Chuối cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên - Những tồn tại và khuyến nghị

Hiện nay chuỗi cung ứng đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, các ngành hàng và các quốc gia. Như vậy, giải quyết các vấn đề tồn tại của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên là rất cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng chè Thái Nguyên, cho sự tồn tồn tại và phát triển của ngành chè Thái Nguyên. Để giải quyết các vấn đề tồn tại cho chuỗi cung ứng cho mặt hàng chè Thái Nguyên cần phải có sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong đó với vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phát huy vai trò của hiệp hội chè Thái Nguyên. Bên cạnh đó, cần phải có các chính sách sự hỗ trợ từ UBND tỉnh Thái Nguyên trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ mặt hàng chè.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuối cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên - Những tồn tại và khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Thị Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 213 – 217 12 213 CHUỐI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CHÈ THÁI NGUYÊN - NHỮNG TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ Ngô Thị Hương Giang* Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Cây chè là một trong những cây cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giàu của nông dân Thái Nguyên. Mặt hàng “chè Thái Nguyên” đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không những trong nước mà cả với nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập từ khâu cung cấp cho đến khâu tiêu thụ do đó đã làm giảm hiệu quả trong kinh doanh mặt hàng chè Thái Nguyên, làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè Thái Nguyên trên thị trường trong nước và nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này cần phải nhìn nhận các vấn đề còn tồn tại trong các khâu của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên. Từ khóa: Chè, chuỗi cung ứng chè, chè Thái Nguyên, mặt hàng chè Thái Nguyên, khuyến nghị cho mặt hàng chè Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu và rộng hiện nay đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại không ít những thách thức, khó khăn cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung và mặt hàng chè Thái Nguyên nói riêng. Các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, giảm chi phí... ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Để đáp ứng được các yêu cầu này thì phát triển chuỗi cung ứng chính là một trong những giải pháp hữu hiệu vì chuỗi cung ứng là một tập hợp các liên kết chặt chẽ của các tác nhân trong chuỗi với nhau nhằm quản lý các luồng hàng hóa (dịch vụ) và giá trị gia tăng của chuỗi nông nghiệp từ đó cung cấp cho khách hàng tốt hơn với chi phí thấp nhất có thể.[1] NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH MẶT HÀNG CHÈ THÁI NGUYÊN Được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết hết sức thích hợp cho việc phát triển cây chè, do đó cây chè đã trở thành cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giàu của nông dân Thái Nguyên. * Tel: 0915 215959; Email: ngogiangqtkd@yahoo.com “Chè Thái Nguyên” đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không những trong nước mà cả với nước ngoài. Hiện nay, Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước, đứng thứ 2 sau tỉnh Lâm Đồng với diện tích chè của tỉnh có hơn 19.100 ha, trong đó có hơn 17.000 ha chè kinh doanh, năng suất đạt 110,97 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 190 nghìn tấn. Cho đến nay tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư toàn diện cho phát triển cho ngành chè từ khâu cung cấp giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho sản xuất đến khâu chế biến đã làm cho diện tích, sản