từ và do mối quan hệ chặt chẽ của các bình diện từ vựng, ngữ pháp trong ngôn ngữ học cũng như mối quan hệ giữa việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng nên trong dạy học Luyện từ và câu phải đảm bảo tính tích hợp, đồng bộ.
2. Trong chương trình, SGK phân môn Luyện từ và câu, nguyên tắc tích hợp thể hiện ở những điểm sau:
- Xây dựng theo chủ điểm, cùng xoay quanh trục chủ điểm với các phân môn khác.
- Các bài tập Luyện từ và luyện câu có quan hệ chặt chẽ, kế thừa lẫn nhau, tích hợp với nhau trong một bài.
- Các kiến thức được dạy theo cấu trúc đồng âm, đó chính là sự tích hợp theo chiều dọc.
3.d) )
d) Thông tin phản hồi cho hoạt động 4:
1.e))
2.e))
e) Thông tin phản hồi cho hoạt động 5:
1. Đúng
2. Sai
3. Đúng
4. b)
1.4. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 4
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động1:
1.a) )
2. Đúng
3. Qui trình hướng dẫn HS giải một bài tập Luyện từ và câu bao gồm bốn bước:
Bước 1: Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập
Bước 2: Hướng dẫn HS chữa một phần của bài tập để làm mẫu
Bước 3: Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả; rút ra những điểm cần ghi nhớ về tri thức
Để tổ chức tốt qui trình này GV cần lưu ý những vấn đề sau:
- Xác định đúng mục đích, ý nghĩa của từng bài tập
- Nắm được cơ sở khoa học của việc xây dựng bài tập
- Nắm vững nội dung và cách giải chính xác bài tập
- Biết trình tự hoá các bước giải bài tập để hướng dẫn cho HS
- Phải chuẩn bị lời giải mẫu và dự tính những sai phạm mà HS mắc phải và cách điều chỉnh để đưa về lời giải đúng
Trong đó, quan trọng nhất là nắm vững mục đích, ý nghĩa của từng bài tập. Mỗi loại bài tập có mục đích riêng, phải nắm vững mục đích của từng kiểu thì GV thực hiện "trúng" ý đồ của SGK, đạt hiệu quả dạy học cao.
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
1.c)
2. Người học tự thực hiện.
1.5. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 5
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động1:
1. Xây dựng bài tập Mở rộng vốn từ người ta dựa vào các cơ sở sau:
- Từ tồn tại trong đầu óc chúng ta theo một trật tự, hệ thống nhất định. Nhờ đó, chúng ta có thể tích lũy từ một cách nhanh chóng và sử dụng từ một cách dễ dàng.
- Khi sử dụng từ trong hoạt động giao tiếp, người ta thường dựa vào các qui luật liên tưởng khác nhau, như dựa vào quan hệ nghĩa của từ, dựa vào quan hệ cấu tạo từ, dựa vào phạm vi sử dụng từ, dựa vào trường nghĩa...
2. Mục đích, ý nghĩa của các dạng bài tập Mở rộng vốn từ:
- MRVT qua tranh vẽ: giúp HS MRVT, nhận biết nghĩa biểu vật của từ.
- MRVT theo quan hệ ngữ nghĩa: giúp HS MRVT, phát triển tư duy hệ thống, tao sự tinh tế nhạy cảm trong dùng từ.
- MRVT theo cấu tạo từ: giúp HS MRVT, phát triển tư duy hệ thống
- MRVT qua trò chơi giải ô chữ: Giúp HS MRVT, tác dụng tổng hợp
- Phân loại, quản lý vốn từ: giúp HS: quản lý vốn từ, phát triển tư duy hệ thống, thu nhận từ nhanh chóng, sử dụng từ dễ dàng.
3. Đúng.
