Trước năm 2000 là khoảng thời gian có nhiều biến động trong chính sách tỷ giá của Việt Nam. Đặc biệt là những chuyển biến trong cơ chế quản lí tỷ giá từ tỷ giá cố định sang thả nổi và sang tỷ giá thả nổi có điều tiết. Đây là một giai đoạn dài và đầy biến động phức tạp, tuy nhiên cũng cho ta thấy được con đường hội nhập của một nền kinh tế nhỏ đối với nền kinh tế thế giới thông qua việc biến động của các chính sách tỷ giá theo từng thời kì cũng như chịu ảnh hưởng của xu hướng chính trị thế giới. Và với thời kì này có thể được chia làm ba giai đoạn dựa theo những đặc trưng cơ bản: giai đoạn tỷ giá neo cố định; giai đoạn thả nổi; giai đoạn chuyển tiếp thả nổi có điều tiết
21 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3161 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách tỷ giá của Việt Nam trước năm 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như chịu ảnh hưởng của xu hướng chính trị thế giới. Và với thời kì này có thể được chia làm ba giai đoạn dựa theo những đặc trưng cơ bản: giai đoạn tỷ giá neo cố định; giai đoạn thả nổi; giai đoạn chuyển tiếp thả nổi có điều tiết
I. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỜI KÌ 1955- 1989
Là giai đoạn mà nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, tỷ giá không do cung cầu định mà do nhà nước ấn định. Và tồn tại ở giai đoạn này là chính sách 3 tỷ giá.
1. Tỷ giá chính thức:
Thời kỳ giữa thập kỷ 60 cho tới đầu thập kỷ 70, Việt Nam mới chỉ đặt quan hệ ngoại giao và tỷ giá chính thức với Trung Quốc và Liên Xô. Tỷ giá chính thức đầu tiên được xác lập là tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Trước hết nói về cách tính tỷ giá chính thức đầu tiên giữa đồng Việt Nam với đồng Nhân dân tệ:
Theo sự đàm phán của 2 chính phủ, tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng Nhân dân tệ dựa trên việc so sánh sức mua theo giá bán lẻ của 1 rổ hàng hóa và dịch vụ thông dụng, ban đầu gồm 34 mặt hàng tiêu dùng, tại 2 thủ đô( Bắc Kinh và Hà Nội) và 1 số tỉnh đặc trưng của 2 nước( Thượng Hải, Quảng Châu, Thiên Tân ở Trung Quốc và Hải Phòng, Nam Định, Vinh ở Việt Nam). Theo phương pháp tính toán đó, đến ngày 25 – 11 năm 1955 hai bên đã xác định và công bố tỷ giá chính thức giữa Việt Nam đồng (VND) và Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) là 1 CNY = 1470 VND.
Theo báo cáo quyết toán năm 1956 của Ngân hàng quốc gia Việt Nam, thì từ tháng 7 – 1956 Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thanh toán theo tỷ giá qui định kể trên qua Ngân hàng.
Về cách tính tỷ giá chính thức giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng tiền Xã hội chủ nghĩa khác: Căn cứ vào tỷ giá của đồng Nhân Dân tệ với các đồng tiền của các nước, Việt Nam áp dụng phương pháp “ tính chéo” với tỷ giá của Nhân dân tệ với đồng Việt Nam để hình thành tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền đó … Theo phương pháp tính chéo đó đã hình thành tỷ giá với các đồng Zloty của BaLan, Đồng Mác của Cộng hòa dân chủ Đức, Đồng Coouronce của Tiệp Khắc, đồng floring của Hungary…
Một tỷ giá tính chéo theo phương pháp tính chéo quan trọng nhất là tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng Rúp của Liên Xô( Rúp Clearing) thì Việt Nam dựa vào tỷ giá giữa đồng Nhân Dân tệ với đồng Rúp Cleearing để xác định tỷ giá Rúp/ đồng Việt Nam. Khi đó 1 CNY = 2 SUR. Từ đó tính chéo ra đồng Việt Nam và có được tỷ giá ; 1 SUR = 735 VND.
Sau đợt đổi tiền ở Việt Nam 28 – 2 – 1959( 1 đồng Việt Nam mới bằng 1000 đ Việt Nam cũ) thì tỷ giá với các đồng tiền trên mặc nhiên được điều chỉnh lại: 1 CNY = 1,47 VND, 1 SUR = 0,735 VND. Như vậy trị giá của 1 đồng Rúp chuyển nhượng so với tiền Việt Nam chỉ bằng 1 nữa so với trị giá của đồng Nhân Dân tệ với Việt Nam.,
Đến đầu năm 1961, Liên Xô có sự điều chỉnh bản vị, hàm lượng vàng của đồng Rúp đã được tăng hơn 4,44 lần, do đó tỷ giá cũng được điều chỉnh lại : 1SUR = 3,27 VND.
Đối với các loại ngoại tệ tư bản, như bảng Anh, đôla Hong Kong, Franc Pháp,đô la Mỹ…thỉ tỷ giá của đồng Việt Nam cũng được Việt Nam ấn định thông qua phương pháp tính chéo từ tỷ giá với các ngoại tệ đó với Rúp Liên Xô hoặc Nhân dân tệ Trung Quốc. Cụ thể là từ tháng 3 năm 1957 các tỷ giá đó được qui định như sau:
1 bảng Anh = 6,859 CNY
1 CNY = 1.470 VND
1 bảng Anh = 6,859 x 1470 = 10082 VND, sau đổi tiền 1959, thì bảng Anh = 10,082VNĐ
Tuy nhiên, trong quan hệ với các ngoại tệ của các nước tư bản, tuy gọi là tỷ giá chính thức, nhưng nó không được khẳng định bằng những cuộc đàm phán và ký kết hiệp định giữa Nhà nước Việt Nam với các nhà nước tương ứng, như đồng tiền của các nước xã hội chủ nghĩa. Tỷ giá chính thức này chỉ là sự qui định đơn phương của phía nhà nước Việt Nam, không căn cứ trên sức mua thực tế của đồng ngoại tệ, mà căn cứ trên tỷ giá của đồng Rúp Clearing hoặc nhân dân tệ với các ngoại tệ kể trên.Vì tỷ giá giữa đồng Rúp Clearing hay đồng Nhân dân tệ với các ngoại tệ đó là chính thức, cho nên việc tính chéo sang đồng Việt Nam của các ngoại tệ tư bản cũng được coi là tỷ giá chính thức.Tỷ giá này đương nhiên không được các nhà nước tư bản chủ nghĩa công nhận( bởi vì, đối với cơ chế thị trường của các nước tư bản chủ nghĩa thì tỷ giá không hình thành giữa các hiệp định giữa hai chính phủ, mà do ngân hàng và các trung tâm tài chính lớn trên thế giới công bố hàng ngày, thậm chí hàng giờ).
Bởi vậy tỷ giá chính thức này chỉ dùng để tính toán giữa nhà nước với các ngành, các địa phương,các đơn vị kinh tế quốc doanh…
Bước sang thập kỷ 70, vì cách “ tính chéo” từ các đồng Rúp và nhân dân tệ ra đô la và các đồng tiền tư bản chủ nghĩa có những sai biệt quá lớn so với giá trị thực tế, cho nên dần dần phải chuyển sang một phương pháp tính tỷ giá chính thức khác: tính trực tiếp bằng cách đosức mua ngang giá của 2 đồng tiền trên 1 rổ hàng hóa nhất định của 2 nước.