lượng, năng suất và chất lượng tăng đều hàng năm góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất của chè cho giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên (bảng 1). Bên cạnh đó, mặt hàng chè Thái Nguyên đã xây dựng được nhãn hiệu Chè Thái Nguyên và các thương hiệu: Chè Tân Cương, chè La Bằng, chè Trại Cài,nổi tiếng trong nước và xuất khẩu. [7] NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CHÈ THÁI NGUYÊN Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng chè Thái Nguyên, tuy nhiên chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên còn có nhiều vấn đề tồn tại ở các khâu, cụ thể: Ngô Thị Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 213 – 217 214 Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng và GTSX bình quân của chè Thái Nguyên năm 2010-2013 STT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Giá trị % Giá trị % 1 Diện tích trồng chè ha 18.138 18.605 19.141 467 2,57 536 2,88 2 Diện tích chè thu hoạch ha 16.648 16.968 17.291 320 1,92 323 1,90 3 Sản lượng chè búp tươi tấn 181.024 184.886 191.878 3.862 2,13 6.992 3,78 4 Năng suất chè búp tươi tấn/ha 10,87 10,9 11,097 0,03 0,28 0,197 1,81 5 GTSX bq Tr.đồng/ ha 82 83 91 1 1,22 8 9,64 6 Xuất khẩu Tấn 6.926 7.023 8.100 94 1,36 1.077 15,3 Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên (2014) 1) Khâu sản xuất: Là vùng chè nổi tiếng của cả nước nhưng trên thực tế người trồng chè Thái Nguyên chưa tận dụng hết lợi thế của mình. Việc trồng chè chủ yếu là theo hướng hộ cá thể với diện tích trồng chè còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng chè không đồng đều do giống chè và kỹ thuật canh tác của từng hộ khác nhau. Đối với chè thu hoạch được do không có điều kiện để bảo quản và giữ chè trong một thời gian dài vì vậy phải bán ngay kể cả khi không được giá. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ sản xuất với các DN chế biến. Nhiều hộ chưa tuân thủ theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn trong qúa trình sản xuất và chế biến chè. Các hộ nông dân trồng chè thì luôn phải lo lắng với hiện trạng được mùa rớt giá, doanh nghiệp chế biến thì nguồn nguyên liệu không ổn định cả về chất lượng và giá cả. [3] 2) Khâu chế biến: Chế biến chè chủ yếu được thực hiện theo phương pháp thủ công là chính. Năm 2013, phương pháp chế biến này chế biến khoảng 124.700 tấn chè búp tươi chiếm khoảng 65% tổng sản lượng chè búp của tỉnh Thái Nguyên. Chế biến công nghiệp còn ít chủ yếu là ở các DN chế biến chè chỉ đạt khoảng 67.160 tấn chiếm khoảng 35% tổng sản lượng chè búp tươi và được thực hiện chủ yếu đối với các sản phẩm chè xanh và sản phẩm chè đen để xuất khẩu. Hoạt động chế biến chè bằng phương pháp thủ công với phần lớn là máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu. Còn các dây chuyền thiết bị của hầu hết các doanh nghiệp thiếu đồng bộ, đơn giản, chưa được đổi mới, sản phẩm chè chưa đa dạng, mẫu đơn giản. Các DN chưa thực sự chủ động về nguyên liệu đầu vào, chất lượng nguyên liệu đầu vào còn chưa ổn định. Chi phí nguyên liệu cao, công suất sản xuất thấp vì không đủ nguyên liệu. [8] 3) Khâu tiêu thụ: Trong những năm qua mặt hàng chè Thái Nguyên được tiêu thụ chủ yếu là trong nước, năm 2013 tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 80% chủ yếu là chè xanh được chế biến bằng phương pháp thủ công. (Bảng 2) Chè tiêu thụ trong nước được bán với giá khá ổn định tuy nhiên đa phần là với mức giá thấp chưa tương xứng với thương hiệu nổi tiếng cả nước của chè Thái Nguyên. Giá chè xanh ổn định, trung bình từ 150.000 - 300.000 đ/kg chè búp khô tùy theo thời vụ và vùng sản xuất. Chỉ có một lượng nhỏ của một số vùng chè đặc sản như Tân Cương, Phúc Xuân - TP Thái nguyên; La Bằng - Đại Từ; Trại Cài - Đồng Hỷ... mặt hàng chè cao cấp mới có giá trị cao từ 600.000 - 2.500.000 đ/kg chè búp khô. Sản phẩm chè xuất