- Trong điều kiện nền kinh tế mở và hội nhập,
hợp tác quốc tế trở thành một nhân tố quan trọng
của sự phát triển, điều này cần thiết phải cân nhắc
khi soạn thảo và thực hiện các chiến lược phát
triển vùng. Các chương trình phát triển có quy mô
quốc tế và khu vực có ảnh hưởng rất lớn lên các
chương trình, dự án phát triển vùng. Ví dụ như:
Chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mê
Kông, Dự án đường xuyên Á ở khu vực miền
Trung, dự án hợp tác hành lang phát triển Hải
Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc); ngoài
ra còn có những “tam giác” hay “tứ giác” phát
triển ở các nước xung quanh;
- Việt Nam là nước có đến 31 tỉnh và thành
phố trực thuộc Trung ương tiếp giáp với biển, vì
vậy quan niệm kết hợp đất liền - vùng biển - đảo
và quần đảo cần phải trở thành nguyên tắc bắt
buộc cần phải tuân theo khi soạn thảo các chương
trình, dự án phát triển vùng;
- Để tạo ra các tiền đề thuận lợi cho phát triển
nhanh các vùng và giảm sự chênh lệch giữa chúng,
Nhà nước cần lựa chọn các địa điểm đầu tư hợp lý
để xây dựng các trung tâm và các “cực tăng
trưởng” mới ở các vùng còn thiếu vắng hệ thống
đô thị, để từ đó nhờ hiệu ứng “lan toả” sẽ thúc đẩy
phát triển toàn vùng
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách phát triển vùng: Kinh nghiệm quốc tế và hướng vận dụng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52(4): 27 - 29 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
1
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ HƯỚNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
Nguyễn Xuân Trường (Đại học Thái Nguyên)
Tóm tắt
Trong bài báo tác giả đề cập đến các vấn đề sau đây: 1) Tầm quan trọng của vấn đề tổ chức không gian
lãnh thổ quốc gia và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý điều tiết phát triển lãnh
thổ; 2) Bước đầu đề cập đến khái niệm chính sách vùng, bản chất của chính sách vùng; 3) Các phương
hướng thực hiện chính sách vùng trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam; 4) Các công cụ điều tiết phát
triển vùng ở Việt Nam theo quan niệm chính sách vùng. Từ cách tiếp cận và phân tích chính sách vùng, tác
giả đưa ra một số khuyến nghị trong việc thực hiện chính sách này trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập của Việt Nam hiện nay.
1. Vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ và điều
tiết phát triển vùng của đất nước luôn nhận được
sự quan tâm của bất kỳ nhà nước nào trên thế giới.
Ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa trước
đây, điều tiết phát triển vùng là một trong những
phân hệ quan trọng nhất của quy hoạch và quản lý
nhà nước. Trong các nước có nền kinh tế thị
trường phát triển (Bắc Mỹ, Tây Âu), hệ thống
chính sách điều tiết phát triển vùng của nhà nước
hiện nay đã được hình thành từ trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 -
1933, và có hình thức phát triển cao hơn khi nền
kinh tế các nước này bước vào giai đoạn phục hồi
sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong vài chục năm
gần đây, hệ thống chính sách điều tiết của nhà
nước phát triển vùng ở các nước châu Á (Đông
Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc) cũng không
ngừng được hoàn thiện. Sự tích cực hoá hoạt động
này của nhà nước được giải thích bởi lí do, nếu
như không giải quyết được các vấn đề vùng thì
không thể thực hiện được các mục tiêu quốc gia,
cụ thể là: ổn định và phát triển kinh tế, san bằng sự
bất bình đẳng về thu nhập, vấn đề việc làm và cải
thiện chất lượng cuộc sống của dân cư.