4. Tóm tắt các loại bài tập MRVT theo sơ đồ hình cây:
Mở rộng vốn từ
Theo tranhvẽ
Theo quan hệ cấu tạo từ
Theo quan hệ ngữ nghĩa
Theo trũ chơi giải ô chữ
Phõn loại, quản lý vốn từ
Theo
cấu tạo từ
Theo yếu tố Hỏn Việt
Theo phạm vi sử dụng
Theo tiờu chớ nghĩa
Tỡm từ biết cỏc yếu tố
Tỡm từ biết một yếu tố
Tỡm từ theo ý nghĩa khỏi quỏt
Tỡm từ đồng nghia, trỏi nghĩa
Tỡm từ theo chủ điểm
Tỡm SV
ẩn
trong
tranh
Cho tranh tỡm từ
Nối
từ
vớớ
tranh
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
1. Cơ sở ngôn ngữ học của từng biện pháp giải nghĩa từ ở tiểu học:
- Giải nghĩa từ bằng trực quan: dựa vào nghĩa biểu vật của từ.
- Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh: dựa vào khả năng kết hợp của từ.
- Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa: vào các loại quan hệ ngữ nghĩa của từ.
- Giải nghĩa từ bằng phân tích từ thành từ tố: dựa vào đặc điểm cấu tạo từ.
- Giải nghĩa từ bằng so sánh, đối chiếu từ với từ khác: dựa vào sự tương đồng và khác biệt về các nét nghĩa biểu niệm nghĩa của từ.
- Giải nghĩa từ bằng định nghĩa: dựa vào nghĩa biểu niệm của từ.
2. Người học tự giải quyết.
3. Khi dạy nghĩa của từ cho HS tiểu học, GV cần lưu ý:
+ Tạo điều kiện cho HS quan sát sự vật, hoạt động, tính chất mà từ đó biểu thị (cho HS quan sát đồ thật, vật thật, tranh ảnh, mô hình...).
+ Đặt từ cần giải nghĩa, cần tìm hiểu nghĩa trong mối quan hệ với các từ khác trong hệ thống ngôn ngữ. Đặt từ trong câu, trong đoạn, trong bài, trong tương quan với từ gần nghĩa, từ trái nghĩa...
+ Hướng dẫn HS tập tra từ điển, hình thành cho HS ý thức và thói quen tra từ điển để tìm hiểu nghĩa từ.
+ Sử dụng biện pháp giải thích nghĩa của từ sát hợp với từng loại từ cụ thể và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của HS tiểu học.
4. Người học tự thực hiện.
5. Nối 1 với d, 2 với e, 3 với b, 4 với f, 5 với c, 6 với a.
c) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3:
1. Đúng.
2. e)
3. Loại bài tập tạo ngữ nhằm luyện cho HS kỹ năng kết hợp các từ với nhau theo những qui tắc nhất định về ngữ nghĩa, ngữ pháp tạo thành các cụm từ. Còn loại bài tập tạo câu rèn luyện cho HS kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp.
4. Đúng.
5. Người học tự giải quyết.
d) Thông tin phản hồi cho hoạt động 4:
1. Đối chiếu với mô hình cấu trúc của biện pháp tu từ so sánh, câu ca dao trên thiếu yếu tố 2: đặc điểm so sánh. Chúng ta có thể liên tưởng:
Trẻ em tươi non như búp trên cành
Trẻ em đầy sức sống như búp trên cành
Trẻ em đầy hứa hẹn như búp trên cành
2. b)
3. Cách nhân hóa trong câu ca dao trên là coi đối tượng không phải là con người như con người và tâm tình trò chuyện với chúng.
4. c) 3 cách.
e) Thông tin phản hồi cho hoạt động 5:
1. Cách trình bày này mang tính hành dụng, phù hợp hơn với yêu cầu rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho HS.
2. Cần hướng dẫn HS xem xét cả về cấu tạo hình thức và nội dung ý nghĩa của tổ hợp:
- Thứ nhất, xem xét quan hệ giữa các yếu tố. Nếu quan hệ giữa các yếu tố chặt chẽ, không chia nhỏ ra được thì tổ hợp đó là từ ghép. Nếu quan hệ giữa các yếu tố lỏng lẻo, chia tách ra một cách dễ dàng thì đó là một cụm từ.
