Chương 3. Công tác chủ nhiệm lớp

Kế hoạch giáo dục chung của nhà trường: mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường về tất cả các mặt: học tập, văn nghệ, lao động, thể dục thể thao trong năm học, học kỳ, và trong từng tháng, tuần. Đặc điểm của lớp: số lượng học sinh, những mặt mạnh và thuận lợi của lớp về mọi mặt, những mặt yếu và hạn chế của lớp, những truyền thống tập thể đã có. Các đặc điểm của địa bàn dân cư, cũng như tình hình chung của xã hội. Một số điều kiện khác: điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện gia đình, giáo viên, tình nguyện viên, khả năng phối hợp với các lực lượng giáo dục.

ppt33 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3. Công tác chủ nhiệm lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Chức năng của giáo viên chủ nghiệm lớp ở trường phổ thông Nhiệm vụ của giáo viên chủ nghiệm lớp ở trường phổ thông Nội dung, phương pháp công tác chủ nhiệm Tổ chức hoạt động giáo dục Thay mặt hiệu trưởng quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp Cố vấn cho tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường Chức năng của giáo viên chủ nhiệm Nhân vật trung tâm của việc liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh Đánh giá kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và tập thể lớp. Có những tri thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học. Có những kĩ năng sư phạm cần thiết để tổ chức việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh - Nắm mục tiêu, chương trình, nội dung GD của nhà trường, của lớp. Nội dung Nắm những chỉ số của học sinh 2. Lập kế hoạch chủ nhiệm 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch 4. Kiểm tra, đánh giá, tổng kết Kết luận sư phạm Thay mặt hiệu trưởng quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp Căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ từng năm học và tính chất phát triển của tập thể HS. Có năng lực dự báo khả năng của HS trong lớp, phát huy tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với mục tiêu giáo dục. Nội dung Cố vấn đối với họat động học tập 2. Cố vấn đối với hoạt động tập thể khác Kết luận sư phạm Cố vấn đối với hoạt động tập thể của học sinh Có kỹ năng tác động đến học sinh. Biết lắng nghe, đồng cảm vơí học sinh. Nội dung Truyền đạt yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường và biến chúng thành chương trình hành động của HS 2. Tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh Kết luận sư phạm Cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường 3. Bảo vệ bênh vực quyền lợi chính đáng của học sinh Có kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục. Nội dung Phải liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội để thống nhất các tác động. 2. Nhà trường phải là hạt nhân của sự kết hợp, mà chức năng ấy giao cho gvcn. Kết luận sư phạm Nhân vật trung tâm của việc liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh Công bằng Khách quan Chính xác Nội dung Đánh giá kết quả rèn luyện của mỗi HS 2. Đánh giá kết quả rèn luyện của tập thể HS Kết luận sư phạm Đánh giá kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và tập thể lớp. Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học, chương trình giáo dục dạy học của nhà trường. Tìm hiểu, nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường. Nắm vững đặc điểm của từng học sinh trong lớp Tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất tác động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. NHIỆM VỤ CỦA GVCN Đối với tập thể học sinh Đối với giáo viên và các bộ phận khác trong trường Nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm Đối với cha mẹ học sinh Đối với chính quyền, đoàn thể, các cơ quan chức năng, tổ chức kinh tế ở địa phương 1. Lý do (sự cần thiết) 2. Nội dung 3. Biện pháp Nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng giáo dục Nội dung: Tâm sinh lý, tính cách, sức khỏe, sở thích, nguyện vọng Trình độ nhận thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm, năng lực Về hoàn cảnh sống, mối quan hệ với tập thể, với bạn bè…. Phương pháp: Thông qua hồ sơ Quan sát Trao đổi, trò chuyện với học sinh Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn của năm học trước. Trao đổi với các lực lượng giáo dục khác nếu cần. Thông qua việc tham gia hoạt động cùng học sinh. Trao đổi với phụ huynh học sinh. Đối với tập thể học sinh Đối với tập thể học sinh Sự cần thiết: Tập thể lớp là môi trường, là phương tiện trực tiếp tác động tới sự phát triển nhân cách nói