Chuẩn hóa kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin - Giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm

Standardized skill level and application of IT for civil servants, teachers and students is the necessary, feasible and entirely consistent solution and fully consistent with the economic and social development. The author presents brief scientific and practical bases of standardization scheme that TNU has issued and implemented uniformly throughout the University; Analysis of a number of international IT standards are being applied currently popular, such as: ICDL (International Computer Driving Licence), IC3 (Internet and Computing Core Certification), MOS (Microsoft Office Specialist) etc. . On the basis of detailed content description and conformity assessment of IC3 international standards, Design by Certiport U.S., The author presents a number of solutions that TNU has made such that: subjects and standards roadmap, method and manner development and implementation. With nearly 4000 civil servants, teachers and students have been trained and certified international IC3 after 6-month deployment, were able to confirm the feasibility and appropriateness of the measures that are implemented TNU, Initially proven training capacity of Thai Nguyen University

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn hóa kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin - Giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160 155 CHUẨN HÓA KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, TĂNG CƠ HỘI TÌM KIẾM VIỆC LÀM Nguyễn Minh Tân* Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Chuẩn hóa trình độ và kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho cán bộ giảng viên (CBGV) và sinh viên (SV) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho SV sau khi ra trường là một trong những giải pháp cần thiết, khả thi và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội. Tác giả đã trình bày ngắn gọn cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn của việc xây dựng đề án chuẩn hóa mà Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã ban hành và triển khai đồng bộ trong toàn Đại học; phân tích một số chuẩn quốc tế về CNTT đang được áp dụng phổ biến hiện nay như ICDL (International Computer Driving Licence), IC3 (Internet and Computing Core Certification), MOS (Microsoft Office Specialist) vv Trên cơ sở mô tả nội dung chi tiết và đánh giá mức độ phù hợp của chuẩn IC3 quốc tế do tổ chức Certiport của Mỹ xây dựng, tác giả đã trình bày khái quát một số giải pháp cụ thể mà ĐHTN đã lựa chọn và tổ chức thực hiện như: đối tượng áp chuẩn và lộ trình triển khai, phương pháp và cách thức tiến hành Với gần 4000 CBGV, SV được đào tạo, tập huấn và nhận chứng chỉ IC3 quốc tế sau 6 tháng triển khai đại trà, đã khẳng định tính khả thi và phù hợp của các giải pháp mà ĐHTN đang thực hiện, Bước đầu góp phần khẳng định vị thế, chứng minh năng lực đào tạo của Đại học Thái Nguyên. Từ khóa: Chuẩn hóa; chuẩn đầu ra, ứng dụng CNTT; IC3 quốc tế; tin học đại cương; ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong thời đại toàn cầu hoá, một đất nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông sẽ có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế, văn hoá và phát triển. Quan điểm trên đã được khẳng định một cách nhất quán và xuyên suốt qua hàng loạt các Nghị quyết, chỉ thị, các đề án và chương trình hành động từ trung ương đến địa phương trong nhiều năm qua, như: Nghị quyết số 37 - NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX, Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng chính phủ, Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16/01/2012 của BCH Trung ương, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. * Tel: 0913.005.415 Đặc biệt, đề án: “Sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ- TTg, ngày 22/9/2010, đã nhấn mạnh mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế và ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực với 6 nhóm nhiệm vụ, trong đó tập trung vào các vấn đề như: Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn; Ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ quan Đảng, Nhà nước, trường học, doanh nghiệp và toàn xã hội. Quán triệt quan điểm trên, từ năm 2013, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng đề án “Xây dựng chuẩn CNTT cho cán bộ, giáo viên và sinh viên của Đại học Thái Nguyên”, Đề án đã được triển khai và hoàn thành trong giai đoạn 2013-2015. