Chương 6 Vai trò của chính phủ trong việc giải quyết một số khiếm khuyết của thị trường

Một ngành sản xuất cạnh tranh có hàm số cung thị trường chính là chi phí biên tư nhân MPC = Q+20. Hàm số cầu thị trường chính là lợi ích biên xã hội MSB = (-/2)Q+110. Sản xuất của ngành gây ô nhiễm môi trường, chi phí ngoại tác biên của ngành không đổi theo sản lượng MEC = 15. Đơn vị tính của Q là triệu sản phẩm và đơn vị tính của MPC, MSB, MEC là ngàn đồng/sản phẩm. a. Nếu chính phủ không có bất kỳ sự can thiệp nào thì mức sản lượng và mức giá của ngành là bao nhiêu? b. Trên quan điểm hiệu quả xã hội, mức sản lượng của ngành nên là bao nhiêu? c. Trên một đồ thị có ghi chú rõ ràng, anh/chị hãy thể hiện tất cả thông tin của đề bài và kết quả tính toán trên đây. d. Tổn thất xã hội do ngoại tác tiêu cực gây ra là bao nhiêu?

ppt34 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 6 Vai trò của chính phủ trong việc giải quyết một số khiếm khuyết của thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT  SỐ KHIẾM KHUYẾT CỦA THỊ  TRƯỜNG MỤC TIÊU * Nắm được một số khiếm khuyết của thị trường * Phân biệt được ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực. Hiểu được tại sao ngoại ứng phát sinh chi phí hay gia tăng giá trị xã hội * Nắm rõ các giải pháp của Chính phủ trong việc giải quyết các khiếm khuyết của thị trường TIÊU CHUẨN HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG Khi bàn đến hiệu quả của thị trường, các nhà kinh tế cho nhiều ý kiến khác nhau. Kinh tế học hiện đại thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà kinh tế học người Italia Wilfredo Pareto 1848 - 1923) đưa ra  có ý nghĩa quan trọng. Pareto cho rằng: “ Một sự phân bổ nguồn lực được coi là có  hiệu quả (tối ưu) khi không có khả năng phân bổ lại các nguồn  lực đó sao cho có thể làm cho một người giàu lên (có lợi hơn)  mà không làm cho bất cứ ai bị nghèo đi (ít lợi ích hơn). Hay nói cách khác, mọi cải thiện Pareto tiềm năng đã được khai thác hết. Hình 6.1: Đánh đổi công bằng và hiệu quả. Muốn có nhiều công bằng thì nói chung phải hy sinh một phần hiệu quả. Cân bằng của một nền kinh tế được coi là hiệu quả Pareto nếu: a. Máy móc được sử dụng tốt. b. Không ai có thể làm cho được lợi mà không phải làm cho người khác bị thiệt. c. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. d. Một sự phân phối thu nhập thích hợp được duy trì. e. Không câu nào đúng Trái ngược với hiệu quả Pareto là Hiệu quả Kaldor – Hicks. Hiệu quả Kaldor – Hicks: chấp nhận có người được, kẻ mất miễn là tổng phúc lợi xã hội là một số dương. Hiệu quả Kaldor – Hicks ngầm định rằng những người được lợi sẽ có thể bù đắp cho những người bị thiệt hại thông qua các biện pháp phân phối lại. Nêu những nhược điểm của tiêu thức hiệu quả Kaldor – Hicks? Sự trục trặc của thị trường Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo - Sự trục trặc của thị trường gây nên mất không cho xã hội (DWL: Dead weight loss) - Xuất hiện các chi phí không có lợi cho nền kinh tế: quảng cáo, vận động hành lang... 2. ảnh hưởng ngoại ứng (externality) * Khi nào xuất hiện ảnh hưởng ngoại ứng: khi một hoạt động tiêu dùng hay sản xuất có tác động đối với các hoạt động tiêu dùng hay sản xuất khác. * Có 2 loại ảnh hưởng ngoại ứng: 2.1. ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực: * Ví dụ: xét ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực do ô nhiễm từ việc sản xuất sơn tổng hợp (giả sử đây là một ngành sản xuất trong thị trường CTHH). MSC: Marginal social cost- chi phí cận biên của xã hội do có ảnh hưởng ngoại ứng MEC: Marginal externality cost- chi phí cận biên ngoại ứng MSC = MC + MEC MEC dốc lên từ 0 vì không sản xuất không có ảnh hưởng Tại B chưa tính đến MEC nên sản xuất là Q2, P2; Tại A có tính đến MEC => P = MSC, sản xuất Pe,Qe C Mức ô nhiễm do tư nhân gây ra khi không có sự can thiệp của chính phủ được biểu thị bằng: a. Điểm A. b. Điểm B. c. Điểm C. d. Điểm D. e. Điểm E 2.1. ảnh hưởng ngoại ứng tích cực: * Ví dụ: hàng hoá công cộng, hoạt động quốc phòng, an ninh, khu vui chơi công viên, vườn hoa công cộng,.. Lợi ích cận biên của xã hội: MSB Marginal social benefit là tổng lợi ích mà thực tế XH thu được từ hoạt động đó. Lợi ích cận biên ngoại ứng: (MEB: Marginal externality benefit) là ích lợi thu được từ thêm một đơn vị sử dụng (VD thêm một nhà trồng hoa) MSB = MU + MEB CP cận biên(MC): CP để thêm một hộ gia đình trồng hoa Tại A chưa tính đến MEU sản xuất tại Qa Tại B đã tính đến MEU khuyến khích tăng Q từ Qa=> Qb Tam giác ABC là ảnh hưởng ngoại ứng tích cực mang lại 3. Sự tồn tại của hàng hóa công cộng (Public goods) 3.1.Hàng hoá tư nhân: (Private goods) Là các hàng hoá dịch vụ được mua bán bình thường trên thị trường và việc tiêu dùng của người này loại trừ việc tiêu dùng của người khác. 2 đặc điểm là: có thể loại bỏ (excludabitity)và có thể giảm bớt (disminishability): cắt tóc, ti vi... 3.2. Hàng hoá công cộng (Public goods): Hàng hoá công cộng là những hàng hoá dịch vụ mà việc tiêu dùng của người này không loại trừ sự tiêu dùng của người khác. * Ví dụ: hoạt động quốc phòng, bảo vệ tầng ôzôn, công viên... Trục trặc do không đáp ứng được lợi ích riêng mà cho tất cả Trục trặc 2 giá bằng 0 nên luợng tiêu dùng là vô cùng lớn * Hàng hoá công cộng cũng gây nên một tình trạng là sự trông chờ, ỷ nại vào Nhà nước của những kẻ ăn không, không chịu đầu tư hoặc phá hoại hay sử dụng lãng phí các hàng hoá công cộng. * ví dụ: qui định không được phá hoại cây cối nhưng nhiều người cứ đào hoa mang về nhà để trồng rồi lại để Nhà nước mang hoa đến trồng lại. => Để khắc phục sự trục trặc này này cần có sự phối hợp tập thể; sự hợp tác giữa các cá nhân và tập thể để có thể đạt được các kết quả như mong muốn. Một xã hội càng văn minh thì càng có nhiều hàng hoá công cộng. II. Chức năng, cộng cụ, phương pháp điều tiết của CP 1. Chức năng. công cụ điều tiết của Chính phủ 2. Phương pháp điều tiết của Chính phủ a. Điều tiết giá: Điều tiết độc quyền tự nhiên (tính kinh tế theo qui mô, hiệu suất theo qui mô) LATC giảm khi Q tăng => đường LATC dốc xuống từ trái sang phải LMC nằm dưới LATC và dốc xuống từ trái sang phải Phương pháp điều tiết của Chính phủ Nếu không điều tiết thì hãng ĐQ sẽ sản xuất tại mức sản lượng Qa (MR =LMC), và giá là Pa=> A(Qa, Pa) Khi duy trì ĐQ thì XH sẽ mất không DWL) => Chính phủ cần điều tiết ĐQ tự nhiên * Mục tiêu là hiệu quả sản xuất: đặt P = MC = Pc lúc này DWL = 0 nhưng P Qc thì LATC vẫn chưa min, do đó hãng ĐQ bị lỗ => chính sách này không thành công. * Mục tiêu công bằng: Chính phủ đưa ra mức giá P = LATC, tại điểm B (Qb,Pb); vẫn còn DWL, nhưng LN ĐQ = 0. Tại đây mục tiêu 2 bên đạt được thông qua điều tiết lợi nhuận. b. Điều tiết sản lượng: - 3 phương pháp điều tiết giá đều có nhược điểm => CP điều tiết qua sản lượng. - Phương pháp là điều chỉnh sản lượng trực tiếp: VD buộc một hãng phải SX mức sản