CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ(Nguyễn Tuân)

I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1. Tác giả. - Nguyễn Tuân là nhà văn, là nghệ sĩ lớn. - Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp trong vốn cổ của nền văn hóa dân tộc. - Văn Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác. 2. Tập truyện Vang bóng một thời. - Tác phẩm gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. - Nhân vật chính trong tập truyện là những nhà nho thất thế. Họ bất mãn trước thời cuộc nhưng quyết giữ tâm hồn trong sạch bằng cách tìm đến với các thú vui tao nhã. - Văn trong “Vang bóng một” thời giọng điệu khinh bạc, chữ nghĩa trau chuốt.

ppt16 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ(Nguyễn Tuân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) Nguyễn Tuân I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1. Tác giả. - Nguyễn Tuân là nhà văn, là nghệ sĩ lớn. - Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp trong vốn cổ của nền văn hóa dân tộc. - Văn Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác. 2. Tập truyện Vang bóng một thời. - Tác phẩm gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. - Nhân vật chính trong tập truyện là những nhà nho thất thế. Họ bất mãn trước thời cuộc nhưng quyết giữ tâm hồn trong sạch bằng cách tìm đến với các thú vui tao nhã. - Văn trong “Vang bóng một” thời giọng điệu khinh bạc, chữ nghĩa trau chuốt. Tập truyện “Vang bóng một thời” II. Đọc hiểu văn bản. 1. Tóm tắt truyện. Tóm tắt truyện: - Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp. Ông cầm đầu cuộc nổi loạn chống triều đình. Chí lớn không thành, Huấn Cao bị bắt giải đến đề lao. - Quản ngục là người say mê chơi chữ, mong ước có được chữ của Huấn Cao. - Khi hiểu được nỗi lòng của quản ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ. Huấn Cao khuyên quản ngục thay đổi chỗ ở để giữ lấy tấm lòng trong sạch. Tình huống truyện. - Người tù, kẻ phản loạn, là người nghệ sĩ viết chữ đẹp. - Quản ngục, viên quan coi tù, kẻ say mê chơi chữ đến kì lạ. - Hai người: Một người sáng tạo ra cái đẹp, một người biết cảm nhận cái đẹp gặp nhau trong tình huống éo le: Nhà tù. - Xét về quan hệ xã hội: Họ đối nghịch nhau. - Xét về bình diện nghệ thuật: Họ là tri âm tri kỉ.  Tình huống truyện làm nổi bật tính cách các nhân vật. (Hết tiết 1) 2. Hình tượng Huấn Cao. a. Trước khi xuất hiện. + “Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”. + “Có tài bẻ khóa và vượt ngục”.  “ Văn võ đều có tài”.  Chưa xuất hiện nhưng mọi người đã biết. Chứng tỏ Huấn Cao là người có tài.  Huấn Cao vừa là anh hùng vừa là nghệ sĩ tài hoa. Tâm trạng quản ngục. - Nể. - Sợ. - Cảm thấy tiêng tiếc. - Suy tư: + “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm” + “Là người biết quý trọng người ngay”. + Suy nghĩ của quản ngục về thầy thơ lại: “Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn không phải là kẻ xấu hay là kẻ vô tình”  Quản ngục có suy nghĩ, cảm xúc khác với những quan coi ngục khác. Quản ngục là người có nhân cách: “Là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. b. Khi xuất hiện. - Là người đứng đầu gông. - Chủ động dỗ gông trừ rệp trước lời trêu chọc, quát nạt của bọn lính áp giải.  Trước cửa nhà lao cũng như trước ngưỡng của cái chết, Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, vẫn giữ được thái độ lạnh lùng, khinh bạc.  Huấn Cao đúng là người anh hùng. Quản ngục: - Nhìn sáu tên tù với cặp mắt hiền lành. - Thái độ kiêng nể. - Biệt nhỡn riêng đối với Huấn Cao.  Sống trong hoàn cảnh xấu, quản ngục có được thái độ trân trọng cái đẹp chứng tỏ ông là người tốt. c. Khi ở tù. - Điềm nhiên nhận rượu thịt. - Trả lời quản ngục cố ý làm ra vẻ khinh bạc.  Hoàn cảnh xấu không làm cho tính cách Huấn Cao thay đổi. Ông coi thường cái chết, coi thường cái xấu. Huấn Cao đúng là bậc anh hùng. Quản ngục: - “Xin lĩnh ý”. - “Cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước”. - Mong ước ông Huấn dịu bớt tính nết để xin chữ: “Có được chữ ông Huấn mà treo là báu vật ở trên đời”.  Là người có tâm hồn đẹp, là nghệ sĩ biết thưởng thức cái đẹp. Cảnh cho chữ. Khi hiểu được tâm sự quản ngục, Huấn Cao chấp nhận cho chữ. Cảnh cho chữ: - Thời gian: Khuya  Thời điểm không bình thường. - Không gian: Nhà tù, trong buồng tối, chật chộ, ẩm ướt.  Địa điểm cho chữ không bình thường. - Người cho chữ: Người tù, cổ đeo gông, chân mang xiềng, ngày mai phải lĩnh án chém. - Người xin chữ: Quản ngục. - Cảnh cho chữ: “Tô đậm nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Người tù dồn hết tài hoa khí phách vào tùng nét chữ. Quản ngục: “Khúm núm cất những đồng tiền kẽm”. Thầy thơ lại: “Run run bưng chậu mực”. Người xin chữ trân trọng trước cái đẹp.  Cái đẹp sinh ra từ mảnh đất chết nơi cái xấu ngự trị. Lời khuyên của Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy quản nên thay đổi chỗ ở đi”. Thái độ quản ngục: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ” Ý nghĩa: Cái đẹp có thể cảm hóa được con người. 3. Nhân vật quản ngục. Hình tượng Huấn Cao đã làm nổi bật hình tượng quản ngục III. TỔNG KẾT. 1. Nội dung: Truyện đề cao nhân cách của con người. 2. Nghệ thuật: Giọng văn tài hoa, khinh bạc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ(Nguyễn Tuân).ppt