Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân

Kiến nghị - Đẩy mạnh liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Liên kết ngang (liên kết giữa những nông dân với nhau) cơ sở của những liên kết này là những nhóm nông dân IPM trong sản xuất chè và các hợp tác xã. Liên kết dọc (liên kết giữa các bên liên quan trong chuỗi - người sản xuất với người chế biến.): Cần lựa chọn được những công ty đóng vai trò là tác nhân chính trong mỗi chuỗi giá trị. - Tăng cường quản lý chất lượng trong bối cảnh hội nhập thông qua việc áp dụng quy trình quản lý nông nghiệp tốt cho chè (Global GAP, Asian GAP, Việt GAP). - Cần tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định được thị trường và khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng và thị trường đã được xác định, ngành chè Thái Nguyên cần xem liệu việc sản xuất và sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu và sở thích của thị trường không.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hữu Thọ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 139 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 139 CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN: CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN GIỮA CÁC TÁC NHÂN Nguyễn Hữu Thọ*, Bùi Thị Minh Hà Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Chè đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập và việc làm cho hơn 66.000 hộ gia đình tham gia trồng và chế biến chè tại Thái Nguyên, cũng nhƣ 28 nhà sản xuất và kinh doanh. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu về những chuỗi giá trị mà nông dân trồng chè tỉnh Thái Nguyên đang tham gia và những chi phí và lợi nhuận những nông dân này phải bỏ ra và thu về từ việc tham gia vào chuỗi giá trị, từ đó tìm ra chuỗi giá trị nông dân đƣợc lợi nhuận nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng lợi nhuận của mỗi chuỗi phụ thuộc vào hai yếu tố chính: (1) sản phẩm của chuỗi, và (2) độ dài của chuỗi - sản phẩm tiếp cận đƣợc tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Có ba loại sản phẩm chính trong các chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Chè đen, chè xanh đặc sản (chè chất lƣợng cao), và chè xanh thƣờng. Chè đen có lợi nhuận trong chuỗi thấp nhất (5.810 đ/kg) trong khi đó các chuỗi giá trị chè xanh khác biến động từ 15.010 đồng đến 44.320 đồng/kg. Chuỗi giá trị số 2 (nông dân hợp đồng với nhà máy, sản xuất chè xanh đặc sản) và số 5 (nông dân hợp tác xã, sản xuất chè xanh thƣờng) có giá trị gia tăng trong chuỗi nhiều nhất vì vậy đây có thể sẽ là hƣớng phát triển cho ngành chè tỉnh Thái Nguyên nhằm mục tiêu gia tăng giá trị cho ngành chè. Từ khóa: Ngành chè, chuỗi giá trị, chi phí, lợi nhuận. ĐẶT VẤN ĐỀ Chè đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập và việc làm cho hơn 66.000 hộ gia đình tham gia trồng và chế biến chè tại Thái Nguyên, cũng nhƣ 28 nhà sản xuất và kinh doanh. Chè Thái Nguyên chủ yếu đƣợc cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc, chiếm 75% tổng sản lƣợng chè. 25% còn lại đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài (Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2004). Giá chè tại thị trƣờng trong nƣớc cao hơn nhiều so với chè xuất khẩu. Giá trị gia tăng của chè Thái Nguyên thấp hơn nhiều so với chè Lâm Đồng. Cả ba giai đoạn của chuỗi giá trị ngành chè là sản xuất, chế biến và kinh doanh đều còn hạn chế, thông thƣờng ngƣời sản xuất là ngƣời chịu thiệt thòi nhất trong chuỗi giá trị (Goletti, 2005). Chè Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) (Aude Simonart, Bùi Thị Minh Hồng, 2005). Các loại chè nƣớc ngoài có giá rẻ hơn sẽ thâm nhập thị trƣờng