Năm 1973, nhà nước công bố và áp dụng tỷ giá chính thức(phi mậu dịch) của đồng Việt Nam với các ngoại tệ do chuyển đổi khác. Tỷ giá này được hình thành theo phương pháp ngang bằng sức mua, tính qua tỷ giá bình quân gia quyền của một số hàng hóa và dịch vụ. Giá cả của thị trường chính Việt Nam so với giá quốc tế lấy từ 3 thị trường chủ yếu là Hong Kong, Băng Cốc và New York.
Từ đây tỷ giá của đồng Việt Nam trước hết được xác định với Dola Mỹ. Mức qui định chính thức của Năm 1973 là 1USD = 3,21 VND. Tỷ giá của đồng tiền Việt Nam so với các đồng tiền của các nước tư bản khác lại được tính chéo qua đô la Mỹ theo tỷ giá trên thị trường thế giới tại thời điểm đó giữa đôla Mỹ và các ngoại tệ khác.
Tỷ trọng của loại tỷ giá này trong hoạt động kinh tế rất hạn hẹp, ý nghĩa kinh tế của nó cũng không đáng kể, chủ yếu dùng để thanh toán các khoản chi dịch vụ,phục vụ cho công tác đối ngoại của chính phủ như : tính các khoản chi phí của cán bộ Việt Nam đi công tác ở nước ngoài, chi phí của các cơ sở ở ngoại quốc của Việt Nam như đại sứ quán, Thương vụ, các đoàn đại diện…Cũng chính vì không dùng để thanh toán trong các hoạt động thương mại nên ngoài cái tên là tỷ giá chính thức, nó còn được gọi cái tên là tỷ giá phi mậu dịch(PMD).
Về hình thức thanh toán:
Nếu là tiêu dùng mang tính chất cá nhân như người đi học hay công tác ở nước ngoài…thì dựa trên tỷ giá đã được xác định của đồng Việt Nam với đồng tiền của quốc gia đó để tính lương của người đó khi sống ở nước ngoài.Trong trường hợp này thì tỷ giá chính thức chỉ thuần túy là phương thức thanh toán trong nội bộ nước Việt Nam,
Nếu chi tiêu mang tính chất tập thể, hình thức này được áp dụng là thanh toán song biên với hiệp định Clearing…Nghĩa là việc chi tiêu này không được thanh toán bằng tiền mặt của bất cứ 1 bên nào. Mọi khoản chi – tiêu,mua – bán, vay nợ – viện trợ đều được thanh toán dưới dạng ghi sổ. Dựa trên việc cân đối sổ sách của hai bên, hai chính phủ thanh toán các khoản nợ cho nhau bằng hàng hóa mà đôi bên cùng thỏa thuận. Việc thanh toán này chỉ được thực hiện trực tiếp giữa hai quốc gia mà không thực hiện qua một quốc gia nào khác. Giá của các loại hàng hóa đều được cộng với 1 hệ số ưu đãi cho phía Việt Nam. Đồng tiền thanh toán trong phương thức này được gọi là đồng tiền ghi sổ( ví dụ như Rúp Clearing của Liên Xô).
Có thể thấy tỷ giá Phi mậu dịch dùng cho sinh viên du học nước ngoài vào năm 1959 được qui định như sau:
CB số 43 – 1959 CÔNG BÁO NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.
Nước
LƯU HỌC SINH
Nghiên cứu sinh
Thực tập sinh
Giá hối đoái phi mậu dịch
Đại học
Trung cấp
Liên Xô
500 Rúp
480 r
700 r
0 đ 380
Trung Quốc
32đ Nhân dân tệ
28 đ
40 đ
10 đ và 35 đ
1 đ 348
Ba Lan
880 Zloty
0 đ 205116
Tiệp Khắc
500 Courounne
460 c
0 đ 27222
CHDC Đức
225 Mark
200 ru
0 đ 794
Hunggari
861 Florint
788 f
0 đ 220
Việc điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam với đôla Mỹ được thực hiện khi có sự thay đổi trong tương quan sức mua thể hiện qua biến động giá cả trong nước và quốc tế của những mặt hàng và dịch vụ qui định trong rổ hàng. Ngoài Đô la Mỹ,tỷ giá đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác cũng được điều chỉnh lại khi có những biến động mạnh về tỷ giá giữa đô la Mỹ và các đồng tiền ở thị trường tiền tệ quốc tế, nhằm đảm bảo được tính ngang bằng sức mua giữa các đồng tiền khi tính chéo qua đô la Mỹ.
Về nguyên tắc đã có căn cứ trên sức mua ngang giá thực tế của các đồng tiền, nhưng do hệ thống giá nội tại của nền kinh tế Việt Nam lại là hệ thống giá qui định chính thức của nhà nước, thấp hơn nhiều so với giá mua thực tế của đồng tiền trên thị trường thị tự do, nên đã xuất hiện một khoản chênh lệch ngày càng lớn giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá thực tế trên thị trường.
Để thanh toán tài chính trong nước, Việt Nam đã đưa ra một tỷ giá dùng trong nội bộ nền kinh tế. Tỷ giá này dùng trên tỷ giá chính thức của hàng xuất và nhập khẩu để tính toán sao cho cân đối với nhu cầu và kế hoạch tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước. Có thể coi tỷ giá này là chị em song sinh của tỷ giá chính thức. Đó là tỷ giá kết toán nội bộ.
2. Tỷ giá kết toán nội bộ.
Ngày 31- 5 – 1956, cùng với sự ra đời của tỷ giá chính thức, tỷ giá kết toán nội bộ cũng được chính thức công bố và có hiệu lực.
Tỷ giá kết toán nội bộ chiếm 1 dung lượng lớn trong việc điều phối các hoạt động kinh tế trong nội bộ nền kinh tế Việt Nam. Nó chiếm 97 – 98 % giao dịch ngoại thương. Đây là xương sống của hệ thống tỷ giá Việt Nam. Loại tỷ giá này được áp dụng để tính toán trong thanh toán kết hối giữa Ngân hàng với các tổ chức ngoại thương nhà nước, giữa ngân hàng với ngân sách nhà nước trong các khâu thanh toán vay nợ, viện trợ nhà nước…
Trong các hoạt động ngoại thương, tỷ giá này được thực hiện kèm theo một cơ chế đặc biệt, gọi là chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương 9 phần này đã nói kỹ ở trong chương Ngoại thương).
Tỷ giá KTNB được xác định lúc bấy giờ trên cơ sở so sánh giá hàng xuất khẩu thu bằng Rúp mậu dịch (RMD) và đô la Mỹ theo giá FOB với giá hàng nhập khẩu CIP đến cảng Hải Phòng, hình thành trong 3 năm 1995, 1956, 1957. Tỷ giá này là cơ sở để nhà nước lập kế hoạch xuất, nhập, cân đối tài chính và tiến hành thu bù chênh lệch ngoại thương. Tỷ giá KTNB được điều chỉnh theo quyết định của hội đồng tài chính tiền tệ trên cơ sở kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tỷ giá kết toán nội bộ có tác dụng như một chiếc van 2 chiều. Dựa vào tỷ giá này Nhà nước cũng định ra mức giá bán cung cấp cho từng loại mặt hàng nhằm phụ vụ cho đời sống nhân dân, doanh nghiệp nhà nước và đảm bào ổn định thị phần có sức công phá mạnh hơn cả sự cắt giảm viện trợ. Đó là ảnh hưởng dây chuyền của tỷ giá với giá cả và nền sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước.
