Chọn giống cây dài ngày - Chọn giống xoài

Nguồn gốc phân loại, qũy gen (t3) C. Quỹ gen: ở các TT lưu giữ và NC xoài - Viện khktnn Vân nam có > 1000 mẫu gen được bình tuyển từ cây thực sinh. - Quỹ gen TƯ Thái Lan đã lưu trữ >3000 mẫu - Việt Nam có tập đoàn giống cũng khá phong phú.Tại tỉnh Bà rịa vũng tàu và Đồng nai có 34 giống xoài, chủ yếu trồng các loài như : xoài cát hòa lộc, cát chu, cát trắng, thanh ca. Ở một số tỉnh miền nam có 90 giống trong đó có 21 giống có các đặc tính quý, miền bắc có khoảng 12 giống trồng và 7 giống bán hoang dại. - Cần chú ý tới nguồn gen từ cây muỗm và cây quéo có khả năng thích ứng rộng

pdf9 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chọn giống cây dài ngày - Chọn giống xoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8/24/2015 1 Chọn giống xoài I. Đặt vấn đề Xoài thuộc họ lộn hột ( Anacardiaceae) là cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở nước ta, được trồng phổ biến ở nhiều vùng để thu quả, lấy gỗ, làm cây bóng mát, cây che phủ đất chống xói mòn. Xoài là thứ hoa quả chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cơ thể con người, do vậy xoài là cây ăn quả và cây cung cấp sản phẩm cho công nghiệp chế biến. Do vậy chúng ta cần có chương trình chọn tạo giống xoài đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường, và đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân. nguyễn hữu tấn 2. Giá trị kinh tế, dinh dưỡng Ăn tươi: Trong các loại cây ăn quả như dứa, chuối, đu đủ, xoài là cây có giá trị kinh tế cao hơn cả. Khi chín xoài có màu sắc và hương vị được nhiều người ưa thích do vậy xoài là loại quả quý trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. nguyễn hữu tấn Giá trị kinh tế nguyễn hữu tấn một số món ăn từ xoài nước ép hoa quả chế biến làm thực phẩm thạch xoài nguyễn hữu tấn thạch xoài nguyễn hữu tấn xoài xanh nước mắm ớt https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 8/24/2015 2 một số món ăn từ xoài nguyễn hữu tấn xoài ăn tươi Giá trị kinh tế (t2) Chế biến đồ hộp, làm mứt, nước giải khát, lên men rượu. Nhân hạt xoài còn dùng làm thuốc sát trùng, hoa còn dùng làm thuốc và lấy mật, lá xoài còn dùng làm thức ăn gia súc. Sản xuất: Xoài được trồng nhiều nhất lại các quốc gia nhiệt đới đặc biệt là tại Ấn Độ: trồng1010 triệu ha và sản lượng 10 triệu tấn. Việt Nam diện tích trồng xoài là 22.447 ha, - đồng bằng sông Cửu Long 16.286 ha, vùng - duyên hải Miền Trung 3064 ha, - trung du miền núi phía bắc 875 ha). nguyễn hữu tấn Giá trị dinh dưỡng 100 g xoài tươi N lượng 70 kcal 270 kJ Carbohydrates 17.00 g Sugars 14.8 g Fat 0.27 g Protein. 