Chương 6: Các bước cơ bản cài đặt cạc mạng

Khi chọn một cạc mạng, cần phải xem xét các yếu tố sau: - Các giao thức giao tiếp - Ethernet, Token Ring, hay FDDI. -Đầu nối: Cáp xoắn, cáp đồng trục, không dây hay cáp quang - Loại bus - PCI hay ISA -Các bước cơ bản cài đặt cạc mạng =: Gắn cạc mạng vào khe cắm mở rộng trên máy tính, thiết lập jumpers và các công tắc chuyển mạch DIP trên cạc mạng =: Cài đặt driver cạc mạng =: Định cấu hình cạc mạng để thiết bị này không tranh chấp với các thiết bị khác =: Kết buộc cạc mạng với một giao thức truyền thông =: Gắn dây cáp vào cạc mạng

pdf6 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 6: Các bước cơ bản cài đặt cạc mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương 6|: Các bước cơ bản cài đặt cạc mạng =/-> Khi chọn một cạc mạng, cần phải xem xét các yếu tố sau: - Các giao thức giao tiếp - Ethernet, Token Ring, hay FDDI... - Đầu nối: Cáp xoắn, cáp đồng trục, không dây hay cáp quang - Loại bus - PCI hay ISA - Các bước cơ bản cài đặt cạc mạng =: Gắn cạc mạng vào khe cắm mở rộng trên máy tính, thiết lập jumpers và các công tắc chuyển mạch DIP trên cạc mạng =: Cài đặt driver cạc mạng =: Định cấu hình cạc mạng để thiết bị này không tranh chấp với các thiết bị khác =: Kết buộc cạc mạng với một giao thức truyền thông =: Gắn dây cáp vào cạc mạng 2.2 Bộ chuyển tiếp (repeater) Do tín hiệu truyền trên các khoảng cách lớn có thể bị suy giam .chịnh vì vậy mà nhiệm vụ chíng của các bộ chuyển tiếp là hì phục tịn hiệu là để cỏ thể truyền tiếp cho các trạm khác .Một số bộ chuyển tiếp đơn gỉan chỉ là khuých đại tín hiệu .trong tường hợp đó cả tín hiệu bi meo cũng sẽ được khuyếch đại .Một số bộ chuyển tiếp khác có thê chỉnh cả tín hiệu Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng CAT 5 UTP – là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng cần các thiết bị để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn này. Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater. 2.3.Bộ tập trung (HUB) HUB là một loại có nhiều đàu để cắm các đầu cáp mạng .Người ta có thể sử dụng HUB để nối dây theo kiểu hình sao .Ưu điểm của kiểu nối dây này là tăng tính độc lập của các máy /Nếu dây nối tới một dây nào đó tiếp xúc không tốt cũng không ảnh hưởng đến máy khác. Đặc tính chủ yếu của HUB là hệ thống chuyển mạch trung tâm trong mạng có kiến trúc hình sao với việc chuyển mạch được thực hiện theo hai cách là store_and-forward hoặc on-the-fly. Tuy nhiên hệ thống chuyển mạch trung tâm làm nảy phát triển trong suốt nhiều năm qua là khử lổi để làm tăng độ tin cậy của HUB. Có các loại HUB sau:  HUB thụ động( passive HUB) là HUB chỉ đảm bảo chúc năng kết nối mà hoàn toàn không xử lý lại tín hiệu. khi đó không thể dùng HUB để tăng khoảng cách giữa hai maý trên mạng. HUB chủ động ( active HUB) là HUB có chức năng khuếch đại tín hiệu để chống suy hao. với HUB này có thể tăng khoảng cách truyền giữa các máy. HUB thông minh ( intellgent HUB) là HUB chủ động nhưng có khả năng tạo ra các gói tin mang tin tức về hoạt động của ênhiện quản trị tự động. Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác. Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng. 2.4. Bộ chuyển mạch ( switch). Bộ chuyển mạch là các bộ chuyển mạch thực sự. khác với HUB thông thường , thay vì chuyển một tín hiệu đến từ một cổng cho tất cả các cổng thì bộ chuyển mạch chỉ chuyển tín hiệu đến cổng có trạm đích. Do vậy bộ chuyển mạch là một thiết bị quan trọng trong các mạng cục bộ lớn dùng để phân doạn mạng, giúp làm giảm hẳn các đụng đồ trên mạng ngày nay bộ chuyển mạch là các thiết bị mạng quan trọng cho phép tuỳ biến trên mạng chẳng hạn lập mạng ảo. Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch. Cũng giống như Bridge, Switch cũng "học" thông tin của mạng thông qua các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ. Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN). Switch CISCO Catalyst Sự khác biệt giữa Hub, Switch và Router Ngày nay, hầu hết các router đều là thiết bị kết hợp nhiều chức năng, và thậm chí nó còn đảm nhận cả chức năng của switch và hub. Đôi khi router, switch và hub được kết hợp trong cùng một thiết bị, và đối với những ai mới làm quen với mạng thì rất dễ nhầm lẫn giữa chức năng của các thiết bị này. Nào chúng ta hãy bắt đầu với hub và switch bởi cả hai thiết bị này đều có những vai trò tương tự trên mạng. Mỗi thiết bị dều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng, và xử lý một dạng dữ liệu được gọi là "frame" (khung). Mỗi khung đều mang theo dữ liệu. Khi khung được tiếp nhận, nó sẽ được khuyếch đại và truyền tới cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị này là phương pháp phân phối các khung dữ liệu. Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên, khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm đi (đối với các mạng công suất kém). Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông với tất cả các cổng của nó. Do vậy khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu (broadcast) thì hub vẫn sử dụng băng thông tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều PC cùng phát đi dữ liệu, thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng, và sẽ phải chia nhỏ ra khiến hiệu suất giảm đi. Trong khi đó, switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ thống nào đang chờ ở cổng nào. Khi nhận được khung dữ liệu, switch sẽ biết đích xác cổng nào cần gửi tới, giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Và không giống như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng thiết bị. Do vậy với switch, không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu, người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa. Đó là lý do tại sao switch được coi là lựa chọn tốt hơn so với hub. Còn router thì khác hoàn toàn so với hai thiết bị trên. Trong khi hub hoặc switch liên quan tới việc truyền khung dữ liệu thì chức năng chính của router là định tuyến các gói tin trên mạng cho tới khi chúng đến đích cuối cùng. Một trong những đặc tính năng quan trọng của một gói tin là nó không chỉ chứa dữ liệu mà còng chứa địa chỉ đÝch đến. Router thường được kết nối với ít nhất hai mạng, thông thường là hai mạng LAN hoặc WAN, hoặc một LAN và mạng của ISP nào đó. Router được đặt tại gateway, nơi kết nối hai hoặc nhiều mạng khác nhau. Nhờ sử dụng các tiêu đề (header) và bảng chuyển tiếp (forwarding table), router có thể quyết định nên sử dụng đường đi nào là tốt nhất để chuyển tiếp các gói tin. Router sử dụng giao thức ICMP để giao tiếp với các router khác và giúp cấu hình tuyến tốt nhất giữa bất cứ hai host nào. Ngày nay, có rất nhiều các dịch vụ được gắn với các router băng rộng. Thông thường, một router bao gồm 4-8 cổng Ethernet switch (hoặc hub) và một bộ chuyển đổi địa chỉ mạng - NAT (Network Address

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBài giảng về thiết bị mạng.pdf
Tài liệu liên quan