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHUẨN HÓA Sử dụng chuẩn CNTT được quốc tế công nhận chính là khẳng định vị thế của nhà trường, phù hợp với sự hội nhập quốc tế. Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160 156 Tại Việt Nam, một số đơn vị đã sử dụng chuẩn CNTT quốc tế như: Đại học Dân lập Hải Phòng, Đại học Tôn Đức Thắng, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, Đại học Thăng Long, Tại ĐHTN, từ 2011, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh sử dụng chuẩn IC3, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông sử dụng chuẩn MOS... bước đầu khẳng định vị thế của nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên khi ra trường. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay việc giảng dạy tin học đại cương của các trường thành viên còn mang tính tự phát, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của người học và của xã hội. Thực trạng trên được phản ánh cụ thể qua 2 đợt thí điểm đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp tại một số cơ sở đào tạo của ĐHTN trong năm 2013 và 2014 vừa qua, trong đó, hiện trạng chung là trình độ tin học căn bản và kĩ năng sử dụng CNTT của CBGV và SV rất không đồng đều và ở mức khá thấp. Qua đó cho thấy, việc áp chuẩn đầu ra đồng bộ, thống nhất, vừa phù hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng chuyên ngành, vừa đảm bảo mặt bằng chung về tin học căn bản và đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội là hết sức cần thiết. Việc sử dụng các chuẩn quốc tế đã cho thấy hiệu quả và thành công trong quá trình nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với tiếng Anh, ĐHTN đã áp chuẩn tiếng Anh B1, B2 khung Châu Âu cho đầu vào Sau Đại học, Toeic, Toefl, Ielts cho tuyển dụng công chức và từng bước phổ cập cho CBGV và SV. Đây chính là tiền đề cho việc sử dụng chuẩn CNTT cho CBGV và SV của ĐHTN. Việc sử dụng các chuẩn quốc tế nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm cho SV ra trường. Các công ty tư nhân, cơ quan nhà nước, các nhà tuyển dụng đều đỏi hỏi ứng viên phải có trình độ và kĩ năng sử dụng một cách có hiệu quả các ứng dụng CNTT trong công việc. Vì vậy, những ứng viên đạt chuẩn quốc tế (MOS, IC3) có lợi thế rất lớn khi xin việc và tham dự thẩm vấn, tác động tích cực đến các nhà tuyển dụng, giảm thời gian, chi phí tổ chức thi, kiểm tra, tăng hiệu quả và chất lượng nhân sự được tuyển dụng. Trong buổi làm việc với ĐHTN ngày 18/4/2013, Ông giám đốc nhân sự của Tập đoàn Samsung Việt Nam đã cho biết: đầu tháng 3/2013, tập đoàn thông báo tuyển 1000 kĩ sư CNTT cho tổ hợp Samsung Yên Bình, Thái Nguyên, chỉ sau 2 tuần, đã có 14.000 ứng viên cả nước nộp hồ sơ, trong cuộc đua này, những ứng viên có các chứng chỉ đạt chuẩn quốc tế hoàn toàn chiếm ưu thế từ vòng loại đến vòng phỏng vấn và sát hạch thực tế. Đây là một minh chứng mang tính thực tiễn và có sức thuyết phục cao. Cũng tại buổi làm việc trên, Ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, cũng khẳng định từ nay đến 2020, Thái Nguyên sẽ trở thành một trong những trung tâm CNTT lớn của khu vực như: khu công nghiệp điện tử Samsung, khu công nghệ cao về CNTT Yên Bình, khu Công nghiệp CNTT tập trung Quyết Thắng đòi hỏi một số lượng lớn lao động có kiến thức và kĩ năng ứng dụng CNTT trong công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, việc triển khai Chính phủ điện tử trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội cũng đặt ra một nhu cầu rất lớn và rất cấp bách về đội ngũ nhân lực có kiến thức, kĩ năng đạt chuẩn nhất định về CNTT. MỘT SỐ CHUẨN QUỐC TẾ VỀ CNTT ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY Chuẩn ICDL (International Computer Driving Licence): là chuẩn quốc tế về kỹ năng sử dụng máy tính, do tổ chức ECDL Quốc tế xây dựng và phát triển, để kiểm tra và đánh Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160 157 giá mức độ thành thạo các kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản của người dùng. Các kỹ năng được kiểm tra qua 07 mô đun