51 g Vitamin A 38 μg 4% β-carotene 445 μg 4% Vitamin B6 0.134 mg 10% Vitamin C 27.7 mg 46% Calcium 10 mg 1% Iron 0.13 mg 1% Magnesium 9 mg 2% Phosphorus 11 mg 2% Potassium 156mg 3% Zinc 0.04 mg 0% nguyễn hữu tấn 3. Đặc điểm sinh vật học A. Bộ rễ. Xoài có hệ rễ lớn phân bố tập trung tại tầng đất từ 0- 50cm, đặc biệt có trường hợp rễ ăn sâu đến 3,8m và có thể sâu hơn nữa, phần lớn bộ rễ hút tập trung trong phạm vi cách gốc 2m và sâu 1,25m, các rễ cái thường ăn sâu 6-8m. Do có bộ rễ phát triển mạnh và ăn sâu do vậy xoài có khả năng chịu hạn tốt nguyễn hữu tấn B. Thân và tán • Xoài là cây ăn quả thân gỗ mọc rất khỏe, thân cao 12m , chu vi thân 16m và 9 cành chính mỗi cành có chiều dài 21- 24m đường kính tán là 53m nguyễn hữu tấn C. lá • lá non mọc từ các chồi mới , mọc đối xứng một chùm có từ 7-12 lá, lá non có màu đỏ tím ,tím , phớt hồng hoặc đỏ nâu. lá già có màu xanh đậm nguyễn hữu tấn https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 8/24/2015 3 D. Hoa • Hoa ra từng chùm mọc ở ngon cành, một chùm hoa có 200-4000 hoa, hoa xoài nhỏ có đường kính chỉ 6-8mm, có mùi thơm dẫn dụ côn trùng. • Chùm hoa có 2 loại hoa: hoa đực và hoa lưỡng tính nguyễn hữu tấn E. Quả • quả hình thành và phát triển sau thụ phấn thụ tinh, độ lớn và hình dạng quả tùy thuộc vào giống. • khi còn non quả có màu tím, xanh tùy vào giống, khi chín có màu vàng nguyễn hữu tấn F. Hạt Cấu tạo hạt gồm: -Gân là các sọc dọc theo chiều dài hạt. - Xơ phân bố trên bề mặt hạt chủ yếu là bụng và lưng - Lớp vỏ cứng: dày màu nâu - Bao màu nâu mềm bao quanh lá mầm - Lá mầm nguyễn hữu tấn 4. Nguồn gốc phân loại, nguồn gen A. Nguồn gốc Cây xoài có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới đặc biệt là vùng Assam (Ấn Độ ). Có ý kiến cho rằng cây xoài có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á đặc biệt là các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia. Hiện nay các nhiên cứu chỉ ra rằng: Australia cũng là nơi xuất xứ cây xoài. nguyễn hữu tấn 4. Nguồn gốc phân loại, quỹ gen (t) B. phân loại chi mango được chi làm hai loài phụ - Loài phụ dại lâu niên có tuổi thọ > 500 năm kích thước thân lớn đường kính thân Ф =2.6m, chiều cao thân l=42m. loài này thuộc dạng hoang dại, quả nhiều nhưng nhỏ, tỷ lệ phần ăn được thấp. Loài này thường được dùng lấy nguồn gen và làm gốc ghép nguyễn hữu tấn 4. Nguồn gốc phân loại, quỹ gen (t2) B. phân loại (t) - Loài phụ trồng trọt được thuần hóa chọn lọc từ các loài dại thành cây trồng điển hình, trong loài phụ này có 3 biến chủng: + xoài cát hòa lộc + xoài tượng + xoài gòn nguyễn hữu tấn 8/24/2015 4 4. nguồn gốc phân loại, quỹ gen Một số loài xoài • Mangifera foetida: Xoài hôi (muỗm) • Mangifera gedebe • Mangifera griffithii • Mangifera indica: Xoài tượng • MangMangifera altissima • Mangifera applanata • Mangifera caesia • Mangifera camptosperma • Mangifera cambodiana: Xoài cơm (xoài voi) • Mangifera casturi • Mangifera decandraifera