trong nƣớc do  Tel: 0912530872, Email: huutho01@yahoo.com chè chế biến đƣợc miễn 40% thuế nhập khẩu. Việc gia tăng thị phần của các loại chè nƣớc ngoài sẽ tác động tới thu nhập của các nhà sản xuất trong nƣớc. Do chất lƣợng chè xuất khẩu Việt Nam còn thấp, nên việc đƣa các sản phẩm chè của Việt nam tiếp cận thị trƣờng quốc tế vẫn còn bị hạn chế bởi các tiêu chuẩn chất lƣợng và giới hạn về kỹ thuật (Lê Đăng Doanh, (2007). Để tìm hiểu về những bất lợi của ngƣời nông dân khi tham gia vào chuỗi giá trị ngành chè chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên" với mục đích tìm hiểu về những chuỗi giá trị mà nông dân trồng chè tỉnh Thái Nguyên đang tham gia và những chi phí và lợi nhuận những nông dân này phải bỏ ra và thu về từ việc tham gia vào chuỗi giá trị, từ đó tìm ra chuỗi giá trị nông dân đƣợc lợi nhuận nhiều nhất. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu - Đánh giá một số tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên. Nguyễn Hữu Thọ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 139 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 140 - Phân tích chi phí, lợi nhuận của một số tác nhân trong chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên. - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao giá trị ngành chè cho tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu - Nguồn thông tin thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo nghiên cứu có sẵn, các tài liệu, số liệu liên quan đến ngành chè tỉnh Thái Nguyên và Việt Nam. - Nguồn thông tin sơ cấp: Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001) nhằm thu thập các thông tin thông qua tiếp cận, phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi giá trị (bằng bộ câu hỏi). Phƣơng pháp chuyên gia: Thông qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó có các định hƣớng để lựa chọn địa bàn nghiên cứu, tác nhân nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu đƣợc lựa chọn dựa trên các thông tin sẵn có về ngành hàng chè, số liệu thống kê của tỉnh và ý kiến tham khảo của các chuyên gia, đặc biệt là tƣ vấn từ các tác nhân trong chuỗi giá trị. Các huyện đƣợc lựa chọn để tiến hành nghiên cứu bao gồm: (1) Thành phố Thái Nguyên; (2) Huyện Đồng Hỷ; (3) Huyện Đại từ Các huyện đƣợc lựa chọn thoả mãn các tiêu chí sau: (1) Có sự đa dạng các kênh về các tác nhân tham gia trong chuỗi; (2) Chè là cây trồng chủ đạo trong hệ thống sản xuất với diện tích lớn, tập trung và có đóng góp quan trọng trong đời sống, kinh tế, xã hội của địa phƣơng; (3) Có sự kết nối với thị trƣờng bên ngoài - Phƣơng pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi: Kaplinsky và Morris (2001) đã đƣa ra công thức tính lợi nhuận trong chuỗi: Lợi nhuận = Tổng tài sản có - các khoản nợ KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Chuỗi số 1: Công nhân nông trường bán chè tươi cho nhà máy Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu của các công nhân nông trƣờng (nay là các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên). Một đặc điểm chính của kênh này là, công nhân nông trƣờng chủ yếu bán chè tƣơi cho công ty. Công ty chế biến thành chè đen và xuất khẩu qua Tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA), phần nhỏ còn lại có thể xuất trực tiếp hoặc qua một công ty khác. Giá trị gia tăng trong chuỗi này rất thấp, vì chuỗi có độ dài quá ngắn, chƣa tiếp cận đƣợc với ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi số 2: Nông dân hợp đồng bán chè tươi cho nhà máy chế biến chè xanh đặc sản Đây là kênh mới xuất hiện trong một số năm gần đây. Những công ty này đều định hƣớng sản phẩm của mình tới thị trƣờng yêu cầu chất lƣợng cao nhƣ Đài