Cho vay tiêu dùng và bao thanh toán

Cho vay tiêu dùng và bao thanh toán : MỤC LỤC A/ Cho vay tiêu dùng 1 I. Phân loại cho vay tiêu dùng 1 II. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 4 IV. Thẩm định cho vay tiêu dùng 5 2.Thực trạng cho vay tiêu dùng của các NHTM 11 3. Đánh giá thời cơ và thách thức 11 B. Bao thanh toán 15 1. Khái niệm 15 2.lợi ích của bao thanh toán 15 3.Phân loại bao thanh toán 17 4. Phân biệt bao thanh toán với nghiệp vụ cho vay đảm bảo các khoản phải thu và nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu 18 5.Quy trình nghiệp vụ bao thanh toán 20 6) hợp đồng bao thanh toán được lập theo các bước sau 20 III. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ BTT của các NHTM VN hiện nay 21 a.Thực trạng dịch vụ BTT ở nước ta 21 IV. Thời cơ và thách thức 23 1. Những cơ hội, tiềm năng phát triển bao thanh toán tại Việt Nam 23 2. Khó khăn và Thách thức trong hoạt động bao thanh toán 24 V. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán 28

doc35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cho vay tiêu dùng và bao thanh toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra quyết định cho vay. 1.4. Những yếu tố khác Cho vay tiêu dùng thường không dễ thẩm định. Trước một hồ sơ đề nghị vay ngân hàng cố gắng tính toán đưa ra những chỉ tiêu thẩm đinh cho thật phù hợp. Ngoài những yếu tố trên các ngân hàng còn tính toán đến các yếu tố như quyền sở hữu nhà hay quyền ử dụng đất hợp pháp. Điện thoại cũng là một yếu tố giúp ngân hàng giảm bớt chi phí giao dịch với khách hàng  hay việc khách hàng có tài khoản tiền gửi ngay tại chính ngân hàng đề nghị vay là một yếu tố rất tốt trong quá trình thẩm định. Nhân viên tín dụng luôn sử dụng nững chỉ tiêu trên để phát hiện ra những dấu hiệu thiếu trung thực của khách hàng trong hồ sơ vay cũng như phỏng vấn. 1.5. Chấm điểm tín dụng hồ sơ vay của khách hàng Để công tác thẩm định được thực hiên có hiệu quả ngân hàng thường xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng hỗ trợ cho nhân viên tín dụng trong việc này. Một hệ  thống đánh giá chất lượng khách hàng qua điểm số  hiệu quả sẽ là một lợi thế đối với ngân hàng. Vì nó cho phép ngân hàng thẩm định nhanh chóng, với chi phí được giảm tối thiểu và  nó có thể thay thế cho nững nhân viên tín dụng có năng lực yếu kém và cho phép ngân hàng quản lý đưucọ tình trạng nợ xấu. Thang điểm tín dụng được xây dựng bằng việc sửu dụng các phương pháp suy luận logic và các mô hình toán chuyên biệt trogn việc phan tích tổng hợp các nhân tố liên quan đến khách hàng kết hợp với kinh nghiệm cho vay trong lĩnh vực này. Nếu khách hàng có điểm sau khi đánh giá thấp hơn một mức rủi ro nhất định thì hồ sơ đề nghị vay chắc chắn sẽ bị từ chối. Cơ  sở khoa học của hệ thống thang điểm còn phải  được kiểm nghiệm thông qua việc đánh giá những món vay tiêu dùng trước đó để đảm bảo rằng hệ thống đã phân loại chính xác hồ sơ vay trong quá khứ thì cũng phải thực hiện được điều đó trong tương lai với độ an toàn có thể chấp nhận được. Hệ thống điểm tín dụng phải thường xuyên được kiểm tra và xem xét lại tính hợp lý. Thông thường ngân hàng thường lấy ra từ 7 tới 12 yếu tố trong hồ sơ tín dụng và đánh giá chúng theo thang điểm từ 1-10. 2. Giải ngân và thu nợ cho vay tiêu dùng Ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận với nhau về lãi suất, kì hạn vay và các điều kiện về thanh toán. Vì đây là những yếu tố tác động tới phương thức giải ngân và dặc biệt là phương thức thu nợ của ngân hàng.Ví dụ như trong trường hợp cho vay để mua các tài sản có giá trị cao như ô tô hay căn hộ đắt tiền tại khu chung cư thì ngân hàng thường có xu hướng kéo dài thời hạn nợ để khách hàng cảm thấy khoản nợ thanh toán dần hàng tháng là có thể thực hiện được với thu nhập hàng tháng của mình. Trong trường hợp như vậy nhân viên tín dụng nên đưa ra nhiều phương án trả khác nhau cho khách hàng. Trên cơ sở  xác định được lãi suất cho vay ngân hàng mới có  thể xác định được chính xác khoản nợ  trả hàng tháng của khách hàng. Việc trả nợ  của khách hàng có thể được thực hiện theo những phương pháp sau: 3. Phương pháp lãi đơn Phương pháp thu nợ gốc đều đặn theo kì hạn, lãi vay được tính theo nợ gốc còn lại ở đầu mỗi kì hạn. Ví dụ: Khoản vay 15.000.000 lãi suất 1,15 %/tháng, thời hạn 9 tháng, nợ  gốc trả đều làm 3 lần mỗi lần 5.000.000 ta có: Kì  trả nợ Nợ  gốc  Lãi suất Tổng cộng Nợ  gốc còn lại          1 5.000.000 15.000.000*1.15%*3=51.175 5.051.175 10.000.000          2  5.000.000 10.000.000*1.15%*3=34.500 5.034.500 5.000.000          3 5.000.000 5.000.000*1.15%*3=17.250 5.017.250 0 4. Phương pháp chiết khấu  Trong phương pháp trên khách hàng trả dần cả vốn và lãi trong thời gian vay  nhưng trong phương pháp chiết khấu khách hàng trả lãi trước tiên và phần lãi trả được trừ trực tiếp vào phần tiền vay ban đầu nghĩa là khách hàng nhận số tiền vay thấp hơn mức được duyệt. Ví dụ khách hàng được duyệt vay 20.000.000 với lãi suất 12% thì phần lãi 2.400.000 được trừ ngay vào vốn vay ban đầu như  vậy khách hàng chỉ còn nhận 17.600.000. Khi đáo hạn khách hàng phải trả 20.000.000. Lãi suất thực khách hàng phải trả trong trường hợp này là: Lãi suất khoản vay       tiền lãi phải trả                   2.400.000   ( tính theo phương =                                      =                             =0,136 Pháp chiết khấu)           số tiền vay thực nhận          17.600.000 5. Phương pháp cộng thêm Đây là phương pháp có từ lâu, theo phần lãi này sẽ được tính trước khi phương thức hoàn trả được xác định. Như trong ví dụ trên, lãi khách hàng phải trả là 20.000.000*12%=2.400.000 nếu khách hàng trả đều hàng tháng thì mỗi tháng khách hàng phải trả 22.400.000/12=1.866.667 Thực trạng hoạt  động cho vay tiêu dùng hiện nay tại các NHTM VN: việc nôn nóng để kiếm lợi nhuận nhanh từ hình thức cho vay tiêu dùng đã khiến cuộc cạnh tranh về lãi suất của các ngân hàng đang trở nên ồ ạt, vội vã và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dễ  triển khai, lãi suất cao Từ khi NHNN cho phép các NHTM được phép thực hiện LS thoả thuận trong cho vay tiêu dùng, hàng loạt NH đã nhanh chóng đưa ra các chương trình tín dụng tiêu dùng tập trung vào cho vay mua nhà/đất ở, sửa chữa nhà cửa, cho vay mua xe ôtô, mua hàng trả góp, thấu chi qua thẻ thanh toán/ghi nợ và thẻ tín dụng... Cho vay tối đa 500 triệu, 100% giá trị xe mới thời hạn tối  đa 5 năm. 70% thậm chí đến 100% giá trị nhà  