Tỷ giá KTNB năm 1958 là:
1 RMD = 5,64 đồng.
1 USD = 4,21 đồng
Trên cơ sở tỷ giá kết toán nội bộ, khối lượng hàng nhập khẩu, loại hàng nhập khẩu và tổng giá trị hàng nhập khẩu. Nhà nước định ra mức tỷ giá cho từng loại hàng nhập, tỷ giá này gọi là tỷ giá hàng nhập.Rồi từ đó định ra mức giá bán buôn theo từng loại hàng đó gọi là giá bán buôn hàng nhập khẩu. Nguyên nhiên vật liệu nhà nước bán cho các cơ sở sản xuất kể cả công nghiệp hay nông nghiệp chủ yếu là nguồn nhập khẩu, và giá bán chính là giá bán buôn hàng nhập khẩu.
Tỷ giá trao đổi áp dụng vào việc tính giá hàng nhập năm 1957 và năm 1958 ấn định 1 đồng Rúp trị giá bằng 1270 đồng Ngân hàng Việt Nam; 1 đồng Nhân dân tệ bằng 1190 đồng Ngân hàng Việt Nam.
Đối với hàng nhập khẩu tiêu dùng thì cũng dựa trên tất cả các yếu tố về khối lượng hàng, tổng giá trị và tỷ giá kết toán nội bộ, UBVGNN định ra giá bán buôn, bán lẻ cho từng loại hàng hóa thông qua hệ thống các của hàng quốc doanh để bán cho người tiêu dùng. UBVGNN khi tính đến giá bán hàng nhập khẩu tiêu dùng đều dựa trên việc bảo hộ sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và 5 nguyên tắc khi định giá.
Tỷ giá kết toán nội bộ không chỉ là điều riêng có của Việt Nam. Nó là cơ chế chung của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Chúng ta có thể thấy rõ nội dung của tỷ giá kết toán nội bộ ở Việt Nam thông qua một nhân xét về hệ thống xã hội chủ nghĩa như sau:
Kornai Janos, một nhà kinh tế học Hungarie chuyên nghiên cứu về hệ thống xã hội chủ nghĩa đã nhận xét:
“ Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển, doanh nghiệp bị cấm không được có các quan hệ trực tiếp với nước ngoài. Độc quyền thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu là các công ty ngoại thương. Sự phân chia quyền hạn này đã tạo ra hố ngăn cách giữa thị trường trong và ngoài nước. Giá hàng hóa mà ngoại thương thanh toán cho nước ngoài khi nhập khẩu hoặc được người nước ngoài trả khi xuất khẩu không liên quan đến người sản xuất hay tiêu dùng thứ hàng hóa đó ở trong nước. Sự tách rời của giá hàng nội địa khỏi giá hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu liên quan chặt chẽ đến việc thiếu tỷ giá hối đoái thống nhất giữa đồng nội tệ với từng loại ngoại tệ. Thông thường, tỷ giá hối đoái được xác định theo từng loại ngoại tệ, nên nó có thể gây ra cảm tưởng rằng tỷ giá không thay đổi. Nhưng thực tế thì tỷ giá này được điều chỉnh bởi các hệ số khác nhau( lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1).
Đặc trưng cơ bản của hệ thống này là sự tách biệt gần như hoàn toàn giữa giá hàng trong nước của sản phẩm với giá thế giới trong giao dịch ngoại thương.
3. Tỷ giá kiều hối
Ở miền Bắc trước năm 1975, không có thị trường tự do về ngoại tệ. Ai có ngoại tệ cũng không thể chi tiêu được ở bất cứ cửa hàng nào. Các cửa hàng tư nhân chỉ là các cửa hàng nhỏ lặt vặt, ăn uống, dịch vụ, không dám nhận ngoại tệ, vừa vì sợ phạm pháp, vừa do không có khả năng chuyển đổi ở bất cứ nơi nào. Theo qui định thì ngoại tệ không được lưu hành tự do trên thị trường. Ai có ngoại tệ nếu có nguồn gốc chính đáng thì được đem tới đổi tại ngân hàng ra tiền Việt Nam để chi tiêu. Một số khách nước ngoài và thủy thủ cũng phải đổi theo tỷ giá do nhà nước qui định. Tỷ giá đó gọi là tỷ giá kiều hối. Tỷ giá này( tính theo sức mua tương đương) được tính bằng tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ đó cộng thêm phần trăm khuyến khích, là khoản chênh lệch giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường tự do của ngoại tệ đó.
Còn ngoại tệ đem vào trong nước dưới hình thức khách vãng lai, thủy thủ, chủ yếu là khách du lịch thì không nhiều. Với nguồn ngoại tệ này, Nhà nước quản lý bằng cách thành lập ra các cửa hàng bán giá ưu đãi, nếu là trường hợp tiêu dùng trực tiếp. Ở đó tỷ giá cũng được áp dụng như đối với các trường hợp kiều hối nói chung, nhưng lại được cộng thêm 1 phần nhỏ trong ưu đãi về giá hàng. Nhưng nếu là tiêu dùng tự do thì ngoại tệ của họ buộc phải đổi qua Ngân hàng Nhà nước lấy tiền đồng theo tỷ giá kiều hối đã qui định
Mốc thời gian
Tỷ giá KTNB (RCN)
Tỷ giá chính thức ( R)
Tỷ giá TKNB ( USD)
Tỷ giá chính thức ( USD)
31 - 5 - 1956
0,735
0,735
1 - 1957
0,308
9 - 1957
1,270
1958
5,644
4,21
1961
5,644
3,08
1963
1,92
1967
5,64
5,08
1973
4,21
3,21
Bảng biểu diễn các loại tỷ giá 1955 – 1975( tổng hợp số liệu của UBVGNN)
TỶ GIÁ TIỀN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SO VỚI RÚP (LIÊN XÔ) VÀ TIỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA SO VỚI USD 1955-1975
Tiền ngân hàngnhà nước Việt Namso với Rúp chuyển nhượng (tỷ giá chính thức)
Tiền Cộng Hòa Việt Nam so với USD
Tỷ giá chính thứctại Sài Gòn(giá bán)
Tỷ giá trên thịtrường chợ đen tạiSài Gòn
1955
735
35,207
…
1956
735
35,35
…
1957
1270
35,35
72,2
1958
1270
35,35
73,5
1959
1,27
35,35
73,5
1960
1,27
35,35
73,5
1961
1,27
35,35
73,5
1962
1,27
35,35
73,5
1963
1,92
35,35
97,0
1964
1,92
35,35
130,7
1965
1,92
35,35
145,7
1966
1,92
59,8
179,6
1967
5,64
80,8
163,2
1968
5,64
80,8
188,9
1969
5,64
80,8
207,6
1970
5,64
80,8
392,7
1971
5,64
118,8
389,7
1972
5,64
280,66
439,2
1973
5,64
501,67
526,2
1974
5,64
…
…
1975
5,64
…
…
II. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỜI KÌ 1989-1991
Đây là thời kì được đánh giá là thời kì chuyển tiếp cho sự thoát li chính sách tỷ giá neo cố định. Và trong bước đầu này nhà nước đã phải điều chính giảm giá mạnh nội tệ và do sự thiếu kinh nghiệm trước sự tác đông bước đầu của cơ chế kinh tế thị trường dẫn đến việc mất khả năng kiểm soát. Vì vậy thời kì này được nhiều nguời coi là thời kì “thả nổi” của tỷ giá.
