Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đã và
đang được thực hiện trên 62 huyện nghèo, các
mục tiêu của chương trình đã khẳng định sự
đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Qua 3
năm triển khai thực hiện chương trình 30a
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã thu được
những thành tựu nhất định và cũng bộc lộ
những bất cập trên các mặt tổ chức, quản lý
cũng như thực hiện nội dung các chương trình
cụ thể. Cần có những nghiên cứu sâu, đa
chiều và khách quan về chương trình 30a trên
địa bàn huyện Ba Bể cũng như trên các địa
bàn khác tìm ra những cách làm hay, những
bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm thực hiện
thành công mục tiêu của chương trình 30a.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn – Thành tựu và nguyên nhân hạn chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Quang Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 11 - 16
11
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN – THÀNH TỰU
VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ
Hà Quang Trung*, Trương Thu Hương
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, chương trình đã thu được những kết quả
đáng khích lệ, cơ bản đáp ứng được mục tiêu đề ra. Kết quả tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 48,63% năm
2008 xuống còn 27,88% năm 2010. Tính theo chuẩn nghèo mới đầu năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo là
43,64% đến cuối năm 2011 giảm còn 29,63%. Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp giảm trong cơ
cấu kinh tế của huyện, tổng sản lượng lương thực đạt 25.926 tấn, tỷ lệ tán che phủ rừng đạt 55%,
16/16 xã có đường đến trung tâm được dải nhựa hoặc cấp phối. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện chương trình huyện cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập về các mặt hoạt động của quá trình tổ
chức thực hiện chương trình như: phương pháp tổ chức, cơ chế thực hiện, nguồn vốn đầu tư, năng
lực đội ngũ, , cũng như nhận thức của người dân. Nghiên cứu nguyên nhân hạn chế góp phần
lựa chọn những giải pháp giúp huyện Ba Bể và tỉnh Bắc Kạn thực hiện chương trình 30a đạt hiệu
quả hơn, đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Từ khoá: Hỗ trợ giảm nghèo nhanh, giảm nghèo bền vững, giảm nghèo ở Ba Bể
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ngày 27 tháng 12 năm 2008, Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững (sau đây gọi là
chương trình 30a) đã tạo ra một bước đột phá
về việc giảm nghèo nhanh và bền vững cho
62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Ba Bể
là một trong hai huyện nghèo nhất thuộc tỉnh
Bắc Kạn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện
là 685,12 km2. Toàn huyện có16 xã và thị
trấn, nhân khẩu trung bình năm 2010 là
46.908 người trong đó có trên 80% là người
dân tộc thiểu số sinh sống. Thực hiện Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP, đảng bộ, chính
quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân
dân tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể
nói riêng đã thu được những thành tựu đáng
kể. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm,
đời sống kinh tế người dân được nâng lên, an
sinh xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện chương trình, huyện cũng
gặp nhiều khó khăn, bất cập về các mặt hoạt
động của quá trình tổ chức thực hiện chương
trình như: phương pháp tổ chức, cơ chế thực
hiện, nguồn vốn đầu tư, năng lực đội ngũ,
cũng như nhận thức của người dân trong quá
*
Tel: 0983 640154, Email: haquangtrung.kt@gmail.com
trình thực hiện chương trình,... Vì vậy, để
thực hiện tốt mục tiêu đề ra của chương trình
30a trên địa bàn huyện Ba Bể, cần thiết phải
có những nghiên cứu, đánh giá một cách
khách quan những kết quả đã đạt được, những
bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện,
đó là một căn cứ quan trọng giúp cho các cấp
chính quyền huyện, tỉnh, đề ra các giải pháp
phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Một số mục tiêu cụ thể của chương trình
30a của huyện Ba Bể
Mục tiêu đến năm 2010: Giảm tỷ lệ hộ nghèo
từ 48,6% xuống 39%; thu nhập bình quân
khoảng 4,5 trđ/người/năm; không còn hộ dân
ở nhà tạm; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào
tạo, tập huấn, huấn luyện đạt 20%; 90% xã có
đường ô tô đến trung tâm xã; xây dựng ít nhất
03 trạm y tế chuẩn và 03 trường chuẩn.
Mục tiêu đến năm 2015: Giảm tỷ lệ hộ nghèo
xuống còn 15%; thu nhập bình quân 8,12
trđ/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp
dưới 60%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào
tạo, tập huấn, huấn luyện đạt 40%; cơ cấu
kinh tế NLNN 45%; 100% xã có đường ô tô
đến trung tâm xã; 100% xã có trạm y tế chuẩn
Hà Quang Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 11 - 16
12
và 50% trường chuẩn; nâng cấp Trung tâm
dạy nghề thành Trường Trung cấp nghề.
