Chương VIII Những vấn đề chính trị – xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

Như vậy Chúng vừa tìm hiểu xong chương 8 Những vấn đề chính trị – xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, để hệ thống lại nội dung chúng ta vừa học thầy sẽ đưa ra một số câu hỏi cũng cố bài GV: Trình bày Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? GV: Nhận xét và diễn giảng

doc14 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3152 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương VIII Những vấn đề chính trị – xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA MÁC - LÊNIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG VIII NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (06 TIẾT=05LT+01TH) * MỤC TIÊU - Về kiến thức: Trang bị những kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân chủ; về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bẳn sắc dân tộc; về vấn đề tôn giáo và dân tộc - Về kỹ năng: Nắm vững những nội dung cơ bản về nền dân chủ XHCN; về vấn đề xây dựng nền văn hóa XHCN, vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH. Đây là những nội dung then chốt, có tính quy luật trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện hình thái kinh tế - xã hội XHCN. - Về thái độ: Hiểu đúng về học thuyết chủ nghĩa Mác – Lênin, Có niềm tin vào sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. * TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Máy chiếu, một số tranh ảnh, đoạn phim để minh họa thực tiễn. - Các thông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung trọng tâm. * TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Nội dung T.gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học viên Nguồn I. Ổn định lớp 01 phút - Kiểm tra sỉ số lớp - Trao đổi thông tin về tiết học trước. Lớp trưởng báo cáo sỉ sổ lớp. II. Kiểm tra bài cũ 07 phút - Đặt câu hỏi: Giai cấp công nhân là gì ? sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì ? SV: Lên bảng trình bày Vào bài mới: 02 phút - Dẫn dắt vào bài - Giới thiệu mục tiêu (KQHT) SV lắng nghe I. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa a. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ - Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ + Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người. Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột, bất công. + Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung chung”. + Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng. - Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa bằng luật pháp. Do đó, nền dân chủ luôn gắn với nhà nước như là cơ chế để thực thi dân chủ và mang bản chất của giai cấp thống trị. Chính vì vậy, kể từ khi nền dân chủ ra đời thì dân chủ trở thành một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị, phạm trù đa nghĩa. b. Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Một là, với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân - Hai là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. - Ba là, trên cơ sở của sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội (do Nhà nước của giai cấp công nhân đại diện) nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. - Bốn là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cần có và phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp. c. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Động lực của quá trình phát triển xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội là dân chủ. - Thực hành dân chủ rộng rãi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng chính là quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một nền dân chủ mới đảm bảo cho sự thành công của chủ nghĩa xã hội. - Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là quá trình vận động và thực hành dân chủ, là quá trình vận động biến dân chủ từ khả năng thành hiện thực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là quá trình đưa các giá trị , chuẩn mực nguyên tắc của dân chủ vào thực tiễn xây dựng cuộc sống mới. - Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu diễn ra nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện dân chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. - Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng cộng sản. Với ý nghĩa đó “Dân chủ là quy luật hình thành, phát triển và tự hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nó vừa là mục tiêu, động lực của công cuộc đổi mới”. 2. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa a. Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa - Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó, nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình; cũng qua đó mà giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản lãnh đạo được toàn xã hội trong công cuộc xây dựng xã hội mới. - Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa và phát huy những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong lịch sử về vấn đề nhà nước và dân chủ. b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa * Đặc trưng : - Một là, nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là công cụ để đàn áp một giai cấp nào đó, nhà nước đó thực hiện một chính sách giai cấp vì lợi ích của tất cả những người lao động nhưng đồng thời vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đối với nhà nước vẫn được duy trì. - Hai là, nhà nước xã hội chủ nghĩa có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với nhà nước tư sản. Cũng là công cụ của chuyên chính giai cấp, nhưng vì lợi ích của tất cả những người lao động tức là tuyệt đại đa số nhân dân, nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện sự trấn áp những kẻ chống đối phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Ba là, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực và trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn xem mặt tổ chức xây dựng là đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của chuyên chính vô sản. V.I.Lênin cho rằng, chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức xây dựng toàn diện xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. - Bốn là, nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, và theo V.I.Lênin, con đường vận động, phát triển của nó là: ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. - Năm là, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là “nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế – xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn, nhà nước “tự tiêu vong”. Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của nhà nước vô sản. * Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa biểu hiện tập trung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật. Chức năng giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa được thực hiện cả bằng tổ chức có hiệu quả công việc xây dựng toàn diện xã hội mới, cả bằng việc sử dụng những công cụ bạo lực để đập tan sự phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững an ninh xã hội. Bạo lực, trấn áp là cái vốn có của mọi nhà nước, do đó bạo lực, trấn áp cũng là cái vốn có của nhà nước xã hội chủ nghĩa. c. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa - Giành chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân. - Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân và nhân dân lao động thông qua nhà nước thực hiện chức năng trấn áp bằng bạo lực khi cần thiết đối với giai cấp, tầng lớp chống đối. Đồng thời, nhà nước xã hội chủ nghĩa đóng vai trò là thiết chế cần thiết đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội. - Quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa đồng thời là quá trình xây dựng, mở rộng dân chủ tới mức tối đa với mọi tầng lớp nhân dân. Kết luận: Để đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa – một trong những công cụ chủ yếu của quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là một yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. II. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa a. Khái niệm văn hóa “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người và loài người sáng tạo ra nhờ lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình; biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. b. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. c. Những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa - Một là, chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tư tưởng, quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. - Hai là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. - Ba la, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. 2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việc xây dựng nền văn hóa xã hội Chủ nghĩa được đặt ra một cách tất yếu, xuất phát từ những căn cứ sau: - Thứ nhất, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là cần thiết và tất yếu để thay đổi phương thức sản xuất tinh thần, làm cho nó phù hợp với phương thức sản xuất mới xét về mặt kinh tế đã hình thành. - Thứ hai, xây dựng nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của xã hội cũ để lại. - Thứ ba, xây dựng nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình khắc phục tình trạng thiếu thốn văn hóa. - Thứ tư, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu xuất phát từ yêu cầu khách quan: văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa a. Những nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa - Một là, cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới. - Hai là, xây dựng con người phát triển toàn diện với đạo đức và lối sống văn hóa lành mạnh làm cho nguồn lực con người và nền văn hóa mới, thực sự là động lực phát triển và mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội - Ba là, xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa - Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa b. Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa - Thứ nhất, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội. - Thứ hai, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa - Thứ ba, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại. - Thứ tư, tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO 1. Vấn đề dân tộc và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc a. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tộc - Khái niệm dân tộc +Một là, chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. +Hai là, chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. - Các đặc trưng cơ bản của dân tộc + Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc. + Cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. + Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. + Có nét tâm lý riêng (tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc, gắn bó với nền văn hóa của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc). b. Hai xu hướng phát triển của các dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội V.I.Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc. - Xu hướng thứ nhất: Do sự thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân cư muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân tộc độc lập. - Xu hướng thứ hai: Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. c. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc; dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhất là khi đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin đã khái quát lại thành “Cương lĩnh dân tộc” của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm Về quyền dân tộc tự quyết, Người nêu rõ: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”. - Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng - Các dân tộc được quyền tự quyết - Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc 2. Vấn đề tôn giáo và nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo a. Khái niệm tôn giáo Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph. Ăngghen đã viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phán ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. C. Mác và Ph. Ăngghen còn cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hóa, lịch sử; một lực lượng xã hội, trần thế”. b. Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa - Nguyên nhân nhận thức: Ngày nay, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, giúp con người có thêm khả năng để nhận thức xã hội và làm chủ tự nhiên. Song thế giới khách quan còn nhiều vấn đề khoa học chưa thể làm rõ. Do đó, tâm lý sợ hãi, trông chờ và tin tưởng vào thần, thánh, phật… chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức của con người trong xã hội. - Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Tín ngưỡng, tôn giáo đã ăn sâu vào đời sống tinh thần, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ, trở thành một kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của cuộc sống. Mặc dù, xã hội đã có những biến đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội… nhưng tín ngưỡng, tôn giáo không thay đổi kịp tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã hội mà nó phản ánh. - Nguyên nhân chính trị – xã hội: Trong các nguyên tắc tôn giáo, có những điểm còn phù hợp với Chủ nghĩa xã hội, với đường lối chính sách của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được yêu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân. Vì vậy tôn giáo vẫn tồn tại trong Chủ nghĩa xã hội. - Nguyên nhân kinh tế: Trong Chủ nghĩa xã hội nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai tầng xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chưa cao, con người còn chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Điều đó làm cho con người có tâm lý thụ động, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên. - Nguyên nhân về văn hóa: Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Vì vậy, việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hóa (có chọn lọc) của nhân loại trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết. c. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo Chủ nghĩa xã hội cần dựa trên những quan điểm sau: - Một là. khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là yêu cầu khách quan của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. - Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân - Ba là, thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người không theo một tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. - Năm là, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. 05 phút 05 phút 05 phút 05 phút 05 phút 05 phút 05 phút 10 phút 30 phút 05 phút 05 phút 05 phút 10 phút 30 phút 10 phút 05 phút 05 phút 05 phút 05 phút 05 phút 05 phút 10 phút 05 phút 10 phút 05 phút 05 phút 10 phút 05 phút 10 phút 05 phút 10 phút 05 phút 05 phút 05 phút 05 phút 20 phút GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ GV: Thuyết Trình và diễn giải GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là gì ? GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa GV: Thuyết Trình và diễn giải GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. GV: Thuyết Trình và diễn giải GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa GV: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 6sv. Mỗi nhóm đều thảo luận 2 câu hỏi : Tìm hiểu Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa GV: chốt ý, hệ thống, kết luận GV: Thuyết Trình và diễn giải GV: Thuyết Trình và diễn giải GV: Thuyết Trình và diễn giải GV: Thuyết Trình và diễn giải GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên thấy được Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên thấy được Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa GV: chốt ý, hệ thống, kết luận GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên nắm được Khái niệm văn hóa GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên nắm được Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên nắm được Những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên nắm được Những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa GV: Thuyết Trình và diễn giải GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên nắm được Những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên nắm được Những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Khái niệm dân tộc GV: Thuyết trình và diễn giải GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Các đặc trưng cơ bản của dân tộc GV: Thuyết trình và diễn giải GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Hai xu hướng phát triển của các dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc GV: Thuyết trình và diễn giải GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Khái niệm tôn giáo GV: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 6sv. Mỗi nhóm đều thảo luận 2 câu hỏi : Tìm hiểu Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa GV: chốt ý, hệ thống, kết luận GV: Thuyết trình và diễn giải GV: Thuyết trình và diễn giải GV: Thuyết trình và diễn giải GV: Thuyết trình và diễn giải GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo SV: lắng nghe và ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Trả lời SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Thảo luận Và lên bảng trả lời nội dung vừa thảo luận SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Thảo luận Và lên bảng trả lời nội dung vừa thảo luận SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép SV: lắng nghe SV: Ghi chép - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Máy chiếu - Bảng - Phấn - Giáo trình - Bảng - Phấn - Giáo trình - Bảng - Phấn - Giáo trình - Bảng - Phấn - Giáo trình - Bảng - Phấn - Giáo trình - Bảng - Phấn - Giáo trình - Bảng - Phấn - Giáo trình - Bảng - Phấn - Giáo trình - Bảng - Phấn - Giáo trình IV. Tổng kết bài 04 phút Như vậy Chúng vừa tìm hiểu xong chương 8 Những vấn đề chính trị – xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, để hệ thống lại nội dung chúng ta vừa học thầy sẽ đưa ra một số câu hỏi cũng cố bài GV: Trình bày Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? GV: Nhận xét và diễn giảng - Mời một vài SV trả lởi, 01-02 SV nhận xét, bổ sung. V. Câu hỏi bài tập về nhà 01 phút Xem trước bài: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG SV: lắng nghe Trà Vinh, ngày …tháng … năm …. TRƯỞNG BỘ MÔN (Ký, ghi rõ họ tên) Trà Vinh, ngày 09 tháng 10 năm 2014. NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH (Ký, ghi rõ họ tên) Phan Hữu Tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc09_nguyen_ly_ct_xh_0796.doc