Chính sách về khoa học công nghệ: Các Trung
tâm và Sở Khoa học Công nghệ cần giúp đỡ doanh
nghiệp đưa công nghệ hiện đại vào việc sản xuất
kinh doanh như: sản xuất trên các vật liệu bê tông
hay nhựa thay vì nền đất, sử dụng các công nghệ
rửa muối sau khi thu hoạch.
Chính sách tín dụng: Nhà nước cần có chính
sách cho vay vốn với mức lãi suất thích hợp nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh
muối có cơ hội đầu tư vào máy móc kỹ thuật, mở
rộng quy mô sản xuất để đến năm 2020 nước ta
không phải nhập khẩu muối công nghiệp.
Công tác quy hoạch: Nhà nước cần tạo quỹ đất
ổn định để phát triển ngành muối theo hướng công
nghiệp và hiện đại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển đầu tư lâu
dài cho các ruộng muối, nhằm cung ra thị trường
một sản lượng muối lớn, đáp ứng nhu cầu trong
nước và hướng tới xuất khẩu.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược công ty cổ phần muối Khánh Hòa đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 113
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
CHIẾN LƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN MUỐI KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020
BUSINESS STRATEGY OF KHANH HOA SALT JOINT STOCK
CORPORATION TO 2020 YEARS
Đặng Thị Hồng1, Lê Kim Long2
Ngày nhận bài: 08/5/ 2013; Ngày phản biện thông qua: 09/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Chiến lược kinh doanh rất quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Muối
Khánh Hòa là một trong ba đơn vị sản xuất muối công nghiệp lớn nhất cả nước nhưng cho đến nay Công ty vẫn chưa có
hoạch định chiến lược kinh doanh. Với nhu cầu sử dụng muối công nghiệp ngày càng tăng, trong khi nguồn cung trong
nước không đủ, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 120.000 - 150.000 tấn muối, chiếm khoảng 10% so với sản
lượng muối trong nước. Trước tình hình đó, xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa là một
việc làm vô cùng cần thiết. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp chuyên gia. Sau khi
tiến hành lựa chọn chiến lược, đề tài đưa ra được bốn chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp và hai chiến lược dự phòng.
Từ khoá: chiến lược kinh doanh, muối, cạnh tranh
ABSTRACT
Business strategy is very important for the existence and development of a business. Salt Corporation Khanh Hoa
is one of three units of industrial salt production but so far the company still has not phaned the business strategy. With
The demand is growing industrial salt, while the domestic supply has not enoughed, the average each year Vietnam has
imported from 120.000-150.000 tons of salt accounting for approximately 10% of salt production in the country. In this
situation, the building has planed business strategy for the Corporation Khanh Hoa salt is a necessary. Research methods
used the subject is methoded the expert. After conducting a strategic choice had made four topics appropriate strategies
for business and both preventive strategies.
Keywords: businness strategy, salt, competitiveness
1 Đặng Thị Hồng: Cao học Quản trị kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Lê Kim Long: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với bờ biển dài hơn 3.000 km và các lợi thế
về sản xuất muối nhưng Việt Nam lại là nước phải
nhập khẩu muối cho sản cho sản xuất công nghiệp.
Đây là một nghịch lý khó tin. Muối nhập khẩu có giá
thấp hơn muối sản xuất tiêu thụ trong nước. Điều
này đã gây điêu đứng cho các diêm dân làm muối.
Nếu không được quan tâm đúng mức từ các cơ
quan xây dựng chính sách và từ các doanh nghiệp
sản xuất muối thì ngành muối vẫn phải chịu nghịch
cảnh này.
Trong xu thế cạnh tranh khốc liệt trên thị trường,
ngoài sự quan tâm thiết thực của các Bộ, Ngành,
các doanh nghiệp ngành muối cũng cần phải hoạch
định xây dựng chiến lược kinh doanh cho dài hạn
để có các chính sách phù hợp. Công ty Cổ phần
Muối Khánh Hòa là một doanh nghiệp nằm trên địa
bàn có lợi thế trong sản xuất muối cũng nằm trong
những khó khăn tương tự cần phải có chiến lược
phát triển cho dài hạn. Đề tài “Xây dựng chiến lược
kinh doanh cho Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa
đến năm 2020” mà tác giả lựa chọn là cần thiết cho
thực tiễn của doanh nghiệp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và dự báo môi trường bên trong, môi
trường bên ngoài của doanh nghiệp. Xác định các
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ quan trọng
để làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu sử dụng các ma trận IFE,
EFE, SWOT và ma trận QSPM. Nghiên cứu sử dụng
các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp,
thống kê bảng biểu, so sánh, tổng hợp và phương
pháp chuyên gia.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa trong
3 năm 2009, 2010 và 2011.
4. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty
Cổ phần Muối Khánh Hòa đến năm 2020.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Tình hình sản xuất muối trên thế giới
Trên thế giới hiện có trên 100 quốc gia sản
xuất muối, bao gồm từ công nghệ phơi nước truyền
thống bằng năng lượng mặt trời đến các công nghệ
hiện đại khác trong việc khai thác nguồn nước
ngầm, khai thác mỏ đá muối, chưng cất trong các
nồi cô chân không. Sản lượng muối trung bình của
thế giới tăng từ 198 triệu tấn (năm 1998) lên 240
triệu tấn năm 2006. Trong đó, sản lượng của Châu
Âu là 40%, Bắc Mỹ là 28%, Châu Á 20%, Châu Đại
Dương 4%, Nam Mỹ 4%, Châu Phi 2%, Trung Mỹ
vùng Caribe và Trung Đông mỗi nơi 1%. Những
nước có sản lượng muối lớn như: Mỹ, Trung Quốc,
Ấn Độ, Canađa, Mehicoo, Australia, Brazin, Anh,
Pháp với sản lượng 155,5 triệu tấn chiếm 72,7% sản
lượng muối thế giới. Cơ cấu tiêu dùng muối trên thế
giới 60% muối sản xuất công nghiệp, 30% chế biến
thực phẩm ăn trực tiếp và 10% tiêu dùng khác [1].
Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất muối lớn
nhất thế giới, với sản lượng muối bình quân năm đạt
66 triệu tấn/năm.
2. Tình hình sản xuất muối tại Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài trên 3000 km, với điều
kiện khí tượng, thủy văn thuận lợi cho sản xuất muối.
Diện tích sản xuất muối cả nước tính đến nay ước
đạt 14.185 ha, trong đó, diện tích muối thủ công đạt
10.982 ha, diện tích muối công nghiệp đạt 3.176 ha
(năm 2012). Năng suất muối ở nước ta nhìn chung
còn thấp so với các nước trên thế giới và luôn biến
động qua các năm. Cụ thể năm 2009 đạt khoảng
800.000 tấn, năm 2010 đạt khoảng 1,2 triệu tấn,
năm 2011 đạt khoảng 809.589 tấn. Cho đến nay,
nước biển là nguyên liệu duy nhất được sử dụng để
sản xuất muối ở nước ta và chưa phát hiện mỏ muối
cũng như các dạng vật chất khác để khai thác muối.
Ở nước ta, khai thác muối theo kiểu bay hơi mặt
bằng với 2 phương pháp sản xuất muối khác nhau ở
hai miền Nam - Bắc: phương pháp phơi cát được áp
dụng cho các tỉnh ven biển từ Huế trở ra ngoài Bắc
và phương pháp phơi nước được áp dụng cho các
tỉnh ven biển từ Đà Nẵng trở vào Nam Bộ. Những
năm gần đây, nước ta luôn phải chịu nghịch cảnh
nhập khẩu muối công nghiệp trong khi muối trong
nước không bán được. Nguyên nhân chủ yếu là sản
lượng, chất lượng muối còn thấp, giá thành sản xuất
muối công nghiệp còn cao so với muối ngoại nhập.
Hiện nay nhu cầu sử dụng muối ở Việt Nam rất lớn,
đặc biệt là ngành hóa chất, thực phẩm, y tế,.... Năm
2012 nhu cầu sử dụng muối công nghiệp lên tới
280 ngàn tấn. Dự báo đến năm 2020 ở nước ta
diện tích sản xuất muối 14,5 ngàn ha với sản lượng
2 triệu tấn, trong đó sản lượng muối công nghiệp
1,35 triệu tấn [2].