Mục tiêu đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo
xuống dưới 10%; thu nhập bình quân khoảng
15 trđ/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp
dưới 50%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào
tạo, tập huấn, huấn luyện đạt 50%; 100% xã
có trường chuẩn; xây mới 02 trường và cải
tạo nâng cấp 01 trường THPT; nâng cấp Bệnh
viện lên 100 giường; nâng tỷ lệ che phủ rừng
lên 70% vào năm 2020.
Ngoài một số mục tiêu cụ thể trên, huyện
cũng đã xây dựng một số chỉ khác như: tỷ lệ
hộ nghèo được vay vốn ưu đãi, miễn giảm
học phí, hỗ trợ xuất khẩu lao động ., bám
sát mục tiêu của chương trình 30a.
Công tác tổ chức thực hiện chương trình
30a ở huyện Ba Bể
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND
tỉnh Bắc Kạn, Huyện uỷ Ba Bể đã có quyết
định số 2277-QĐ/HU ngày 27/02/2009 về
việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 30a
của huyện. Trong quyết định đã chỉ rõ các
chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, cụ thể:
- Đối với Ban chỉ đạo cấp huyện: Chỉ đạo xây
dựng chương trình thực hiện Đề án, thống
nhất quản lý nguồn lực, kiểm tra, đôn đốc
hướng dẫn UBND các xã, UBMTTQ huyện
và các đoàn thể thực hiện xây dựng Đề án
theo nội dung theo chương trình 30a; Chỉ đạo
xây dựng kế hoạch hàng năm, trung và dài
hạn về phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm
nghèo nhanh và bền vững.
- Đối với ban chỉ đạo cấp xã: Xây dựng kế
hoạch thực hiện hàng năm trình UBND huyện
phê duyệt; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo
dõi, giám sát và đánh giá, báo cáo rà soát
đánh giá hàng năm; xác định địa chỉ hộ
nghèo trong năm, đề ra kế hoạch giảm
nghèo năm tới.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Ban chỉ đạo
được kiện toàn thường xuyên tại các Quyết
định số 4043-QĐ/HU ngày 11/9/2009; Quyết
định số 4122-QĐ/HU ngày 09/12/2009 và gần
đây nhất là Quyết định số 528-QĐ/HU ngày
22/9/2011.
Tình hình sử dụng các nguồn kinh phí thực
hiện chương trình 30a
Theo tinh thần chỉ đạo chương trình 30a của
Ban chỉ đạo Trung ương và các tỉnh, để đạt
được mục tiêu của chương trình 30a, các
huyện sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của
chương trình 30a và sử dụng lồng ghép
nguồn vốn của các chương trình khác. Tình
hình đáp ứng nhu cầu về vốn của chương
trình 30a như sau:
Bảng 1: Tình hình đầu tư chương trình 30a tại huyện Ba Bể
(ĐVT: tr.đ)
STT Chỉ tiêu 2010 2011
Nhu cầu Được cấp Tỷ lệ Nhu cầu Được cấp Tỷ lệ
Tổng số 749.448 49.358 6,6 922.441 175.393 19,0
I Kinh phí sự nghiệp 311.820 5.515 1,8 347.148 35.35 10,4
1 Hỗ trợ sản xuất, 180.693 3.982 2,2 201.966 21.980 10,9
2 Giáo dục, đào tạo 83.394 100 89.678 6.384 7,1
3 Chính sách cán bộ 19.443 1.433 7,4 26.393 6.950 26,3
4 Xoá nhà tạm QĐ 167 2.940 - - 2.940 2.878 97,9
5 Các chính sách khác 25.350 - - 26.171 621 2,4
II Kinh phí đầu tư PT 437.628 43.843 10,0 575.292 139.458 24,2
1 Huyện chủ đầu tư 437.628 43.568 10,5 560.308 124.473 22,2
2 Xã chủ đầu tư 0 275 - 14.984 14.984 100,0
(Nguồn: Văn phòng UBND huyện Ba Bể)
Hà Quang Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 11 - 16
13
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn lồng ghép để thực hiện chương trình 30a từ 2009-2011
STT Chỉ tiêu Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) Tỷ lệ (%)
Tổng cộng 50.292 46.656 92,8
I Vốn sự nghiệp 19.847 17.347 87,4
1.1 Chương trình 134 45 3 6,7
1.2 Chương trình 135 19.515 17.115 87,7
1.3 Chương trình MTXĐGN 287 229 79,8
II Vốn đầu tư 30.445 29.309 96,3
2.1 Chương trình 134 3.460 2.528 73,1
2.2 Chương trình 135 26.985 26.781 99,2
- Huyện làm chủ đầu tư 12.276 12.276 100,00
- Xã làm chủ đầu tư 14.709 14.505 98,6
(Nguồn: Văn phòng UBND huyện Ba Bể)
Đến hết năm 2011 huyện đã được Ngân sách
nhà nước đầu tư là 175.680 triệu đồng cho
chương trình 30a trên tổng nhu cầu dự án
được duyệt của huyện là 922.728 triệu đồng
đạt 19%, năm 2010 đầu tư của chương trình
chỉ đạt 6,6% nhu cầu. Nguồn vốn đầu tư cho
chương trình 30a của huyện rất chậm do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,
từ phía Trung ương cũng như địa phương.