khẩu với sản lượng xuất khẩu còn thấp chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng lượng chè, không chủ động được thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài, thiếu sản phẩm cao cấp và hệ thống quản lý chất lượng chè đồng bộ, giá chè xuất khẩu còn thấp, cụ thể: Chè đen từ 2,0 - 2,2 USD/kg; chè Nhật (Sen- tra) 3,2 USD/kg; chè xanh Việt Nam 2,8 USD/kg. Trong khi đó, giá chè xuất khẩu trung bình của Ấn Độ đạt 4,3 USD/kg, Trung Quốc đạt 3,23USD/kg; Sri Lanka đạt 4,4USD/kg; Ngô Thị Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 213 – 217 12 215 Bảng 2: Tình hình tiêu thụ mặt hàng chè Thái Nguyên năm 2009-2013 Năm Tổng số (Tấn) Nội địa Xuất khẩu Số lượng (tấn) % Số lượng (tấn) % 2009 31.813,2 25.648,2 80,6 6.165 19,4 2010 34.379,8 27.941,8 81,27 6.438 18,73 2011 36.204,8 29.278,8 80,87 6.926 19,13 2012 36.977,2 29.954,2 81 7.023 19 2013 38.375,6 30.275,6 78,9 8.100 21,1 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên(2013) và tính toán của tác giả Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong các khâu của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên? Thứ nhất, diện tích sản xuất chè của nhiều hộ còn nhỏ do công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển cây chè trong nhiều năm trước đây thả nổi, thiếu quy hoạch và kế hoạch cụ thể cho từng địa phương trong tỉnh. Trình độ lao động ở các hộ sản xuất thấp. Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, thiếu các thông tin cả đầu vào và đầu ra, đặc biệt là thông tin thị trường đầu ra. Thứ hai, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ chè ở Thái Nguyên hiện nay, chỉ đầu tư vào khâu chế biến mà không liên kết với các hộ trồng chè, nên tính chủ động về nguyên liệu chế biến là rất thấp. Bên cạnh đó hệ thống máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến chè ở các doanh nghiệp hầu hết là công nghệ cũ của Trung Quốc, Đài Loan hay Liên Xô cũ, Việt Nam. Các doanh nghiệp còn gặp những khó khăn về vốn: quy mô vốn nhỏ và khó khăn trong vay vốn vì vậy việc đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại còn chưa cao và chưa có hiệu quả. Thứ ba, mối liên kết dọc trong các khâu chưa có hoặc nếu có thì rất ít và chưa chặt chẽ. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và người trồng nguyên liệu chưa bền vững. Dẫn đến trong vùng nguyên liệu vẫn xảy ra hiện tượng “tranh mua, tranh bán” giữa các doanh nghiệp và giữa các hộ trồng chè khi sản lượng, giá cả trên thị trường chè có biến động. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, Hiệp hội chè chưa thực sự gắn bó hỗ trợ lẫn nhau trong cung cấp thông tin, đề xuất, kiến nghị, tuyên truyền quảng bá, v.v.... Thứ tư, hệ thống thông tin thị trường còn kém, chưa được cập nhật thường xuyên và không phổ biến rộng rãi và sự chia sẻ thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi là rất ít và thiếu do đó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ mặt hàng chè Thái Nguyên. MỘT SỐ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG TỒN TẠI CỦA CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CHÈ THÁI NGUYÊN 1) Các nhà quản lý của doanh nghiệp chế biến mặt hàng chè Thái Nguyên phải thay đổi cách thức quản lý chuỗi cung ứng mặt hàng chè. Chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên chưa kết nối giữa các thành viên một cách có hệ thống và ít tốn kém nhất, và chưa được nhìn nhận như một hệ thống cung ứng cho nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp với phương pháp chế biến công nghiệp, nguồn lực về lao động, tài chính mạnh nhất trong các tác nhân trong chuỗi cung ứng, có thể tạo ra những mặt hàng có giá trị cao và xuất khẩu, do đó sẽ đóng vai trò khởi xướng và nắm vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên. 2) Xây dựng được cơ chế hoạt động cho chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên. Dựa