Chương trình day nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng đào, lê, mận

- Kiểm tra định kỳ: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua bài tập tổng hợp với thời gian thực hiện là 04 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc quan sát và theo dõi các thao, động tác và kết quả hoàn thành công việc thực hành của học viên. - Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 04 giờ: + Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp do giáo viên chuẩn bị trước. + Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng.

doc51 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình day nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng đào, lê, mận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm để đảm bảo việc hạch toán luôn được thực hiện đầy đủ, chính xác. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi khi giảng dạy cần đảm bảo tỷ mỉ, cẩn thận, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS)…để phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm đào, lê, mận... để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiến thức: + Các phương pháp để thu thập thông tin thị trường và các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất. + Nội dung các bước lập kế hoạch sản xuất và xác định các nguồn lực cần thiết cho sản xuất. + Đặc điểm của sản phẩm quả đào, lê, mận, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. + Phương pháp giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm; Soạn thảo hợp đồng mua bán sản phẩm. + Phương pháp xác định các loại chi phí sản xuất, tính giá thành và hiệu quả của sản xuất. + Các phương pháp để hạ giá thành sản phẩm. - Kỹ năng: + Lập kế hoạch sản xuất cho quy mô hộ gia đình. + Soạn thảo hợp đồng mua bán sản phẩm. + Tính giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất. 4. Tài liệu cần tham khảo [1.] Lê Đức Sửu. Giáo trình Quản lý kinh tế hộ trang trại, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2000. [2.] Bùi Minh Giáp, Đỗ Thị Kim Hảo (2007). Lập kế hoạch kinh doanh, Dự án Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. [3.] Chương trình hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam-Thụy Điển (1995). Tài liêu kinh tế hộ nông lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Nhân giống đào, lê, mận Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề : Trồng đào, lê, mận CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG ĐÀO, LÊ, MẬN Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 108 giờ. (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 78 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 6 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Mô đun “Nhân giống đào, lê, mận” là mô đun được bố trí giảng dạy sau mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” và trước các mô đun “Trồng cây đào”; “Trồng cây lê” và “Trồng cây mận” trong chương trình dạy nghề “Trồng đào, lê, mận” trình độ sơ cấp. Mô đun cũng có thể được lựa chọn để giảng dạy độc lập trong các chương trình dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn nhóm nghề Nông lâm nghiệp. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về tạo giống. Mô đun được thực hiện tại phòng học của cở sở đào tạo và tại hiện trường thực hành để thực hiện các công việc: Chọn địa điểm và xây dựng vườn ươm, nhân giống đào, lê, mận bằng các phương pháp phổ biến, chăm sóc cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Thời gian tổ chức giảng dạy nên tiến hành vào thời vụ phù hợp với thời vụ gieo ươm từng loại cây để quá trình tổ chức thực hành đảm bảo tính thực tế và chất lượng của cây giống. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nhắc lại được mục đích, yêu cầu nội dung thiết lập vườn ươm. - Trình bày được nội dung nhân giống đào, lê, mận bằng phương pháp tạo cây con từ hạt, chiêt cành và ghép cây. 2. Kỹ năng - Lựa chọn địa điểm lập vườn ươm phù hợp, xây dựng được vườn ươm nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật. - Nhân giống được đào, lê, mận bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành, ghép cây đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn xuất vườn. 3. Thái độ Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh công nghiệp. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểmtra* 1 Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt 40 12 26 02 2 Nhân giống bằng phương pháp chiết cành 22 4 16 02 3 Nhân giống bằng phương pháp ghép 40 8 30 02 Ôn và kiểm tra kết thúc mô đun 06 - - 06 Tổng cộng 108 24 72 12 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (12 giờ) bao gồm: 06 giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 06 giờ kiểm tra hết mô đun. 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt Thời gian: 40 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được mục đích và các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng vườn ươm. Trình bày được nội dung trình tự các bước nhân giống đào, lê, mận từ hạt. - Chọn được địa điểm lập vườn ươm, thiết kế, xử lý thực bì, xử lý đất và xây dựng vườn ươm đúng yêu cầu kỹ thuật. Nhân được cây giống đào, lê, mận bằng phương pháp gieo hạt đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động, cẩn thận và có ý thức trách nhiệm trong công việc, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh môi trường. 