Trong khi đó vốn đầu tư từ các chương trình
lồng ghép đến năm 2011 đạt 92,8%, về cơ bản
là đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Đối với các chương trình đã được triển khai
thực hiện nhiều năm thì việc đầu tư vốn của
Trung ương kịp thời hơn và việc tổ chức triển
khai thực hiện của địa phương cũng tốt hơn.
Ngoài các nguồn vốn của chương trình 30a và
nguồn vốn của các chương trình lồng ghép,
huyện Ba Bể còn có sự hỗ trợ từ doanh
nghiệp đó là Tập đoàn Than và Khoáng sản
Việt Nam đã hỗ trợ đầu tư 8 dự án với số tiền
là 20,500 triệu đồng đạt 100% cam kết hỗ trợ
của Tập đoàn với huyện.
Một số kết quả thực hiện mục tiêu chương
trình 30a ở huyện Ba Bể
Đến hết năm 2011 chương trình 30a huyện Ba
Bể đạt được một số kết quả chính như sau:
(i) Chính sách phát triển rừng: Khoán khoanh
nuôi bảo vệ rừng với tổng diện tích 8.867 ha
cho 89 hộ, kinh phí 1.773 triệu đồng; hỗ trợ
lần đầu giống cây trồng rừng cho 5.647 hộ,
kinh phí 7.512 triệu đồng; trợ cấp gạo hỗ trợ
hộ nghèo cho 587 hộ, sử dụng hết 83 tấn gạo.
(ii) Chính sách hỗ trợ sản xuất: Mua giống,
phân bón, chuyển đổi cây trồng 3.311 hộ,
kinh phí 1.743 triệu đồng; hỗ trợ chuồng trại
chăn nuôi 252 hộ, kinh phí là 252 triệu
đồng; hỗ trợ vay ưu đãi với lãi suất bằng
0% cho 2.249 hộ với tổng số tiền vay
11.435 triệu đồng.
(iii) Hỗ trợ xuất khẩu lao động: Hỗ trợ vay
vốn 286 lao động với số tiền 8.312 triệu đồng.
(iv) Chính sách giáo dục đào tạo, nâng cao
mặt bằng dân trí: Trợ cấp tiền học cho 5.035
học sinh nghèo, kinh phí 9.893 triệu đồng.
(v) Chính sách hỗ trợ gắn với tạo việc làm:
Đào tạo nghề để tạo việc làm 629 người dân
tộc thiểu số, trong đó lao động nữ có 371
người chiếm 58,98%, kinh phí 1.114 triệu
đồng. (vi) Chính sách cán bộ đối với huyện
nghèo: Luân chuyển và tăng cường cán bộ trẻ
về xã 14 người với kinh phí 542 triệu đồng;
chính sách thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên
môn kỹ thuật được 60 người với kinh phí
3.119 triệu đồng.
(vii) Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng: Đầu tư
52 công trình, tổng kinh phí 109.014 triệu
đồng, đến nay đã có 16/16 xã có đường ô tô
đến trung tâm xã.
Có thể khẳng định chương trình 30a thực hiện
trên địa bàn huyện Ba Bể đã thu được những
kết quả đáng phấn khởi, điều đó được thể hiện
qua chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm
khá nhanh và giảm khá đồng đều trên các xã
trên địa bàn huyện.