Thời kì này xét trên phương diện chính trị là thời kì biến đông lớn khi từng buớc hệ thống Xã hội chủ nghĩa dần sụp đổ và thế mạnh của chủ nghĩa tư bản đang từng được khẳng định và dần bước lên đỉnh thống trị. Lúc này việc thương mại trong nội khối các nuớc XHCN không còn là một lợi thế nữa mà trở thành một trở lực lớn. Chính sách tỷ giá cố định độc quyền không còn phù hợp bên cạnh đó việc neo tỷ giá VN đồng theo nhân dân tệ sẽ dẫn đến những khó khăn, cũng như đồng Rúp của Nga dần bị thay bằng Đô la Mỹ.
Khâu đột phá trong quá trình cải cách kinh tế, được xem là cực kì quan trọng trong việc chuyển đổi và mở cửa nền kinh tế chính là việc cải cách chính sách tỷ giá hối đoái.
Thật sự quá trình chuyển đổi đã được bàn thảo từ đầu những năm 80 tuy nhiên đến 1989 mới đựơc xem là có dấu ấn qua việc điều chỉnh lớn trong lĩnh vực ngân hàng.
Nếu lúc trước chỉ tồn tại Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam đảm đương toàn bộ mọi hoạt đông tài chính như phát hành tiền, cung cấp vốn, trung gian xuất nhập khẩu hàng hóa…, kể từ ngày 26/03/1988 đã tách hệ thống ngân hàng độc quyền thành 2 cấp : Ngân hàng nhà nước và hệ thống Ngân hàng chuyên doanh.
NHTW thực hiện chức năng vĩ mô, điều tiết các biến đông của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng chuyên doanh thực hiện chức năng “ kinh doanh” tiền tệ tín dụng trong đó gồm các loại hình ngân hàng như ngân hàng ngoại thương hoạt đông về lĩnh vực đối ngoại, ngân hàng công thương hoạt đông trong lĩnh vực công -thương nghiệp, ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng đầu tư.
Nói về ngân hàng đầu tư tuy mang danh hoạt đông trong lĩnh vực đầu tư nhưng thật sự thì hoạt động như các ngân hàng bình thường khác. Và thật sự cho đến bây giờ vẫn chưa có một ngân hàng đầu tư thật sự ở Việt Nam.
Kể từ thời điểm 1989 thì việc độc quyền trong kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam đã được dỡ bỏ. Từ thời điểm phân chia này thì trong việc kinh doanh ngoại hối các ngân hàng ngoại thương chỉ cần làm thủ tục để được ngân hàng nhà nước cấp phép. Hoạt đông kinh doanh ngoại hối bắt đầu mở cửa theo hướng thị trường điều tiết tuy nhiên NHNN vẫn nắm vai trò đặt ra tỷ giá giao dịch chính thức.
Đồng thời với cải cách tỉ giá thì chế độ quản lí cũng được cải cách hạn chế các tiêu cực, khiến cho lưu thông ngoại hối được hướng vào các hoạt đông xuất nhập khẩu do đó ngày càng thu hút luồng vốn ngoại tệ vào VN.
Tuy nhiên dù các cải cách có những tác đông tích cực nhưng tâm lí hoang mang tồn tại khá lớn làm cho tỷ giá khá bất ổn. Tỷ giá bất ổn lại nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị, đặc biệt sự kiện Đông Âu năm 1990, khủng hoảng tín dụng ở VN 1990-1991 làm cho kinh tế luôn đối mặt với những cú sốc. Thời kì này chính phủ cũng đã lập ra quỹ dự trữ ngoại tệ để bình ổn giá cả. và khi hệ thống XHCN Đông Âu bị sụp đổ thì nhà nuớc đã thay thế tỉ giá cố định bằng sự điều tiết của cung cầu thị trường.
Đặc biệt trong thời kì này tỷ giá của VND/USD biến động mạnh theo hướng tăng dần tỷ giá với đồng USD lên giá đã làm nảy sinh việc đầu cơ USD do đó càng làm tăng thêm tỷ giá. Giai đoạn này mọi cố gắn của nhà nước bị vô hiệu, ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ vì vậy mà một tỉ giá ở đó VND gần như bị thả nổi hoàn toàn được hình thành. Mà nguyên nhân không chỉ tồn tại trong bản thân cơ chế và sự hoạt động của các nhà đầu cơ mà còn vì lí do mất nguồn cung ngoại tệ từ các nước Đông Âu.
Tình trạng này đã dẫn đến lạm phát, khiến cho hàng nhập khẩu tăng mạnh gây bất ổn đời sống do đó nhà nước đã phải thay đổi cách quản lí ngoại hối và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá . Nội dung chính của những thay đổi về chính sách và cơ chế bao gồm:
1. Mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để ngân hàng và doanh nghiệp mua bán ngoại tệ. Trung tâm HCM được mở từ 8/1991.
2. Bãi bỏ hình thức quy đinh nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu.Trên cơ sở tỷ giá hình thành tại phiên giao dịch ngoại tệ NHNN công bố tỷ giá chính thức.
Những điều này đã góp phần bình ổn tỉ giá do tâm lí đầu cơ ngoại tệ được hạ nhiệt dần. Nhưng cho dù vậy thì VN trong giai đoạn này chưa có một thị trường ngoại hối chính thức hoàn chỉnh đế gằn kết cung cầu tạo cơ sở đế NHNN xác đinh tỷ giá chính thức một cách khách quan sát với cung cầu để thúc đẩy hoạt đông xuất nhập khẩu lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài. Trong tình hình này thống đốc NHNN đã ra quyết đinh thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ ở TP HCM và HN.
Có thể nói thời kì 1989-1991 là thời kì mà nền kinh tế VN bị Đô la hóa khi mà VND bị mất giá quá mạnh mọi người chuyển sang tích lũy USD và ưu tiên dùng cho các giao dịch lớn và tạo cơ hội cho đầu cơ tỷ giá. Đây cũng là thời kì bộc lộ những thiếu sót trong cung cách quản lý, xây dưng chính sách tỉ giá mà NN gặp phải nhưng cũng là một giai đoạn quan trọng trên con đường đến gần với một chính sách tỉ giá thả nổi có điều tiết bởi chính phủ.
III. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỜI KÌ 1992-1999
1. Thời kì 1992-1994: Tỷ giá chính thức hình thành theo phương thức đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ
Như trên đã phân tích, giai đoạn 1989 – 1991, đứng về phương diện thanh toán quốc tế, Việt Nam đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn. Thị trường với các nước XHCN cũ bị thu hẹp đáng kể, bên cạnh hệ thống thanh toán đa biên bị tan rã, tất cả các nước XHCN đều đồng loạt chuyển đổi đồng tiền thanh toán với Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (chủ yếu bằng USD). Việc chuyển đổi đổng tiền thanh toán có ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Vì từ trước năm 1991, hầu hết nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đều bằng đồng Rúp chuyển nhượng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ bằng ngoai tệ tự do chuyển đổi. Cán cân vãng lai và cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt lớn, nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu, sự thiếu hụt trong cán cân thương mại được bù đắp bằng các khoản viện trợ, cho vay của các nước XHCN và chủ yếu là Liên Xô cũ.