1. Xây dựng vươn ươm 1.1. Khái niệm vườn ươm 1.2. Mục đích 1.3. Chọn địa điểm lập vườn ươm 1.4. Phân loại vườn ươm 1.5. Thiết kế và xử lý thực bì khu đất 1.5.1. Thiết kế vườn ươm 1.5.2. Xử lý thực bì và tạo mặt bằng 1.6. Xây dựng vườn ươm 1.6.1. Xử lý đất 1.6.2. Xây dựng các công trình trong vườn 2. Nhân giống bằng gieo hạt 2.1. Cơ sở khoa học và ưu nhược điểm của phương pháp 2.1.1. Cơ sở khoa học 2.1.2. Ưu, nhược điểm 2.2. Thu hái, bảo quản hạt giống 2.3. Nhân giống 2.3.1. Tạo giá thể 2.3.1.1. Tạo luống gieo ươm 2.3.1.2. Đóng bầu 2.3.2. Xử lý hạt giống 2.3.3. Chăm sóc sau gieo hạt 2.3.4. Cấy cây 2.3.5. Chăm sóc cây con 3. Phòng, trừ sâu bệnh hại cây con ở vươn ươm 3.1. Phòng, trừ sâu hại 3.2. Phòng, trừ bệnh hại 3.3. Điều chế một số loại thuốc phòng trừ bệnh hại cây con 3.3.1. Thuốc Boocđô 3.3.2. Thuốc lưu huỳnh vôi 4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn Bài 2. Nhân giống cây bằng phương pháp chiết Thời gian: 22 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được ưu, nhược điểm và thời vụ chiết cành. Trình bày được nội dung trình tự các bước nhân giống đào, lê, mận bằng phương pháp chiết cành. - Nhân được cây giống đào, lê, mận bằng phương pháp chiết đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động, cẩn thận và ý thức trách nhiệm trong công việc, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh môi trường. 1. Nguyên lý chiết cành 1.1. Cơ sở khoa học 1.2. Ưu, nhược điểm 1.3. Thời vụ chiết 2. Chuẩn bị các điều kiện chiết cành 2.1. Dụng cụ 2.2. Nguyên vật liệu 2.3. Chuẩn bị cây chiết 3. Chiết cành 3.1. Chọn cành chiết 3.2. Khoanh và bóc vỏ 3.3. Bó bầu 3.4. Chăm sóc cây mẹ và cành sau chiết 3.5. Cắt, giâm cành chiết 3.6. Chăm sóc cây con 4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn Bài 3. Nhân giống bằng phương pháp ghép Thời gian: 40 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được ưu, nhược và thời vụ chiết. Trình bày được nội dung trình tự các bước nhân giống cây đào, lê, mận bằng phương pháp ghép. - Nhân được cây giống đào, lê, mận bằng phương pháp chiết đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động, cẩn thận và ý thức trách nhiệm trong công việc, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh môi trường. 1. Nguyên lý ghép 1.1. Cơ sở khoa học 1.2. Ưu, nhược điểm 1.3. Thời vụ ghép 2. Chuẩn bị các điều kiện ghép cây 2.1. Dụng cụ 2.2. Nguyên vật liệu 2.3. Chuẩn bị gốc ghép 3. Ghép nêm 3.1. Cắt đoạn mắt ghép 3.2. Tạo gốc ghép 3.3. Áp vết ghép 3.4. Buộc vết ghép. 4. Ghép mắt nhỏ có gỗ 4.1. Tạo gốc ghép 4.2. Cắt mắt ghép 4.3. Áp vết ghép 4.4. Buộc vết ghép. 5. Chăm sóc cây sau ghép 5.1. Tưới nước 5.2. Che mưa, nắng 5.3. Bón phân 5.4. Phòng trừ sâu bệnh hại 6. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun “Chuẩn bị giống” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng đào, lê, mận. Tài liệu tham khảo: Quy phạm kỹ thuật trồng đào, lê, mận; định mức kinh tế kỹ thuật trồng cây ăn quả. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Số lượng - Máy tính 01 chiếc - Máy chiếu 01 chiếc - Phông chiếu 01 chiếc 3. Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu: Tính cho 30 học viên/lớp Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu Số lượng - Phòng học (có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người) 01 - Hiện trường vườn ươm cây > =300 m2 - Vườn trồng đào, lê, mận > =0,5 ha - Giấy Ao 50 tờ - Giấy A4 02 gam - Bìa màu A4 0,5 gam - Bút dạ 30 cái - Bộ dụng cụ làm đất (1 Cuốc, 1 xẻng, 1 xà beng, 1 Dao phát, 1 kéo cắt cành) 6 bộ - Bộ dụng cụ chăm sóc (1 bình phun thuốc, 1 thùng tưới, 50m vòi phun) 6 cái - Vườn cây giống (đào, lê hoặc mận) > 300 cây - Dao ghép 15 cái - Dao chiết 15 cái - Nilong ghép 03 cuộn - Hạt giống (ddaof, lê, mận) > 3kg - Túi bầu 9x13 1 vạn - Đất tầng A 3 m3 - Lưu huỳnh 1 kg - Phèn xanh 1 kg - Vôi tôi 30 kg - Phân bón, và một số loại thuốc trừ sâu 4. Điều kiện khác Hình ảnh, đoạn phim (video clip) về quy trình nhân giống; một số mô hình vườn ươm nhỏ, vườn hộ gia đình trồng đào, lê hoặc mận. Tùy theo từng nội dung của mô đun, khi giảng dạy thực hành có thể sử dụng 02 giáo viên để hỗ trợ trong giảng dạy hoặc mời một chuyên gia, người lao động có kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn về nhân giống đào, lê, mận để kết hợp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho người học. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian là 2 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua thực hành với thời gian thực hiện là 4 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc quan sát và theo dõi các thao, động tác và kết quả hoàn thành công việc thực hành của học viên. - Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 6 giờ: + Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp do giáo viên chuẩn bị trước. + Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: + Mục đích và các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng vườn ươm. + Nguyên lý, ưu nhược điểm của các phương pháp nhân giống bằng gieo hạt, phương pháp chiết và phương pháp ghép. + Trình tự kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật các bước của các phương pháp nhân giống bằng gieo hạt, phương pháp chiết và phương pháp ghép. + Yêu cầu tiêu chuẩn cây con xuất vườn. - Kỹ năng: + Lựa chọn được địa điểm lập vườn ươm phù hợp, xay dựng được vườn ươm nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuạt. + Chuẩn bị các điều kiện nhân giống bằng các phương pháp đã học. + Nhân được giống đào, lê, mận bằng các phương pháp đã học. + Chăm sóc, phòng trừ được một số sâu, bệnh hại cây con. Pha chế một số loại thuốc phòng trừ bệnh hại cây con ở vườn ươm. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Nhân giống đào, lê, mận” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình áp dụng cho các vùng sản xuất đào, lê, mận lấy quả trên phạm vi cả nước. Khi áp dụng cho các vùng, miền cần lưu ý xem xét đến điều kiện ngoại cảnh của từng vùng có phù hợp với đặc điểm sinh học của 03 loài cây để đạt được năng suất, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi khi giảng dạy cần đảm bảo tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS)… để phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. Khi giảng dạy nên chú ý trình bày và phân tích rõ quy trình, yêu cầu kỹ thuật từng bước về điều kiện ngoại cảnh của cây trồng, lựa chọn thời vụ thích hợp để đảm bảo tính thích nghi của cây trồng. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về các phương pháp nhân giống để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện trường, vật tư, cây giống để tổ chức thực hành đảm bảo các kỹ năng nghề cần thiết cho người học. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện thông qua các bài tập và sản phẩm kết hợp trong quá trình học tập. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiến thức: + Mục đích và các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng vườn ươm. + Nguyên lý, ưu nhược điểm của các phương pháp nhân giống bằng gieo hạt, phương pháp chiết và phương pháp ghép. + Trình tự kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật các bước của các phương pháp nhân giống bằng gieo hạt, phương pháp chiết và phương pháp ghép. + Yêu cầu tiêu chuẩn cây con xuất vườn. - Kỹ năng: + Lựa chọn được địa điểm lập vườn ươm phù hợp, xay dựng được vườn ươm nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuạt. + Chuẩn bị các điều kiện nhân giống bằng các phương pháp đã học. + Nhân được giống đào, lê, mận bằng các phương pháp đã học. + Chăm sóc, phòng trừ được một số sâu, bệnh hại cây con. Pha chế một số loại thuốc phòng trừ bệnh hại cây con ở vườn ươm. 4. Tài liệu cần tham khảo [1] Đào Xuân Thanh. Giáo trình cây ăn quả, Trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc. NXB Nông Nghiệp, 2008. [2] Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình và cộng sự, năm 2008. Giáo trình cây ăn quả, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng cây đào Mã số mô đun: MĐ 03 Nghề: Trồng đào, lê, mận CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY ĐÀO Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 92 giờ. (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 72 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Mô đun “Trồng cây đào” là mô đun được bố trí giảng dạy sau các mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” và “Nhân giống đào, lê, mận” trong chương trình dạy nghề “Trồng đào, lê, mận” trình độ sơ cấp. Mô đun cũng có thể được lựa chọn để giảng dạy độc lập trong các chương trình dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn nhóm nghề Nông lâm nghiệp. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về bố trí cây trồng trong vườn, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đào quả. Mô đun được thực hiện tại phòng học của cở sở đào tạo và tại hiện trường thực hành để thực hiện các công việc. Thời gian tổ chức giảng dạy nên tiến hành vào thời vụ phù hợp với cây đào lấy quả để quá trình tổ chức thực hành đảm bảo tính thực tế và chất lượng của cây giống. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nhắc lại được yêu cầu ngoại cảnh của cây đào và nội dung các bước: trồng, chăm sóc đào ở các thời kỳ, thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm đào quả. - Trình bày được đặc điểm và phương pháp phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây đào. 2. Kỹ năng - Thực hiện được chọn cây giống đủ tiêu chuẩn, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cây và quả. - Thực hiện được thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật. 3. Thái độ Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh môi trường. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Đặc điểm sinh học cây đào 04 02 02 - 2 Trồng cây đào 26 04 20 02 3 Chăm sóc cây đào 48 08 36 04 4 thu hoạch, bảo quản sản phẩm 10 02 08 - Ôn và kiểm tra kết thúc mô đun 04 - - 04 Tổng cộng 92 16 66 10 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (10 giờ) bao gồm: 06 giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Đặc điểm sinh học cây đào Thời gian: 4 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được giá trị của cây đào ăn quả, trình bày được đặc điểm thực vật học chung của cây đào ăn quả. - So sánh được các nhân tố ngoại cảnh của địa phương so với yêu cầu của cây đào lấy quả. Xác định được giống đào phù hợp với địa phương. - Bảo vệ cây trồng, tuyên truyền, vận động mọi người trồng đào lấy quả để phát triển kinh tế. 1. Giá trị của cây đào 1.1. Giá trị dinh dưỡng 1.2. Giá trị kinh tế 2. Đặc điểm thực vật học. 2.1. Rễ 2.2. Thân, cành 2.3. Hoa 2.4. Quả 2.5. Hạt 3. Yêu cầu ngoại cảnh 3.1. Ánh sáng 3.2. Nhiệt độ 3.3. Ẩm độ 3.4. Đất đai 3.5. Dinh dưỡng 3.6. Gió 4. Một số giống đào có triển vọng ở nước ta Bài 2. Trồng cây đào Thời gian: 26 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được mục đích và yêu cầu vườn trồng đào, thời vụ trồng và nội dung các công việc trong trồng đào: làm đất, bón phân, tưới nước, tủ gốc, chống đổ và trồng xen. - Xác định đúng thời vụ trồng cây phù hợp với đặc điểm khí hậu ở địa phương, bố trí cây trồng hợp lý, đúng yêu cầu. - Thực hiện các công việc làm đất, bón phân, trồng cây, tủ gốc, tưới nước, chống đổ và trồng xen đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và bảo vệ môi trường. 