- Thứ hai, xem xét đặc điểm ý nghĩa của các tổ hợp. Nếu nghĩa của tổ hợp mang tính khái quát, tính thành ngữ thì đó là từ ghép. Nếu nghĩa của tổ hợp là phép cộng về nghĩa của các yếu tố trong tổ hợp thì đó là cụm từ.
Ví dụ: máy bay là từ ghép nhưng chim bay là cụm từ.
3. Xét tập hợp từ trên các mối quan hệ: quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm:
Nghĩa
Âm
Có
Không
Có
A
B
Không
C
D
Kết quả phân loại như sau:
C: điển hình cho từ ghép, gồm: máy cày, đường ray, quần áo, ruộng vườn, nhà cửa.
B: điển hình của từ láy, gồm: xanh xanh, nhỏ nhắn, bồng bềnh, lơ lửng, gập ghềnh, réo rắt.
C: từ ghép, gồm: mùa màng, chim chóc, mặt mũi, đi đứng, tươi tốt, săn bắn, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, bao biện, bảo bối, hoan hỉ, căn cơ, hữu hình. (vì mối quan hệ giữa các tiếng chủ yếu là quan hệ về nghĩa, còn quan hệ về âm chỉ là ngẫu nhiên).
D: từ ngẫu kết (là loại từ ghép đặc biệt, HS tiểu học không học loại từ này):bù nhìn, xà phòng, bồ hóng.
4. Đúng.
5. Sai.
g) Thông tin phản hồi cho hoạt động 6:
1. Có thể hướng dẫn HS tiểu học nhận biết một từ có nhiều nghĩa bằng cách:
- Từ nào chỉ là tên gọi của một sự vật, hiện tượng thì từ ấy chỉ có một nghĩa.
- Từ nào có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu đạt nhiều khái niệm thì được gọi là từ nhiều nghĩa.
2. Biện pháp giúp HS phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa:
- Từ đồng âm là những từ chỉ các sự vật, hiện tượng khác nhau nhưng hình thức âm thanh trùng nhau một cách ngẫu nhiên. Còn từ nhiều nghĩa thực chất là một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, tính chất, đặc điểm khác nhau (ví dụ: tôi ăn cơm và tàu vào ăn than). HS tiểu học hay nhầm lẫn hai loại từ này vì chúng đều là những từ có hình thức âm thanh giống nhau. Cần hướng dẫn HS dựa vào ngữ cảnh để nhận biết nghĩa của từ đồng âm, nhiều nghĩa.
3. Đáp án a)
4. Các từ đã cho đều có một nét nghĩa chung là chỉ kích thước lớn hơn mức bình thường, nhưng xét về săc thái nghĩa và cách thức sử dụng chúng có thể chia thành:
thênh thang, bát ngát, mênh mông, bao la/ to, rộng, lớn, vĩ đại, khổng lồ, đồ sộ
5. Giúp HS hiểu rằng: một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa, nếu như từ đó là từ nhiều nghĩa.
Trong các văn cảnh khác nhau ở trên, từ lành có nhiều nghĩa khác nhau nên có thể có nhiều từ trái nghĩa.
f) Thông tin phản hồi cho hoạt động 7:
1. Khi làm bài tập thực hành về từ loại, HS thường nhầm lẫn giữa từ loại của từ với từ xét về mặt cấu tạo, GV cần giải thích cho HS hiểu: từ loại danh từ, động từ, tính từ... và từ đơn từ láy từ ghép là các lớp từ được phân loại theo những tiêu chuẩn khác nhau. Từ loại là các lớp từ được phân loại dựa vào các đặc điểm ngữ pháp: ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp.
Từ đơn, từ láy, từ ghép là những lớp từ được phân loại dựa theo các đặc điểm từ vựng, cụ thể là đặc điểm cấu tạo. GV cho HS nhớ lại định nghĩa về các từ loại và về từ đơn, từ phức; từ láy từ ghép để thấy được điều này.
2. GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi để nhận diện. Chẳng hạn, kỉ niệm có thể trả lời câu hỏi làm gì? cho nên có thể xếp là danh từ. Tuy nhiên, các từ trên đều là những từ có hiện tượng chuyển loại cho nên GV nên hướng dẫn HS đặt các từ này vào các cụm từ và câu khác nhau để có thể xác định chính xác và đầy đủ các dạng chuyển loại của chúng.
Ví dụ: a) Những kỉ niệm về tuổi học trò thật khó quên.
b) Trường em kỉ niệm 35 năm ngày thành lập.
Trong ví dụ a) kỉ niệm là danh từ, trong ví dụ b) kỉ niệm là động từ.
3.Tóm tắt nội dung dạy học về từ loại được ở tiểu học (xem bảng ở trang 161, trang tiếp theo)
4. a)
5. Đúng.
Bảng tóm tắt nội dung dạy học về từ loại ở tiểu học
Từ loại
ý nghĩa khái quát
Chức vụ ngữ pháp
Ví dụ
Danh từ
Là những từ chỉ sự vật
CN, (là) VN
xe đạp, ô tô, bàn,
ghế, nhà..
Động từ
Là những từ chỉ hoạt động,
trạng thái của sự vật
VN
đi, chạy, ăn, uống,
nói, cười..
Tính từ
Là những từ miêu tả tính chất,
đặc điểm của sự vật
VN
đẹp, xấu, trắng,
đỏ, nhanh, chậm
Đại từ
Là những từ dùng để xưng hô
hoặc thay thế DT, ĐT, TT
CN, VN
tôi, ta, họ, chúng
nó, vậy, thế...
Quan hệ từ
Là những từ dùng để nối
các từ ngữ hoặc câu
biểu thị quan hệ ngữ pháp,
không làm thành phần câu
và, với, hay, thì,
tuy..nhưng,...
1.6. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 6
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1. c) )
2. c) )
3. e) )
4. Ngoài những điểm chung, phương pháp hướng dẫn HS giải các dạng Đặt câu theo mẫu có những điểm cần lưu ý riêng:
- Đối với bài tập Sắp xếp từ thành câu, sau khi phân tích mẫu cần hướng dẫn HS lựa chọn các từ có nội dung tương hợp và có khả năng kết hợp với nhau để tạo thành câu đúng mẫu.
- Đối với bài tập Lựa chọn từ đặt câu, khi đánh giá GV nên chú ý xem xét khả năng hiểu nghĩa, sự tương hợp về sắc thái ngữ nghĩa giữa từ HS lựa chọn với đối tượng HS nói đến.
- Đối với bài tập Đặt câu theo đề tài đã cho, GV nên cho HS phát huy tính sáng tạo của từng em. Có thể cho một HS đặt nhiều câu nói về một đề tài mà các câu đó có sự liên kết với nhau tạo thành một đoạn. Như thế, sẽ có tác dụng phát huy khả năng diễn đạt ở dạng văn bản độc thoại cho HS.
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
1. c) )
2. b) )
3. d) )
c) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
1. Đúng
2. Đúng
3. Bảng tóm tắt những điểm khác nhau của ba kiểu câu kể Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?
Kiểu câu
Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp
Đặc điểm chức năng giao tiếp
Câu Ai là gì?
có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ vị.
dùng để định nghĩa, giới thiệu, nhận xét.
Câu Ai làm gì?
có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.
dùng để kể về họat động của người, động vật hoặc tĩnh vật được nhân hoá.