Đứng trước tình thế hết sức khó khăn về cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế và nhu cầu bức bách về ngoại tệ cho thanh toán quốc tế, một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để giải quyết được vấn đề trên mà không tác động mạnh đến tình hình giá cả và sản xuất trong nước ? Xử lý vấn đề này không chỉ có ngành Ngân hàng mà phải phối hợp đồng bộ giữa các chính sách lớn của Chính phủ và của từng ngành. Các chính sách đó bao gồm:
1.1Các chính sách lớn của Chính phủ:
Đề ra 3 chương trình kinh tế lớn mà Chính phủ phải tập trung chỉ đạo, đó là :
Chương trình sản xuất hàng xuất khẩu; Chương trình khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng; Chương trình tăng cường sản xuất lương thực.
Với 3 chương trình kinh tế mà Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo đã hổ trợ đắc lực cho cung ngoại tệ của nền kinh tế và giảm nhu cầu chi ngoại tệ tạo nên thế cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, đồng thời tạo tiền đề để hình thành và phát triển thị trường ngoại hối sau này.
Chương trình sản xuất hàng xuất khẩu: Đã tạo thêm nguồn thu ngoại tệ vững chắc cho nền kinh tế, nếu như trước năm 1991 nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu thì đến năm 1991 xuất khẩu đã tăng lên và liên tục tăng trong các năm như: 1991 là 2087 triệu USD; 1992 là 2580 triệu USD; 1993 là 2985 triệu USD; 1994 là 4054 triêu USD; 1995 là 5198 triệu USD và 1996 là 7330 triệu USD. Hơn nữa, do xuất khẩu tăng khá đã tạo thêm công ăn việc làm, tạo lòng tin cho giới đầu tư bỏ tiền đầu tư nhiều hơn và giảm được áp lực các vấn đề về xã hội.
Chương trình khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng: Nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng, nếu như trước năm 1991 hàng tiêu dùng của Việt Nam hết sức nghèo nàn và thiếu nghiêm trọng, các nhu cầu tiêu dùng bình thường của người dân từ xà phòng, thuốc đánh răng hay vải vóc còn phải phân phối. Khi Đảng và Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa để khuyến khích đầu tư nước ngoài cũng như nới lõng chính sách ngoại thương thì hàng tiêu dùng tràn vào Việt Nam cũng làm cho nhu cầu về ngoại tệ để nhập khẩu tăng lên. Tuy nhiên, chính sách khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng đã tạo thêm nguồn hàng tiêu dùng phong phú giảm sức ép về nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng.
- Khuyến khích sản xuất lương thực:Lương thực đối với nước ta là một mặt hàng chiến lươc, quốc tế dân sinh. Trong những năm trước 1990 sản xuất lương thực nước ta chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nhà nước phải bỏ ra một lượng ngoại tệ đáng kể để nhập khẩu lương thực cho nhu cầu của đất nước. phia khi Chính phủ tập trung chỉ đạo và có chính sách khuyến khích sản xuất lương thực thì nguồn lương thực của Việt Nam đã không những đủ đáp ứng nhu cầu của đát nước mà Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường quốc tế. Việc ta xuất khẩu được gạo đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tăng cung và giảm cầu ngoại tệ của nền kinh tế.
Ngoài 3 chương trình kinh tế lớn tác động tích cực đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, thí chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng như các nguồn chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền đơn phương khác đã làm cho ngoại tệ của nền kinh tế ngày một tăng, làm cho tỷ giá được duy trì ổn định trong thời gian tiếp theo.
1.2Về phía Ngân hàng Nhà nước:
NHNN là cơ quan được Nhà nước giao cho trọng trách quản lý nguồn ngoại tệ vào và ra của nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế củ đất nước và xây dựng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của Việt Nam. Trong thời gian đó, NHNN đã đề xuất với Chính phủ thành lập Quỹ điều hòa ngoại tệ tại NHNN để tập trung đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế trong những giai đoạn đầu còn khó khăn và can thiệp thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá. Đồng thời, năm 1991 là năm đánh dấu mốc lịch sử về việc hình thành nền móng cho thị trường ngoại hối Việt Nam, trên cơ sở đó tỷ giá của VND lần đầu tiên được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường chính thức có tổ chức. Đó là việc Thống đốc NHNN ra Quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16 thàng 8 năm 1991 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ (TTGDNT). Trên cơ sở Quy chế nay, hai Trung tâm giao dịch tại TP.HCM và Hà Nội lần lượt ra đời vào tháng 8 và tháng 11/1991.
Có thể nói, việc thành lập quỹ điều hòa ngoại tệ tại NHNN và Chính phủ ủy quyền cho Thống đốc được toàn quyền điều hành linh hoạt đã làm dịu những biến động thát thường của tỷ giá trên thị trường. NHNN đã sử dụng Quỹ điều hòa một cách rất linh hoạt và hiệu quả, một mặt Quỹ điều hòa tạo cho NHTW một lực thực sự để can thiệp có hiệu quả nhằm ổ định tỷ giá, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế về ngoại tệ.
Việc thành lập hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ là bước ngoặt đầu tiên của hệ thống Ngân hàng trong quá trình đổi mới thực sự cơ chế theo hướng thị trường. Hai Trung tâm này là tiền thân của thị trường ngoại hối Việt Nam ngay nay. Thông qua hoạt động mua bán tại hai Trung tâm, với vai trò là người tổ chức và điều hành, NHNN đã kịp thời nằm bắt cung cầu ngoại tệ trên thị trường để điều hành chính sách tiển tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường và hướng nhu cầu ngoại tệ vào các mục tiêu thiết yếu của nền kinh tế.
Việc các NHTM và các tổ chức kinh tế có hoạt động ngoại tệ lớn giao dịch tại hai Trung tâm là bước tập dượt đầu tiên trong giao dịch mua bán ngoại tệ theo cơ chế thị trường. Tỷ giá VND/USD được hình thành theo quan hệ cung cầu một cách tương đối khách quan. Cách thức giao dịch mua bán ngoại tệ tại hai Trung tâm theo phương thức đấy giá. Khi cung lớn hơn cầu, thì tỷ giá giảm và ngược lại.
Trong thời kỳ đầu, cung ngoại tệ còn thấp hơn cầu ngoại tệ khá lớn, nếu để tỷ giá hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung câù, thì tỷ gía sẽ biến động rât mạnh ,điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến hệ thống giá cả ,hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư.Vì vậy,thông qua hình thức can thiệp của NHNN,tỷ giá biến động với một mức độ hợp lý,một mặt vẩn phản ánh xu hướng quan hệ cung cầu nhưng mặt khác không gây những biến động về giá cả,đồng thời tạo một tâm lý ổn định cho nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như dân chúng yên tâm đầu tư và gửi tiền để phát triển kinh tế.