chung và tài năng nói riêng của học sinh. Thực tiễn giáo dục chỉ rõ rằng, ở đâu tập thể đoàn kết, vững mạnh thì ở đó chất lượng giáo dục được nâng cao. b. Xây dựng và phát triển tập thể học sinh Đối với tập thể học sinh Nội dung: Xây dựng hệ thống các yêu cầu của tập thể đối với học sinh, làm cho học sinh thấy được sự cần thiết thực hiện yêu cầu đó. Xây dựng đội ngũ cốt cán của lớp Tổ chức các hoạt động và giao lưu cho tập thể Xây dựng viễn cảnh, dư luận và truyền thống tập thể b. Xây dựng và phát triển tập thể học sinh Sự cần thiết: Yêu cầu là bộ luật để định hướng hoạt động cho tập thể và mỗi cá nhân Tiêu chuẩn để đánh giá mỗi người Thực tế giáo dục đã khẳng định, ở tập thể nào đề ra yêu cầu phù hợp thì tính tích cực của học sinh được phát huy, tập thể đoàn kết thân ái, chất lượng giáo dục được nâng cao. Biện pháp xây dựng các yêu cầu đối với tập thể học sinh GVCN căn cứ vào những quy định của nhà trường, điều lệ của nhà trường, điều kiện cụ thể của lớp để đề ra yêu cho tập thể. Tổ chức cho học sinh thảo luận để thấy được sự cần thiết thực hiện yêu cầu. Xây dựng các yêu cầu đối với tập thể học sinh Sự cần thiết: Bộ máy tự quản là điều kiện cần thiết cho sự vận hành của tập thể. Thực tiễn giáo dục chỉ rõ rằng, ở đâu có bộ máy tự quản tốt thì chất lượng giáo dục được nâng cao. Biện pháp: Xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ với những chức năng cụ thể. Lựa chọn những học sinh tích cực Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ Bảo vệ uy tín của họ trước tập thể Giúp họ tổng kết kinh nghiệm trong việc quản lý tập thể. Xây dựng đội ngũ cốt cán của lớp chủ nhiệm c. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các ND giáo dục toàn diện Lý do: Vai trò của hoạt động: để hình thành và phát triển NC toàn diện phải được tiến hành và thông qua hoạt động và giao lưu. .... Thực tiễn đã chứng minh: ở lớp chủ nhiệm nào, giáo viên chú trọng và tổ chức các hđ giáo dục toàn diện cho HS thì ở đó nhân cách các em được phát triển toàn diện. Đối với tập thể học sinh c. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các ND giáo dục toàn diện Nội dung: Tổ chức hđ học tập Tổ chức hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao Tổ chức các hoạt động lao động Các hoạt động tham quan, du lịch. Tổ chức các hoạt động các hoạt động xã hội Đối với tập thể học sinh c. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các ND giáo dục toàn diện Biện pháp: Căn cứ vào điều kiện thực tế của lớp và của trường, trong đó coi trọng nhu cầu, hứng thú và năng lực của HS, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương... GVCN xây dựng kế hoạch tổng thể cho các hoạt động và cho từng hoạt động. Tổ chức cho HS thảo luận... để HS nắm được kế hoạch và để khảo sát nhu cầu và tính khả thi của việc tổ chức hoạt động. Tổ chức thực hiện theo như kế hoạch và linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch sau mỗi hoạt động. Đối với tập thể học sinh Đối với tập thể học sinh d. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh Lý do: Đối với học sinh: HS không ngừng phấn đấu, rèn luyện... Đánh giá đúng sẽ là một động lực giúp học sinh nỗ lực rèn luyện tu dưỡng, phát huy những ưu điểm. Đánh giá đúng sẽ khích lệ động viên học sinh không ngừng rèn luyện phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình.. Đối với giáo viên: Biết được thực trạng phát triển nhân cách của HS Biết được những điểm mạnh, điểm yếu của HS Đi tìm nguyên nhân và kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp giáo dục của mình và các lực lượng giáo dục khác. Đối với tập thể học sinh d. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh Nội dung đánh giá: Đánh giá học tập Đánh giá sức khỏe Đánh giá các mặt giáo dục toàn diện khác Đối với tập thể học sinh d. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh Biện pháp: Đánh giá bằng điểm số Đánh giá bằng nhận xét Đánh giá bằng biểu thị thái độ Tự đánh giá của học sinh. 2. Đối với GV và các bộ phận khác trong trường Lý do: Hiệu quả của quá trình giáo dục học sinh chẳng những phụ thuộc vào tài năng và phẩm chất của mỗi giáo viên mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất của tập thể sư phạm này. Thực tiễn đã chứng minh: ở lớp chủ nhiệm nào, giáo viên có sự phối hợp với các giáo viên bộ môn và các bộ phận khác trong nhà trường thì ở đó nhân cách các em được phát triển toàn diện. 2. Đối với GV và các bộ phận khác trong trường Nội dung: Phối hợp thống nhất yêu cầu đối với học sinh: GVCN và GVBM đề ra yêu cầu thống nhất đối với học