2. Cho đến nay, trong các công trình nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước có nhiều
cách tiếp cận khác nhau khi xem xét khái niệm về
vùng. Trong khi khái niệm quốc gia là tương đối
rõ ràng và trong tiến trình hội nhập quốc tế, lợi ích
của mỗi quốc gia với tư cách là một chủ thể nghiên
cứu được thể hiện khá rõ thì vấn đề hội nhập giữa
các vùng, đặc biệt là khi phân biệt thành các vùng
hành chính nhiều khi không thể hiện được các lợi
ích kinh tế tương ứng. Theo Bùi Nhật Quang
(Viện nghiên cứu Châu Âu) có thể xem xét và
phân biệt vùng theo ba góc độ khá riêng biệt bao
gồm: 1) Vùng với tư cách là một thực thể hành
chính; 2) Chủ nghĩa phân vùng được xem xét dưới
góc độ các trào lưu chính trị và trường phái tư
tưởng; 3) Vùng được xem xét dưới góc độ thực
hiện các chính sách phát triển vùng. Ở đây chúng
tôi chú ý đến cách đặt vấn đề theo hướng thứ ba -
vùng được định nghĩa dưới góc độ là một bộ phận
của lãnh thổ quốc gia với các đặc điểm tự nhiên,
kinh tế - xã hội và trình độ phát triển tương đối
khác biệt và chênh lệch so với các bộ phận lãnh
thổ khác, đòi hỏi quốc gia đó phải thực hiện các
chính sách phát triển vùng với một hệ thống các
công cụ, phương tiện can thiệp khác nhau nhằm
đảm bảo sự gắn kết chung giữa các bộ phận lãnh
thổ này trong một thực thể quốc gia thống nhất. Từ
khái niệm vùng đã được xác định trên, có thể đưa
đến định nghĩa về chính sách vùng - đó là sự phối
hợp hoạt động theo một phương hướng nhất định
với phương thức tiếp cận và cách thức thực hiện
được quy định cụ thể. Các hoạt động này được cơ
quan quản lý Nhà nước các cấp tổ chức, điều phối
thực hiện để đạt tới mực tiêu cuối cùng là tăng
cường khả năng cạnh tranh, tiềm lực kinh tế và đạt
được mức độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các lãnh
thổ còn lại của quốc gia [10].
Mục tiêu cơ bản của chính sách vùng là kích
thích sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế đất
nước và phát triển cân bằng giữa các vùng. Mục
52(4): 22 - 26 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
23
tiêu cân bằng là hướng tới một sự hài hoà tương
đối giữa các vùng về thụ hưởng phúc lợi xã hội,
thu nhập và cơ hội phát triển của công dân và các
nhóm xã hội. Ngược lại, mục tiêu tăng trưởng
hướng vào việc sử dụng tối ưu tất cả các nguồn lực
và lợi thế của từng vùng để thúc đẩy mức tăng
trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
3. Chính sách vùng là một bộ phận quan trọng
của chính sách kinh tế - xã hội quốc gia, là một
nhân tố chủ yếu tạo ra của sự phát triển bền vững
của đất nước. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức
tạp, gắn liền với điều kiện lịch sử, hệ thống và cơ
cấu chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của một nước. Trên nền chung việc thực hiện
chính sách vùng ở các nước phương Tây, có thể
phân chia làm bốn phương hướng sau:
+ Phương hướng thứ nhất là phát triển các
vùng nông nghiệp lạc hậu, hay theo cách gọi khác
đó là các vùng có vấn đề, vùng đặc biệt khó khăn.
Đặc điểm chung của những vùng này là sự tác
động của cách mạng khoa học và công nghệ còn
rất yếu, sự di cư của một bộ phận dân cư (chủ yếu
là những lao động trẻ) và sự già hoá dân số, mức
độ thất nghiệp cao, sự thiếu nguồn vốn đầu tư. Ví
dụ: miền Nam của Italia rất lạc hậu so với vùng
công nghiệp giàu có phía Bắc. Thuộc về các vùng
như vậy ở Pháp đó là các vùng thuộc khối núi
trung tâm, vùng Tây Bắc, ở Tây Ban Nha là một
vài khu vực ở phía Nam và Trung tâm, ở Anh là
xứ Xcốtlen, ở Mỹ là cao nguyên Côlôrađô,
Arirôna, Niu-Mêxicô Chính sách vùng đối với
các vùng nói trên là ưu đãi thuế, tổ chức và xây
dựng các quỹ đặc biệt (chẳng hạn như quỹ miền
Nam Italia), nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng sản xuất và hạ tầng xã hội. Ngoài ra các trung
tâm công nghiệp quy mô lớn đóng vai trò “cực
tăng trưởng” cũng được xây dựng ở những vùng
này. Lần đầu tiên quy chế về xây dựng các “cực
tăng trưởng” được thông qua ở Italia năm 1957
trong khuôn khổ của chính sách vùng, tiếp theo đó
các “cực tăng trưởng” cũng bắt đầu được xây dựng
ở Tây Ban Nha, Pháp và các nước khác. Trong
thời gian gần đây cùng với quá trình công nghiệp
hoá ở các vùng kém phát triển, người ta cũng đã
dành nhiều sự chú ý cho sự phát triển kinh tế nông
nghiệp, du lịch và dịch vụ.