kemanga • Mangifera laurina • Mangifera odorata • Mangifera pajang • Mangifera pentandra • Mangifera persiciformis • Mangifera reba: Quéo • Mangifera quadrifida • Mangifera siamensis • Mangifera similis • Mangifera swintonioides • Mangifera sylvatica • Mangifera torquenda • Mangifera zeylanica • Mangifera longipes • Mangifera macrocarpa • Mangifera mekongensis: Xoài thanh ca nguyễn hữu tấn 4. Nguồn gốc phân loại, qũy gen (t3) C. Quỹ gen: ở các TT lưu giữ và NC xoài - Viện khktnn Vân nam có > 1000 mẫu gen được bình tuyển từ cây thực sinh. - Quỹ gen TƯ Thái Lan đã lưu trữ >3000 mẫu - Việt Nam có tập đoàn giống cũng khá phong phú.Tại tỉnh Bà rịa vũng tàu và Đồng nai có 34 giống xoài, chủ yếu trồng các loài như : xoài cát hòa lộc, cát chu, cát trắng, thanh ca. Ở một số tỉnh miền nam có 90 giống trong đó có 21 giống có các đặc tính quý, miền bắc có khoảng 12 giống trồng và 7 giống bán hoang dại. - Cần chú ý tới nguồn gen từ cây muỗm và cây quéo có khả năng thích ứng rộng. nguyễn hữu tấn Nguồn gen Thu thập và bảo tồn nguồn gen + Thu thập trong tự nhiên: Tìm kiếm nguồn gen tự nhiên có khả năng chống chịu, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên. + Nhập nội: Nhập các bộ giống đáp ứng mục tiêu chọn tạo, thông qua trao đổi với các Viện nghiên cứu ở các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Oxtraylia, Philipin + Các giống được trồng trong sản xuất Tập đoàn 45 giống xoài 5. Mục tiêu tạo giống - Ra quả không cách năm - Tạo giống cho chế biến: nước ép, nước giải khát, lên men. + quả to để giảm công chế biến, kích cỡ quả đồng đều. + thịt quả dày, ít xơ + thịt quả màu vàng + quả chín tập trung nguyễn hữu tấn 5. Mục tiêu tạo giống - Lấy quả ăn tươi: + quả màu vàng + phần ăn được lớn,hạt nhỏ hoặc lép + có mùi thơm + có khả năng bảo quản lâu + hàm lượng đường và axit cân đối - Chống chịu bệnh: nấm, vi khuẩn và bệnh cành chổi nguyễn hữu tấn 5. Mục tiêu tạo giống - Làm rau sạch cao cấp, xoài ăn xanh : + hàm lượng axit thấp, hàm lượng xenlulo cao + hàm lượng đường cân đối ≥ 1.3% + bảo quản dễ dàng + khả năng phối trộn với các loại rau khác + Độ giòn cao - Chọn giống ra hoa muộn và tập trung để tránh ảnh hưởng cuả độ ẩm làm giảm năng suất. - Chọn giống ra hoa trái vụ (ra hoa muộn) 8/24/2015 5 6. Phương pháp tạo giống A. Chọn lọc từ quần thể cây thực sinh Tuyển chọn những nguồn gen quý từ các cây thụ phấn chéo sau đó bình tuyển những cá thể đạt yêu cầu rồi đem nhân lên và đưa ra sản xuất nguyễn hữu tấn 6. Phương pháp tạo giống (t) B. Tổ chức vườn đa giao  Tổ chức đa giao theo ô bàn cờ, lấy cây mẹ ưu tú làm cơ sở, thu hạt từ cây mẹ dùng làm nguồn gen cơ bản. Giữ nguyên nguồn gen cơ bản này và tiếp nhận nguồn gen bổ sung còn thiếu từ cây bố. Tổ chức theo hệ thống 1:4 (1 mẹ và 4 bố xung