với thời gian đến 15 năm, cần tiền ngay - vay 24 phút... Đọc những quảng cáo cho vay tiêu dùng, người ta có cảm tưởng như thời kỳ hoàng kim của cho vay tiêu dùng năm 2007 đang quay trở lại. Hiện nay, các NH đua nhau cho vay tiêu dùng vì cho vay sản xuất kinh doanh đang rất khó khăn, hoạt động tín dụng hướng vào DN bị hòa vốn hoặc lỗ do DN giảm sút khả năng trả nợ, vướng LS trần, thị phần hẹp. Các dịch vụ khác cũng bị hạn chế vì suy giảm tín dụng DN. Cho vay tiêu dùng còn dư  địa, món vay nhỏ nhưng khả năng thanh toán của khách hàng cá nhân khá đảm bảo. NH cần nguồn thu LS thoả thuận để bù lỗ và tìm kiếm lợi nhuận. Về yếu tố kỹ thuật: Cho vay tiêu dùng dễ thực hiện, không phải làm phương án trả nợ kỹ càng, ít bị thanh tra NHNN kiểm tra kỹ, không cần thiết kiểm tra sau khi cho vay, hiệu quả marketing lớn... Tiềm  ẩn rủi ro Cho vay tiêu dùng để  đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro, đồng thời cũng là một biện pháp kích cầu cho nền kinh tế là một hướng đi đúng. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình cho vay tiêu dùng ồ ạt hiện nay của các NH thấy có một số vấn đề đáng suy nghĩ: Thứ nhất: Cho vay tiêu dùng đang bị một số NHTM lợi dụng để "tiêu dùng hóa" các nhu cầu vay của khách hàng, kể cả nhu cầu vay vốn bình thường, thậm chí cho SXKD. Điều này hiện đang phổ biến với các cá nhân, hộ kinh doanh. Mục đích để cho vay LS cao hơn quy định của NHNN một cách hợp pháp, để bù đắp chi phí huy động vốn với LS cao trước đây. Thứ hai: Cơ cấu cho vay tiêu dùng chứa một số bất ổn qua những biểu hiện: Cho vay mua hàng xa xỉ (ôtô, xe máy đắt tiền) mà những hàng này phần lớn có nguồn gốc từ NK. Tiêu dùng này không làm cầu hàng hóa nội địa tăng, chỉ làm tăng nhập hàng ngoại. Mặt khác, cho vay mua tài sản thì rất nhanh bị mất giá bởi sản phẩm thay thế nên nếu người vay không thể trả nợ, thì việc bán tài sản để thu nợ là rất khó. Khoản tiêu dùng cấp quá lớn (có NH cho vay đến 500 triệu đồng) so với thu nhập bình quân của người dân VN. Trong khi nền kinh tế  suy giảm, việc làm, thu nhập bị ảnh hưởng tâm lý tự nhiên xã hội cũng tự co lại về nhu cầu. Vậy việc tăng tín dụng tiêu dùng này thực chất bao nhiêu là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng? Phần lớn (có thể  nói gần như 100%) cho vay tiêu dùng được cấp tín dụng trung - dài hạn. Điều này nếu bị lạm dụng thái quá sẽ tăng thêm rủi ro kỳ hạn cho NHTM. Trong bối cảnh kinh tế năm 2009, yêu cầu quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp để tránh rủi ro kỳ hạn. Nguồn vốn của NH chủ  yếu là kỳ hạn từ 9 tháng trở xuống, cho vay tiêu dùng lại từ 3 đến 15 năm, rủi ro kỳ hạn rất lớn. Còn nhớ quý I&II/2008, các NH bị thiếu thanh khoản là những NH có tỉ lệ cho vay trung và dài hạn, đặc biệt là cho vay lĩnh vực BĐS ở mức cao so cơ cấu tài sản có hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng/tổng dư nợ của các NH còn khá thấp. Tỉ trọng này ở nhóm NHTM nhà nước vào khoảng trên - dưới 4%, ở các NHTM cổ phần từ 6%-10%. Có thể vì vậy mà NHNN chưa có động thái kiểm tra, giám sát cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, hậu quả  gây ra cho hệ thống NH và cả nền kinh tế do tăng trưởng tín dụng quá mức năm 2007, đặc biệt cho vay kinh doanh CK và cho vay BĐS (trong đó có cho vay tiêu dùng mua BĐS) vẫn còn nguyên tính thời sự. Không thể khẳng định một phần vốn vay tiêu dùng có thể đổ vào các kênh đầu tư trên khi cơ hội đến. Vừa qua, NHNN mới yêu cầu các TCTD báo cáo dư nợ và mức LS cho vay thoả thuận. Trước tình trạng cho vay tiêu dùng ồ  ạt như hiện nay, rất cần kiểm tra tình hình, đánh giá thực trạng tín dụng tiêu dùng của các NH để  đưa ra các cảnh báo và quy định điều chỉnh (nếu cần thiết) nhằm đảm bảo lợi ích của toàn xã hội, lợi ích của hệ thống NH cũng như lợi ích của cá nhân vay vốn tín dụng tiêu dùng 2.Thực trạng cho vay tiêu dùng của các NHTM 3. Đánh giá thời cơ và thách thức  a.Thời cơ  * Nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ Tốc  độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam khá cao và GDP bình quân đầu người đang tăng lên    Năm   2002    2003    2004    2005    2006    2007    2008    2009 Tốc  độ tăng trưởng(%)   7,04    7,34    7,69    8,4    7,8    8,48    6,23    5,32 GDP bình quân đầu người(USD)   439    481    514    638    754    835    960 Dân số Việt Nam hiện nay là 85,8 triệu người, với cơ cấu dân số trẻ: lực lượng lao động chiếm khoảng 2/3 dân số. Theo dự báo của Bộ Thương mại: chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người trên tháng tại Việt Nam 2006-2010 tăng khoảng 10,57%/năm, đến năm 2010 thì chỉ tiêu này đối với cả nước là 657800 đ/người/tháng, với khu vực thành thị là 1054700đ/người/tháng  * Mặt khác ,tuy có nhu cầu lớn về hàng tiêu dùng nhưng khách hàng không có đủ khả năng tài chính . Theo đánh giá của Techcombank, nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm gia dụng như TV, tủ lạnh, máy giặt, xe máy… là rất lớn do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và tốc độ cải thiện mức sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể có khả năng tài chính để đáp ứng ngay các nhu cầu này. Đối với dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi cho đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ôtô và các đồ dùng gia đình khác. Tín dụng tiêu dùng giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái  Các lĩnh vực đang có tiềm năng phát triển sáng sủa:  + Ô tô: ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ  xe ô tô mới đạt 8 xe/1000 dân trong khi đó tại Trung Quốc là 24 xe/1000 dân, Thái Lan là 152 xe/1000 dân. Với đà tăng trưởng kinh tế và  lộ trình giảm thuế khi gia nhập WTO thì chắc chắn nhu cầu mua ô tô sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. +Nhà  đất: theo quy hoạch tổng thể định hướng phát triển  đô thị đến năm 2020 dân số đô thị sẽ  chiếm 45% dân số cả nước, dẫn đến nhu cầu nhà ở nhất là ở các thành phố  trung tâm sẽ tăng cao. +Lĩnh vực du học: cùng với sự nâng cao mức sống và  dân trí, nhu cầu nhập khẩu dịch vụ du học càng tăng cao, nhu cầu vay vốn để du học theo đó cũng sẽ tăng  * Cơ chế  chính sách đang có những thay đổi có tác động tích cực đến việc phát triển cho vay tiêu dùng:  Từ  giữa năm 2008, khi lạm phát tăng cao và lãi suất biến  động mạnh, các ngân hàng thương mại thắt chặt cho vay tiêu dùng. Sau nhiều khuyến nghị từ các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước, ngày 23/1/2009, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn  Đồng Tiến đã ký ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN, hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Văn bản trên chính thức tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại nối lại và thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng, một hoạt động đã bị siết chặt trong hơn nửa năm trước đó.  