+ Phương hướng thứ hai của chính sách vùng
là làm “sống lại” các vùng đình trệ. Đó là những
vùng công nghiệp cũ với sự phát triển chủ yếu các
ngành công nghiệp khai khoáng (công nghiệp khai
thác than, quặng sắt), công nghiệp dệt đã xuất
hiện trong thời kỳ cách mạng công nghiệp thế kỷ
XVIII - XIX. Sự chuyển đổi việc sử dụng nguồn
năng lượng từ than đá sang dầu mỏ và khí đốt
trong thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật hiện
đại, việc thay thế khai thác quặng kim loại địa
phương bằng nguồn nguyên liệu nhập khẩu, việc
sử dụng sợi nhân tạo thay thế dần sợi tự nhiên
trong công nghiệp dệt đã dẫn tới sự sụp đổ và đình
trệ nền kinh tế của vùng. Hậu quả dẫn đến là
khủng hoảng về mặt xã hội: di dân, khủng hoảng
cơ cấu dân số, thất nghiệp cơ cấu. Vùng Apalatxơ
bao trùm hoàn toàn hay một phần lãnh thổ 13 bang
của Mỹ với dân số gần 20 triệu người là một ví dụ
rõ nhất của vùng đình trệ, bởi vì đây là vùng có bể
than lớn nhất nước Mỹ. Chính sách vùng đối với
các vùng đình trệ còn đuợc thực hiện bằng cách
xây dựng các ngành sản xuất mới và hiện đại, liên
quan chặt chẽ với cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật và vấn đề cơ cấu lại lực lượng lao động.
+ Phương hướng thứ ba của chính sách vùng là
kìm hãm sự tăng trưởng quá mức của các siêu đô
thị lớn, đặc biệt là các thành phố thủ đô. Sự tăng
trưởng quá mức các siêu đô thị diễn ra những năm
60, 70 của thế kỷ XX. Hậu quả của nó là sự ô
nhiễm môi trường thành phố và sự xuống cấp điều
kiện sống, làm trầm trọng tình trạng thiếu nhà ở
Kết quả là các luồng di dân quy mô lớn của các
tầng lớp trung lưu và thượng lưu từ trung tâm
thành phố ra ngoại ô. Việc kìm hãm sự bùng phát
các siêu đô thị khổng lồ trở nên cấp thiết và là một
nhiệm vụ chủ yếu của chính sách vùng. Điều này
đạt được trước tiên nhờ sự giúp đỡ của việc quy
hoạch vùng và quy hoạch đô thị được áp dụng phổ
biến ở Pháp, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản và Canada. Ở
Anh và Pháp người ta đã tiến hành xây dựng các
thành phố “vệ tinh” để giảm tải cho các siêu đô
thị, hoặc người ta tiến hành di chuyển các nhà máy
xí nghiệp lớn ra khỏi các thành phố. Tất nhiên, khi
các nhà máy được di chuyển ra các vùng khác thì
chính phủ các nước này có những chính sách phù
hợp để khuyến khích (giảm thuế thuê đất hoặc
miễn một số loại thuế)
52(4): 22 - 26 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
24
+ Phương hướng thứ tư của chính sách vùng là
tiến hành khai thác tài nguyên ở các lãnh thổ mới
có điều kiện tự nhiên khó khăn. Trước chiến tranh
thế giới lần thứ II các nước Tây Âu, Mỹ và Nhật
Bản có thể dựa vào nguồn nguyên liệu và nhiên
liệu ở các thuộc địa và nửa thuộc địa của mình,
cho nên sự chú ý của họ đến các vùng lãnh thổ xa
xôi của đất nước là rất hạn chế. Sau khi hệ thống
thuộc địa bị sụp đổ, sự quan tâm của các nước
phương Tây đến với các vùng đất mới của mình
tăng lên. Ngoài ra sự cần thiết chuyển hướng phát
triển công nghiệp dựa trên nguồn tài nguyên của
mình để tránh sự lệ thuộc vào bên ngoài đã dẫn
đến việc khai thác mạnh mẽ các vùng đất rộng lớn
(Alaxca của Mỹ, Bắc Canađa, Ôxtrâylia).