quanh) nguyễn hữu tấn 6. Phương pháp tạo giống (t1) C. Tổ chức lai lai hữu tính Lai 2 dòng bố mẹ đã xác định nguồn gốc, thu hạt, gieo trồng hạt lai chọn lọc cá thể theo mục tiêu chọn giống. nguyễn hữu tấn 6. Phương pháp tạo giống (t2) D. Chọn lọc đột biến - chọn đột biến mầm: trong vườn cây phát hiện các dạng biến đổi và theo dõi cẩn thận sau đó tách các dạng đột biến này đem nhân vô tính - gây đột biến nhân tạo chủ yếu sử dụng các tác nhân hóa học như nitromethyl để xử lý trên các đỉnh sinh trưởng phương hướng sử dụng dạng đột biến: đốt ngắn, cây thấp, lá dày nguyễn hữu tấn 6. Phương pháp tạo giống (t4) E. Ứng dụng công nghệ sinh học chuyển gen mục tiêu - gen chống bệnh phấn trắng - chuyển gen phát triển rễ mạnh đối với cây gốc ghép. nguyễn hữu tấn Nhân giống vô tính bằng ghép nêm đoạn cành. Chọn và ươm hạt gốc ghép. GHÉP CÀNH Chọn gốc ghép đủ tiêu chuẩn Cành ghép CÂY GIỐNG Kiểm tra cây giống đủ tiêu chuẩn Cây giống được xác nhận Cây giống xuất vườn ươm Vườn cây đầu dòng có chứng nhận F . Các phương pháp nhân giống vô tính. 8/24/2015 6 + Quy trình kỹ thuật nhân giống xoài bằng phương pháp ghép: - Ươm, chăm sóc gốc ghép. - Chăm sóc vườn cây đầu dòng - Ghép cây. - Chăm sóc cây giống sau ghép. + Vật liệu nhân giống: - Hạt gốc ghép - Vườn cây đầu dòng: Cung cấp cành ghép. - Các dụng cụ ghép: Dao ghép, dây PE. Chọn và ươm hạt gốc ghép. Chọn quả để lấy hạt: Chọn quả ở những cây xoài đúng giống, cây tốt. Quả không sâu bệnh, đặc trưng cho giống. Chọn hạt: Chọn hạt mẩy. Gieo hạt: + Hạt xoài nếu để lâu thì sức nảy mầm càng kém. Thu hoạch hạt xong cần rửa sạch phơi trong bóng râm sau đó đem gieo. + Trước khi gieo cần ngâm hạt vào dung dịch thuốc trừ nấm Ridomyl Có 2 phương pháp gieo: Gieo trực tiếp xuống đất trong vườn ươm Gieo vào các túi bầu (là chủ yếu) + Kỹ thuật ghép: - Mở miệng gốc ghép: dùng kéo cắt ngọn gốc ghép cách mặt đất 20-30 cm, để lại 2-3 lớp lá. chẻ dọc xuống sâu 2-2.5 cm. - Cắt cành ghép: cắt một đoạn cành dài 4-5 cm có 2-3 mầm ngủ. Dùng dao ghép cắt vát hai đầu như một cái nêm dài 2-2.5 cm. - Luồn cành ghép vào gốc ghép sao cho tượng tầng của chúng chồng khít lên nhau. - Buộc dây ghép: dùng nilon mỏng và dây quấn chặt chỗ ghép và đầu của cành ghép. 8/24/2015 7 Kỹ thuật cắt tỉa * Cắt cành sau thu hoạch + Tạo ra các cành mẹ vụ thu to, khỏe, có độ đồng đều cao. + Thúc đẩy quá trình ra lộc thu, lộc ra sớm hoặc hoa muộn và tập trung. Kết quả : + Cắt cành từ 5/8 đến 15/8 tạo ra cành thu có 3 đợt lộc. + Cắt cành từ 25/8 đến 15/9, cây có 2 đợt lộc + Cắt cành khỏang 25/9, cây có 1 đợt lộc. + Tỉa định chồi - Tỉa bỏ những chồi không có khả năng tạo thành cành mang quả. - Sau khi cắt cành, tỉa để lại 2-3 chồi là thích hợp nhất. Chất điều hòa sinh trưởng (Paclobutrazol; GA; α-NAA) + Xử lý hóa chất