1. Thiết kế và xây dựng vườn trồng 1.1. Thiết kế 1.2. Xây dựng vườn trồng 2. Trồng cây 2.1. Thời vụ trồng 2.2. Làm đất, đào hố 2.3. Bón phân 2.4. Trồng cây 2.5. Chống đổ 2.6. Tủ gốc 2.7. Tưới nước 2.8. Trồng xen Bài 3. Chăm sóc cây đào Thời gian: 48 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được được mục đích, nội dung các biện pháp chăm sóc cây đào ở từng thời kỳ; đặc điểm các loại sâu, bệnh hại cây và hại quả thường gặp và cách phòng trừ. - Thực hiện được các công việc phòng trừ cỏ dại, xới xáo, bón phân, tưới nước, tạo hình, cắt tỉa, điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả đúng yêu cầu. - Nhận biết đúng các loại sâu, bệnh hại thường gặp và thực hiện phòng trừ đúng kỹ thuật, kịp thời. - Đảm bảo an toàn lao động, cẩn thận, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và bảo vệ môi trường. 1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản 1.1. Phòng, trừ cỏ dại 1.2. Xới xáo 1.3. Tưới nước 1.4. Bón phân 1.5. Tạo hình 1.6. Phòng, trừ một số loại sâu, bệnh hại chính 2. Thời kỳ kinh doanh 2.1. Phòng, trừ cỏ dại 2.2. Xới đất 2.3. Tưới nước 2.4. Bón phân 2.5. Cắt tỉa 2.6. Phòng, trừ sâu bệnh 2.7. Điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả 3. Thời kỳ già cỗi 3.1. Đốn trẻ lại 3.2. Chăm sóc sau đốn cây 4. Quản lý dịch hại bằng phương pháp tổng hợp (IPM) 4.1. Khái niệm 4.2. Các nguyên tắc của IPM 4.2. Các biện pháp IPM Bài 4. Thu hoạch, bảo quản sản phẩm Thời gian: 10 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm, thời điểm thu hái, nội dung các công việc thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm đào quả. - Thu hoạch, bảo quản đào đúng thời điểm, đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động, có ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm. 1. Thu hoạch 1.1. Tiêu chuẩn sản phẩm 1.2. Xác định thời điểm thu hái 1.3. Chuẩn bị 1.4. Kỹ thuật thu hái 2. Bảo quản 2.1. Mục đích 2.2. Phân loại 2.3. Sơ chế 2.4. Bảo quản IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun “Trồng cây đào” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng đào, lê, mận. Tài liệu tham khảo: Quy phạm kỹ thuật trồng đào. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Số lượng - Máy tính 01 chiếc - Máy chiếu 01 chiếc - Phông chiếu 01 chiếc 3. Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu: Tính cho 30 học viên/lớp Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu Số lượng - Phòng học (có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người) 01 - Vườn để trồng đào > 0,5 ha - Cây đào giống đủ tiêu chuẩn 350 cây - Cọc chống đổ 1.100 chiếc - Giấy Ao 30 tờ - Giấy A4 01 gam - Bìa màu A4 0,5 gam - Bút dạ 30 cái - Bộ dụng cụ trồng cây (01 dao phát, 01 cuốc bàn, 01 xẻng, 01 kéo cắt cành) 06 bộ - Bộ dụng cụ chăm sóc (1 bình phun, 50m vòi tưới, 02 kéo cắt cành, 01 cưa cắt cành) 06 bộ - Bộ dụng cụ thu hái, bảo quản (02 thang hoặc ghế cao, 06 sọt, 02 bạt, nhà kho, 01 máy tạo ozôn, xô, chậu …) 02 bộ - Phân bón NPK, vôi bột, thuốc trừ sâu bệnh… 4. Điều kiện khác Hình ảnh, đoạn phim (video clip) về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm đào. Một số mô hình trang trại, vườn hộ gia đình trồng cây đào. Tùy theo từng nội dung của mô đun, khi giảng dạy thực hành có thể sử dụng 02 giáo viên để hỗ trợ trong giảng dạy hoặc mời một chuyên gia, người lao động có kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn về trồng đào để kết hợp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho người học. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua bài tập tổng hợp với thời gian thực hiện là 04 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc quan sát và theo dõi các thao, động tác và kết quả hoàn thành công việc thực hành của học viên. - Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 04 giờ: + Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp do giáo viên chuẩn bị trước. + Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: + Yêu cầu ngoại cảnh của cây đào. + Thời vụ trồng, các yêu cầu về chuẩn bị hiện trường, trồng cây, chăm sóc cây sau khi trồng. + Các yêu cầu về việc chăm sóc vườn đào ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu bệnh hại cây và hại quả. +Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đào quả sau thu hoạch. - Kỹ năng: + Thiết kế và bố cây trồng trong vườn. + Chuẩn bị đất, trồng cây và chăm sóc cây sau khi trồng. + Chăm sóc cây ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu, bệnh hại cây và hại quả + Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đào quả VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Trồng cây đào” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình áp dụng cho các vùng sản xuất sản phẩm Đào lấy quả trên phạm vi cả nước. Khi áp dụng cho các vùng, miền cần lưu ý xem xét đến điều kiện ngoại cảnh của từng vùng có phù hợp với đặc điểm sinh học của cây Đào để đạt được năng suất, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi khi giảng dạy cần đảm bảo tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS)…để phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. Khi giảng dạy nên chú ý phân tích các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây trồng, lựa chọn thời vụ thích hợp để đảm bảo tính thích nghi của cây trồng. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm đào quả để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện trường, dụng cụ, vật tư, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu để tổ chức thực hành đảm bảo các kỹ năng nghề cần thiết cho người học. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện thông qua các bài tập và sản phẩm kết hợp trong quá trình học tập. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiến thức: + Yêu cầu ngoại cảnh của cây đào. + Thời vụ trồng, các yêu cầu về chuẩn bị hiện trường, trồng cây, chăm sóc cây sau khi trồng. + Các yêu cầu về việc chăm sóc vườn đào ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu bệnh hại cây và hại quả. +Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đào quả sau thu hoạch. - Kỹ năng: + Thiết kế và bố cây trồng trong vườn. + Chuẩn bị đất, trồng cây và chăm sóc cây sau khi trồng. + Chăm sóc cây ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu, bệnh hại cây và hại quả + Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đào quả 4. Tài liệu cần tham khảo [1] Đào Xuân Thanh. Giáo trình cây ăn quả, Trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2008 [2] Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình và cộng sự, năm 2008. Giáo trình cây ăn quả, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng cây Lê Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Trồng đào, lê, mận CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY LÊ Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 92 giờ. (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 72 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Mô đun “Trồng cây lê” là mô đun được bố trí giảng dạy sau các mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” và “Nhân giống đào, lê, mận” trong chương trình dạy nghề “Trồng đào, lê, mận” trình độ sơ cấp. Mô đun cũng có thể được lựa chọn để giảng dạy độc lập trong các chương trình dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn nhóm nghề nông lâm nghiệp. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về bố trí cây trồng trong vườn, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm lê. Mô đun được thực hiện tại phòng học của cở sở đào tạo và tại hiện trường thực hành để thực hiện các công việc. Thời gian tổ chức giảng dạy nên tiến hành vào thời vụ phù hợp với cây lê để quá trình tổ chức thực hành đảm bảo tính thực tế và chất lượng của cây giống. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nhắc lại được yêu cầu ngoại cảnh của cây lê. - Trình bày được nội dung các bước trồng, chăm sóc lê ở các thời kỳ; thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm lê quả; đặc điểm và phương pháp phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây lê. 2. Kỹ năng Thực hiện được các công việc chọn cây giống đủ tiêu chuẩn, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cây và quả; thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật. 3. Thái độ Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh môi trường. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Đặc điểm sinh học cây lê 04 02 02 - 2 Trồng cây lê 26 04 20 02 3 Chăm sóc cây lê 48 08 36 04 4 Thu hoạch, bảo quản sản phẩm 10 02 08 - Ôn và kiểm tra kết thúc mô đun 04 - - 04 Tổng cộng 92 16 66 10 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (10 giờ) bao gồm: 06 giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Đặc điểm sinh học cây lê Thời gian: 4 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được giá trị của cây lê, trình bày được đặc điểm thực vật học chung của cây lê. - So sánh được các nhân tố ngoại cảnh của địa phương so với yêu cầu của cây lê. Xác định được giống lê phù hợp với địa phương. - Bảo vệ cây trồng, tuyên truyền, vận động mọi người trồng lê để phát triển kinh tế. 1. Giá trị của cây lê 1.1. Giá trị dinh dưỡng 1.2. Giá trị kinh tế 2. Đặc điểm thực vật học 2.1. Rễ 2.2. Thân, cành 2.3. Hoa 2.4. Quả 2.5. Hạt 3. Yêu cầu ngoại cảnh 3.1. Ánh sáng 3.2. Nhiệt độ 3.3. Ẩm độ 3.4. Đất đai 3.5. Dinh dưỡng 3.6. Gió 4. Một số giống lê có triển vọng ở nước ta Bài 2. Trồng cây lê Thời gian: 26 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được mục đích và yêu cầu vườn trồng lê, thời vụ trồng và nội dung các công việc làm đất, bón phân, tưới nước, tủ gốc, chống đổ và trồng xen. - Xác định đúng thời vụ trồng cây phù hợp với đặc điểm khí hậu ở địa phương, bố trí cây trồng hợp lý, đúng yêu cầu. - Thực hiện các công việc làm đất, bón phân, trồng cây, tủ gốc, tưới nước, chống đổ và trồng xen đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và bảo vệ môi trường. 1. Thiết kế và xây dựng vườn trồng 1.1. Thiết kế 1.2. Xây dựng vườn trồng 2. Trồng cây 2.1. Thời vụ trồng 2.2. Làm đất, đào hố 2.3. Bón phân 2.4. Trồng cây 2.5. Chống đổ 2.6. Tủ gốc 2.7. Tưới nước 2.8. Trồng xen Bài 3. Chăm sóc cây lê Thời gian: 48 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được được mục đích, nội dung các biện pháp chăm sóc cây lê ở từng thời kỳ; đặc điểm các loại sâu, bệnh hại cây và hại quả thường gặp và cách phòng trừ. - Thực hiện được các công việc phòng, trừ cỏ dại, xới xáo, bón phân, tưới nước, tạo hình, cắt tỉa, điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả đúng yêu cầu. - Nhận biết đúng các loại sâu, bệnh hại thường gặp và thực hiện phòng trừ đúng kỹ thuật, kịp thời. - Đảm bảo an toàn lao động, cẩn thận, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và bảo vệ môi trường. 