Nhìn chung các kết quả việc thực hiện chính
sách vùng của các nước phương Tây còn khá
nhiều hạn chế, sự chênh lệch vùng vẫn còn tồn tại.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều, nếu như
không có sự thực hiện các chính sách này, nhiều
vùng lãnh thổ ở các nước Tây Âu đã rơi vào tình
trạng đình trệ sâu sắc hơn.
Ở các nước đang phát triển, việc thực hiện
chính sách vùng có những đặc điểm riêng. Đối với
các nước này thì vấn đề “hồi phục” và làm “sống
lại” các vùng công nghiệp đình trệ có tính thời sự
không lớn, nhưng ba phương hướng còn lại vẫn
được coi là khá phổ biến. Đó là sự phát triển các
vùng lạc hậu, trong số đó là sự xuất hiện các công
trường xây dựng mới nhằm tạo ra các “cực tăng
trưởng” (ví dụ như công trình đập thuỷ điện
Aswan ở Ai Cập, Bkhilai ở Ấn Độ), đó là việc kìm
hãm sự tăng trưởng quá mức các siêu đô thị, đó
cũng là vấn đề khai thác tài nguyên ở các vùng
lãnh thổ mới, trong đó vùng Amazôn của Braxin là
một ví dụ rõ nhất. Một vài nước đang phát triển
(Braxin, Pakixtan, Tandania, Nigiêria, Cốt-đivoa..)
đã di chuyển thủ đô của mình từ các vùng ven biển
vào sâu trong nội địa. Một loạt các thay đổi trong
mô hình phát triển kinh tế và sự thu hẹp khu vực
kinh tế nhà nước (ví dụ các nước Châu Mỹ La
tinh) đã không dẫn đến sự thủ tiêu các chương
trình phát triển vùng, mặc dù các hình thức thực
hiện chúng có sự thay đổi.
4. Liên bang Nga đã tích luỹ được khá nhiều
kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách vùng,
nhiều chương trình lớn phát triển vùng đã được
soạn thảo và thực hiện ở Liên Xô cũ, mặc dù sự
thành công của chúng ở mức độ khác nhau. Kế
hoạch GOELRO điện khí hoá toàn Nga là một
minh chứng của sự thành công đó, tiếp theo đó là
các chương trình phát triển Bacu, Nam Vonga,
thảo nguyên Trung Á.... Tuy nhiên, trong thời kỳ
Liên Xô cũ, nói đến khía cạnh chính sách phát
triển vùng người ta thường hay sử dụng thuật ngữ
“Phân bố lực lượng sản xuất”, điều này không phải
là ngẫu nhiên, bởi vì trong những năm 60 - 70 của
thế kỷ XX, nhiệm vụ cơ bản của phát triển vùng
liên quan đến phân bố sản xuất. Chỉ từ giữa những
năm 1970, vấn đề phát triển tổng thể nền kinh tế
vùng bắt đầu được thể hiện trong các văn bản pháp
lý (năm 1975, phương pháp luận quy hoạch tổng
thể các tỉnh, khu vực, khu tự trị của Nga và một
loạt các nước cộng hoà khác được thông qua). Đặc
điểm có tính nguyên tắc chính sách vùng trong
thời kỳ đó là tính chất quốc gia. Nội dung chủ yếu
của nó là thực hiện các nhiệm vụ quốc gia có cân
nhắc đến phân bố các cơ sở tài nguyên và đặc
điểm kinh tế - xã hội các vùng.