luợng tối thiểu nào đó và để cầu tiêu dùng xác định gía ứng với sản lượng đó. - CP đưa ra Q* thuộc (Qa, Qb), ứng với là P*, tuy DWL >0 nhưng nhỏ hơn tại điểm A, ĐQ vẫn có lợi nhuận = DD’xQ* Ngoài ra: Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp điều tiết về giá như: Áp giá trần bảo hộ người tiêu dùng, áp giá sản bảo hộ cho người sản xuất, trợ giá sản xuất, áp giá độc quyền,… Ví dụ: Trợ giá xăng dầu, áp giá sàn lúa gạo, áp giá trần một số mặt hàng tiêu dùng, trợ giá điện,…. • Can thiệp vào các lĩnh vực hàng hóa có ngoại ứng bằng cách thực hiện các chế định điều chỉnh lợi ích xã hội biên và lợi ích tư nhân biên. • Khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng bằng cách hỗ trợ thông tin cho thị trường, thực hiện các luật liên quan như luật quảng cáo, luật hợp đồng, luật sở hữu trí tuệ… • Can thiệp vào phân phối thu nhập bằng cách đánh thuế thu nhập, thực hiện công bằng trong phân phối. Vai trò của chính phủ • Đối với ngoại ứng tiêu cực: Đánh thuế tài nguyên, thuế trên đơn vị sản phẩm đầu ra nhằm sử dụng nguồn thu để tái đầu tư, hỗ trợ cho phần thiệt hại của xã hội,… (thuế tài nguyên trong sx thủy điện, khai thác khoắng sản,… • Đối với ngoại ứng tích cực: Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, các chính sách tạo điều kiện cho người sản xuất tham gia vào lĩnh vực này: Trồng rừng, xây dựng các khu vui chơi giải trí công cộng,…. Vai trò của chính phủ Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế bao gồm a. Tạo ra khung pháp luật để cho các mối quan hệ kinh tế diễn ra. b. Phân bổ hầu hết các hàng hoá và dịch vụ. c. Xác định mức giá và mức lương. d.Tham gia vào khi thị trường không tạo ra được các kết quả hiệu quả. e. cả a và b Tình huống: Việt Nam thua kiện các doanh nghiệp Mỹ trong vụ kiện bán phá giá cá basa, cá tra, tôm Tại sao Việt Nam thua kiện? Việt Nam cần phải làm gì sau sự kiện này? Các doanh nghiệp có phải tăng giá xuất khẩu hay không? Chính phủ sẽ ứng xử như thế nào với các doanh nghiệp? Hàng hóa công cộng Giả sử có 5 hộ gia đình sử dụng chung một đường hẻm. Mức sẵn lòng chi trả của mỗi hộ để đường hẻm được tráng xi măng sạch sẽ là p=(-1/5)Q+ 5. Chi phí biên để tráng xi măng đường hẻm là MC= Q+5; trong đó đơn vị tính của Q là mét. a. Anh/Chị hãy viết phương trình đường cầu thị trường (đường cầu tổng gộp) của 5 hộ về đường hẻm được tráng xi măng. b. Đường hẻm này được tráng xi măng bao nhiêu mét thì đạt hiệu quả? c. Trên cùng một đồ thị, Anh/Chị hãy vẽ đường cầu cá nhân, đường cầu thị trường, đường chi phí biên và chỉ ra mức cung hiệu quả. Ngoại ứng tiêu cực và tổn thất XH Một ngành sản xuất cạnh tranh có hàm số cung thị trường chính là chi phí biên tư nhân MPC = Q+20. Hàm số cầu thị trường chính là lợi ích biên xã hội MSB = (-/2)Q+110. Sản xuất của ngành gây ô nhiễm môi trường, chi phí ngoại tác biên của ngành không đổi theo sản lượng MEC = 15. Đơn vị tính của Q là triệu sản phẩm và đơn vị tính của MPC, MSB, MEC là ngàn đồng/sản phẩm. a. Nếu chính phủ không có bất kỳ sự can thiệp nào thì mức sản lượng và mức giá của ngành là bao nhiêu? b. Trên quan điểm hiệu quả xã hội, mức sản lượng của ngành nên là bao nhiêu? c. Trên một đồ thị có ghi chú rõ ràng, anh/chị hãy thể hiện tất cả thông tin của đề bài và kết quả tính toán trên đây. d. Tổn thất xã hội do ngoại tác tiêu cực gây ra là bao nhiêu? THANK YOU FOR YOUR LISTENING!!!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_6_3334.ppt