Hiện Bộ Công Thương đang soạn thảo đề án  “Hỗ trợ mua sắm, kích cầu tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước”. Theo dự thảo này, một đối tượng chiếm tỷ lệ lớn trong xã hội là nông dân sẽ được Chính phủ cho vay với lãi suất ưu đãi để mua hàng trả góp, trả chậm không tính lãi. Chương trình này đề nghị cho phép sử dụng hình thức tín chấp cho người dân nông thôn vay ưu đãi hoặc thế chấp bằng tài sản được mua.  * Cơ sở  vật chất kĩ thuật, trình độ chuyên môn của hệ  thống ngân hàng ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn giúp cho ngân hàng có thể đánh giá khách hàng , kiểm soát các khoản vay tốt hơn. b.Thách thức  Hiện nay dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân khoảng 900.000 đồng/người, so với thu nhập quốc dân bình quân đầu người khoảng 17 triệu đồng là rất thấp. Tương tự, tỷ lệ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 6,54%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là quá thấp, hoặc tỷ lệ 4 người trưởng thành mới có 1 tài khoản ở NH. Điều này cho thấy phần lớn người VN không có quan hệ với NH, nó cũng chứng tỏ hệ thống thanh toán món nhỏ, lẻ còn rất sơ khai và chi trả tiền mặt của dân cư là rất lớn kể cả tiền điện, nước, điện thoại, học hành, chữa bệnh. Việc phát triển mở rộng dịch vụ cho vay tiêu dùng của các NHTM còn gặp phải nhiều khó khăn thách thức:  * Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng còn chưa rộng khắp, chủ  yếu tập trung ở Hà Nội, TP HCM. Ở nhiều nước châu Âu và các thành phố lớn châu Á, bình quân từ 1.000 đến 1.500 dân có một chi nhánh NHTM là để phát triển hệ thống NH bán lẻ (tín dụng tiêu dùng) trong khi ngay cả TP.HCM và Hà Nội hiện nay bình quân từ 8.800 đến 10.000 dân mới có một chi nhánh hoặc điểm giao dịch NH. * Mặc dù nhu cầu vay tiêu dùng không nhỏ nhưng số lượng người tiêu dùng đáp ứng được các yêu cầu vay vốn còn ít. Nguyên nhân là do người tiêu dùng không có hộ khẩu hoặc không chứng minh được nguồn thu. Lãi suất cho vay tiêu dùng hiện ở mức khá là cao: phổ biến ở mức 16 - 21% và điều kiện cho vay ngặt nghèo. Một số công ty tài chính có “cửa" vay thông thoáng hơn thì lãi suất lên tới… trên 30%, và không phải khách hàng nào cũng đủ điều kiện tiếp cận vốn. * Hệ thống quản lý thông tin cá nhân còn kém phát triển, và  còn bởi một phần tâm lý e ngại tiết lộ thông tin của người dân dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cá nhân của khách hàng. * Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: một số quy định pháp luật và cơ chế quản lý trong nhiều lĩnh vực ví dụ như thủ tục cấp sổ đỏ, cấp đăng kí xe ô tô…còn khó khăn, phức tạp, gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng và khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định tài sản đảm bảo. * Môi trường kinh tế chưa thực sự phát triển ổn định: giá cả hàng hóa, nhà đất, ô tô thay đổi biến động liên tục. Lãi suất cũng lên xuống thất thường, trong khi các khoản vay tiêu dùng chủ yếu là trung dài hạn. * Môi trường VH-XH: + Tâm lý của người dân vẫn e ngại vay nợ ngân hàng, thường vay anh em họ hàng hoặc ngoài chợ  đen. +Thói quen dùng tiền mặt mà chưa quen thanh toán bằng thẻ, qua Internet. Ít doanh nghiệp trả lương qua tài khoản (trong khi đây là điều kiện bắt buộc với một số hình thức cho vay) B. Bao thanh toán 1. Khái niệm Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua việc mua lại các akhoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thoả thuận trong  hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.     Về cơ bản, bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay được đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đi vay.  2.lợi ích của bao thanh toán ** Về phía người bán  - Người bán có thể thu tiền ngay thay vì phải đợi tới kỳ hạn thanh toán theo hợp đồng.  - Tăng lợi thế cạnh tranh khi chào hàng với các điều khoản thanh toán trả chậm mà không ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của mình.  - Được sử dụng khoản phải thu đảm bảo cho tiền ứng trước, do đó tăng được (một cách gián tiếp) nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.  - Chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính vì dự đoán được dòng tiền vào.  - Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi thu hồi các khoản trả chậm này.   - Tiện ích của dịch vụ BTT rất quan trọng đối với nhà sản xuất, bởi hiện nay các nhà nhập khẩu qui mô, ưu thế chỉ chấp nhận hình thức trả sau và từ chối yêu cầu mở L/C của nhà xuất khẩu. Điều này sẽ khiến các DN VN dễ mất đơn hàng xuất khẩu nếu không có khả năng về vốn. Còn nếu chấp nhận hình thức trả sau, DN sẽ khó khăn trong việc quay vòng vốn, nhất là những đơn vị xuất khẩu các mặt hàng luôn biến động giá như cà phê, gạo, tiêu . . . Trong khi đó, NH cũng không dễ cho DN kéo dài thời gian thanh toán nếu thanh toán theo phương thức trả sau. Vì thế, dịch vụ BTT xuất khẩu ra đời sẽ giúp DN giải quyết được những khó khăn này.  - Đa phần các DN vừa và nhỏ rất thích dịch vụ BTT, bởi thông thường những DN này có tổng tài sản không lớn nên rất khó để NH xem xét các hạn mức tín dụng. Với BTT họ dễ dàng được cấp hạn mức tín dụng hơn.  - Các DN khi đã biết về dịch vụ bao thanh toán thường rất thích sử dụng vì BTT có nhiều hình thức khác nhau, rất đa dạng để phục vụ cho các DN. Các DN có thể sử dụng các hình thức như : BTT chiết khấu hóa đơn, BTT trung gian, BTT đến hạn, BTT thu hộ, BTT truy đòi, BTT miễn truy đòi.  - Phạm vị hoạt động BTT cũng rất đa dạng : Về địa lý thì có BTT trong nước và BTT quốc tế; Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì có BTT xuất khẩu và BTT nhập khẩu; Có BTT số lượng hóa đơn của người bán hoặc BTT toàn bộ hay BTT một phần; Có BTT kín và BTT công khai... Khách hàng có thể sử dụng BTT trực tiếp và BTT hệ hai đại lý, hay khách hàng cũng có thể sử dụng liên kết của các hợp đồng BTT với BTT giáp lưng. Phương thức BTT từng lần hoặc BTT theo hạn mức.  ** Về phía NH  - Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng   - So với việc cấp hạn mức tín dụng,NH thích làm dịch vụ BTT hơn. Vì nếu cấp vốn lưu động cho DN, NH phải giám sát rất vất vả, trong khi với BTT các khoản phải thu rất rõ, việc sử dụng cũng đã rõ, các DN đã chứng minh với NH về uy tín trên thị trường khi đã bán được hàng.   Có thể nói , bao thanh toán là loại dịch vụ cả hai bên cùng có lợi. Nhưng DN có lợi hơn NH. Khi cung cấp dịch vụ này NH phải gánh chịu về mình những rủi ro khi người mua mất khả năng thanh toán. Do vậy, NH phục vụ người bán, nhà xuất khẩu, nếu không chắc chắn về khả năng tài chính của người mua thường hay tư vấn cho khách hàng của mình tới NH phục vụ người mua, nhà nhập khẩu yêu cầu dịch vụ bao thanh toán. Những NH thực hiện dịch vụ BTT cần tính toán kỹ lưỡng đối với những mặt hàng nhiều rủi ro như nông sản, thực phẩm 3.Phân loại bao thanh toán * Bao thanh toán truy đòi và bao thanh toán không có quyền truy đòi: - Bao thanh toán truy đòi: đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.    - Bao thanh toán không có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.   Bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất – nhập khẩu.Hiện nay, bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất nhập khẩu được các ngân hàng áp dụng phổ biến. * Bao thanh toán trong nước: 1.Bên bán hàng và ngân hàng ký kết hợp đồng bao thanh toán.  2.Bên bán hàng và ngân hàng cùng gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng, trong đó nêu rõ việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ngân hàng. 3.Bên mua hàng xác nhận về việc đã nhận thông báo và cam kết thanh toán cho ngân hàng.  4.Bên bán hàng giao hàng cho bên mua. 5.Ngân hàng ứng trước cho bên bán hàng. 6.Bên mua hàng thanh toán khoản phải thu cho ngân hàng khi đến hạn.  7.Ngân hàng thu phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán hàng  * Bao thanh toán xuất nhập khẩu: 1.Nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng bao thanh toán xuất khẩu với ngân hàng thanh toán xuất khẩu. 2.Nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu về việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu..  3.Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.  4.Nhà xuất khẩu giao bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu..  5.Ngân hàng thanh toán xuất khẩu. ứng trước cho nhà xuất khẩu.  6.Nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu. khi đến hạn thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu – đối tác của ngân hàng thanh toán xuất khẩu..  7. Ngân hàng thanh toán xuất khẩu. thu phần ứng trước và chuyển phần còn lại cho nhà xuất khẩu.  4. Phân biệt bao thanh toán với nghiệp vụ cho vay đảm bảo các khoản phải thu và nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu a. Bao thanh toán và nghiệp vụ cho vay đảm bảo các khoản phải thu Đặc điểm:  - Thời gian cho vay: Thời hạn cho vay phụ thuộc vào khoản phải thu của khách hàng. - Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu, khả năng trả nợ của khách hàng và kết quả thẩm định của  ngân hàng. - Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của ngân hàng. - Phương thức trả nợ: Theo loại hình cho vay và phù  hợp với điều kiện khách hang. b. Bao thanh toán và nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu Chiết khấu thương phiếu là một hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại, thực hiện bằng việc ngân hàng mua lại thương phiếu chưa đáo hạn của khách hàng. Đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng này là khoản lãi phải trả ngay khi nhận vốn. Do đó, khoản lợi tức này sẽ được khấu trừ ngay tại thời điểm chiết khấu. -Bản chất: + Chiết khấu thương phiếu(CKTP):là hình thức tài trợ vốn thuần túy thông qua hành vi mua bán khoản nợ. + Còn Bao thanh toán(BTT) là kết hợp của tài trợ  vốn ,dịch vụ giữ sổ sách và thu nợ.  -Chứng từ : + CKTP: Các khoản nợ được ghi trên thương phiếu, được chuyển nhượng. + còn BTT ghi trên hóa đơn, chứng từ ghi sổ, không được chuyển nhượng.  -Khả năng đảm bảo thanh toán: + CKTP: khoản nợ thoát ly khỏi GD cơ sở ban đầu,có nhiều người liên đới chịu trách nhiệm trả nợ.  + Còn BTT:món nợ luôn gắn với 1 GD hàng hóa cụ thể,có 2 chủ thể liên đới chịu trách nhiệm trả nợ (người mua và người bán).  -Kỷ thuật tài trợ : +CKTP: tính phần NH hưởng và trừ đi khỏi giá  trị chứng từ và chuyển giao cho khách hàng phần còn lại. + BTT: ứng trước 1 tỷ lệ/giá trị chứng từ cho KH.sau khi khoản nợ thanh toán,thu lãi và chi phí chuyển phần chênh lệch còn lại cho KH.  -Phương thức: + CKTP:thực hiện cho từng GD. + BTT:có thể thực hiện từng lần hoặc theo hạn mức.  -Lãi và Phí: + CKTP: tính trên GT khoản phải thu, thời gian tài trợ  và lãi suất tái chiết khấu nên lãi suất hiệu dụng cao hơn lãi suất chiết khấu. +  BTT: lãi tính trên số tiền ứng trước, thời gian tài trợ và lãi suất.Phí tính trên giá trị khoảnphải thu.  -Quyền truy đòi: + CKTP :Được quyền truy đòi theo pháp luật. + BBT:có thể truy đòi hoặc miền truy đòi tùy thỏa thuận hợp đồng. 5.Quy trình nghiệp vụ bao thanh toán Được thực hiện theo trình tự như sau:  Bên bán hàng và bên mua hàng ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, tiến hành giao hàng.  Bên bán hàng gởi hồ sơ đến bộ phận tín dụng của NH đề nghị thực hiện Bao thanh toán các khoản phải thu.  NH và bên bán hàng ký kết hợp đồng Bao thanh toán, hợp đồng bảo đảm  (nếu có) và các thỏa thuận khác.  NH và bên bán hàng đồng ký gởi văn bản thông báo về hợp đồng Bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan.  Bên mua hàng gởi văn bản cho NH và bên bán hàng xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết thực hiện như thỏa thuận.  Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng, chứng từ liên quan khác ... cho NH và ký khế ước nhận nợ với NH, NH thu phí và chuyển tiền ứng trước cho khách hàng.  NH theo dõi thu nợ từ số tiền do bên mua hàng thanh toán. Điển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu. 6) hợp đồng bao thanh toán được lập theo các bước sau 1. Hợp đồng bao thanh toán là văn bản thoả thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng về việc mua lại các khoản phải thu phù hợp với các quy định của pháp luật. 2. Hợp đồng bao thanh toán có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận. Nội dung hợp đồng bao thanh toán Hợp đồng bao thanh toán bao gồm các nội dung chính sau: 1.    Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax… của các bên ký hợp đồng bao thanh toán; 2.    Giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán, quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu theo hợp đồng mua, bán hàng; 3.    Lãi và phí bao thanh toán; 4.    Giá mua, bán khoản phải thu: được xác định trên cơ sở giá trị khoản phải thu sau khi trừ đi lãi và phí bao thanh toán. 5.Số tiền ứng trước và phương thức thanh toán; 6.Thông báo về việc bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên có liên quan; 7.Hình thức bảo đảm cho đơn vị bao thanh toán truy đòi lại số tiền đã ứng trước, giá trị tài sản làm bảo đảm; 8.Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán; 9.Quyền và nghĩa vụ của các bên; 10.Phương thức chuyển giao hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán; 11.Quy định về việc truy đòi của đơn vị bao thanh toán; 12.Giải quyết tranh chấp phát sinh; 13. Các thoả thuận khác III. Thực trạng hoạt  động cung cấp dịch vụ  BTT của các NHTM VN hiện nay a.Thực trạng dịch vụ BTT ở nước ta  Dịch vụ BTT đã  được sử dụng từ lâu tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Hiện nay thế giới có một hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI ) có 204 thành viên ở các nước trên thế giới (chiếm hơn 50% doanh thu BTT quốc tế trên thế giới), trong đó VN có 4 NH đã gia nhập FCI là NH Ngoại thương VN (VCB), NH TMCP Á Châu (ACB), NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và NH TMCP kỹ thương (Techcombank). BTT là phương thức thanh toán thuận lợi hơn so với phương thức thanh toán truyền thống (mở L/C, nhờ thu).  Hiện nay ở nước ta có 11 NH (có cả NH nước ngoài tại VN) cung cấp dịch vụ BTT. Tuy nhiên, phần lớn các NH trong nước mới chỉ thực hiện dịch vụ BTT mua bán trong nước, trong khi thương mại quốc tế mới tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nhiều nhà nhập khẩu muốn thanh toán bằng hình thức ghi sổ (trả sau). Con số 11 NH làm dịch vụ BTT quả là quá nhỏ so với số lượng các NH hiện có và càng quá nhỏ so với 1 nước đang phát triển và chuẩn bị hội nhập như nước ta.  BTT là phương thức hai bên cùng có lợi, nhưng tại sao lại chưa phát triển  ở nước ta ?   Thứ nhất, nước ta hiện vẫn còn nhiều hạn chế về hành lang pháp lý để thực hiện dịch vụ này. Pháp luật không thừa nhận dịch vụ BTT nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả nợ. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho NH và DN khi thực hiện dịch vụ này.  Thứ hai, nhiều DN cho rằng, hiện ở VN dịch vụ BTT của các NH vẫn chưa thật tiện lợi. Bởi NH thường đòi hỏi cao đối với khách hàng, ngoài phí dịch vụ, nhà xuất khẩu phải chứng minh với NH về uy tín của bên mua hàng hóa. Đây là khó khăn lớn cho nhà sản xuất, bởi sự hiểu biết về thị trường xuất khẩu của DN VN còn hạn chế.  Thứ ba, các NH cũng chưa mặn mà với việc cung cấp dịch vụ này vì  chúng ta có quá ít thông tin về tình hình tài chính của người mua, nhất là khách hàng nhập khẩu. Các thông tin nếu công bố công khai cũng không thật sự rõ ràng, minh bạch. Do đó mà khả năng rủi ro cao, các NH sẽ ngần ngại khi thực hiện dịch vụ này hoặc nếu có thì mức phí cũng không hấp dẫn khách hàng.  Thứ tư, các NH khi thực hiện BTT đồng nghĩa với chấp nhận rủi ro ở  mức độ nào đó. Nhưng ở nước ta, rủi ro mất vốn đồng nghĩa với trách nhiệm pháp lý của NH và cá nhân người quyết định, do đó, các NH, đặc bịêt là các NHTM nhà nước không thích sử dụng dịch vụ này.  Thứ năm, cũng do bản thân người cung cấp chưa mặn mà với dịch vụ  này nên họ không chú trọng công tác marketing, tuyên truyền quảng bá tới khách hàng. Các khách hàng vì vậy cũng ít biết đến loại hình dịch vụ này.  IV. Thời cơ  và thách thức 1. Những cơ hội, tiềm năng phát triển bao thanh toán tại Việt Nam * Việt Nam mở cửa nền kinh tế, định hướng phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển , theo sự vận hành của nền kinh tế tất yếu sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong nội bộ các ngành kinh tế nói riêng và cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Định hướng mở cửa đã tạo đà cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh dẫn tới những nhu cầu mở rộng các phương tiện thanh toán, tín dụng ngân hàng… nhằm cung cấp vốn cho nền kinh tế. * Hiện nay VN được  đánh giá là thị trường tiềm năng và  là một mảnh đất màu mỡ để phát triển dịch vụ, bởi vì đó là nhu cầu cấp thiết từ  phía khách hàng . Một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động đang rất kì vọng vào hình thức cấp tín dụng mới này Dịch vụ  bao thanh toán rất quan trọng đối với nhà sản xuất, nhất là những đơn vị chuyên làm hàng xuất khẩu. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, mở rộng giao lưu thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới thì vấn đề thanh toán quốc tế lại càng được coi trọng hơn . Hiện nay các nhà nhập khẩu quy mô, ưu thế thường chỉ chấp nhận hình thức trả sau và từ chối yêu cầu mở L/C của nhà xuất khẩu. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp VN mất đơn hàng xuất khẩu, nếu không có khả năng về vốn. Công cụ bao thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng phương thức bán hàng trả chậm nhưng vẫn an toàn. Từ đó, khả năng cạnh tranh và mối quan hệ của doanh nghiệp với các nhà nhập khẩu sẽ phát triển hơn.  * Nhu cầu ngày càng lớn của việc sử dụng các phương tiện thanh toán, các công cụ tài chính, dịch vụ tài chính đa làm cho ngành ngân hàng trở thành ngành có tỷ  suất lợi nhuận rất cao. Hành lang pháp lý phá vỡ độc quyền nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước liên tục ra đời và phát triển nhanh chóng. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi sản phẩm ngân hàng phải được đa dạng hóa, nhằm tăng vị thế cạnh tranh của các ngân hàng và các TCTD. Hiện nay, một loạt các ngân hàng nước ngoài đã phát triển  ở Việt Nam, đây là một cơ hội rất lớn  để các NHTM Việt Nam có thể tiến hành hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, từ đó hoàn thiện nghiệp vụ, mở rộng thị trường 2. Khó khăn và Thách thức trong hoạt động bao thanh toán * Khó khăn về khung pháp lý Trên lý thuyết, bao thanh toán là một nghiệp vụ đơn giản, nhưng điều kiện để nó thực sự đơn giản là được sự hỗ trợ bởi một hành lang pháp lý  minh bạch, đầy đủ... Chính vì điều kiện thực tế  ở Việt Nam hiện nay không đáp ứng những yêu cầu trên nên nghiệp vụ bao thanh toán vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Quy chế 1096 đã quy định những vấn đề cơ bản trong hoạt động bao thanh toán. Tuy nhiên, Quy chế này vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. * Theo Quy chế này, bao thanh toán được định nghĩa “là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa”. + Việc định nghĩa bao thanh toán chỉ là “một hình thức cấp tín dụng” đã khiến toàn bộ nội dung quy chế  này lệch ra khỏi bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán. Quan niệm này không thống nhất với quan niệm phổ  biến về bao thanh toán trên thế giới. Bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị bao thanh toán còn cung cấp chức năng theo dõi sổ sách, thu nợ tiền hàng và bảo hiểm rủi ro. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của bao thanh toán so với việc cấp tín dụng thông thường. + Đồng thời, định nghĩa bao thanh toán là “hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu”. Điều này đã tạo sự nhập nhằng, khó hiểu vì quan hệ tín dụng và quan hệ mua bán là hai mối quan hệ tách biệt nhau. + Theo định nghĩa, bao thanh toán chỉ là hình thức cấp tín dụng, nên khoản ứng trước chỉ đơn thuần là khoản cho vay, còn khoản phải thu vẫn là tài sản thuộc sở hữu của người bán. Chính sự không chính xác trong việc định nghĩa nghiệp vụ bao thanh toán đã dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn đối với đơn vị bao thanh toán trong việc chuyển giao quyền đòi nợ từ người bán sang đơn vị bao thanh toán. Pháp luật hiện nay vẫn không có quy định liên quan đến việc xác lập mối quan hệ này. Theo mục c, d, đ, e, khoản 1, điều 13 của Quy chế 1096 có viết: “c. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán và đơn vị  bao thanh toán xác nhận về  việc đã nhận được thông báo và  cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ  bán hàng và các chứng từ  khác liên quan đến khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán”. Điều này đã gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng Việt Nam khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Khi người bán và đơn vị bao thanh toán đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng, mà bên mua hàng không đồng ý, không gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận thông báo thì sẽ gây khó khăn cho cả người bán và đơn vị bao thanh toán. Bởi vì, pháp luật sẽ không thừa nhận dịch vụ bao thanh toán nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả nợ. Cũng theo đề mục trên, khi người bán và đơn vị bao thanh toán thỏa thuận, kí kết hợp đồng bao thanh toán, sẽ phải đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng. Như vậy, chưa đủ cơ sở để xác định thông báo có hiệu lực thi hành cho tất cả các bên. * Lợi ích của bao thanh toán là không cần dùng hối phiếu để tài trợ và giải quyết mọi tranh chấp thương mại mà chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn thương mại đã được đóng dấu chuyển quyền sở hữu. Hợp đồng bao thanh toán cũng như các hợp đồng thương mại khác sẽ được xem như là cơ sở pháp lý để trong trường hợp có tranh chấp, sẽ được đưa ra trọng tài kinh tế hoặc tòa án thương mại để xét xử. Nhưng vấn đề ở đây là, ở Việt Nam, hiệu lực hợp đồng và thậm chí là hiệu lực kết quả xét xử của trọng tài kinh tế hay tòa án thương mại vẫn còn bị xem nhẹ. Rất nhiều trường hợp vi phạm hợp đồng, không tuân thủ phán quyết của trọng tài và tòa án mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Nói tóm lại, một nguyên nhân khiến bao thanh toán chậm được triển khai ở Việt Nam là do luật pháp của ta chưa nghiêm. * Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết, khởi kiện tại tòa án được xem là cứu cánh cuối cùng và hiệu quả nhất của ngân hàng để thu hồi các khoản nợ khi con nợ cố tình lẫn tránh nghĩa vụ khi đến hạn. Nhưng thực tế cho thấy việc khởi kiện tại tòa án chưa thực sự là phương thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ. Thủ tục tố tụng kinh tế và dân sự còn quá phức tạp, chi phí kiện tụng tốn kém, công tác thi hành án còn nhiều bất cập… Sau một chặng đường dài tốn kém thời gian và tiền bạc, kết quả là ngân hàng vẫn đứng trước nguy cơ không thu hồi được khoản nợ. * Khi thực hiện sản phẩm bao thanh toán là phải xác định được: “giá mua khoản phải thu”. Tuy nhiên, quy chế bao thanh toán hiện tại không đề cập đến vấn đề này. Khi không có những văn bản hướng dẫn cụ thể các tổ chức tín dụng thực hiện bao thanh toán sẽ định giá mua các khoản phải thu hoàn toàn dựa trên tình hình hoạt động thực tế và mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống. Các tổ chức tín dụng khác nhau sẽ chấp nhận “giá mua khoản phải thu” khác nhau trên cùng một giao dịch mua bán bất kỳ . Từ đó sẽ hạn chế khả năng cung cấp vốn cho bên bán hoạt động đồng thời tạo sự không nhất quán trong tiến trình thực hiện bao thanh toán * Về việc chuyển nhượng quyền sở hữu của các khoản phải thu của bên được bao thanh toán: các quy định hiện hành không quy định trực tiếp đề cập đến cho nên khi thực hiện mỗi tổ chức thực hiện theo mỗi cách khác nhau dẫn đến việc không nhất quán trong việc triển khai sản phẩm phù hợp quy định pháp luật và việc kiểm tra giám sát của ngân hàng nhà nước khó lòng thực hiện được. * Khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán sẽ phát sinh doanh thu và các tài khoản bao thanh toán, trong khi đó chưa có sự hướng dẫn chi tiết nào về mặt pháp luật làm cho các TCTD phải hạch toán theo các quy định của các sản phẩm dịch vụ hiện hành theo tính chất tài khoản. Việc không quy định thống nhất trong cách hạch toán của các TCTD sẽ làm cho NHNN khó khăn trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các TCTD trên. * Nguyên nhân khách quan làm cho hoạt động bao thanh toán chưa nhanh chóng hội nhập và tỏ ra hiệu quả, phải kể đến đó là tính chất tín dụng thương mại trong hoạt động kinh doanh ở nước ta chưa phát triển nhanh, nền kinh tế sử dụng tiền mặt và quy mô của các doanh nghiệp nói chung chưa lớn… cho nên các khoản phải thu thương mại có rủi ro cao, thêm vào đó các TCTD chưa xây dựng được quy trình kiểm soát người mua hiệu quả… do đó trong danh mục rủi ro của m.nh các TCTD rất ít chọn hình thức bao thanh toán để cung ứng vốn cho doanh nghiệp. * Dù xét về  mặt lý thuyết, bao thanh toán khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên thế chấp của tín dụng ngân hàng, nhưng thực tế ở Việt Nam thì chưa hẳn vậy. Các ngân hàng Việt Nam, và kể cả các ngân hàng nước ngoài, vẫn coi trọng tài sản đảm bảo. Về điều này cũng không thể trách các ngân hàng được vì đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro không cho