Sự khác biệt về bản chất của chính sách vùng
của Liên Xô cũ với các nước kinh tế phát triển
phương Tây là rất rõ. Nguyên nhân của sự khác
biệt này có thể chỉ ra: Thứ nhất, đối với Liên Xô
cũ và nước Nga hiện nay việc sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên giàu có của đất nước là một
phương hướng quan trọng. Vì vậy, các vấn khai
khẩn các vùng đất mới ở phía Bắc và phía Đông
thường xuyên được coi là là một nhiệm vụ cơ bản
của chính sách vùng. Thứ hai, trong điều kiện nền
kinh tế kế hoạch tập trung, vấn đề chênh lệch về
thu nhập của dân cư giữa các nước cộng hoà liên
bang được giải quyết ở cấp độ toàn liên bang
thông qua việc phân phối lại nguồn tài chính là
điều có thể chấp nhận. Thứ ba, sự phân hoá giữa
các vùng không làm ảnh hưởng đến tình hình chính
trị, xã hội đất nước trong điều kiện sự quản lý của
chính quyền trung ương tập trung còn mạnh. Vì
vậy, nhiệm vụ “san bằng trình độ phát triển kinh tế
- xã hội” mang tính chất không hẳn về mặt kinh tế,
mà chủ yếu mang tính chất chính trị liên quan đến
cấp độ các nước cộng hoà liên bang.
Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, mối liên hệ kinh tế
không chỉ giữa các nước cộng hoà ở Liên Xô cũ,
mà ngay cả giữa các chủ thể của Liên bang Nga
cũng bị phá vỡ. Nước Nga trở thành một quốc gia
52(4): 22 - 26 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
25
độc lập và bắt đầu tổ chức lại, chuyển đổi nền kinh
tế theo cơ chế thị trường, điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến nội dung của chính sách vùng.
Hiện nay chính sách vùng của Liên bang Nga
được thực hiện ở cả cấp độ liên bang, liên vùng,
nội vùng. Tất cả 89 chủ thể liên bang (các nước
cộng hoà, khu tự trị, vùng tự trị, tỉnh.) trở thành
đối tượng hướng đến của các chương trình phát
triển vùng. Từ năm 2000, khi cuộc cải cách hành
chính tận gốc được thực hiện đã hình thành 7 khu
vực liên bang (khu vực Trung tâm, khu Tây Bắc,
khu cận Vonga, khu Nam, khu Uran, khu Xibêri
và Viễn Đông). Năm 2001, chương trình phát triển
vùng đầu tiên “vùng Nam nước Nga” đã được
thông qua, sau đó một số chương trình khác cũng
được triển khai.
5. Ở nước ta hiện nay tuy không có sự tương
phản rõ nét giữa các vùng lớn của đất nước, nhưng
sự phát triển chênh lệch đáng lo ngại nhất chính là
khoảng cách giữa các trung tâm đô thị lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng với phần còn lại của đất nước, khoảng cách
về trình độ phát triển giữa khu vực miền Trung với
hai đầu của đất nước (miền Bắc và miền Nam), sự
tụt hậu ngày càng xa hơn của các vùng miền núi,
vùng sâu, vùng xa so với mặt bằng chung của cả
nước. Thành quả của 20 năm đổi mới dường như
mới chỉ thấy rõ nhất ở các khu vực đô thị, các
thành phố lớn mà chưa thực sự thay đổi về chất tại
các vùng nông thôn miền núi khó khăn. Đã có
những khuyến nghị thiện chí từ phía bạn bè quốc
tế và đặc biệt điều này cũng được Chính phủ Việt
Nam quan tâm chú ý. Đã có nhiều chương trình,
chính sách phát triển được thực hiện như chương
trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo,
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa
(gọi tắt là chương trình 135), Các công trình
trọng điểm quốc gia cũng có ý nghĩa quan trọng
phát triển vùng: công trình nhà máy thuỷ điện Sơn
La, Na Hang, các công trình thuỷ điện ở Tây
Nguyên, công trình nhà máy lọc dầu Dung Quất,
công trình nhà máy khí - điện - đạm Cà Mau, Phú
Mỹ Việc hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ là một biểu hiện
của chính sách đầu tư có trọng điểm nhằm tạo ra
các đầu tàu kinh tế thúc đẩy nền kinh tế cả nước.
Cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá tổng kết
chính thức về chính sách phát triển vùng của Việt
Nam, nhưng có thể nói các nỗ lực của Chính phủ
Việt Nam đã và đang đem lại những chuyển biến
tích cực. Vấn đề đặt ra là các chính sách này cần
phải được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp
với thực tế phát triển của đất nước và xu thế toàn
cầu hoá. Một điều cần chú ý là không thể không
tham khảo kinh nghiệm thực hiện chính sách vùng
của nước ngoài, đặc biệt như các quốc gia đang có
nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế hành chính tập
trung sang cơ chế thị trường.
6. Từ việc nghiên cứu lý luận chính sách và
kinh nghiệm của nước ngoài trong việc soạn thảo
và thực hiện chính sách vùng, thực tiễn phát triển
vùng của Việt Nam, chúng tôi đưa ra một số
khuyến nghị sau:
- Vai trò của Nhà nước là cực kỳ quan trọng
đối với phát triển vùng. Nước ta đã xây dựng được
một hệ thống chính trị ổn định nhưng hệ thống thể
chế, bộ máy quản lý hành chính, đặc biệt là tại các
địa phương, các vùng kém phát triển còn yếu kém
dẫn đến khả năng quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu
tư còn hạn chế. Nhà nước cần phải xây dựng một bộ
khung pháp lý rõ ràng và thể chế hoá thành một hệ
thống chính sách với tư cách là chính sách trung mô
của quốc gia - chính sách vùng.
- Cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính
quyền trung ương và địa phương trong điều phối
chính sách để các chủ chương chính sách chung của
Trung ương thực sự gắn với các điều kiện cụ thể của
địa phương. Bên cạnh lợi ích quốc gia đặt ở vị trí cao
nhất nhưng không vì thế mà bỏ qua các lợi ích của
địa phương. Các chính sách của nhà nước đối với các
vùng cần phải được thực hiên nhất quán ở tất cả các
địa phương và cần được giám sát thực hiện sát sao,
tránh việc các địa phương tự tiện “phá rào” ảnh
hưởng đến lợi ích toàn cục.
- Phát triển vùng là một quá trình lâu dài và
phức tạp, cho nên cần nhận thức đầy đủ về vị trí
vai trò của công việc này và xây dựng được một
cơ sở lý luận vững chắc thông qua việc bồi dưỡng,
đào tạo cán bộ thuộc các cơ quan xây dựng chính
sách có đủ trình độ, năng lực xây dựng và thực
hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình,
chính sách phát triển vùng;
- Nhà nước cần sớm nghiên cứu mô hình một
cơ quan tổ chức tư vấn phát triển vùng phù hợp.
Vùng không phải là một đơn vị hành chính hay một
khu vực hành chính, đồng thời vùng cũng không
52(4): 22 - 26 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
26
phải là phép cộng đơn thuần của các đơn vị hành
chính. Do vậy, để tăng cường khả năng phối hợp
hoạt động các địa phương trong vùng có thể thành
lập Hội đồng tư vấn phát triển vùng. Ví dụ: ở Pháp
có Hội đồng vùng; còn ở Nga ngoài cơ quan quản
lý nhà nước là Bộ phát triển vùng, trong 7 khu vực
liên bang có cơ quan đại diện của chính quyền trung
ương và người đứng đầu là đại diện toàn quyền của
Tổng thống tại các khu vực liên bang.
- Quy hoạch vùng phải là quy hoạch tổng thể,
các quy hoạch ngành đơn lẻ (quy hoạch hệ thống
giao thông, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch
sử dụng đất) phải tuân thủ theo quy hoạch tổng
thể, có như vậy mới tránh khỏi lãng phí và sự
chồng chéo trong các quy hoạch. Đặc biệt trong
quy hoạch vùng cần phải đổi mới quan niệm, đó là
cần phải “phá vỡ” ranh giới hành chính, điều này
đã được các cơ quan chức năng chú ý khi quy
hoạch vùng Thủ đô Hà Nội với không gian mở
rộng ra các tỉnh lân cận trong khoảng bán kính từ
50 - 100 km. Tương tự như vậy quy hoạch vùng
Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận
cũng có bán kính lan toả tương tự.