trên những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng chè Thái Nguyên từ đó xác định được đặc điểm và quy trình hoạt động cho chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, đặc biệt quan trọng đó là xây dựng được cơ chế liên kết cho các thành viên trong chuỗi Ngô Thị Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 213 – 217 216 đặc biệt là liên kết giữa nhà cung cấp với hộ trồng chè, giữa hộ trồng chè với doanh nghiệp chế biến và liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với nhà phân phối. 3) Áp dụng và đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng chè Thái Nguyên. Sự hoàn hảo của hệ thống CNTT sẽ hỗ trợ cho sự hoàn hảo chuỗi cung ứng thông qua việc đảm bảo dòng chảy thông tin thông suốt, điều này dẫn đến các quyết định trong chuỗi cung ứng chính xác hơn. Ví dụ như: Xây dựng hệ thống trang Web địa phương về cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên. Cũng như các mặt hàng trên thị trường khác hiện nay các mặt hàng nông sản cũng được thực hiện mua bán online. Qua các hệ thống online như thế này thì việc gặp gỡ giữa cung và cầu về mặt hàng chè được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Người nông dân trồng chè có thể rao bán sản phẩm của mình như chè tươi, chè búp khô và những người có nhu cầu cũng có thể đặt mua. Đặc biệt là mặt hàng chè tươi cũng giống như các mặt hàng nông sản khác là mặt hàng ngắn ngày do đó việc thực hiện trang web để phục vụ tại địa phương sẽ làm cho các thương vụ mua bán trở nên thuận lợi hơn. 4) Tăng cường vai trò của Hiệp hội chè Thái Nguyên. Ở Việt Nam, vai trò của các hiệp hội ngành nghề nói chung và Hiệp hội chè Thái Nguyên nói riêng rất mờ nhạt, chỉ mang tính hình thức. Các thành viên tham gia vào Hiệp hội không được lợi ích gì, cũng không bị trừng phạt gì khi vi phạm các nguyên tắc đã được đề ra. Đó là do thiếu những quy định luật pháp phù hợp cho việc xây dựng và phát triển các hiệp hội nói chung. Nhà nước phải điều chỉnh các chính sách để tạo điều kiện phát triển hiệp hội ngành nghề. Hiệp hội có thể điều tiết được mức sản lượng bán ra trên thị trường để tối đa hóa lợi nhuận cho người nông dân và kiểm soát được chất lượng sản phẩm đầu ra để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Bên cạnh đó, trong Hiệp hội chè tỉnh Thái Nguyên có thể thành lập các bộ phận hỗ trợ cho ngành chè Thái Nguyên như: - Bộ phận xúc tiến thương mại: Chịu trách nhiệm xúc tiến thương mại chè Thái Nguyên trong và ngoài nước. Những hoạt động xúc tiến của bộ phận này có thể phân thành 3 nhóm chính: Các hoạt động xúc tiến chung, các hoạt động xúc tiến ở một thị trường cụ thể, xúc tiến nhãn hiệu chè Thái Nguyên, thông qua: Cung cấp các thông tin thị trường cập nhật, xuất bản các bản tin hai tháng một lần, cung cấp các tài liệu xúc tiến, sách quảng cáo... về chè Thái Nguyên. Hỗ trợ những nhà xuất khẩu chè Thái Nguyên: tham gia hội chợ thực phẩm và đồ uống quốc tế; Xúc tiến nhãn hiệu chè của họ và tiếp xúc với khách hàng nước ngoài. Giúp đỡ giải quyết tranh chấp giữa những nhà xuất khẩu và nhập khẩu chè. Duy trì một số cửa hàng bán chè Thái Nguyên chất lượng cao. Tư vấn cho các nhà xuất khẩu về hoạt động marketing chè ở nước ngoài. - Trung tâm thông tin thị trường: Phổ biến các thông tin liên quan về chè của ngành chè trong nước và trên thế giới. Duy trì trang web địa phương về cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên, chủ trì xuất bản những bản tin thống kê hàng năm về chè Thái Nguyên. - Bộ phận thử chè: Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu đối với chè Thái Nguyên. Bộ phận này sẽ đăng ký nhãn hiệu chè Thái Nguyên tại các thị trường nước ngoài. Tổ chức các buổi đào tạo về phương pháp thử và pha trộn chè cho các nhân viên bán hàng. 5) Nâng cao vai trò quan trọng của tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động