phép họ mạo hiểm. Các ngân hàng không thể xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh trong khi những lý lẽ đó có được từ việc phân tích các báo cáo tài chính không thể tin tưởng được * Nhiều doanh nghiệp vẫn quen dùng các phương thức thanh toán truyền thống như  chuyển tiền T/T, đặc biệt là L/C. Nhận thức của phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở  Việt Nam cộng với môi trường kinh tế không ổn  định khiến rất khó thuyết phục được họ nhận biết được những lợi ích mà bao thanh toán có thể đem lại về lâu dài qua các dịch vụ phong phú, đa dạng của nó như tư vấn về khách hàng, thu nợ hộ, quản lý các khoản phải thu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro. Chính tâm lý dè đặt trước sản phẩm mới của doanh nghiệp cũng góp phần làm thui chột đi sự năng động, sáng tạo và tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng. * Môi trường thông tin của nền kinh tế chưa được minh bạch hóa, cơ sở thông tin dữ liệu về khách hàng đã có nhưng vẫn còn thiếu, yếu và chưa được tập trung. Hiện nay, mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN là đầu mối tập trung thông tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, thông tin từ CIC vì một số lý do khách quan vẫn chưa phản ánh đúng mức độ an toàn tín dụng của khách hàng. Tóm lại, bao thanh toán chỉ có thể nhanh chóng trở thành sản phẩm tài chính hiệu quả khi và  chỉ khi các Bộ, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau và môi trường kinh tế phải thực sự thuận lợi. Hy vọng, trong tương lai, nghiệp vụ này sẽ thực sự được phát triển ở Việt Nam nhằm tạo ra nhiều sản phẩm tài chính cho các tổ chức tài chính Việt Nam cũng như tạo thêm công cụ cho các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn trong quá trình thực hiện kinh doanh của mình.  V. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu tài chính của các tổ chức, cá nhân trong nước là rất lớn, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu đó, nhà nước cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng để tạo thuận lợi cho các công cụ tài chính phát triển đúng hướng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tài trợ nguồn vốn dồi dào góp phần phát triển kinh tế. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về bao thanh toán như sau :  * Thứ  nhất, NHNN cần nghiên cứu, xây dựng biên chế hạch toán kế toán chuẩn mực dành cho hoạt động bao thanh toán: Trong thời gian vừa qua, do thiếu văn bản hướng dẫn của NHNN về chế  độ hoạch toán kế toán nên các đơn vị bao thanh toán tại Việt Nam buộc phải xây dựng chế độ hạch toán theo quy định hướng dẫn dành cho các sản phẩm dịch vụ khác và thực tế hoạt động kinh nghiệm của hệ thống. Chính điều đó sẽ dẫn đến tình trạng chế độ hoạch toán kế toán tại đơn vị bao thanh toán không thống nhất, các cơ quan hữu quan rất khó quản lý Theo dõi hoạt động bao thanh toán và sự phát triển của sản phẩm này. Do vậy, ban hành quy chế hoạch toán kế toán chung nhất dành cho hoạt động bao thanh toán là rất cần thiết và quan trọng Quy chế hoạch toán kế toán được ban hành phải đạt đầy đủ những điều kiện cơ bản, ví dụ như: - Đảm bảo tính chặt chẽ, nhất quán khi áp dụng vào thực tế. Ngân hàng nhà  nước cần phải nghiên cứu, giả định các t.nh huống có thể xảy ra trong thực tế để sửa bổ  sung khi cần thiết. - Đảm bảo tính rõ  ràng, mạch lạc khi phản ánh hoạt động bao thanh toán trên sổ sách kế toán. - Có tính pháp lý  cao khi áp dụng. - Đối với những quy định hoạch toán kế toán áp dụng cho bao thanh toán xuất nhập khẩu, phải đảm bảo sự phù  hợp với thông lệ quốc tế và những hiệp  ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.  * Thứ  hai, Ban hành các quy định rõ ràng về gia hạn, chuyển nợ quá hạn trong hoạt động bao thanh toán của các TCTD. Việc hướng dẫn cụ  thể việc gia hạn, chuyển nợ quá hạn trong hoạt động bao thanh toán không những giúp các đơn vị bao thanh toán tại Việt Nam có thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động mà còn giúp cho nhà nước có thể quản lý tốt hoạt động bao thanh toán ở cấp độ vĩ mô, hạn chế những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Những quy định về gia hạn, chuyển nợ quá hạn có thể bao gồm các nội dung sau: - Những trường hợp nào được gia hạn các khoản phải thu. - Thời gian cụ thể  buộc phải chuyển khoản bao thanh toán sang quá hạn. - Mức trích dự phòng rủi ro khi gia hạn, chuyển nợ quá hạn. - Những biện pháp chế tài về mặt hành chính, hình sự … khi các đơn vị bao thanh toán không thực hiện đúng quy định quy định của nhà nước về trích dự phòng rủi ro. NHNN VN coi BTT là hình thức cấp tín dụng nên các quy định về  gia hạn, chuyển nợ quá hạn hay phân loại nợ  cũng tuân theo các quy định tương tự như cho vay  * Thứ ba, Bổ sung nguyên tắc chung để xác định giá của các khoản phải thu, cách thức chứng nhận quyền sở hữu đối với khoản phải thu cho bên bao thanh toán trong hoạt động bao thanh toán để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng khi xảy ra tranh chấp của các bên tham gia bao thanh toán. * Thứ tư  , mở rộng đối tượng bao thanh toán và phạm vi điều chỉnh của các khoản phải thu để đưa quy chế bao thanh toán của nước ta tiến gần với các công ước quốc tế, thông lệ quốc tế về bao thanh toán, đáp ứng nhu cầu mới khi Việt Nam hội nhập mạnh vào nền kinh tế quốc tế. * Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán nhằm giải quyết các hạn chế còn tồn tại sau: * Thứ nhất, định nghĩa chính xác nghiệp vụ bao thanh toán theo thông lệ quốc tế. Cần có sự phân biệt rạch ròi giữa các thuật ngữ “cấp tín dụng” và “mua bán nợ”. Nên tách bạch hoạt động bao thanh toán với cho vay và hai nghiệp vụ này không nên được quản lý và kiểm soát như nhau. * Thứ hai, cần mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ bao thanh toán, không nên chỉ dừng lại trong phạm vi các tổ chức tín dụng hay NHTM, cần tiến tới việc thành lập các công ty bao thanh toán độc lập. * Thứ ba, cần mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ bao thanh toán, không nên chỉ bó hẹp trong hoạt động thương mại hàng hóa dịch vụ. * Thứ tư, nên bỏ quy định bên mua hàng phải gửi văn bản xác nhận và cam kết thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Qui định này làm hạn chế phạm vi hoạt động của đơn vị bao thanh toán cũng như quyền lợi sử dụng dịch vụ bao thanh toán của người bán. Mặt khác, xét về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán cho đơn vị bao thanh toán không cần phải có sự đồng ý của bên mua vì dù bên mua thanh toán tiền cho ai đi nữa, thì bên mua cũng không thể phủ nhận nghĩa vụ thanh toán của mình trong hợp đồng thương mại. * Thứ năm, hiện nay, không có quy định nào xác lập mối quan hệ của việc chuyển giao quyền đòi nợ của bên bán cho đơn vị bao thanh toán. Vì thế, cần phải đưa ra quy định xác định điều kiện để việc chuyển giao quyền đòi nợ của các bên có hiệu lực. * Thứ sáu, nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức bao thanh toán, nên có quy định về quyền của chủ nợ đối với khoản phải thu. Đối với bao thanh toán có truy đòi, cần có quy định về quyền của đơn vị bao thanh toán đối với tài sản của người bán. Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc người bán vi phạm hợp đồng, đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho người bán. Nếu người bán mất khả năng hoàn trả, đơn vị bao thanh toán sẽ có quyền đối với tài sản của người bán tương ứng với số tiền chưa hoàn trả. Đối với bao thanh toán không truy đòi, đơn vị bao thanh toán cũng có quyền đối với tài sản của người mua tương ứng với số tiền chưa hoàn trả trong trường hợp người mua mất khả năng thanh toán. * Thứ bảy, nên có quy định về các điều kiện giới hạn đối với người mua, hạn mức bao thanh toán tối đa của từng người mua so với vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Hiện nay, việc quy định về tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán là không hợp lý bởi vì rủi ro của đơn vị bao thanh toán không phải chỉ nằm ở chỗ người bán mà còn ở khả năng thanh toán của người mua. → Quy định 15% là để phân tán rủi ro của hoạt động tín dụng, ko liên quan trực tiếp đến khả năng thanh toán của người vay Xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường  * Hiện nay, sản phẩm bao thanh toán còn khá đơn điệu và kém hấp dẫn với hình thức duy nhất là có truy đòi. Vì thế, cần nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để đa dạng hóa dãy sản phẩm bao thanh toán. * Bên cạnh việc mua lại các khoản phải thu dưới hình thức có truy đòi, ngân hàng có thể thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi kết hợp với việc cung cấp thêm chức năng bảo hiểm rủi ro đối với bên mua có uy tín cao trên thị trường, là các công ty lớn có tình hình tài chính minh bạch. Ngân hàng tin tưởng rằng công ty này sẽ không thể đánh đổi những uy tín cũng như thương hiệu đã được xây dựng nhiều năm để không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Đối với hoạt động thương mại quốc tế, việc ngân hàng thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi kết hợp với bảo hiểm rủi ro cho người mua là gói sản phẩm sẽ được nhiều nhà xuất khẩu lựa chọn. Bởi vì do thiếu thông tin, không nắm rõ về đối tác, để đảm bảo được thanh toán, nhà xuất khẩu trong nước sẽ sẵn sàng chấp nhận trả cho ngân hàng mức phí cao hơn. Điều này vừa làm phong phú thêm hoạt động bao thanh toán của ngân hàng vừa có thể tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được điều này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn từ phía ngân hàng trong việc đẩy mạnh quan hệ với các đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, cũng như nắm bắt được thông tin về thị trường xuất khẩu của khách hàng. * Ngân hàng cũng nên giảm yêu cầu về tài sản đảm bảo. Hiện nay, các tổ chức tín dụng của Việt Nam chủ yếu là cho vay có tài sản đảm bảo và thực hiện bao thanh toán cũng yêu cầu tài sản đảm bảo. Như vậy, bao thanh toán chẳng khác gì so với cho vay thông thường. Dù tài sản đảm bảo là giải pháp để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, nhưng tài sản đảm bảo không là giải pháp tốt để thu hút khách hàng. Ngân hàng cần làm khác biệt hóa bao thanh toán với sản phẩm cho vay thông thường, có như thế mới thu hút được khách hàng. Tùy theo chính sách, khả năng của mỗi ngân hàng mà xác định rủi ro có thể chấp nhận được, từ đó đưa ra yêu cầu về tài sản đảm bảo ít nhất cho khách hàng. * Mặt khác, ngân hàng nên nghiên cứu để đưa ra chính sách phí linh hoạt, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn đầu khi giới thiệu sản phẩm, ngân hàng có thể chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn để tìm kiếm khách hàng. * Hoàn thiện quy trình bao thanh toán * Việc xây dựng và đưa các sản phẩm vào thị trường không thể thiếu các quy trình hướng dẫn. Quy trình, quy chế chính là cái khung, bộ xương của sản phẩm. Đối với bao thanh toán cũng vậy, khi quy trình, quy chế chặt chẽ, hợp lý thì nghiệp vụ bao thanh toán mới có thể được triển khai nhanh chóng, hiệu quả. * Trong việc xây dựng quy trình cần chú ý đến vấn đề bảo hiểm khoản phải thu. Khi tiến hành bao thanh toán, khoản phải thu chính là nguồn đảm bảo và thu nợ. Chính vì thế, đối với những mặt hàng có quy định mua bảo hiểm, nhất thiết phải yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm. * Bao thanh toán là sản phẩm có những đặc điểm khác so với sản phẩm cho vay thông thường. Vì thế, ngân hàng cần xem xét để thiết lập hệ thống tính điểm dành riêng cho đối tượng khách hàng bao thanh toán khi nghiệp vụ này được biết đến rộng rãi. * Ngoài ra, khi đến hạn thanh toán, người mua sẽ là người thanh toán cho ngân hàng chứ không phải người bán. Do vậy, ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn đến việc thẩm định khoản phải thu và người mua vì khả năng xảy ra rủi ro chủ yếu từ người mua chứ không phải từ người bán. * Thành lập phòng/ bộ phận bao thanh toán * Ở các nước phát triển, các ngân hàng hay tổ chức tài chính thường thành lập hẳn một công ty con chuyên thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay chưa cho phép thành lập công ty con như thế. Vì thế, để hoạt động bao thanh toán phát triển tốt, giải pháp thành lập phòng/ bộ phận bao thanh toán là khả thi nhất. * Tại hội sở các ngân hàng, nhất thiết nên thành lập phòng bao thanh toán độc lập với các nghiệp vụ khác. Tại các chi nhánh lớn có nhiều khách hàng tiềm năng, ngân hàng sẽ thành lập bộ phận phụ trách dịch vụ bao thanh toán. Bộ phận này không chịu chung sự kiểm soát với bộ phận cho vay và có những tiêu chuẩn thẩm định riêng của mình. * Tại Việt Nam, nghiệp vụ bao thanh toán còn khá mới mẻ nhưng với một thị trường tiềm năng và nhiều hứa hẹn, chắc chắn sản phẩm bao thanh toán từng bước được cải thiện và trở thành một công cụ tài chính không thể thiếu trong việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCho vay tiêu dùng và bao thanh toán.DOC