3. Tình hình sản xuất muối của Công ty Cổ phần
Muối Khánh Hòa
Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa hiện đang
sản xuất 2 loại muối chính: muối công nghiệp và
muối chế biến. Sản lượng hằng năm trong điều kiện
bình thường sản lượng của Công ty đạt từ 45.000
tấn đến 50.000 tấn. Nhưng những năm gần đây sản
lượng của Công ty biến động qua các năm và có xu
hướng giảm: năm 2009 đạt 15.735 tấn, năm 2010
đạt 38.875 tấn, năm 2011 đạt 26.876 tấn. Nguyên
nhân chính do thời tiết không thuận lợi, mưa rải rác
hầu hết các tháng kể các tháng mùa khô, dẫn đến
ảnh hưởng đến việc sản xuất nước chạt, phải thu
muối ngắn ngày trong điều kiện nền ô kết kinh có
bạt che mưa còn yếu. Tất cả các yếu tố trên ảnh
hưởng lớn đến năng suất và sản lượng muối trong
năm. Vì vậy, sản lượng đưa ra không đủ cung cấp
cho thị trường trong nước.
4. Ma trận IFE, EFE, ma trận SWOT
4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong nội bộ
Để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội
bộ, tác giả đã tiến hành tham khảo lấy ý kiến các
chuyên gia: Ông Vũ Mạnh Kiên (Phó Tổng giám
đốc), Ông Lê Văn Tâm (Phó Tổng Giám đốc), Ông
Hoàng Viết Khang (Trường Phòng Nhân sự), Ông
Vũ Đình Đông (Trưởng Phòng Kinh doanh), Ông
Hoàng Ngọc Tiến (Trưởng Ban kiểm soát).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115
Bảng 1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Điểm
1 Chất lượng sản phẩm tốt 0.097 3.8 0.369
2 Sản phẩm có thương hiệu, uy tín trong nước 0.097 3.8 0.369
3 Lòng trung thành của khách hàng cao 0.097 3.8 0.369
4 Chưa có phòng Marketing 0.104 1.2 0.125
5 Chưa có phòng R&D 0.104 1.2 0.125
6 Giá sản phẩm muối I ốt còn cao 0.097 1.4 0.136
7 Lao động phổ thông dư thừa 0.104 1.4 0.146
8 Bộ phận quản lý có trình độ và kinh nghiệm 0.104 3.4 0.354
9 Thiếu nhân lực Marketing và R&D 0.104 1.2 0.125
10 Có cơ cấu tổ chức rõ ràng 0.090 3.4 0.306
Tổng 1 2.421
Bảng 1 tổng số điểm bình quân quan trọng 2.421 < 2.5 cho thấy Công ty yếu về nội bộ. Cụ thể yếu về bộ
phận Marketing, bộ phận nghiên cứu và phát triển. Công ty yếu về nội bộ là kết quả cho thấy các nhà quản trị
cần đề ra các chiến lược thích hợp cho Công ty trong thời gian sắp tới.
4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, tác giả đã tiến hành tham khảo lấy ý kiến các chuyên
gia: Ông Nguyễn Ngọc Thu (Trưởng phòng Nghề muối), Ông Bùi Sơn Long (Giám đốc Chi nhánh Thực nghiệm
chuyển giao công nghệ muối biển), Ông Hoàng Viết Khang (Trường Phòng Nhân sự), Ông Vũ Mạnh Kiên (Phó
Tổng Giám đốc), Ông Vũ Đình Đông (Trưởng Phòng Kinh doanh).
Bảng 2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Điểm
1 Tình hình an ninh, chính trị ổn định 0.075 2.6 0.195
2 Nhà nước ưu đãi chính sách thuế 0.093 3.8 0.353
3 Quy hoạch đất sản xuất muối của tỉnh chưa hoàn thiện 0.087 1.2 0.104
4 Lạm phát cao 0.081 1.8 0.146
5 Chính phủ cho phép nhập khẩu muối 0.093 1.8 0.167
6 Khan hiếm nhân lực có trình độ cao trong ngành 0.087 1.2 0.104
7 Sản xuất muối phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên 0.087 2.4 0.209
8 Xu hướng tiêu dùng muối công nghiệp ngày càng gia tăng 0.081 3.4 0.275
9 Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ 0.075 1.6 0.120
10 Người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm muối chế biến sẵn 0.075 1.8 0.135
11 Chính sách Nhà nước hỗ trợ về đầu tư cơ sở hạ tầng 0.081 1.6 0.130
12 Thị trường tiềm năng các tỉnh thành phố phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai 0.087 1.2 0.104
Tổng 1 2.044
Bảng 2 với tổng số điểm đạt được là 2.044<2.5 thấp hơn mức trung bình cho thấy Công ty phản ứng chưa
tốt đối với các thách thức cụ thể: diện tích đất sản xuất muối, khan hiếm nguồn nhân lực có trình độ trong ngành,
chưa khai thác được thị trường tiềm năng. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty nên hợp tác với các cơ sở giáo
dục ngành muối để có nguồn nhân lực chuyên sâu nhằm giảm bớt thách thức bên ngoài đưa lại.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
116 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Nhóm chiến lược S - O
Chiến lược thâm nhập thị trường: Với thế mạnh
sản phẩm có chất lượng tốt, uy tín thương hiệu, lòng
trung thành của khách hàng cao, cộng với cơ hội
đưa lại xu hướng tiêu dùng sản phẩm muối công
nghiệp ngày càng tăng thì chiến lược thâm nhập
thị trường hiện tại là một chiến lược thích hợp cho
Công ty lúc này.