Hà Quang Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 11 - 16
14
Bảng 3: Kết quả giảm nghèo của huyện Ba Bể giai đoạn 2009-2011
Địa bàn 2009 2010 2011
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Toàn huyện 3862 37.2 2976 27.9 4657 43.6
Bành Trạch 260 40.2 202 30.4 330 49.7
Cao Trĩ 154 35.2 105 23.5 155 34.7
Cao Thượng 343 49.1 288 40.2 508 70.9
Chu Hương 273 35.6 228 29.3 425 54.6
Địa Linh 154 21.4 47 6.4 306 41.9
Đồng Phúc 365 60.6 321 52.1 518 84.1
Hà Hiệu 108 18.7 57 9.4 130 21.5
Hoàng Trĩ 166 60.6 130 45.8 142 50.0
Phúc Lộc 315 53.6 290 48.2 290 48.2
Quảng Khê 369 51.1 309 40.9 309 40.9
Khang Ninh 486 53.5 293 31.1 447 47.5
Thị Trấn 60 6.5 49 5.3 69 7.4
Thượng Giáo 193 24.4 159 19.8 159 19.8
Nam Mẫu 166 42.9 146 36.0 221 54.6
Mỹ Phương 325 39.8 282 33.5 362 42.9
Yến Dương 125 23.5 70 12.7 286 52.0
Ghi chú: Năm 2011, tính theo chuẩn nghèo mới
(Nguồn: Văn phòng UBND huyện Ba Bể)
Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 37,2 %
năm 2009 xuống còn 27,9 % năm 2010 (tính
theo chuẩn nghèo tại QĐ 170/2005/QĐ-TTg
ngày 08 tháng 07 năm 2005). Theo chuẩn
nghèo tại QĐ số 09/2011/QĐ-TTg ngày 09
tháng 02 năm 2011, đầu năm 2011 tỷ lệ hộ
nghèo của huyện được đánh giá lại là 43,6%.
Như vậy, mới chỉ nâng chuẩn nghèo ở mức
thu nhập từ 200.000 đồng/người/ tháng lên
400.000 đồng/ người/ tháng mà tỷ lệ hộ nghèo
đã tăng lên từ 27,9% lên 43,6%, điều đó cho
thấy số hộ cận nghèo trên địa bàn huyện
chiếm tỷ lệ khá cao. Tiếp tục đẩy mạnh công
tác giảm nghèo kết quả theo báo cáo của
huyện đến cuối năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của
huyện đã giảm xuống còn 29,63%. Kết quả
giảm nghèo của huyện đã một lần nữa khẳng
định tính đúng đắn, tính thực tiễn của chương
trình 30a.
Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế
trong thực hiện chương trình 30a
Các mục tiêu chương trình 30a của huyện
đang thực hiện đã có một số thành tựu nhất
định, nhưng còn chậm và thiếu đồng bộ, chưa
thực sự khẳng định tính bền vững. Qua khảo
sát và phân tích, chúng tôi thấy trong tổ chức
thực hiện chương trình 30ª của huyện còn
bộc lộ một số hạn chế và nguyên nhân hạn
chế, đó là:
(i) Ban chỉ đạo chương trình 30a của huyện
đều là các đồng chí hoạt động kiêm nhiệm,
nhưng huyện chưa phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng cơ quan, đơn vị. Nguyên nhân của
tồn tại là tuy đã có đơn vị thường trực nhưng
chức năng điều phối chỉ đạo chưa rõ ràng, từ
đó dẫn đến thực trạng việc thực hiện các
chương trình chưa có tính đồng bộ, hiệu quả
chỉ đạo, giám sát chưa cao.
(ii) Các mục tiêu về chính sách hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập: mới chỉ
thực hiện được một phần nhỏ, việc giải ngân
còn chậm (đạt 10, 9% đến năm 2011), chưa
đánh giá được kết quả và hiệu quả của chính
sách. Nguyên nhân là nguồn vốn ngân sách
đầu tư không kịp thời, chưa đáp ứng được
nhu cầu của địa phương; huyện chưa chủ
động xây dựng các kế hoạch, quy hoạch để
thực hiện tốt việc giải ngân cho các chính
sách cụ thể; công tác tuyên truyền chưa thực
sự sâu rộng, nhận thức của người dân (đối
Hà Quang Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 11 - 16
15
tượng hưởng lợi) chưa rõ ràng, chưa chủ động
phối hợp tiếp nhận sự ưu đãi của chính sách.
(iii) Các mục tiêu về chính sách giáo dục, đào
tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí: về cơ bản
huyện thực hiện khá tốt. Tuy nhiên việc đào
tạo nghề cho lao động nông thôn còn thấp về
số lượng và chưa đa dạng về ngành nghề.
Nguyên nhân là huyện chưa xác định được cơ
cấu kinh tế nông lâm nghiệp và chưa khảo sát
thực tế nhu cầu học nghề của người lao động.