thi ICDL, trong đó có Word, Excel, Power Point, Internet, Cơ sở dữ liệu. Chuẩn IC3 (Internet and Computing Core Certification): là chuẩn quốc tế về sử dụng máy tính và Internet do tổ chức Certiport của Mỹ cấp. IC3 chuẩn hóa kiến thức về công nghệ thông tin trong việc sử dụng máy tính và Internet một cách có nền tảng, đáp ứng đúng các mục tiêu, yêu cầu trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa để tiến tới việc công nhận lẫn nhau, phục vụ cho việc dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực. Đảm bảo được các yêu cầu về trình độ và kỹ năng sử dụng CNTT trong thời đại công nghệ số hiện nay. Chuẩn MOS (Microsoft Office Specialist): Được sáng tạo bởi Microsoft và triển khai bởi Certiport (Hoa Kỳ). Là thước đo chuẩn quốc tế về kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, bao gồm Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint, Microsoft Access, Microsoft Outlook. Bài thi được thực hiện trực tuyến, với hơn 25 ngôn ngữ được xây dựng và đã được Việt hóa. Từ các căn cứ pháp lí và cơ sở thực tiễn đã phân tích, Trung tâm CNTT - ĐHTN (ITC) đề xuất phương án xây dựng bộ chuẩn trình độ CNTT cho cán bộ và giảng viên của ĐHTN theo bộ chuẩn IC3 quốc tế của tổ chức Certiport (Hoa Kỳ). KHÁI QUÁT VỀ IC3 QUỐC TẾ Chuẩn IC3 quốc tế hiện được công nhận và sử dụng phổ biến trên thế giới, là chứng chỉ công nhận kỹ năng sử dụng, khai thác máy tính thành thạo của người học. Khẳng định hiểu biết của người học về phần cứng, phần mềm trên máy tính. Mục tiêu: giúp người sử dụng khai thác được các công cụ số: Máy tính, Internet, E-mail, Smart phones/PDAs. Nắm rõ các vấn đề: Bảo mật dữ liệu. Các quy định pháp luật liên quan khi sử dụng phần mềm, Internet. Các phương pháp an toàn truy cập Internet. Yêu cầu: Máy tính căn bản: Xác định dạng máy tính, quá trình cung cấp thông tin và hoạt động kết nối của các bộ phận máy tính; Xác định chức năng của các thành phần trong máy tính; Xác định được yếu tố quyết định hành vi mua thiết bị máy tính của các cá nhân và tổ chức; Xác định các bộ phận chính của máy tính và các giải pháp xử lý chung liên quan đến phần cứng máy tính Phần mềm máy tính: Xác định được cách thức kết nối phần mềm và phần cứng máy tính; Cách thức phát triển và nâng cấp của phần mềm; Xác định được các dạng khác nhau của phần mềm, các khái niệm chung liên quan đến phần mềm, nhiệm vụ của từng phần; Xác định được đâu là hệ điều hành và cách thức nó hoạt động giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ điều hành; Kiểm soát windows, các file và đĩa; Xác định cách thay đổi hệ thống cài đặt, sửa chữa, chuyển đổi phần mềm; Làm việc với chương trình và giải quyết các vấn đề liên quan đến các chương trình; Thao tác và kiểm soát màn hình desktop, các file và các ổ đĩa; Xác định cách thay đổi hệ thống cài đặt, sửa chữa và di chuyển phần mềm Chức năng sử dụng Microsoft Word: Có thể chỉnh sửa, định dạng văn bản bao gồm việc sử dụng được các công cụ định dạng tự động. Có thể chèn, sửa, định dạng bảng, vẽ các biểu đồ đơn giản. Sử dụng Microsoft Excel: Làm việc thành thạo với bảng tính dữ liệu, thay đổi, chỉnh sửa được cấu trúc, định dạng trong bảng tính, sử dụng các hàm cơ bản. Có thể sắp xếp dữ liệu, sử dụng được các chức năng và tạo được các biểu đồ Sử dụng Microsoft Powerpoint: Có thể tạo và chỉnh sửa một bài diễn thuyết với những hiệu ứng cơ bản. Kết nối trực tuyến: Mạng và Internet; Thư điện tử: Sử dụng Internet; Sử dụng các trình duyệt web, tìm kiếm thông tin trên Internet; Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160 158 Tác động của kết nối máy tính, Internet với xã hội; Xác định những rủi ro của việc sử dụng phần mềm ứng dụng; Xác định được cách sử dụng Internet an toàn, hiệu quả và đúng luật ĐỐI TƯỢNG ÁP CHUẨN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN Việc chuẩn hóa được triển khai theo lộ trình phù hợp với từng nhóm đối tượng, bao gồm: cán bộ, chuyên viên khối hành chính sự nghiệp: Đội ngũ giảng viên các chuyên ngành không chuyên tin; Sinh viên các chuyên ngành không chuyên về CNTT (chuẩn đầu ra cho môn tin học đại cương). Cụ thể như sau: Chuẩn hóa trình độ CNTT đối với CBGV của Đại học Thái Nguyên - Bắt đầu từ năm 2013, Các cán bộ công chức (CBCC) có nguyện vọng được tuyển dụng vào ĐHTN đều phải đạt trình