Sau một thời gian dài từ năm 1992 đến năm 1993 ,tỷ giá được duy trì ổn định đã tạo tâm lý ổn định cho thị trường và thu hút được 1 lượng kiều hối và đầu tư nước ngoài khá lớn vào Việt Nam ,mặt khác việc duy trì lãi suất thực dương của VND cao đã khuyến khích các tổ chức ,cá nhân bán ngoại tệ để gửi bằng VND .Cả 2 yếu tố trên đã đồng thời ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định giá trị VND và tăng dự trử ngoại tệ quốc gia. Sự ổn định gía trị VND không chỉ về danh nghĩa mà giá trị thực của nó. Việc ổn định tỷ giá có ảnh hưởng tốt đến mặt bằng giá trong nước dẫn đến tỷ số lạm phát được duy trì ở mức chấp nhận được và có chiều hướng giảm, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm không ngừng tăng làm cho quan hệ tiền hàng được đảm bảo và giá VND được ổn định, đã tạo ra môi trường ổn định vững chắc vĩ mô cho phát triển kinh tế ở Việt Nam. Giai đoạn đầu khi mới bắt đầu điều hành tỷ giá theo cơ chế thị trường, việc can thiệp của NHNN trên thị trường rất chặt chẽ, tuy nhiên thời gian tiếp theo khi nguồn ngoại tệ vào Việt Nam tăng lên, quan hệ cung cầu ngoại tệ không còn khoảng cách quá lớn thì NHNN đã từng bước giảm sự can thiệp và để cho tỷ giá hình thành một cách khách quan hơn theo quan hệ cung cầu.
Tỷ giá chính thức VND trước đây được NHNN tính toán trên cơ sở kinh tế mang tính chất tĩnh chưa phản ánh quan hệ cung cầu và các yếu tố thị trường khác. Từ khi hai trung tâm ra đời thì tỷ giá chính thức của VND được xác định có căn cứ vào tỷ giá đóng cửa tại các phiên giao dịch tại hai trung tâm, do đó tỷ giá đã phản ánh trung thực hơn về quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, rút ngắn được khoảng cách giưa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường ngầm. Từ đây có thể nói thị trường ngoại hối có tổ chức và tỷ giá chính thức đã từng bước nắm vai trò chủ đạo, chi phối và khống chế được thị trường ngoại tệ ngầm và tỷ giá trên thị trường tự do.
Kể từ khi thành lập vào tháng 8 và 11/1991 cho đến khi chấm dứt hoạt động vào 1/12/1994, tống số phiên giao dịch qua hai trung tâm là 692 với tổng doanh số mua bán qua hai trung tâm là 660.5 triệu USD.
Kể từ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thành lập (20/10/1994), NHNN là người mua bán cuối cùng khi cung cầu ngoại tê mất cân đối lớn, đồng thời NHNN chỉ mua bán trực tiếp với các NHTM và các NHTM mua bán trực tiếp với khách hàng. Mặt khác, nếu để trung tâm giao dịch tồn tại song song với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì việc thực hiện chính sách tỷ giá sẽ không được đồng bộ giữa trung tâm và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Từ hoạt động thực tế của hai trung tâm, những tín hiệu tích cực từ hoạt động của thị trường ngoại tệ liên hàng và nhu cầu phát triển một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh ở Việt Nam, Thống đốc NHNN đã quyết định chấm dứt hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ 1/12/1994.
Đánh giá hoạt động hai trung tâm gioa dịch ngoại tệ:
A/ Về mặt tích cực:
Trước hết, có thể khẳng định rằng việc triển khai hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP HCM là một chủ trương đúng đắn của NHNN trong quá trình chuyển dần hoạt động kinh doanh ngoại hối và việc xác định tỷ giá của VND theo cơ chế thị trường. Hoạt động của hai trung tâm đã đạt được những mặt tích cực sau:
1.Về việc xây dựng tỷ giá
Bước đầu hình thành phương thức xác định tỷ giá tương đối linh hoạt thông qua việc cân đối cung cầu ngoại tệ tại trung tâm. Trong khi trước đó, tỷ giá mỗi tháng điều chỉnh một lần do NHNN công bố không có yếu tố cung cầu ngoại tệ tham gia vào quá trình hình thành tỷ giá.
Do tỷ giá phán ánh tương đối trung thực cung cầu về ngoại tệ và sức mua của VND nên đã được các NHTM, các tổ chức kinh tế và các thị trường ngầm chấp nhận một cách tự nguyện.
Trước đây, khi còn chế độ NHNN đơn phương quy định tỷ giá chính thức , thì khoảng cách giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá ngoài thị trường ngầm là rất lớn. Sau thời gian hoạt động, khoảng cách này đã đân được thu hẹp.
Thông qua các phiên giao dịch, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ để có những biện pháp thích hợp trong việc ổn định tỷ giá của VND theo định hướng của Chính phủ, phù hợp với chính sách tiền tệ
2.Qua các hoạt động của hai trung tâm đã tạo ra tập quán, kiến thức kinh doanh ngoại hối cho NHNN, các NHTM và các tổ chức kinh tế, hình thành một đội ngũ cán bộ điều hành thị trường ngoại tệ, tạo điều kiện cho việc thành lập thị trường ngoại hối hoàn chỉnh sau này.
3.NHNN đã từng bước hoàn thiện chính sách quản lý vĩ mô về tỷ giá, cũng như khâu tổ chức, điều hành hoạt động thị trường ngoại hối.
B/ Những mặt tồn tại
Bên cạnh những kết quả nêu trên hoạt động của hai trung tâm còn có những tồn tại, hạn chế như sau:
1.Trung tâm chỉ có vai trò lịch sử trong thời gian rất ngắn, tính thiết thực của nó đối với những người tham gia không cao, các phiên họp rời rạc, mua bán qua trung gian phải mất phí, thủ tục rườm rà, phương thức mua bán không thuận lợi như phải có mặt, đăng ký, chờ đợi…
2.Cung cầu ngoại tệ tại hai trung tâm chưa phản ánh cung cầu ngoại tệ của toàn bộ nền kinh tế. Vì là trung tâm giao dịch trực tiếp nên cung cầu chỉ thể hiện ở từng địa bàn có trụ sở của trung tâm
3.Cơ chế thanh toán không khuyến khích các NHTM bán ngoại tệ tại trung tâm, bởi vì nếu bán một khoản ngoại tệ lớn thì phải chia nhỏ ra từng đơn vị mua; trong khi đó, nếu các đơn vị kinh tế mua lại không có tài khoản tại ngân hàng bán, thì việc thu hồi tiền bằng VND rất phức tạp, và thường không đáp ứng được nhu cầu của NHTM. Vì vậy, các NHTM thường bán ngoại tện cho NHNN bên ngoài phiên giao dịch, sau đó tại các phiên giao dịch NHNN bán lại ngoại tệ cho các đơn vị kinh tế. ví dụ, khi NHTM cần bán 2 hoặc 3 triệu USD, nếu bán cho NHNN thì có nguồn vốn bằng VND ngay trong ngày, còn nếu bán tại trung tâm cho các đơn vị kinh tế thì có khi phải chờ 2 đến 3 ngày mới được thanh toán. Điều này biến NHNN trở thành người trung gian mua bán giữa các NHTM và các đơn vị kinh tế, làm cho vai trò điều tiết của NHNN bị mờ nhạt.
4.Đối với các ngân hàng trung ương trên thế giới, việc tung ngoại tệ ra hay mua ngoại tệ vào hoàn toàn được giữ bí mật về mặt ssos lượng nhằm tránh đầu cơ ngoại tệ. nhưng tại các trung tâm không giữ được bí mật về số liệu mua vào hay bán ra của NHNN, nên khi thấy NHNN bán ra nhiều thì NHTM lại càng mua nhiều hoặc khi thấy NHNN mua vào nhiều thì các NHTM lại càng bán ra làm cho thị trường mất ổn địnhvà gây khó khăn cho NHNN trong việc điều hành lượng cung ứng tiền.