1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản 1.1. Phòng, trừ cỏ dại 1.2. Xới xáo 1.3. Tưới nước 1.4. Bón phân 1.5. Tạo hình 1.6. Phòng, trừ một số loại sâu, bệnh hại chính 2. Thời kỳ kinh doanh 2.1. Phòng, trừ cỏ dại 2.2. Xới đất 2.3. Tưới nước 2.4. Bón phân 2.5. Cắt tỉa 2.6. Phòng, trừ sâu bệnh 2.7. Điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả 3. Thời kỳ già cỗi 3.1. Đốn trẻ lại 3.2. Chăm sóc sau đốn cây 4. Quản lý dịch hại bằng phương pháp tổng hợp (IPM) 4.1. Khái niệm 4.2. Các nguyên tắc của IPM 4.2. Các biện pháp IPM Bài 4. Thu hoạch, bảo quản sản phẩm Thời gian:10 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm, thời điểm thu hái, nội dung các công việc thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm lê. - Thu hoạch, sơ chế, bảo quản lê đúng thời điểm, đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động, có ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm. 1. Thu hoạch 1.1. Tiêu chuẩn sản phẩm 1.2. Xác định thời điểm thu hái 1.3. Chuẩn bị 1.4. Kỹ thuật thu hái 2. Bảo quản 2.1. Mục đích 2.2. Phân loại 2.3. Sơ chế 2.4. Bảo quản IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun “Trồng cây lê” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng đào, lê, mận. Tài liệu tham khảo: Quy phạm kỹ thuật trồng lê. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Số lượng - Máy tính 01 chiếc - Máy chiếu 01 chiếc - Phông chiếu 01 chiếc 3. Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu: Tính cho 30 học viên/lớp Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu Số lượng - Phòng học (có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người) 01 - Vườn để trồng lê > 0,5 ha - Cây lê giống đủ tiêu chuẩn 350 – 450 cây - Cọc chống đổ 1.100 chiếc - Giấy Ao 30 tờ - Giấy A4 01 gam - Bìa màu A4 0,5 gam - Bút dạ 30 cái - Bộ dụng cụ trồng cây (01 dao phát, 01 cuốc bàn, 01 xẻng, 01 kéo cắt cành) 06 bộ - Bộ dụng cụ chăm sóc (1 bình phun, 50m vòi tưới, 02 kéo cắt cành, 01 cưa cắt cành) 06 bộ - Bộ dụng cụ thu hái, bảo quản (02 thang hoặc ghế cao, 06 sọt, 02 bạt, nhà kho, 01 máy tạo ozôn, xô, chậu …) 02 bộ - Phân bón NPK, vôi bột, thuốc trừ sâu bệnh… 4. Điều kiện khác Hình ảnh, đoạn phim (video clip) về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm lê. Một số mô hình trang trại, vườn hộ gia đình trồng cây lê. Tùy theo từng nội dung của mô đun, khi giảng dạy thực hành có thể sử dụng 02 giáo viên để hỗ trợ trong giảng dạy hoặc mời một chuyên gia, người lao động có kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn về trồng lê để kết hợp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho người học. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua bài tập tổng hợp với thời gian thực hiện là 04 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc quan sát và theo dõi các thao, động tác và kết quả hoàn thành công việc thực hành của học viên. - Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 04 giờ: + Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp do giáo viên chuẩn bị trước. + Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: + Yêu cầu ngoại cảnh của cây lê. + Thời vụ trồng, các yêu cầu về chuẩn bị hiện trường, trồng cây, chăm sóc cây sau khi trồng. + Các yêu cầu về việc chăm sóc vườn lê ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu bệnh hại cây và hại quả. +Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm lê quả sau thu hoạch. - Kỹ năng: + Thiết kế và bố cây trồng trong vườn. + Chuẩn bị đất, trồng cây và chăm sóc cây sau khi trồng. + Chăm sóc cây ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu, bệnh hại cây và hại quả + Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm lê quả VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Trồng cây lê” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình áp dụng cho các vùng sản xuất sản phẩm lê lấy quả trên phạm vi cả nước. Khi áp dụng cho các vùng, miền cần lưu ý xem xét đến điều kiện ngoại cảnh của từng vùng có phù hợp với đặc điểm sinh học của loài cây lê để đạt được năng suất, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi khi giảng dạy cần đảm bảo tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS)… để phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. Khi giảng dạy nên chú ý phân tích các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây trồng, lựa chọn thời vụ thích hợp để đảm bảo tính thích nghi của cây trồng. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm lê quả để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện trường, dụng cụ, vật tư, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu để tổ chức thực hành đảm bảo các kỹ năng nghề cần thiết cho người học. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện thông qua các bài tập và sản phẩm kết hợp trong quá trình học tập. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiến thức: + Yêu cầu ngoại cảnh của cây lê. + Thời vụ trồng, các yêu cầu về chuẩn bị hiện trường, trồng cây, chăm sóc cây sau khi trồng. + Các yêu cầu về việc chăm sóc vườn lê ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu bệnh hại cây và hại quả. +Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm lê quả sau thu hoạch. - Kỹ năng: + Thiết kế và bố cây trồng trong vườn. + Chuẩn bị đất, trồng cây và chăm sóc cây sau khi trồng. + Chăm sóc cây ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu, bệnh hại cây và hại quả + Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm lê quả 4. Tài liệu cần tham khảo [1] Đào Xuân Thanh. Giáo trình cây ăn quả, Trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc. NXB Nông nghiệp, 2008. [2] Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình và cộng sự, năm 2008, Giáo trình cây ăn quả, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng cây Mận Mã số mô đun: MĐ 05 Nghề: Trồng đào, lê, mận CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY MẬN Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 92 giờ. (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 72 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 1. Vị trí: Mô đun “Trồng cây mận” là mô đun được bố trí giảng dạy sau các mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” và “Nhân giống mận” trong chương trình dạy nghề “Trồng đào, lê, mận” trình độ sơ cấp. Mô đun cũng có thể được lựa chọn để giảng dạy độc lập trong các chương trình dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn nhóm nghề nông lâm nghiệp. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về bố trí cây trồng trong vườn, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm mận. Mô đun được thực hiện tại phòng học của cở sở đào tạo và tại hiện trường thực hành để thực hiện các công việc. Thời gian tổ chức giảng dạy nên tiến hành vào thời vụ phù hợp với cây mận để quá trình tổ chức thực hành đảm bảo tính thực tế và chất lượng của cây giống. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nhắc lại được yêu cầu ngoại cảnh của cây mận trồng, chăm sóc mận ở các thời kỳ. - Trình bày được nội dung các bước thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm mận quả; đặc điểm và phương pháp phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây mận. 2. Kỹ năng Thực hiện được các công việc: Chọn cây giống đủ tiêu chuẩn, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cây và quả; thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật. 3. Thái độ Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh môi trường. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Đặc điểm sinh học cây mận 04 02 02 - 2 Trồng cây mận 26 04 20 02 3 Chăm sóc cây mận 48 08 36 04 4 Thu hoạch, bảo quản sản phẩm 10 02 08 - Ôn và kiểm tra kết thúc mô đun 04 - - 04 Tổng cộng 92 16 66 10 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (10 giờ) bao gồm: 06 giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Đặc điểm sinh học cây mận Thời gian: 4 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được giá trị của cây mận, trình bày được đặc điểm thực vật học chung của cây mận. - So sánh được các nhân tố ngoại cảnh của địa phương so với yêu cầu của cây lê. Xác định được giống lê phù hợp với địa phương. - Bảo vệ cây trồng, tuyên truyền, vận động mọi người trồng mận để phát triển kinh tế. 1. Giá trị của cây mận 1.1. Giá trị dinh dưỡng 1.2. Giá trị kinh tế 2. Đặc điểm thực vật học. 2.1. Rễ 2.2. Thân, cành 2.3. Hoa 2.4. Quả 2.5. Hạt 3. Yêu cầu ngoại cảnh 3.1. Ánh sáng 3.2. Nhiệt độ 3.3. Ẩm độ 3.4. Đất đai 3.5. Dinh dưỡng 3.6. Gió 4. Một số giống lê có triển vọng ở nước ta Bài 2. Trồng cây mận Thời gian: 26 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được mục đích và yêu cầu vườn trồng mận, thời vụ trồng và nội dung các công việc làm đất, bón phân, tưới nước, tủ gốc, chống đổ và trồng xen. - Xác định đúng thời vụ trồng cây phù hợp với đặc điểm khí hậu ở địa phương, bố trí cây trồng hợp lý, đúng yêu cầu. - Thực hiện các công việc làm đất, bón phân, trồng cây, tủ gốc, tưới nước, chống đổ và trồng xen đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và bảo vệ môi trường. 1. Thiết kế và xây dựng vườn trồng 1.1. Thiết kế 1.2. Xây dựng vườn trồng 2. Trồng cây 2.1. Thời vụ trồng 2.2. Làm đất, đào hố 2.3. Bón phân 2.4. Trồng cây 2.5. Chống đổ 2.6. Tủ gốc 2.7. Tưới nước 2.8. Trồng xen Bài 3. Chăm sóc cây mận Thời gian: 48 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được được mục đích, nội dung các biện pháp chăm sóc cây mận ở từng thời kỳ; đặc điểm các loại sâu, bệnh hại cây và hại quả thường gặp và cách phòng trừ. - Thực hiện được các công việc phòng trừ cỏ dại, xới xáo, bón phân, tưới nước, tạo hình, cắt tỉa, điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả đúng yêu cầu. - Nhận biết đúng các loại sâu, bệnh hại thường gặp và thực hiện phòng trừ đúng kỹ thuật, kịp thời. - Đảm bảo an toàn lao động, cẩn thận, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và bảo vệ môi trường. 