Chiến lược phát triển thị trường: Với thế mạnh
chất lượng sản phẩm tốt, có uy tín thương hiệu trong
nước, đội ngũ quản lý có trình độ và kinh nghiệm,
kết hợp với các cơ hội đưa lại như: xu hướng
tiêu dùng sản phẩm muối công nghiệp ngày càng
tăng, thị trường tiềm năng các tỉnh thành phố phía
Nam, tốc độ công nghệ thông tin phát triển mạnh
mẽ, Công ty hoàn toàn có thể thâm nhập được thị
trường tiềm năng này. Tìm kiếm thị trường mới là
con đường đi lâu dài cho Công ty nhằm giảm bớt
đối thủ cạnh tranh ở thị trường hiện tại. Thị trường
mới chưa bão hòa, sản phẩm đang thịnh hành
cho người tiêu dùng, thì nơi đây là địa điểm hứa
hẹn nhiều tiềm năng về doanh thu, lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển sản phẩm mới: Đây là
một chiến lược rất quan trọng phục vụ mục tiêu phát
triển lâu dài của Công ty. Nguồn nhân lực trong lĩnh
vực nghiên cứu và phát triển, máy móc công nghệ
còn là điểm hạn chế. Vì vậy Công ty cần có thời gian
4.3. Ma trận SWOT
Bảng 3. Phân tích SWOT
SWOT CƠ HỘI (O)
O1. Tình hình an ninh, chính trị ổn định.
O2. Nhà nước ưu đãi chính sách thuế.
O3. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm muối
công nghiệp ngày càng tăng.
O4: Người tiêu dùng ưa chuộng các sản
phẩm muối chế biến sẵn.
O5. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.
O6: Chính sách Nhà nước hỗ trợ về đầu
tư cơ sở hạ tầng.
O7. Thị trường tiềm năng các tỉnh thành
phố phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đồng Nai.
THÁCH THỨC (T)
T1: Quy hoạch đất sản xuất
muối của tỉnh chưa hoàn thiện.
T2: Lạm phát cao.
T3: Chính phủ cho phép nhập
khẩu muối.
T4: Khan hiếm nhân lực có
trình độ cao trong ngành.
T5: Sản xuất muối phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên (thời tiết).
ĐIỂM MẠNH (S)
S1:.Chất lượng sản phẩm tốt.
S2: Sản phẩm có thương hiệu,
uy tín trong nước.
S3: Lòng trung thành của
khách hàng cao.
S4: Bộ phận quản lý có trình
độ và kinh nghiệm.
S5: Cơ cấu tổ chức rõ ràng.
PHỐI HỢP S - O
- Kết hợp: S1, S2, S3, O1, O3, → Chiến
lược thâm nhập thị trường hiện tại.
- Kết hợp: S1, S2, S4, O1, O3, O5, O7 →
Chiến lược phát triển thị trường.
- Kết hợp: S1, S2, O4, → Chiến lược
phát triển sản phẩm.
PHỐI HỢP S -T
- Kết hợp: S4, S5, T4 → Chiến
lược liên doanh (hợp tác) đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao.
ĐIỂM YẾU (W)
W1: Chưa có phòng Marketing.
W2: Chưa có phòng R&D
W3: Lao động phổ thông dư thừa.
W4: Thiếu nhân lực Marketing
và R&D.
W5: Giá sản phẩm muối I ốt
còn cao.
PHỐI HỢP W - O
- Kết hợp: W4, O3, O4, → Chiến lược
nhân sự.