5.Về mặt điều hành tỷ giá: do hai trung tâm hoạt động tách biệt nhau và đại diện riêng cho tứng khu vực nên đôi khi điều hành tỷ giá còn bị chi phối bởi UBND địa phương, vì vậy, gây khó khăn trong việc thống nhất điều hành tỷ giá theo chi đạo của NHNN.
2. Thời kì 1995-1999: Tỷ giá chính thức hình thành trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng
Tháng 10 năm 1994, trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch, thanh toán ngoại tệ của nền kinh tế như một tổng thể, nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phù hợp với quá trình phát triển thị trường tài chính toàn cầu; với các điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi như hệ thống NHTM đã phátt triển cao về mặt số lượng cũng như chất lượng, các điều kiện về kỹ thuật trang thiết bị cho phép trình độ giao dịch của các ngân hàng đã nâng cao, đặc biệt là nguồn ngoại tệ của nền kinh tế dồi dào như là điều kiện về hàng hóa có tính quyết định đến hoạt động và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam. Đứng trước tình hình đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 203/QĐ-NH ngày 20/10/1994 thành lập Thị trường Ngoại tệ Liên ngân hàng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của TTNLTNH, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam và cơ sở xác định tỷ giá VND theo chuẩn mực quốc tế.
Hoạt động của TTNTLNH mang tính thị trường cao hơn, linh hoạt hơn, sâu rộng hơn,khách quan hơn so với trung tâm giao dịch ngoại tệ trước đây. Từ đó tỷ giá của VND với ngoại tệ cũng được hình thành một cách khách quan hơn và phản ánh tương đối thực tế của VND. Đó là bước phát triển mới ở mức độ cao hơn trong hoạt động ngoại tệ và tính chất thị trường của tỷ giá VND.
2.1 Diễn biến tỷ giá 1992 – 1999
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là tỷ giá VND tương đối ổn định cho đến khi có cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ xảy ra.Cụ thể, tỷ giá trong năm 1992 không những không tăng mà còn giảm -9,2%; tăng trong năm 1993 là + 3,12%; 1994 là + 1,34%; 1995 là + 0,16%; 1996 là + 0,14%; 1997 là + 1,22%. Tỷ giá chính thức tại thời điểm cuối năm 1992 (tức trong 5 năm) chỉ tăng + 4,26%. Chênh lệch tỷ giá kinh doanh giữa ngân hàng và thị trường tự do được thu hẹp.
Do tỷ giá được duy trì ổn định trong một thời gian dài, nên sức mua đối nội của VND được củng cố một cách căn bản, kiểm chế lạm phát, kích thích luồng vốn VND chảy vào ngân hàng ngày càng nhiều. Do NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn, hạn mức tín dụng hạn hẹp cộng với tỷ giá ổn định (gần như cố định), khiến cho lạm phát bị chặn đứng ở mức thấp. Tuy nhiên, việc tỷ giá cố định trong một thời gian dài, trong khi tỷ lệ lạm phát tích lũy qua các năm lại không nhỏ chút nào (nếu lấy năm 1992 làm gốc, thì tỷ lệ lạm phát đến cuối năm 1997 là 54,5%), trong khi tỷ giá hầu như không tăng là bao (khoảng 5%). Kết quả là VND đã lên giá mạnh, nên đã kìm hãm xuất khẩu, kích thích nhập khẩu, khiến cho cán cân thương mại ngày càng trở nên thâm hụt, dẫn đến vay nợ nước ngoài để bù đắp, gây khó khăn cho nền tài chính quốc gia
Năm 1992, do NHNN can thiệp mạnh vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá VND/USD được ổn định. Làm suy yếu tâm lý đầu cơ, cuốn hút các doanh nghiệp tập trung ngoại tệ cho công tác XNK. Bên cạnh đó, thặng dư cán cân thương mại năm 1992 cũng góp phần làm cho cung ngoại tệ gia tăng, gây sức ép lên giá VND. Theo đà đó, từ năm 1993 trở đi, VND liên tục chịu sức ép lên giá, gây ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực kinh tế.
Những nguyên nhân chủ yếu khiến VND lên giá trong thời gian 1992 – 1997 , bao gồm :
Thứ nhất, lượng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam tăng nhanh. Năm 1994 là 1 tỷ USD chảy vào Việt Nam với hình thức FDI. Ngoài ra, Việt Nam còn tiến hành các khoảng vay từ các tổ chức quốc tế, vay và viện trợ từ các chính phủ khác. Trong thời gian này, lượng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam dưới dạng kiều hối và chuyển tiền cá nhân lớn dần lên qua các năm, đặc biệt là từ Nga và Đông Âu. Vốn chảy vào Việt Nam tăng làm cho nội tệ (VND) lên giá.
Thứ hai, trong giai đợt cải cách kinh tế 1989 – 1992. Việt Nam đã đạt được thành tựu trong việc kiềm chế lạm phát, từ mức 3 con số trong giai đoạn trước năm 1989, giảm xuống 2 con số, và sau đó là 1 con số, khiến cho VND ổn định được giá trị. Bên cạnh ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội, Nhà nước có luật khuyến khích đầu tư trong nước, nên đã kích thích đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong nước ngày càng tăng, góp phần làm tăng nhu cầu về VND.
Thứ ba, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD cũng là nhân tố quan trọng khiến VND lên giá. Trong suốt giai đoạn 1993 – 1997 , lãi suất tiền gữi bằng VND luôn được duy trì ở mức cao hơn so với lãi suất tiền gửi USD. Lãi suất tiền gửi VND dao động trong khoảng 12 – 18%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi bằng USD chỉ khoảng 3 – 4%/năm. Do lạm phát của VND ổn định và tương đối thấp, nên lãi suất thực của VND cao hơn đáng kể so với USD. Sự chênh lệch lãi suất thực dẫn đến xu hướng các cá nhân và tổ chức trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài bán USD để lấy VND gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu kho bạc. Điều này dẫn đến VND lên giá.
Như vậy, cho dù cán cân thương mại trở nên thâm hụt đáng kể sau năm 1992, nhưng do các nguyên nhân nêu ra ở trên đã giúp cho VND vẩn lên giá ổn định cho đến đầu năm 1997.
2. 2 Tỷ giá thời kỳ khủng hoảng Đông Nam Á :
Năm 1997, đặc biệt là vào nửa cuối năm, khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở các nước Đông Nam Á bùng nổ, buộc các nước này phải tiến hành phá giá đồng nội tệ.
So với giai đoạn trước đây, tỷ giá VND/USD trong thời kỳ khủng hoảng biến động khá phức tạp, có xu hướng tăng nhanh, đồng thời đột biến theo những cơn sốt giá ngoại tệ. Tỉ giá VND/USD đã được điều chỉnh tăng đều liên tục, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch. Cụ thể :
Ngày 27 tháng 2 năm 1997 : Mở rộng biên độ dao động tỷ giá từ ±1% lên ±5%.
Ngày 13 tháng 10 năm 1997 : Tăng biên độ dao động lên +10%.
Ngày 6 tháng 8 năm 1998 :Giảm biên độ dao động xuống còn +7%, nhưng tỷ giá chính thức được điều chỉnh tăng từ 11815VND/USD lên 12298VND/USD, tức VND giảm giá 4,1% (tương đương với điều chỉnh biên độ từ +10% lên +11,1%). Nghĩa là, tuy biên độ giảm, nhưng do tỷ giá chính thức tăng, nên VND vẩn bị phá giá.