Paclobutrazol. Đây là chất kìm hãm sinh trưởng và kích thích khả năng ra hoa của xoài. - Thúc đẩy quá trình ra hoa trong các trường hợp cành ST quá mạnh làm giảm KN ra hoa của cây. - Liều lượng từ 1-1,5g, tiến hành vào đầu th.11 là thuận lợi nhất. Tỷ lệ cành ra hoa cao, thời gian hoa nở lại muộn, thuận lợi cho quá trình đậu quả. Năng suất đạt cao nhất, khoảng 22kg/cây. + Xử lý GA3 - Làm chậm quá trình hình thành chùm hoa trên đỉnh ngọn, qua đó điều khiển cho cây ra hoa muộn để gặp được điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và đậu quả. - Nồng độ xử lý 100ppm cho tỷ lệ cành mang quả cao nhất, 84,74%. Năng suất 30,74kg/cây + Xử lý α-NAA: Tăng khả năng đậu quả cho xoài, Ở nồng độ 40-80ppm, tỷ lệ cành có quả đạt khoảng 60%, năng suất quả từ 16,1-16,6kg/cây. Nồng độ tốt nhất là 60ppm. 7. Thành tựu trong công tác chọn giống - Phục tráng thành công các giống địa phương có NS cao và chất lượng đảm bảo xoài cát Hòa Lộc, xoài Yên Châu, xoài Bưởi, xoài Thanh Ca v.v. - Nhập nội và phổ biến giống các giống xoài chất lượng từ Trung Quốc, Australia, Miama Thái Lan..như các giống GL1, GL2, GL6, Xoài Úc ghép gồm 2 giống R2E2 và KP. R2E2, Giống VRQ-XX1 - Thành công trong công tác lai tạo các giống xoài mới. nguyễn hữu tấn 8. Một số giống xoài ở Việt Nam 1. Xoài Cát Hòa lộc có xuất xứ tại huyện Cái Bè (tiền giang) và Cái Mơn (Bến tre). quả có kích thước lớn K.lượng quả đạt 350-500g, quả hình thuẫn dài, bầu tròn ở phần cuống,khi chín vỏ quả màu vàng chanh thịt quả màu vàng tươi dày ăn thơm và ngọt. 2. Xoài Thơm trồng nhiều tại tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. K.lượng quả 250-300g. vỏ quả có màu đen hoặc màu xanh nhạt 3. Xoài bưởi (còn gọi là xoài ghép hay xoài ba mùa mưa): Xuất xứ từ Cái Bè (Tiền Giang), được trồng khá nhiều ở ĐBSCL, cây cho quả sớm (sau trồng 2,5 - 3 năm). K.lượng quả 250 - 300g. Vỏ quả dày, tỷ lệ đậu quả cao. nguyễn hữu tấn 8. Một số giống xoài ở Việt Nam (t) 4. Xoài cát Chu: phổ biến ở Đồng Tháp, NS cao (cây 25 - 30 năm tuổi có thể cho 1 tấn quả), dễ đậu quả, quả tròn, vỏ mỏng, ăn ngon, dễ bị giập khi vận chuyển, vỏ có nhiều đốm màu nâu đen, K.lượng quả 250 - 350g, cơm vàng đậm, vị hơi chua. Từ trổ đến chín 3 - 3,5 tháng. 5. Giống VRQ-XX1 có nguồn gốc từ Thái Lan, trồng tại một số vùng sinh thái khác nhau ở miền Bắc: Phủ Quỳ (Nghệ An) và Gia Lâm (Hà Nội). 