(iv)Các mục tiêu về chính sách cán bộ đối với
các huyện nghèo: việc luân chuyển cán bộ
cho các xã đặc biệt khó khăn mới thực hiện
nên chưa có đánh giá cụ thể; chương trình
đưa trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã cũng
mới bắt đầu khởi động nên còn nhiều ý kiến
trái chiều, cần có thời gian để đánh giá kết
quả và hiệu quả của chương trình. - Các mục
tiêu về chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ
tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện: việc sử
dụng vốn đầu tư khá tốt (đạt 24,2% nhu cầu)
nhưng huyện chưa có quy hoạch các điểm dân
cư và rà soát mạng lưới giao thông trên địa
bàn. Nguyên nhân là chưa có nguồn kinh phí
cho công tác quy hoạch của huyện.
(v) Chương trình 30a đã đi vào cuộc được 3
năm (2009-2011), chương trình đã nhận được
sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp xã hội, các
tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ
chức kinh tế xã hội. Tuy nhiên, qua phỏng
vấn, chúng tôi thấy khoảng 80% đến 90% số
người được hỏi biết về các chính sách hỗ trợ
của chương trình 30a. Nhận thức và việc tiếp
nhận của người dân về các chính sách hỗ trợ
về cơ bản cho là tốt, là phù hợp (85%), nhưng
cũng có một số ý kiến cho rằng việc thực hiện
nhiều chính sách hỗ trợ có thể tạo ra sự thụ
động, ỷ lại của người hưởng lợi chính sách.
KẾT LUẬN
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đã và
đang được thực hiện trên 62 huyện nghèo, các
mục tiêu của chương trình đã khẳng định sự
đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Qua 3
năm triển khai thực hiện chương trình 30a
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã thu được
những thành tựu nhất định và cũng bộc lộ
những bất cập trên các mặt tổ chức, quản lý
cũng như thực hiện nội dung các chương trình
cụ thể. Cần có những nghiên cứu sâu, đa
chiều và khách quan về chương trình 30a trên
địa bàn huyện Ba Bể cũng như trên các địa
bàn khác tìm ra những cách làm hay, những
bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm thực hiện
thành công mục tiêu của chương trình 30a.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng
12 tháng 2008 của Chính phủ về chương trình
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62
huyện nghèo.
[2]. Niên giám thống kê huyện Ba Bể năm 2009,
2010, 2011
[3]. Quyết định số 2445/QĐ-UBND ngày 07 tháng
08 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê
duyệt chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững huyện Ba Bể từ năm 2009 đến 2020.
[4]. Quyết định số 2277-QĐ/HU ngày 27/02/2009
của huyện uỷ huyện Ba Bể về việc thành lập Ban
chỉ đạo Chương trình 30a.
[5]. Báo cáo thực hiện Nghị quyết 30a và chính
sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo của UBND huyện
Ba Bể tháng 6 năm 2012.
Hà Quang Trung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 11 - 16
16
SUMMARY
QUICK AND SUSTAINABLE POVERTY REDUCTION SUPPORT PROGRAM
IN BA BE DISTRICT, BAC KAN PROVINCE - ACHIEVEMENTS AND CAUSES
OF LIMITATIONS
Ha Quang Trung*, Truong Thu Huong
College of Economics and Technology – TNU
After 3 years of implementing the program of rapid and substainable poverty reduction under
Decree 30A in Ba Be, Bac Kan, we have achieved positive outcomes, which reached the initial
goals. Consequently, the poverty rate has decreased to 27.88% (in 2010) from 48.63% (in 2008).
According to the poverty threshold introduced in early 2011, by the end of the year, the poverty
rate of 43.64% has decreased to 29.63%. The proportion of agricultural and forestry production
decreased in the economic structure of the district, the total food output reached 25,926 tons,
canopy forest coverage rate reached 55%, roads to downtown center of 16/16 communes have
been constructed. However, in the process of implementing the program, the local government
has faced a variety of difficulties and shortcomings such as organizational methods,
implementation mechanisms, capital investment, personnel capacity, as well as the perceptions of
local people. On the basis of researched causes for the aforementioned limitations, the study helps
to choose the most appropriate solutions that support Ba Be district, and Bac Kan province, to
effectively implement the 30A program, then successfully achieve the aimed targets.
Key words: rapid poverty reduction support, sustainable poverty reduction, poverty reduction in
Ba Be.
Ngày nhận bài:23/8/2012, ngày phản biện: 28/8/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012
*
Tel: 0983 640154, Email: haquangtrung.kt@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_trinh_ho_tro_giam_ngheo_nhanh_va_ben_vung_tai_huyen_b.pdf