Loan, Nhật Bản. Công ty cũng sẵn sàng mua nguyên liệu với giá cao để có một chất lƣợng tốt theo yêu cầu của khách hàng. Những công ty này tập trung sản xuất những sản phẩm chè có chất lƣợng cao nhƣ chè xanh đặc sản, chè ôlong, hay mật hồng trà... Hình 1. Kênh tiêu thụ của công nhân nông trƣờng bán chè tƣơi cho nhà máy để chế biến chè đen xuất khẩu (kết quả phân tích, 2007-2008, đvt: đồng/kg chè khô, k=4,5) Nguyễn Hữu Thọ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 139 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 141 Hình 2. Kênh tiêu thụ của nông dân hợp đồng bán chè tƣơi cho nhà máy để chế biến chè xanh đặc sản (kết quả phân tích, 2007-2008, đvt: đồng/kg chè khô, k=4,5) Hình 3. Kênh tiêu thụ của nông dân tự do bán chè khô cho nhà máy để chế biến chè xanh nội tiêu (kết quả phân tích, 2007-2008, đvt: đồng/kg chè khô, k=4,5) Hình 4. Kênh tiêu thụ của nông dân tự do bán chè khô cho các hộ kinh doanh để phục vụ nội tiêu hoặc xuất khẩu qua các công ty ngoại tỉnh(kết quả phân tích, 2007-2008, đvt: đồng/kg chè khô, k=4,5) Hình 5. Kênh tiêu thụ của xã viên hợp tác xã bán chè khô cho hợp tác xã để tiêu thụ nội địa (kết quả phân tích, 2007-2008, đvt: đồng/kg chè khô, k=4,5) Nguyễn Hữu Thọ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 139 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 142 Những công ty này đã tiếp cận đƣợc với khách hàng cuối cùng của mình ở nƣớc ngoài, vì vậy giá trị gia tăng trong chuỗi này khá cao (Viện Nghiên cứu thƣơng mại, Bộ Công Thƣơng, (2009). Chuỗi số 3: Nông dân tự do bán chè chè khô cho nhà máy Đây là kênh tƣơng đối truyền thống của những vùng chè chất lƣợng không cao của tỉnh Thái Nguyên. Những nhà máy trong kênh này chủ yếu làm nhiệm vụ sơ chế sau đó bán cho những công ty khác ở ngoại tỉnh hoặc bán cho các đại lý ở các tỉnh khác để phục vụ nội tiêu hoặc xuất khẩu. Những công ty này không quan tâm nhiều tới khách hàng của mình là ai, họ yêu cầu chất lƣợng nhƣ thế nào. Chính vì vậy giá trị gia tăng trong chuỗi không cao. Chuỗi số 4: Nông dân tự do bán chè khô cho các hộ kinh doanh Ngƣời sản xuất chè bán chè khô cho các hộ kinh doanh chè tại chợ địa phƣơng (số ít tại nhà) là kênh tiêu thụ phổ biến tại các vùng chè của tỉnh Thái Nguyên. Ngƣời mua và ngƣời bán hoàn toàn dựa trên giá cả thị trƣờng, không có những ràng buộc về mặt chất lƣợng thông qua hợp đồng. Ngƣời sản xuất hoàn toàn không biết sản phẩm của mình sẽ tiếp tục đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng nào, chính vì vậy họ ít có động lực nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Chuỗi số 5: Xã viên hợ tác xã bán chè khô cho hợp tác xã Giữa xã viên và hợp tác xã đã có những cam kết về mặt chất lƣợng trong kênh tiêu thụ trên. Tuy nhiên, việc tiêu thụ qua kênh của hợp tác xã cũng chỉ là một trong các kênh tiêu thụ của xã viên. Xuất phát từ việc năng lực ban chủ nhiệm của hầu hết các hợp tác xã chƣa cao, công nghệ của các hợp tác xã còn đơn giản, (Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2005) vì vậy thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của họ còn rất hạn chế, chủ yếu là nội tiêu (Nguyễn Hữu Thọ, 2008). Giá bán sản phẩm chƣa cao nên chƣa thu hút đƣợc các xã viên hợp tác bán sản phẩm qua kênh tiêu thụ này. Sản phẩm bán qua kênh này đến trực tiếp ngƣời tiêu dùng nên giá thành cao hơn so với những kênh khác, vì vậy giá trị gia tăng trong kênh này cũng tƣơng đối cao. Bảng 1. Phân bổ chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân trong một số chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên Chuỗi giá trị và sản phẩm Trồng chè Chế biến Thương mại Người mua Tổng chi phí/lợi nhuận Chuỗi giá trị 1: Công nhân