của chuỗi cung ứng chè thông qua: các chính sách vĩ mô như thuế, hỗ trợ vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Chuyển đổi ngành chè theo hướng công nghiệp hoá và tăng cường cho công nghiệp sản xuất chè với các biện pháp cụ thể như: Hỗ trợ và phát triển các vùng chuyên canh về chè, các hộ sản xuất chè, Đẩy nhanh quá trình tiêu chuẩn hóa, sản xuất theo quy mô. Khuyến khích phát triển các cơ quan dịch vụ trung gian. Quy Ngô Thị Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 213 – 217 12 217 định rõ ràng về sự quản lý của các bộ ban ngành trong chuỗi cung ứng chè cho từng khâu của chuỗi: trồng, chế biến, phân phối và thị trường. Hiện nay chuỗi cung ứng đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, các ngành hàng và các quốc gia. Như vậy, giải quyết các vấn đề tồn tại của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên là rất cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng chè Thái Nguyên, cho sự tồn tồn tại và phát triển của ngành chè Thái Nguyên. Để giải quyết các vấn đề tồn tại cho chuỗi cung ứng cho mặt hàng chè Thái Nguyên cần phải có sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong đó với vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phát huy vai trò của hiệp hội chè Thái Nguyên. Bên cạnh đó, cần phải có các chính sách sự hỗ trợ từ UBND tỉnh Thái Nguyên trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ mặt hàng chè. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Henk Folkerts, Hans Koehorst (1998), Challenges in international food supply chains: vertical co-ordination in the European agribusiness and food industries, British Food Journal, Vol. 100 Iss: 8, pp.385 2. Lê Bình (2013), “Phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích”. 3. Nguyễn Thị Ngà (2006), Sản xuất chè của Sri Lanka, Bản tin chè Thái Nguyên, số 2 tháng 9 năm 2006, tr. 18 4. Nguyễn Thị Ngà (2013), Tổng quan về ngành chè Thái Nguyên, Hội Thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè trong các HTX, Tổ hợp tác. 5. Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013 6. PGS.TS. Đinh Văn Thành (2010), Kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của mặt hàng nông sản, NxbThanh Niên 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2012),Quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 9. Thu Hà (2013), “Tăng cường chuỗi cung ứng - đòn bẩy nông nghiệp”, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam. SUMMARY THAI NGUYEN TEA SUPPLY CHAIN – LIMITATIONS AND RECOMMENDATIONS Ngo Thi Huong Giang* College of Economics and Business Administration - TNU Tea tree is one of the mainstay industry crops, it makes an advantage in market economy, it also helps Thai Nguyen famers to eliminate hunger and reduce poverty and getting rich. “Thai Nguyen tea” commodity has become a famous brand not only in Viet Nam but also all over the world. However, in recent years, the operation of Thai Nguyen tea supply chain exist many shortcomings from supply to consumption process, this is the reason why Thai Nguyen tea product is reduced effect in business and the competition of Thai Nguyen Tea was decreased in domestic and international market. In order to solve this problem, we have to acknowledge problems that have been limited in the processes of Thai Nguyen tea products supply chain. Keywords: Tea, tea supply chain, Thai Nguyen Tea, Thai Nguyen tea product, recommendations for Thai Nguyen tea products Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:03/9/201; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014 Phản biện khoa học: TS. Trần Quang Huy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN * Tel: 0915 215959; Email: ngogiangqtkd@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuoi_cung_ung_mat_hang_che_thai_nguyen_nhung_ton_tai_va_khu.pdf
Tài liệu liên quan