sinh về các mặt nề nếp, yêu cầu học tập ở lớp, ở nhà, cách cư xử với bạn bè… Thống nhất hành động trong giáo dục học sinh: GVBM căn cứ vào những thông tin ngược do bản thân thu lượm được và do GVCN cung cấp, không ngừng cải tiến nội dung, phương pháp. Ở đây cần giải quyết tốt những mối quan hệ sau: Giữa giảng dạy nội khóa và ngoại khóa; Giữa giúp đỡ học sinh giỏi và học sinh yếu, kém; Giữa dạy học và giáo dục. GVCN theo dõi sổ sách của lớp, thăm dò ý kiến, nguyện vọng của học sinh, đánh giá tình hình học tập của học sinh, phát hiện những khó khăn trong học tập và giáo dục… trao đổi ý kiến với GVBM, kiến nghị những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học và giáo dục học sinh. Phối hợp thống nhất trong việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. 2. Đối với GV và các bộ phận khác trong trường Phương pháp: - Theo dõi sổ đầu bài của lớp, biên bản họp lớp - Dự giờ, dự các hoạt động ngoài giờ - Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn - Tìm hiểu nguyện vọng, ý kiến của học sinh - Tổ chức các hội nghị, hội thảo bàn về việc tổ chức giáo dục học sinh (nội dung, phương pháp…). 3. Đối với cha mẹ học sinh Sự cần thiết: Chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong đó có vai trò quan trọng của gia đình và nhà trường. Gia đình có vai trò quan trọng đối với học sinh về nhiều mặt. 3. Đối với cha mẹ học sinh Nội dung Trao đổi thông tin về việc học tập tu dưỡng học sinh. Phổ biến những kiến thức sư phạm cho cha mẹ học sinh. Phối hợp tổ chức một số hoạt động giáo dục Biện pháp Ghi sổ liên lạc. Họp cha mẹ học sinh. Mời cha mẹ học sinh tới trường. Thăm gia đình học sinh. Cha mẹ chủ động đến gặp GVCN… Qua thư từ điện thoại 4. Đối với chính quyền, đoàn thể xã hội, các cơ quan chức năng, tổ chức kinh tế ở địa phương Góp phần xây dựng, bảo vệ trật tự, an ninh địa phương. Tổ chức việc học tập vui chơi, rèn luyện... nhằm hình thành nhân cách cho học sinh. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, cải thiện đời sống cho giáo viên, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục học sinh của lớp. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC I. QUY TRÌNH CHUNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 1. Một số nguyên tác tổ chức hoạt đông cần lưu ý 2. Quy trình tổ chức hoạt động 1. Một số nguyên tác cần lưu ý Đảm bảo tính giáo dục, tính sư phạm Đảm bảo tính an toàn khi tổ chức Tạo điều kiện cho HS quen dần và biết tự quản toàn bộ quá trình HĐ. Các nhà giáo dục chỉ giữ vai trò cố vấn. Nội dung HĐ luôn gắn với các yêu cầu gáo dục của nhà trường, của xã hội ở từng thời điểm cụ thể. Luôn đổi mới và đa dạng hóa các hình thức HĐ cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhu cầu và hứng thú của HS 2. Quy trình tổ chức hoạt động Chuẩn bị hoạt động: - Đánh giá nhu cầu: thích làm không, có năng lực đến đâu để tổ chức. - Xây dựng kế hoạch: xác định chủ đề, mục tiêu, xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, xác định và chuẩn bị phương tiện, lực lượng tham gia. Tổ chức thực hiện kế hoạch: huy động các nguồn lực, biến kế hoạch thành hành động thực tế. Tổng kết, đánh giá: Đối chiếu kết quả với mục tiêu, những việc đã làm được và chưa được, nguyên nhân, đề xuất biện pháp, rút kinh nghiệm cho hoạt động sau được tốt hơn. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp Kế hoạch giáo dục chung của nhà trường: mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường về tất cả các mặt: học tập, văn nghệ, lao động, thể dục thể thao… trong năm học, học kỳ, và trong từng tháng, tuần. Đặc điểm của lớp: số lượng học sinh, những mặt mạnh và thuận lợi của lớp về mọi mặt, những mặt yếu và hạn chế của lớp, những truyền thống tập thể đã có.. Các đặc điểm của địa bàn dân cư, cũng như tình hình chung của xã hội. Một số điều kiện khác: điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện gia đình, giáo viên, tình nguyện viên, khả năng phối hợp với các lực lượng giáo dục. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ SƯ PHẠM Hiểu thấu đáo, toàn diện học sinh Giữ được sự bình tĩnh cần thiết Luôn có ý thức tôn trọng học sinh Luôn đặt mình vào địa vị của HS Luôn biết khích lệ, biểu dương các em kịp thời Luôn thể hiện niềm tin vào sự hướng thiện của HS Góp ý với HS về những thiếu sót, sai lầm của học sinh với thái độ chân thành, giàu yêu thương Luôn thể hiện cho HS thấy tình cảm yêu thương của người thầy đối với trò Cần bình tĩnh xem lại mình trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_3_cong_tac_chu_nhiem_lop_6081.ppt