6. Xoài Yên Châu gồm 2 loại xoài gốc chính là xoài tròn (muồng kẻo) và xoài hôi (muồng khăm), trong đó giống xoài tròn được trồng nhiều nhất, tuy quả nhỏ, tròn, hạt vừa phải mà ăn ngọt đậm, thịt mềm, mùi thơm lâu, vỏ xanh vàng. Xoài hôi quả to, dài thịt mềm hơn và có hương vị ngọt thơm mát. Cả 2 loại này có thể giữ được gần 1 tháng. nguyễn hữu tấn 8/24/2015 8 8. Một số giống xoài ở Việt Nam (t) 7. Xoài Thanh ca được trồng tại Bình Định, Cam Ranh. quả hình trứng dài, nặng 350- 580g vỏ và thịt quả vàng tươi từ ngoài vào,tỷ lệ xơ ít. 8, 9,10. Xoài GL1. Gl2, GL6 11. Xoài Úc ghép gồm 2 giống R2E2 và KP. R2E2 cho trái to, K.lượng quả trung bình 700g. Chăm sóc tốt, quả có thể đạt 800- 900g, thậm chí 1500g. Giống KP trái nhỏ hơn, trung bình 500g/quả, bù lại thơm hơn. nguyễn hữu tấn Giống xoài GL1 + Nguồn gốc: Nhập nội từ Trung Quốc (từ năm 1993). + Đặc điểm: - Cây sinh trưởng khá, tán tròn đều, phân cành mạnh, 1 năm ra 4 - 5 đợt lộc. - Lá màu xanh thẫm, phiến lá to, hơi lòng máng dài 20 - 21 cm, rộng lá 5,4 - 5,5 cm. - Hoa ra 3 đợt/năm, khối lượng quả trung bình 220 - 250gram/quả - Năng suất 8 - 10 kg/cây( sau 5 năm) . - Chịu được hạn do rễ ăn sâu. Giống xoài GL2 + Nguồn gốc: Nhập nội từ Trung Quốc, từ 1993. + Đặc điểm: - Sinh trưởng khoẻ, phân cành mạnh, mặt tán thưa. Lộc ra 1 năm 4 - 5 đợt. - Lá hình mác nhọn màu xanh đậm, mép lá hơi lượn sóng, ít mo lòng máng. - Hoa ra 3-4 đợt/năm, khối lượng quả trung bình 350 - 380gram/quả - NS cây 5 năm tuổi 10 - 15 kg/cây. Giống xoài GL6: + Nguồn gốc: Nhập nội từ Ôxtrâylia 1993),công nhận tạm thời ,2006. + Đặc điểm: - Sinh trưởng trung bình, phân cành ít, tán thưa. - Ra hoa nhiều lần (2 - 3 đợt hoa /năm) tập trung từ tháng 1 - 4. - Khối lượng trung bình 600 g/quả. Giống xoài ăn xanh VRQ – XX1: + Nguồn gốc: Nhập từ Thái Lan, 2001, Công nhận tạm thời năm 2006. + Đặc điểm: - Sinh trưởng khá, phân cành mạnh. - Lá thuôn dài, phiến lá phẳng, mép lượn sóng. - Ra 2 đợt hoa, năng suất trung bình 10kg/cây (sau trồng 5 năm). - Quả thuôn dài, vàng xanh. Chất lượng ăn tươi khi quả xanh già tốt, ngọt, ít chua, giòn. - Giống nhiễm sâu bệnh từ nhẹ đến trung bình, tương đương các giống khác. Một số hình ảnh về cây xoài nguyễn hữu tấn https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 8/24/2015 9 Một số hình ảnh về cây xoài nguyễn hữu tấn Vấn đề cần quan tâm khi chọn giống xoài - Nhu cầu của thị trường về xoài là vô cung phong phú đa dạng và cũng rất khắt khe - Chọn tạo giống xoài nói riêng và chọn giống cây ăn quả nói chung phải có phương pháp, mục tiêu cụ thể gắn với phát triển nền nông nghiệp hàng hóa – thị trường. - Cần quan tâm tới công tác bảo tồn nguồn gen quý cho công tác chọn tạo giống. 9. Tài liệu tham khảo - Kỹ thuật trồng xoài,na, đu đủ, hồng xiêm- Gs.Ts Trần Thế Tục . Nhà xuất bản giáo dục-2002. - Trồng cây ăn quả ở Việt Nam,Vũ Công Hậu. NXB NN-1999. - Giáo trình cây ăn quả- Gs.Ts Trần Thế Tục (chủ biên). Trường ĐHNN1 - Các trang web. Các bài viễt về chọn giống cây Xoài, nguyễn hữu tấn Nông dân được mùa bội thu là niềm vui của nhà chọn giống nguyễn hữu tấn https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchongiongcaytrongdaingaychuong_5_xoai_6845.pdf