nông trƣờng Chế biến/công ty Xuất khẩu uỷ thác Chi phí 10.000 33,1% 20.190 66,9% 30.190 Lợi nhuận 4.000 68,8% 1.810 31,2% 5.810 Chuỗi giá trị 2: Nông dân hợp đồng Chế biến/công ty Xuất khẩu trực tiếp Chi phí 30.000 15,8% 160.000 84,2% 190.000 Lợi nhuận 15.000 50% 15.000 50% 30.000 Chuỗi giá trị 3: Nông dân tự do Chế biến/công ty Nội tiêu/xuất uỷ thác Chi phí 30.864 40,3% 45.625 59,7% 76.489 Lợi nhuận 5.636 37,5% 9.375 62,5% 15.011 Chuỗi giá trị 4: Nông dân tự do Hộ kinh doanh Nội tiêu/bán trực tiếp Chi phí 40.300 37,5% 67.000 62,5% 107.300 Lợi nhuận 16.700 73,6% 6.000 26,4% 22.700 Chuỗi giá trị 5: Xã viên hợp tác Hợp tác xã Nội tiêu/bán trực tiếp Chi phí 49.673 31,9% 106.000 68,1% 155.673 Lợi nhuận 35.327 79,7% 9.000 20,3% 44.327 (chi phí, lợi nhuận: đồng/kg chè khô) Nguyễn Hữu Thọ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 139 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 143 Qua bảng trên thấy rằng, tổng lợi nhuận của mỗi chuỗi phụ thuộc vào hai yếu tố chính: (1) sản phẩm của chuỗi, và (2) độ dài của chuỗi - sản phẩm tiếp cận đƣợc tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Có ba loại sản phẩm chính trong các chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Chè đen, chè xanh đặc sản (chè chất lƣợng cao), và chè xanh thƣờng. Chè đen có lợi nhuận trong chuỗi thấp nhất (5.810 đ/kg) trong khi đó các chuỗi giá trị chè xanh khác biến động từ 15.010 đồng đến 44.320 đồng/kg. Điều này khá thuận lợi cho ngành chè tỉnh Thái Nguyên vì hiện nay khách hàng trong nƣớc và trên thế giới có xu hƣớng chuyển từ việc uống chè đen sang uống chè xanh (Aude Simonart, Bùi Thị Minh Hồng, 2005; Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2004). Trong 5 chuỗi giá trị nghiên cứu có 3 chuỗi tiếp cận trực tiếp đƣợc với ngƣời tiêu dùng (chuỗi 2, 4, 5) trong khi đó chuỗi 1 và chuỗi 3 phải thông qua các tác nhân khác. Các chuỗi tiếp cận trực tiếp với ngƣời tiêu dùng có tổng lợi nhuận trong chuỗi biến động từ 22.700 đồng đến 44.327 đồng/kg trong khi các chuỗi không tiếp cận đƣợc với ngƣời tiêu dùng có tổng lợi nhuận trong chuỗi biến động từ 5.810 đồng đến 15.011 đồng. Chuỗi giá trị số 2 và số 5 có giá trị gia tăng trong chuỗi nhiều nhất vì vậy đây có thể sẽ là hƣớng phát triển cho ngành chè tỉnh Thái Nguyên nhằm mục tiêu gia tăng giá trị cho ngành chè. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Kết luận Sản phẩm chè Thái Nguyên rất đa dạng về mặt chuỗi giá trị. Tại tỉnh Thái Nguyên tồn tại ít nhất ba nhóm nông dân trong 3 chuỗi giá trị: Nông dân nông trƣờng, nông dân tự do và nông dân hợp tác xã. Tƣơng tự nhƣ vậy các dòng sản phẩm của ba nhóm nông dân này cũng đi theo các thị trƣờng khác nhau. Đặc biệt, trong chuỗi giá trị chè xanh tỉnh Thái Nguyên lại có ít doanh nghiệp đóng vai trò là tác nhân chính (key stackholder). Phân tích cụ thể năm chuỗi giá trị thấy rằng tổng lợi nhuận của mỗi chuỗi phụ thuộc vào hai yếu tố chính: (1) sản phẩm của chuỗi, và (2) Độ dài của chuỗi - sản phẩm tiếp cận đƣợc tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Có ba loại sản phẩn chính trong các chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Chè đen, chè xanh đặc sản (chè chất lƣợng cao), và chè xanh thƣờng. Chè đen có lợi nhuận trong chuỗi thấp nhất (5.810 đ/kg) trong khi đó các chuỗi giá trị chè xanh khác biến động từ 15.010 đồng đến 44.320 đồng/kg. Trong 5 chuỗi giá trị nghiên cứu có 3 chuỗi tiếp cận trực tiếp đƣợc với ngƣời tiêu dùng (chuỗi 2, 4, 5) trong khi đó chuỗi 1 và chuỗi 3 phải thông qua các tác nhận khác. Kiến nghị - Đẩy mạnh liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Liên kết ngang (liên kết giữa những nông dân với nhau) cơ sở của những