độ CNTT tương đương chuẩn IC3 quốc tế. - Chuẩn trên cũng sẽ được áp dụng đối với toàn thể CBCC khối phòng ban và giảng viên từ 45 tuổi trở xuống, đồng thời khuyến khích các cán bộ quản lí phòng, ban trên 45 tuổi phấn đấu đạt chuẩn trên (gọi tắt là CBGV). Thiết kết khung chương trình môn tin học căn bản thống nhất theo hướng tiếp cận chuẩn IC3 đối với sinh viên các trường không thuộc chuyên ngành CNTT - Nhằm chuẩn hóa trình độ CNTT của SV khối các trường không đào tạo chuyên ngành CNTT, đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn và tăng cơ hội cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm, cần xây dựng chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận và tương đương với Chuẩn quốc tế và áp dụng thống nhất tại tất cả các trường thành viên. - Lộ trình thực hiện được triển khai thí điểm từ năm học 2013-2014 cho đối tượng là sinh viên các hệ đào tạo chất lượng cao, và một số trường có đủ điều kiện. Triển khai đại trà tại tất cả các trường thành viên từ năm học 2014-2015. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN Đối với nhóm đối tượng là cán bộ phòng ban và giảng viên không chuyên CNTT ĐHTN hợp tác với tổ chức Certiport Hoa Kì, thông qua đại diện tại Việt Nam là Công ty IIG Việt Nam, là thành viên của Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Theo thỏa thuận hợp tác, IIG sẽ cung cấp khung chương trình chuẩn của tổ chức Certiport Hoa Kì, cung cấp bộ giáo trình chuẩn của cả 2 chương trình IC3 và MOS, ĐHTN được phép sử dụng khung chương trình và 2 bộ giáo trình chuẩn trên để đào tạo, tập huấn và được phép nhân bản phục vụ công tác đào tạo tập huấn với một mức phí ưu đãi. Việc tổ chức thi sẽ theo các tiêu chí, tiêu chuẩn và quy trình do Certiport Hoa Kỳ quy định, đảm bảo tính nghiêm túc và khách quan, trên nguyên tắc công khai, minh bạch và không có sự can thiệp của bất cứ bên nào, vào bất cứ một khâu nào trong suốt quá trình thi cũng như kết quả thi. ITC và IIG hợp tác thiết kế các phòng máy, xây dựng testsite, cài đặt các chương trình, phần mềm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật để tổ chức thi tại Đại học Thái Nguyên, với một cơ chế giám sát chặt chẽ của cả 2 bên nhằm đảm bảo tính pháp lí và chất lượng của bài thi. Với đối tượng là SV Việc xây dựng chuẩn đầu ra môn tin học đại cương thống nhất trong toàn ĐHTN vừa là quy định của ngành, vừa nhằm đảm bảo mọi sinh viên của ĐHTN ra trường đều đạt tới mặt bằng chung về trình độ và kĩ năng ứng dụng CNTT, phục vụ quá trình học tập trong nhà trường cũng như sau khi ra môi trường công tác, mặt bằng đó phải được xã hội nói chung và các nhà tuyển dụng nhân lực nói riêng chấp nhận. Được sự chỉ đạo và thống nhất cao trong Thường vụ đảng ủy, Ban giám đốc và Thủ trưởng các đơn vị đào tạo, ITC được giao nhiệm vụ chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức xây dựng khung chương trình, đề cương môn học, ngân hàng đề thi và thang Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160 159 điểm nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra theo những tiêu chí và yêu cầu đã được thống nhất. Việc xây dựng chuẩn và tổ chức giảng dạy để đạt chuẩn sẽ do chính các đơn vị, đặc biệt là đội ngũ giảng viên các bộ môn tin học đại cương thống nhất xây dựng và tổ chức thực hiện. Việc xây dựng chuẩn “tương đương với IC3” có những thuận lợi cơ bản sau: - Đã được xã hội và các nhà tuyển dụng chấp nhận - Đã được triển khai thành công ở một số cơ sở đào tạo, trường đại học - Đã thí điểm tại trường Đại học KT&QTKD - ĐHTN trong 3 năm gần đây - Đã có khung chương trình, giáo trình, tài liệu, bộ ngân hàng câu hỏi, phương thức tổ chức thi được IIG cho phép sử dụng để các đơn vị tham khảo xây dựng và biên soạn, vừa phù hợp với các tiêu chí của ĐHTN vừa tiết kiệm rất nhiều thời gian và kinh phí. - SV đạt chuẩn của ĐHTN sẽ “tương đương” với các SV đạt chuẩn IC3 quốc tế, sẽ dễ dàng dự thi để có chứng chỉ quốc tế mà không cần ôn luyện hay phải học thêm nhiều. Việc tổ chức giảng dạy cho sinh viên các trường, do đội ngũ giảng viên bộ môn tin học đại cương, sau khi đã được tập huấn đảm nhiệm, căn cứ khung chương trình, kế hoạch và chuẩn đầu ra do chính họ tham gia thiết kế và xây dựng. Việc tổ chức kiểm tra, thi cuối kì sẽ do các đơn vị tổ chức theo kế hoạch đào