PHỐI HỢP W -T
- Kết hợp: W3, W5, T2 → Chiến
lược thu hẹp bớt hoạt động
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 117
chuẩn bị nhằm thực hiện chiến lược phát triển sản
phẩm mới tốt trong tương lai nhằm hạn chế bớt đối
thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhóm chiến lược S - T
Chiến lược liên doanh (hợp tác) đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ cao: Với thách thức khan hiếm
nguồn nhân lực có trình độ cao, Công ty nên thực
hiện chiến lược hợp tác đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao với Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển
giao công nghệ muối biển, Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, nhằm chuẩn bị nguồn lực cho phòng
R&D, tạo ra sản phẩm mới trong tương lai.
Nhóm chiến lược W - O
Chiến lược nhân sự: Với những điểm yếu đang
tồn tại trong nội bộ của Công ty hiện nay như: chưa
có phòng marketing, phòng nghiên cứu và phát triển
và chưa chuẩn bị được đội ngũ nhân lực này, Công
ty cần có kế hoạch thu hút nguồn nhân lực sắp tới
nhằm khắc phục điểm yếu hiện tại, tận dụng được
các cơ hội bên ngoài đồng thời hỗ trợ được 2 chiến
lược: chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược
phát triển sản phẩm mới.
Nhóm chiến lược W - T
Chiến lược thu hẹp bớt hoạt động: Là chiến
lược thích hợp cho Công ty khi muốn cắt giảm chi
phí những bộ phận làm ăn không hiệu quả trong
doanh nghiệp. Mục tiêu của chiến lược này là tiết
kiệm các khoản chi phí để giảm giá thành sản phẩm
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường. Hiện nay Công ty có nguồn lao động
phổ thông dư thừa, làm tăng chi phí trả lương cho
công nhân. Vì vậy, Công ty cần cắt giảm nguồn lao
động với những chính sách thích hợp cho người lao
động. Đây là chiến lược không được ưu tiên.
Tùy thuộc vào khả năng tài chính, nguồn nhân
lực, trình độ quản lý, quan điểm của các nhà quản trị
cấp cao, cũng như tình hình kinh tế xã hội mà doanh
nghiệp cần ưu tiên chiến lược nào trước, chiến lược
nào sau. Theo tác giả, trong quá trình phân tích dựa
vào nguồn nhân lực của Công ty cộng với tình hình
nền kinh tế khó khăn như hiện nay thì chiến lược tốt
nhất công ty nên thực hiện vào lúc này là chiến lược
thâm nhập thị trường hiện tại đến năm 2015, khi chu
kỳ sống của sản phẩm và nhu cầu ở thị trường hiện
tại vẫn còn. Sau năm 2015 đến năm 2020 tình hình
kinh tế tốt hơn Công ty tiếp tục thực hiện các chiến
lược còn lại.
4.4. Giải pháp cho ngành muối Việt Nam
- Giả i phá p về chí nh sá ch nhà nướ c đố i vớ i diệ n
tí ch đấ t sản xuất muố i
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần
có chính sách ổn định quỹ đất sản xuất muối trong
dài hạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Chính
sách quy hoạch diện tích đất sản xuất muối phải phù
hợp với quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng
02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt tổng thể phát triển sản xuất ngành nông
nghiệp. Đây là vấn đề rất quan trọng cho những
công ty doanh nghiệp đang muốn đầu tư lâu dài về
phát triển sản phẩm muối. Vì vậy, chính sách phải
được đưa ra kịp thời, hợp lý và nhất quán, phải có
thông tư hướng dẫn cụ thể cho các Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường
các tỉnh thực hiện nghiêm túc trong việc quy hoạch
diện tích sản xuất muối nhằm giúp doanh nghiệp có
quỹ đất ổn định sản xuất và đầu tư lâu dài. Điều này
tạo điều kiện dễ dàng khi thực thi chính sách không
bị quản lý chồng chéo giữa các ngành, bộ mà phải
có tính thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp khi làm thủ tục pháp lý. Khánh Hòa là một
trong ba tỉnh sản xuất muối công nghiệp lớn nhất cả
nước (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà) nhưng
hiện nay Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa vẫn
chưa hoàn thiện thủ tục giấy tờ quyền sử dụng đất.
Đây là điểm hạn chế mà doanh nghiệp không dám
đầu tư lâu dài, trong khi nhu cầu thị trường muối
công nghiệp trong nước ngày càng tăng cao.