liên kết này là những nhóm nông dân IPM trong sản xuất chè và các hợp tác xã. Liên kết dọc (liên kết giữa các bên liên quan trong chuỗi - ngƣời sản xuất với ngƣời chế biến...): Cần lựa chọn đƣợc những công ty đóng vai trò là tác nhân chính trong mỗi chuỗi giá trị. - Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng trong bối cảnh hội nhập thông qua việc áp dụng quy trình quản lý nông nghiệp tốt cho chè (Global GAP, Asian GAP, Việt GAP). - Cần tiến hành nghiên cứu thị trƣờng để xác định đƣợc thị trƣờng và khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng và thị trƣờng đã đƣợc xác định, ngành chè Thái Nguyên cần xem liệu việc sản xuất và sản phẩm có đáp ứng đƣợc nhu cầu và sở thích của thị trƣờng không. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Aude Simonart, Bùi Thị Minh Hồng, (2005). “Nghiên cứu tác động tiềm tàng của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với ngành chè”, Hà Nội. [2]. Lê Đăng Doanh, (2007). “Đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp trong hội Nguyễn Hữu Thọ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 139 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 144 nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 4-5 2007 [3]. Ngân hàng Phát triển Châu Á, (2004). “Đưa thị trường hoạt động tốt hơn cho người nghèo. Sự tham gia của người nghèo trong các chuỗi giá trị nông nghiệp: Nghiên cứu điển hình về chè”. [4]. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2005). M4P: “Kết nối nông dân với thị trường thông qua mô hình sản xuất theo hơp đồng”. [5]. Nguyễn Hữu Thọ, và CS (2008), Nghiên cứu vai trò của tác nhân nông dân trong chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên, Số 3, 2008 [6]. Viện Nghiên cứu thƣơng mại (Bộ Công Thƣơng), (2009). Hội thảo: “Chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản và vấn đề tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay”, Hà Nội, Ngày 24-2-2009 [7]. Campbell, D. (1995). “The Global Value Chain Concept in Relation to the Institute's Programme of Work”. London, Wye College. [8]. Goletti, F. (2005). "Agricultural Commercialization, Value Chains, and Poverty Reduction". Discussion Paper No. 7. January. Ha Noi, Viet Nam, Making Markets Work Better for the Poor Project, Asian Development Bank. [9]. Kaplinsky, R. and M. Morris (2001). A Handbook for Value Chain Research. Brighton, United Kingdom, Institute of Development Studies, University of Sussex. SUMMARY TEA VALUE CHAIN OF THAI NGUYEN PROVINCE: COST AND BENEFIT OF DIFFERENT STACKHOLDERS Nguyen Huu Tho  , Bui Thu Minh Ha College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University Tea plays an important role in generation of income for 66.000 households of Thai Nguyen province as wel as 28 tea companies. The objective of study was to analyse current tea value chain in Thai Nguyen and to find out cost and benefit of household in each value chain. The results shown that benefit of each value chain depend on the products of chain and the length of chain. There were three main products of Thai Nguyen tea sector: black tea, special green tea and green tea. Green tea had the lowest benefit ( 5.810 đ/kg) while other green tea products had benefit from 15.010 to 44.320 đồng/kg. Value chain named special green tea and green tea in cooperative had the highest value added in the chain. Thus, Thai Nguyen Tea sector should be developed to these value chains to add more value. Keywords: Tea sector, value chain, cost, benefit .  Tel: 0912530872, Email: huutho01@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuoi_gia_tri_nganh_che_tinh_thai_nguyen_chi_phi_va_loi_nhua.pdf
Tài liệu liên quan