Sau khi thị trường đã đi vào thế ổn định, ngày 25 tháng 2 năm 1999, NHNN đã công bố tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng thay cho việc công bố tỷ giá chính thức. Tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh tăng từ 12967 VND/USD lên 13885VND/USD (tăng 7%), trên cơ sở đó giảm biên độ dao động xuống còn +0,1%. Trên cơ sở tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó do NHNN thông báo, các tổ chức tín dụng được quy định tỷ giá giao dịch không vượt quá 0,1% so với mức giá này. Điều này thực sự đã thay đổi về cơ chế quản lý điều hành tỷ giá, tạo quyền chủ động cho các NHTM tự quy định mức tỷ giá giữa VND với các ngoại tệ khác ngoài USD. Liên tục đến năm 2000, cùng với các biện pháp phát triển của thị trường ngoại tệ, với cơ chế điều hành tỷ giá mới, sức mua của VND được phản ánh tương đối khách quan so với ngoại tệ, tạo điều kiện chủ động hơn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo vai trò kiểm soát của Nhà nước.
Nhìn chung, tỷ giá thời kỳ 1997 – 1999 diễn biến phức tạp với xu hướng USD lên giá mạnh, nguyên nhân khiến USD lên giá bao gồm :
Thứ nhất, xu thế lên giá chung của USD so với ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế. Trong giai đoạn này đồng USD không chỉ lên giá so với VND mà còn lên giá so với nhiều đồng tiền khác, kể cả những đồng tiền được coi là mạnh như DEM, FRF, GBP, JPY …
Thứ hai, vào những tháng cuối năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - tiền tệ, đồng tiền của hầu hết các nước Đông Nam Á đều giảm giá mạnh so với USD. Sau khủng hoảng, đồng Baht của Thái Lan gần 100%; Peso của Philipin giảm giá 40%; đồng Ringit của Malaysia giảm giá 45%; đồng Rupiath của Indonesia giảm giá 73%; đồng SGD của Singapore giảm giá 19%.
Thứ ba, tình hình cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng. Do hậu quả của việc lên giá có phần quá mức của VND trong giai đoạn trước, xuất khẩu bị hạn chế, nhập khẩu ngày càng tăng dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Năm 1996, nhập siêu chiếm 18,3% GDP. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 1997, thâm hụt thương mại là 640 triệu USD.
Thứ tư, cầu ngoại tệ gia tăng do xuất hiện nhu cầu ngoại tệ để thanh toán các L/C nhập hàng trả chậm. Tính đến cuối quý IV/1996, tổng dư nợ ngoại tệ tương ứng với các khoản L/C trả chậm khoảng 2 tỷ USD. Số nợ đến hạn trong quý I/1997 lên tới 230 triệu USD, trong đó có 47 triệu là nợ quá hạn.
Thứ năm, giá vàng trong nước và trên thị trường thế giới có sự chênh lệch ngày càng lớn, dẫn đến tình trạng mua vét ngoại tệ để nhập vàng về bán trong nước.
Thứ sáu, do có tâm lý mất giá VND, nên xu hướng dịch chuyển từ VND sang USD để bảo toàn giá trị.
Nhằm tăng cường quản lý ngoại hối, đồng thời hỗ trợ tỷ giá ổn định, trong thời này một số nội dung tăng cường quản lý như sau :
Ngày 30/8/1997 chính phủ ra nghị định số 58/CP về việc ban hành quy chế quản lý vay và trở nợ nước ngoài. NHNN thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổng hạn mức vay và trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của các doanh nghiệp. Tổng hạn mức này được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, được điều chỉnh cho phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô khác như kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài của chính phủ.
Nhằm chấn chỉnh các NHTM trong việc mở L/C nhập hàng trả chậm, NHNN đã ban hành quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm, thực hiện việc phân bố và giám sát thực hiện hạn mức vay và bảo lãnh ngắn hạn của các NHTM, ban hành thông tư hướng dẫn việc xử lý tồn tại về bảo lãnh mở L/C.
Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của Đồng Việt Nam trong các hoạt động ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam, tăng cường sự giám sát và quản lý ngoại hối của Nhà nước, ngày 17 tháng 8 năm 1998, Chính phủ đã ra Nghị định số 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, thay thế Nghị định số 161/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Có thể nói, Nghị định quản lý ngoại hối đã đưa ra một khung pháp lý hoàn chỉnh đối với việc quản lý và sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thanh toán quốc tế, đánh dấu một bước tiến trong công tác quản lý ngoại hối và khẳng định mục tiêu quản lý ngoại hối cũng như chủ quyền của Đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Nội dung của Nghị định quản lý ngoại hối đã có nhiều đổi mới theo hướng tự do hóa, mở cửa và hội nhập, tạo môi trưởng thuận lợi khuyến khích sự phát triển các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các TCTD. Vấn đề cốt lõi của chính sách quản lý ngoại hối là kiểm soát được thị trường ngoại tệ và cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó, góp phần duy trì ổn định giá trị Đồng Việt Nam. Đó cũng là yêu cầu cơ bản để hướng tới mục tiêu “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ dùng tiền Việt Nam”.
TỶ GIÁ TIỀN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SOVỚI USD NĂM 1976-1998 (THEO VIETCOMBANK)
Chung
Riêng
Mua
Bán
1976
…
2.65
2.68
1977
…
2.55
2.575
1978
…
2.32
2.34
1979
…
2.186
2.27
1980
…
2.214
2.241
1981
…
5.622
5.683
1982
…
9.354
9.448
1983
…
9.811
9.906
1984
…
11.268
11.375
1985
…
11.268
12.197
1986
…
…
15
1987
…
260.7
267
1988
…
372
375
1989
4635
3447
3597
1990
5374
5447
5542
1991
9628
7750
7845
1992
11172
…
…
1993
10582
…
…
1994
10908
…
…
1995
11029
…
…
1996
11016
…
…
1997
11705
…
…
1998
13393
…
…
1999
14017
…
…
IV. TỔNG KẾT
Đây là thời kì khó khăn cho Việt Nam trong việc hình thành một chính sách tỷ giá thống nhất và phù hợp với hoàn cảnh. Đôi lúc nhà nước đã thể hiện sự lúng túng trong điều hành và dẫn đến việc mất kiểm soát trong giai đoạn 1989-1991. Tuy nhiên đã từng bước hội nhập được với hệ thống kinh tế thế giới mà ở đó việc chuyển đổi đồng tiền luôn diễn ra do việc mua bán hàng hóa cần ngaọi tệ là tất yếu. Điều này thể hiện rõ trong đường lối kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1989-1993 khi nội tệ gần như được “thả nổi”, nhưng đi kèm là một chính sách thắt chặt lượng tiền cung ứng, không những đã chặn đà lạm phát mà còn thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Từ 1993, NHNN Việt Nam đã thực hiện một chính sách tỷ giá dựa vào tín hiệu thị trường, từng bước tự do hoá tỷ giá, hạn chế tối đa sự chênh lệch giữa sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của đồng tiền Việt Nam. chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ, đã từng bước chống hiện tượng đôla hoá, thực thi nguyên tắc “trên đất Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam” và phấn đấu để đồng tiền Việt Nam sớm trở thành đồng tiền có khả năng tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tài chính quốc tế- PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến-Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc
Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000- Đặng Phong(Viện Kinh tế học)- Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách tỷ giá của việt nam trước năm 2000.doc