- Chí nh sá ch khuyế n khí ch sả n xuấ t muố i theo
quy mô lớ n
Nhằm tạo lợi thế về quy mô, giảm được chi phí,
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh
thị trường. Đây là bài học kinh nghiệm từ các nước
có nền sản xuất muối lớn như: Mỹ, Canada, Ấn
Độ,... Việc sản xuất kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ
sẽ làm tăng chi phí thu mua, giao thông đi lại, đẩy
giá thành sẩm phẩm lên cao, không quản lý được
chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, việc đầu tư trang
thiết bị sản xuất muối công nghiệp rất tốn kém, nếu
như một hộ kinh doanh các thể hay doanh nghiệp
nhỏ thì rất khó có thể thực hiện được, đặc biệt đối
tượng sản xuất chính là diêm dân, người có thu
nhập thấp và trình độ văn hoá còn hạn chế. Vì vậy,
để giải bài bài toán về giá thành sản phẩm muối
công nghiệp vẫn còn cao so với muối ngoại nhập
thì giải pháp sản xuất muối theo hướng tập trung
với quy mô lớn là rất cần thiết. Song điều quan
trọng ở chính sách này phải thu hút ưu tiên đối
tượng lao động tham gia trực tiếp sản xuất là diêm
dân và nguồn vốn đầu tư.
- Giả i phá p cho việ c nâng cao chấ t lượ ng hạ t muố i
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
118 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Các công ty, cơ sở sản xuất muối cần đưa khoa
học công nghệ hiện đại vào sản xuất, như công
nghệ rửa muối sau thu hoạch, cơ giới hóa trong sản
xuất. Thay đổi thói quen tập quán canh tác lạc hậu
của diêm dân. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn diêm dân
theo lối canh tác mới năng suất hơn, chất lượng
hơn. Học học tập kinh nghiệm các nước có ngành
sản xuất muối lớn: Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Tây
Ban Nha,...
- Giả i phá p khắ c phụ c tá c độ ng tiêu cự c củ a
điề u kiệ n thờ i tiế t khí hậ u
Đặc trưng của nền sản xuất muối nước ta vẫn
chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như: mưa,
nắng, gió và độ ẩm,... Do đó sản lượng hằng năm
thường không ổn định. Để khắc phục hiện tượng
thời tiết xấu xảy ra cần xây dựng hồ chứa nước
biển, hồ chứa nước chạt (dự phòng vào mùa mưa
lũ). Sử dụng công nghệ tiên tiến như phủ bạt che
mưa, xây dựng kiên cố hóa hệ thống thủy lợi. Đầu
tư, sửa chữa làm mới hệ thống ô nề, thống, chạt,
sân phơi. Phối hợp với Đài khí tượng thủy văn để
cập nhật dự báo thời tiết thường xuyên cho những
vùng sản xuất muối. Hạn chế tối đa việc thời tiết xấu
xảy ra làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng
sản phẩm.
4.5. Giải pháp cho Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa
4.5.1. Giải pháp nguồn nhân lực
Đối với nguồn nhân lực marketing, Công ty cần
có chính sách thích hợp nhằm thu hút nguồn nhân
lực bên ngoài như: chế độ đãi ngộ, đánh giá khen
thưởng người lao động, hình thức trả lương hợp
lý, duy trì được nhân viên giỏi, kích thích động viên
tinh thần nhân viên. Phát triển các hình thức thưởng
và phúc lợi đối với người lao động. Đồng thời có
hình thức đãi ngộ vật chất, tinh thần có tác động đến
động cơ làm tăng năng suất hiệu quả công việc. Bố
trí và phân công lao động hợp lý tại các phòng ban
“đúng người đúng việc”, tránh hiện tượng một người
đảm nhiệm quá nhiều lĩnh vực không đúng trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
nghề muối. Công ty nên hợp tác với các cơ sở giáo
dục đào tạo về kỹ sư ngành muối nhằm tạo nguồn
nhân lực phục vụ phòng nghiên cứu và phát triển.
Tuỳ thuộc vào tài chính Công ty để có hình thức
tuyển dụng thích hợp: cử người đi học hoặc tuyển
người trực tiếp. Hiện nay việc tuyển dụng trực tiếp
rất khó khăn khi nguồn nhân lực có trình độ nghề
muối rất khan hiếm, nếu có thì nguồn nhân lực đều
ở độ tuổi trên 40 tuổi. Vì vậy Công ty nên cử người
đi học, người lao động vừa được cung cấp kiến
thức vừa có điều kiện tiếp xúc với máy móc, thiết bị
nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
4.5.2. Giải pháp thâm nhập thị trường
Để nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường
hiện tại Công ty cần xem các yếu tố: giá cả, chất
lượng, vệ sinh an toàn, mẫu mã. Công ty cần đẩy
mạnh hoạt động marketing trên thị trường hiện tại.