Câu Ai thế nào?
có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ vị.
dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
4. c) )
5. c) )
6. d) )
d) Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
1. a))
2. f) )
3. c) )
4. Đúng
5. Đúng
e) Thông tin phản hồi cho hoạt động 5
1. Đúng
2. Đúng
3. e) )
4. g) )
5. Câu ghép có các vế câu được nối bằng quan hệ từ (cặp quan hệ từ) và câu ghép có các vế câu được nối bằng các cặp từ hô ứng có những điểm khác nhau:
- Các câu ghép được nối bởi các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ biểu thị ý nghĩa nguyên nhân - kết quả, điều kiện (giả thiết) - kết quả, tương phản, tăng tiến các vế câu có thể đảo vị trí, các cặp quan hệ từ có thể tỉnh lược một yếu tố; có nhiều quan hệ từ, cặp quan hệ từ cùng biểu thị một quan hệ ý nghĩa.
- Các câu ghép có phương tiện để nối là các cặp từ hô ứng, bài tập 2, phần Nhận xét có mục đích giúp HS thấy, khi dùng các từ hô ứng để nối các vế câu ghép thì phải dùng cả hai từ, không thể đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí của các từ hô ứng ấy. GV phải giúp HS thấy nếu lược bỏ các từ ...vừa...đã, ...đâu...đấy thì quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước, câu văn sẽ trở nên không hoàn chỉnh.
GV cần phải lưu ý HS đặc điểm này khi hướng dẫn các em nối các vế câu ghép, biến đổi câu ghép hoặc đặt câu ghép.
6. Sai.
g) Thông tin phản hồi cho hoạt động 6
1. a) )
2. g) )
3. Phương pháp dạy dấu câu ở lớp 2-3 là phương pháp luyện tập thực hành, HS không được cung cấp các qui tắc lý thuyết mà chỉ thực hiện bài tập theo mẫu của GV và cảm thức ngôn ngữ tự nhiên. Vì thế, phương pháp dạy học mà GV sử dụng là rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp là chủ yếu, phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng ít hơn và chủ yếu là dựa vào mô hình của các kiểu câu.
Phương pháp dạy dấu câu ở lớp 4-5 chủ yếu là phương pháp phân tích ngôn ngữ, bởi ở lớp 4-5, SGK cung cấp các qui tắc sử dụng dấu câu cho HS, sau đó mới tổ chức cho HS luyện tập thực hành.
h) Thông tin phản hồi cho hoạt động 7
1. Sai
2. Đúng
3. Đúng
4. Tổ hợp từ cần điền là "bài tập tình huống lời nói".
5. Sau khi điền các tổ hợp từ cần thiết sẽ thu được đoạn văn bản sau:
"Qui hình hướng dẫn HS giải bài tập thực hành về câu phân loại theo mục đích nói bao gồm 6 bước:
Bước 1: Mô tả các dữ kiện của bài tập
Bước 2: Xác định lệnh của bài tập
Bước 3:Thực hiện lệnh của bài tập
Bước 4: Phân tích kết quả, đối chiếu kết quả với dữ kiện và lệnh của bài tập
Bước 5: Điều chỉnh, sửa chữa kết quả bài tập
Bước 6: Rút ra kết luận về kiến thức cần nhớ hoặc bài học về tạo lập câu"
i) Thông tin phản hồi cho hoạt động 8
1. c) )
2. Thử thay thế các từ ngữ lặp bằng các từ ngữ khác.
3. Một đoạn văn dùng phép lặp dễ gây cho người đọc ấn tượng về sự đơn điệu trong cách biểu hiện và sự nghèo nàn về vốn từ ngữ. ở phép thế, cùng nói về một đối tượng nhưng đối tượng này được gọi bằng các tên khác nhau, do vậy tránh được sự trùng lặp, gây cảm giac về một đoạn văn tẻ nhạt, đơn điệu. Đây là ưu điểm nổi bật của phép thế.
4. GV cho HS nhận diện trên ngữ liệu, hướng dẫn các em phân tích và nhận rõ khi nào các từ này đươc dùng nối câu với câu. Sau đó, cho HS sử dụng kiến thức đã biết vào thực hành liên kết câu hoặc phát hiện và sửa lỗi sử dụng từ nối.