tạo và quy trình chung do Bộ GD&ĐT và ĐHTN quy định. KẾT LUẬN Sau 6 tháng triển khai đại trà (tính từ tháng 1.2014), đã có gần 4000 CBGV, SV và các ứng viên tham dự thi tuyển công chức vào ĐHTN đã được đào tạo, tập huấn và được cấp chứng chỉ quốc tế đã khẳng định: việc áp chuẩn IC3 quốc tế đối với CBGV và SV mà ĐHTN đang thực hiện là một trong những giải pháp cần thiết, khả thi và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, góp phần khẳng định vị thế, chứng minh năng lực đào tạo của Đại học Thái Nguyên. Sử dụng chuẩn CNTT cho toàn Đại học thể hiện sự nhất quán trong đào tạo môn tin học đại cương tại các đơn vị thành viên, giúp SV ra trường có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn, dễ dàng làm chủ công việc mới, vận dụng những kiến thức đã được đào tạo vào môi trường thực tiễn. Việc xây dựng chuẩn đầu ra thống nhất sẽ là tiền đề để các cơ sở đào tạo từng bước tách khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ra khỏi quá trình đào tạo, tiến tới việc thành lập các trung tâm kiểm định, đánh giá chất lượng hoạt động độc lập với các cơ sở đào tạo, theo đúng quan điểm dạy học hiện đại và xu hướng chung hiện nay. Việc áp chuẩn CNTT quốc tế hoàn toàn phù hợp với định hướng chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên trở thành Đại học Điện tử giai đoạn 2015-2020. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Chính phủ (2010): Quyết định số 331/QD-TTg về Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 2. Đại học Thái Nguyên (2012): Đề án “Xây dựng chuẩn trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ công chức, giảng viên và sinh viên Đại học Thái Nguyên kế hoạch triển khai giai đoạn 2013-2015” 3. Đại học Thái Nguyên (2006): Dự án Tăng cường năng lực đào tạo, và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực chuyên ngành của Đại học Thái nguyên giai đoạn 2006-2010. 4. Nguyễn Minh Tân (2013): “Ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông trong đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ, tầm nhìn chiến lược của ĐHTN”; Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên, số 50; 2/2009. 5. Nguyễn Minh Tân (2013): “Vận dụng các quan điểm hiện đại của lý luận dạy học trong việc thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá”, Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên Số 71, 9/2010. Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160 160 SUMMARY STANDARDIZATION OF INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION SKILL – A PRACTICAL SOLUTION TO TRAINING QUALITY IMPROVEMENT AND INCREASE EMPLOYMENT OPPORTUNITIES Nguyen Minh Tan* Thai Nguyen University Standardized skill level and application of IT for civil servants, teachers and students is the necessary, feasible and entirely consistent solution and fully consistent with the economic and social development. The author presents brief scientific and practical bases of standardization scheme that TNU has issued and implemented uniformly throughout the University; Analysis of a number of international IT standards are being applied currently popular, such as: ICDL (International Computer Driving Licence), IC3 (Internet and Computing Core Certification), MOS (Microsoft Office Specialist) etc. ... On the basis of detailed content description and conformity assessment of IC3 international standards, Design by Certiport U.S., The author presents a number of solutions that TNU has made such that: subjects and standards roadmap, method and manner development and implementation... With nearly 4000 civil servants, teachers and students have been trained and certified international IC3 after 6-month deployment, were able to confirm the feasibility and appropriateness of the measures that are implemented TNU, Initially proven training capacity of Thai Nguyen University. Key words: standardization, output standard, information technology application, international IC3, fundamental informational technology Ngày nhận bài: 27/8/2014; ngày phản biện: 20/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014 Phản biện khoa học: ThS. Phạm Đình Lâm – Đại học Thái Nguyên * Tel: 0913.005.415

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48556_52469_16920151071225_669_2046638.pdf
Tài liệu liên quan