Tăng cường tiếp cận các kênh bán hàng khác nhau
như: hệ thống siêu thị, đại lý, chợ, internet,... Đặc
biệt cần quan tâm các vấn đề như: hoa hồng, chiết
khấu, khuyến mãi nhằm tăng cường mối quan hệ
giữa Công ty với khách hàng. Xây dựng đội ngũ
nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, hiểu rõ về thông
tin sản phẩm, có thái độ phục vụ: vui vẻ, niềm nở và
tận tình với khách hàng. Bên cạnh đó, tăng cường
quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền
thông như: báo, đài địa phương, xây dựng hình ảnh
thương hiệu Công ty để lại ấn tượng sâu sắc với
người tiêu dùng khi dùng sản phẩm muối của Công
ty Cổ phần Muối Khánh Hòa.
4.5.3. Giải pháp thu hẹp bớt hoạt động
Hiện nay nguồn nhân lực Công ty khá đông so
với nhu cầu cần thiết. Vì vậy Công ty cần có những
chính sách thích hợp cho người lao động muốn
nghỉ hưu trước tuổi, lao động gần đến tuổi nghỉ
hưu và lao động không đảm bảo yêu cầu về sức
khỏe. Bên cạnh đó, một số máy móc thiết bị muối
chế biến quá lạc hậu, Công ty cần thanh lý các loại
tài sản này.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sử dụng kết quả phân tích ma trận SWOT
nghiên cứu đưa ra bốn chiến lược thích hợp cho
doanh nghiệp đến năm 2020: chiến lược thâm nhập
thị trường hiện tại, chiến lược nhân sự, chiến lược
liên doanh và chiến lược thu hẹp bớt hoạt động.
Trong đó, có hai chiến lược dự phòng: chiến lược
phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản
phẩm mới.
Bên cạnh kết quả đạt được, nghiên cứu vẫn
còn một số hạn chế nhất định. Đó là sự giới hạn về
khả năng, kinh nghiệm cũng như thời gian cho phép
thực hiện. Ngành dịch vụ cảng mới chính thức đi
vào hoạt động nhưng năm gần đây, số liệu cung cấp
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 119
còn hạn chế. Nếu đề tài nghiên cứu thêm ngành
dịch vụ cảng thì kết quả sẽ tốt hơn nhiều.
2. Kiến nghị
Chính sách về khoa học công nghệ: Các Trung
tâm và Sở Khoa học Công nghệ cần giúp đỡ doanh
nghiệp đưa công nghệ hiện đại vào việc sản xuất
kinh doanh như: sản xuất trên các vật liệu bê tông
hay nhựa thay vì nền đất, sử dụng các công nghệ
rửa muối sau khi thu hoạch.
Chính sách tín dụng: Nhà nước cần có chính
sách cho vay vốn với mức lãi suất thích hợp nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh
muối có cơ hội đầu tư vào máy móc kỹ thuật, mở
rộng quy mô sản xuất để đến năm 2020 nước ta
không phải nhập khẩu muối công nghiệp.
Công tác quy hoạch: Nhà nước cần tạo quỹ đất
ổn định để phát triển ngành muối theo hướng công
nghiệp và hiện đại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển đầu tư lâu
dài cho các ruộng muối, nhằm cung ra thị trường
một sản lượng muối lớn, đáp ứng nhu cầu trong
nước và hướng tới xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa.
2. Vương Vĩnh Hiệp, 2008. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho mặt hàng thú ý thủy sản của Công ty TNHH Long Sinh đến
năm 2012. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nha Trang.
3. Đoàn Thị Hồng Vân, 2010. Quản trị chiến lược. NXB Thống kê.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Cục Chế biến, Thương mại Nông-Lâm-Thủy sản và Nghề muối, 2009. Kỹ thuật
sản xuất, chế biến muối. Tài liệu ngành muối. Hà Nội.
5. Số124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chien_luoc_cong_ty_co_phan_muoi_khanh_hoa_den_nam_2020.pdf