1.7.Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của chủ đề 7
a) Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1. a) ), b) ), c))
2. e) )
b) Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
1. Kết quả nghiên cứu cũng như thực tế dạy học đều cho thấy, có một só HS có khả năng nhận thức, tư duy, vốn sống và năng lực sử dụng từ ngữ nổi trội hơn các em khác. Mặt khác, những con số thống kê cũng cho thấy, các tài năng xuất hiện từ rất sớm, hơn 1/3 những người được xem là có tài năng đã là những thần đồng khi chưa đầy 10 tuổi . Vì thế, ngành giáo dục quan tâm đến các hình thức bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt, trong đó, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về từ ngữ, ngữ pháp. Trong các đề thi HS giỏi, các câu hỏi, bài tập về Luyện từ và câu thường chiếm một nửa.
Mục tiêu của việc bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng từ ngữ, ngữ pháp cho HS khá, giỏi không phải là đào tạo ra các nhà ngôn ngữ học, mặc dầu trong số những HS khá, giỏi này, có những em trở thành các nhà ngôn ngữ học tài năng. Mục tiêu chính của việc làm này là bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, khả năng tư duy, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng các HS khá, giỏi về Luyện từ và câu là: p hát hiện ra những HS có khả năng học giỏi Luyện từ và câu; bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng về phân môn này cho các em.
2. Người học tự giải quyết.
3. Người học tự giải quyết.
c) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
1. b) )
2. Các hình thức hoạt động ngoại khoá sau ()) có thể sử dụng hiệu quả trong dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học:
) Thi kể chuyện vui về từ và câu ) Thi viết và thể hiện kịch bản
) Sưu tầm thành ngữ, tục ngữ ! Làm báo tường
! Sổ tay chính tả ) Sổ tay sử dụng từ ngữ
) Trò chơi Luyện từ và câu ) Dạ hội tiếng Việt
) Câu lạc bộ tiếng Việt ! Ngâm thơ
3. Người học tự giải quyết.
4. Người học tự giải quyết.
2. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá toàn chuyên đề
1. Gợi ý: Quan điểm giao tiếp thể hiện trong tất cả các phương diện của quá trình dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học:
- Thể hiện ở mục tiêu của phân môn: Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là sự cụ thể hoá mục tiêu của môn học Tiếng Việt - dạy cho HS sử dụng tiếng Việt làm công cụ giao tiếp và học tập.
- Thể hiện ở chương trình, SGK: việc lựa chọn sắp xếp nội dung cũng đảm bảo nguyên tắc giao tiếp: coi trọng thực hành giao tiếp, coi trong việc tạo tình huống giao tiếp cho người học; các khái niệm lý thuyết cũng được hình thành từ việc thực hành giao tiếp của người học và được xây dựng dưới dạng qui tắc hướng dẫn hoạt động giao tiếp; ngữ liệu sinh động, chân thực gần gũi với đời sống giao tiếp hàng ngày...
- Thể hiện ở phương pháp dạy học: sử dụng phương pháp giao tiếp, phương pháp luyện tập thực hành...
2. Gợi ý: Để dạy tốt một kiểu bài Luyện từ và câu, người dạy phải lưu ý các vấn đề sau:
- Nắm vững mục đích, ý nghĩa của kiểu bài
- Phân tích được đặc điểm của kiểu bài
- Thiết kế hoặc vận dụng được qui trình lên lớp kiểu bài đó phù hợp với đặc trưng kiến thức cụ thể của từng bài.
3. Gợi ý: Để dạy tốt một nội dung Luyện từ và câu cho HS tiểu học, người dạy phải lưu ý những vấn đề sau:
- Nắm vững cơ sở từ vựng học hoặc ngữ pháp học của nội dung đang dạy
- Phân tích được tính mức độ của vấn đề từ vựng hoặc ngữ pháp cần hình thành cho HS tiểu học (thể hiện trong sách giáo khoa)
- Hệ thống, phân loại, nắm vững đặc điểm của hệ thống bài tập thực hành
- Xây dựng hoặc lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của vấn đề đang dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luyen_tu_va_cau_3243.doc