- Để có nguồn vốn hỗ trợ phát triển vùng,
ngoài sự ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước
để xây dựng các công trình hạ tầng lớn, cần phải
huy động cả hệ thống xã hội vào giải quyết vấn đề
này và không loại trừ huy động cả nguồn vốn từ
bên ngoài;
- Trong điều kiện nền kinh tế mở và hội nhập,
hợp tác quốc tế trở thành một nhân tố quan trọng
của sự phát triển, điều này cần thiết phải cân nhắc
khi soạn thảo và thực hiện các chiến lược phát
triển vùng. Các chương trình phát triển có quy mô
quốc tế và khu vực có ảnh hưởng rất lớn lên các
chương trình, dự án phát triển vùng. Ví dụ như:
Chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mê
Kông, Dự án đường xuyên Á ở khu vực miền
Trung, dự án hợp tác hành lang phát triển Hải
Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc); ngoài
ra còn có những “tam giác” hay “tứ giác” phát
triển ở các nước xung quanh;
- Việt Nam là nước có đến 31 tỉnh và thành
phố trực thuộc Trung ương tiếp giáp với biển, vì
vậy quan niệm kết hợp đất liền - vùng biển - đảo
và quần đảo cần phải trở thành nguyên tắc bắt
buộc cần phải tuân theo khi soạn thảo các chương
trình, dự án phát triển vùng;
- Để tạo ra các tiền đề thuận lợi cho phát triển
nhanh các vùng và giảm sự chênh lệch giữa chúng,
Nhà nước cần lựa chọn các địa điểm đầu tư hợp lý
để xây dựng các trung tâm và các “cực tăng
trưởng” mới ở các vùng còn thiếu vắng hệ thống
đô thị, để từ đó nhờ hiệu ứng “lan toả” sẽ thúc đẩy
phát triển toàn vùng.
Tài liệu tham khảo
[1] Alaev. E.B (1987). Các vấn đề vùng của các nước
tư bản phát triển: khả năng sử dụng kinh nghiệm nước
ngoài. Matxcova, LB Nga (Tiếng Nga).
[2] Artobolepvxki. X.X (1992). Chính sách vùng các
nước phát triển Tây Âu: khía cạnh lí luận, phương pháp
luận và thực tiễn. Tóm tắt luận văn Tiến sĩ địa lí.
Matxcova, LB Nga, (Tiếng Nga).
[3] Burmatova. O.P (2000). Chính sách vùng của Nga.
Hôvôsibiski, LB Nga, (Tiếng Nga).
[4] Butov. V.I (2000). Cơ sở kinh tế vùng. Rôtstốp trên
sông Đông, LB Nga, (Tiếng Nga).
[5] Gladki. Iu.N, Chistabaev.A.I (1998). Cơ sở chính
sách vùng. Sanhpertecbua, LB Nga, (Tiếng Nga).
[6] Chistabaev.A.I (1996). Địa lí và quản lí vùng. Tạp
chí khoa học, Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia
Santpertecbua, LB Nga, (Tiếng Nga).
[7] N.I. Larin (1996). Kinh nghiệm thế giới thực hiện
chính sách vùng. Matxcơva, (Tiếng Nga).
[8] Viện chiến lược phát triển - Bộ kế hoạch và đầu tư
(2003). Cơ sở khoa học phân vùng kinh tế Việt Nam
phục vụ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Hà Nội.
[9] Ngô Doãn Vịnh (2003). Nghiên cứu chiến lược và
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: học
hỏi và sáng tạo. Hà Nội.
[10] Bùi Nhật Quang (2006). Chính sách phát triển
vùng của Italia. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
52(4): 3 - 12 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
27
Summary
In the article, the following issues have been mainly discussed: 1) Importance of organizing national territory and
the roles of the government in implementing the function of national territory development; 2) Definition of regional
policies and their nature; 3) Orientations approaching regional policies in the world and lessons learnt applying in
the context of Vietnam; 4) Adjustment methods for regional development in Vietnam according to the opinion on
regional policies. From the approach and regional analysises, the writer has recommended several suggestions of
carrying out regional policies in the Vietnam’s context of a marketing economy and international intergration.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_phat_trien_vung_kinh_nghiem_quoc_te_va_huong_van.pdf