1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản 1.1. Phòng, trừ cỏ dại 1.2. Xới xáo 1.3. Tưới nước 1.4. Bón phân 1.5. Tạo hình 1.6. Phòng, trừ một số loại sâu, bệnh hại chính 2. Thời kỳ kinh doanh 2.1. Phòng, trừ cỏ dại 2.2. Xới đất 2.3. Tưới nước 2.4. Bón phân 2.5. Cắt tỉa 2.6. Phòng, trừ sâu bệnh 2.7. Điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả 3. Thời kỳ già cỗi 3.1. Đốn trẻ lại 3.2. Chăm sóc sau đốn cây 4. Quản lý dịch hại bằng phương pháp tổng hợp (IPM) 4.1. Khái niệm 4.2. Các nguyên tắc của IPM 4.2. Các biện pháp IPM Bài 4. Thu hoạch, bảo quản sản phẩm Thời gian: 10 giờ Mục tiêu - Nhắc lại được yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm, thời điểm thu hái, nội dung các công việc thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm mận. - Thu hoạch, sơ chế, bảo quản mận quả đúng thời điểm, đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động, có ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm. 1. Thu hoạch 1.1. Tiêu chuẩn sản phẩm 1.2. Xác định thời điểm thu hái 1.3. Chuẩn bị 1.4. Kỹ thuật thu hái 2. Bảo quản 2.1. Mục đích 2.2. Phân loại 2.3. Sơ chế 2.4. Bảo quản IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun “Trồng cây mận” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng đào, lê, mận. Tài liệu tham khảo: Quy phạm kỹ thuật trồng mận. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Số lượng - Máy tính 01 chiếc - Máy chiếu 01 chiếc - Phông chiếu 01 chiếc 3. Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu: Tính cho 30 học viên/lớp Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu Số lượng - Phòng học (có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người) 01 - Vườn để trồng mận > 0,5 ha - Cây mận giống đủ tiêu chuẩn 350 – 450 cây - Cọc chống đổ 1.100 chiếc - Giấy Ao 30 tờ - Giấy A4 01 gam - Bìa màu A4 0,5 gam - Bút dạ 30 cái - Bộ dụng cụ trồng cây (01 dao phát, 01 cuốc bàn, 01 xẻng, 01 kéo cắt cành) 06 bộ - Bộ dụng cụ chăm sóc (1 bình phun, 50m vòi tưới, 02 kéo cắt cành, 01 cưa cắt cành) 06 bộ - Bộ dụng cụ thu hái, bảo quản (02 thang hoặc ghế cao, 06 sọt, 02 bạt, nhà kho, 01 máy tạo ozôn, xô, chậu …) 02 bộ - Phân bón NPK, vôi bột, thuốc trừ sâu bệnh… 4. Điều kiện khác Hình ảnh, đoạn phim (video clip) về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm mận. Một số mô hình trang trại, vườn hộ gia đình trồng cây mận. Tùy theo từng nội dung của mô đun, khi giảng dạy thực hành có thể sử dụng 02 giáo viên để hỗ trợ trong giảng dạy hoặc mời một chuyên gia, người lao động có kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn về trồng mận để kết hợp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho người học. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua bài tập tổng hợp với thời gian thực hiện là 04 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc quan sát và theo dõi các thao, động tác và kết quả hoàn thành công việc thực hành của học viên. - Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 04 giờ: + Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp do giáo viên chuẩn bị trước. + Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: + Yêu cầu ngoại cảnh của cây mận. + Thời vụ trồng, các yêu cầu về chuẩn bị hiện trường, trồng cây, chăm sóc cây sau khi trồng. + Các yêu cầu về việc chăm sóc vườn mận ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu bệnh hại cây và hại quả. +Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm mận quả sau thu hoạch. - Kỹ năng: + Thiết kế và bố cây trồng trong vườn. + Chuẩn bị đất, trồng cây và chăm sóc cây sau khi trồng. + Chăm sóc cây ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu, bệnh hại cây và hại quả + Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm mận quả VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Trồng cây Mận” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình áp dụng cho các vùng sản xuất sản phẩm Mận lấy quả trên phạm vi cả nước. Khi áp dụng cho các vùng, miền cần lưu ý xem xét đến điều kiện ngoại cảnh của từng vùng có phù hợp với đặc điểm sinh học của loài cây Mận để đạt được năng suất, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi khi giảng dạy cần đảm bảo tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: Phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS)…để phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. Khi giảng dạy nên chú ý phân tích các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây trồng, lựa chọn thời vụ thích hợp để đảm bảo tính thích nghi của cây trồng. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm mận quả để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện trường, dụng cụ, vật tư, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu để tổ chức thực hành đảm bảo các kỹ năng nghề cần thiết cho người học. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện thông qua các bài tập và sản phẩm kết hợp trong quá trình học tập. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiến thức: + Yêu cầu ngoại cảnh của cây mận. + Thời vụ trồng, các yêu cầu về chuẩn bị hiện trường, trồng cây, chăm sóc cây sau khi trồng. + Các yêu cầu về việc chăm sóc vườn mận ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu bệnh hại cây và hại quả. +Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm mận quả sau thu hoạch. - Kỹ năng: + Thiết kế và bố cây trồng trong vườn. + Chuẩn bị đất, trồng cây và chăm sóc cây sau khi trồng. + Chăm sóc cây ở các thời kỳ. + Phòng trừ sâu, bệnh hại cây và hại quả + Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm mận quả 4. Tài liệu cần tham khảo [1] Đào Xuân Thanh. Giáo trình cây ăn quả, Trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2008. [2] Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình và cộng sự, năm 2008, Giáo trình cây ăn quả, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_trinh_day_nghe_trong_dao_le_man_582.doc
Tài liệu liên quan