Bón lót : Bón lót toàn bộ lượng phân chuống (hoặc phân hữu cơ vi sinh) với toàn bộ phân lân, đôi khi bón thêm 1/3 lượng đạm urê. Ở những lô ruộng to, gieo hạt bằng máy, lượng phân trên sau khi trộn đều được rắc đều trên mặt đất, dùng bừa đĩa vùi phân trước lần bừa san bằng mặt ruộng. Thông thường áp dụng bón lót vào rãnh hoặc hốc và lấp đất trước khi gieo hạt hoặc đặt bầu.
- Bón thúc :
+ Bón thúc lần 1 khi ngô có 3-4 lá thật (10-15 ngày sau gieo) với 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali. Rễ đốt giai đoạn này chưa phát triển mạnh và không có tính hướng phân, do đó để rễ tiếp xúc được phân nhanh nên rạch một rãnh nông 5 cm cách gốc hàng ngô 5 cm, rắc phân rồi lấp đất lại.
+ Bón thúc lần 2 khi ngô có 9-10 lá (sau gieo 35-40 ngày), bón nốt 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali. Thời điểm này hệ thống rễ đã phát triển rất mạnh, bao phủ hết khu vực quanh gốc, do vậy không cần rạch rãnh mà rải đều phân theo hàng cách gốc 5 cm trên mặt đất rồi kết hợp vun cao lấp phân.
- Bón thúc bằng cách tưới nước :
Bón thúc cho ngô còn được thực hiện theo phương pháp tưới. Tiến hành hòa nước phân hữu cơ (nước phân chuồng, phân bắc, nước giải) hoặc phân vô cơ vào nước và tưới cho ngô. Ở những nơi trồng ngô đông trên đất ướt thường áp dụng phương pháp này.
3.6. Phòng trừ sâu bệnh
Đối với ngô trồng luân canh với lúa thường gặp các loại sâu bệnh sau:
- Sâuxám: Vệ sinh đồng ruộng, đất vừa khô là cày bừa ngay, gieo đúng thời vụ, gieo tập trung, khi mới xuất hiện có thể bắt bằng tay hoặc bẫy bả diệt ngài sâu xám. Thuốc hoá học để diệt: Factact 50WP, Sumithion 75 WP
- Sâu đục thân, đục bắp ngô: Đểphòng chống sâu đục thân cần gieo đúng thời vụ, xử lý đất hoặc đốt thân lá ngô của vụ trước, diệt sạch cỏ dại có thể phun phòng trừ sâu đục thân bằng cách rắc Furadan hoặc Basudin bột, Regent bột vào ngọn.
- Rệp cờ: Vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại; trồng đúng mật độ, dùng thuốc hoá học như Regent 800 WP pha tỷ lệ 0,1-0,2%.
11 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3272 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ tưới cho ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chế độ tưới cho ngô
Theo nhu cầu sinh lý nước của cây ngô, ngô cần ít
nước ở thời kỳ sinh
trưởng đầu và cần rất nhiều nước khi bắt đầu phân
hoá cờ cho đến khi chín sữa.
Nhưng nhìn chung, qua từng thời kỳ sinh trưởng,
đảm bảo được nhu cầu độ ẩm đất
thích hợp cho chúng thì có thể đạt được năng suất
cao.
- Độ ẩm đất thích hợp để ngô nảy mầm thường trên
65 % độ ẩm tối đa. Độ
ẩm thấp , ngô kéo dài thời gian nảy mầm, nhưng độ
ẩm cao, quá trình hô hấp của
hạt cũng ức chế quá trình nảy mầm.
+ Trong vụ Đông Xuân giữ độ ẩm 70 – 80 % thì chỉ
sau 6 ngày ngô đã mọc
100 %, độ ẩm 50 – 60 % là 9 ngày, độ ẩm 30 – 40 %
là 12 ngày mới mọc và thời
gian mọc kéo dài đến 15 ngày, độ ẩm 100 % sau 8
ngày ngô đã mọc nhưng sinh
trưởng của rễ mầm không khoẻ như ở độ ẩm 70 – 80
%.
+ Khi gieo ngô, đất cần đủ độ ẩm, nếu độ ẩm đất thấp
dưới 60 % thì cần phải
tưới trước khi gieo bằng phương pháp tưới mưa nhân
tạo hay tưới rãnh với khoảng
cách bằng khoảng cách giữa hai hàng ngô (0,6 - 0,8
m), rãnh tưới được bố trí theo
chiều dài của các hàng ngô để sau khi tưới nước thấm
đều vào đất thì có thể cày
rạch hàng gieo giữa các rãnh tưới. Trường hợp gieo
bằng máy thì sau khi tưới nên
bừa lại rồi mới gieo hạt.
+ Lượng nước tưới trước khi gieo thay đổi từ 250 -
350 m3/ha tuỳ theo tính
chất đất để độ ẩm đất đạt đến 90 – 100 % độ ẩm tối
đa.
- Từ khi mọc đến 3 - 4 lá: ngô có khả năng chịu hạn.
Nếu ở thời gian này đất
có độ ẩm thấp, rễ ngô phát triển xuống sâu hơn, thuận
lợi cho sự dinh dưỡng về sau.
Hơn nữa đối với vụ Đông Xuân, nhiệt độ không khí
còn thấp, ánh sáng ít, khả năng
sinh trưởng và tích luỹ chất khô còn chậm, nhu cầu
nước của cây ngô còn thấp, do
đó không cần phải tưới. Trường hợp hạn kéo dài,
trong suốt thời kỳ này không mưa
và trước khi gieo độ ẩm đất trên dưới 65 % thì nên
tưới vào lúc 3 lá để đảm bảo cho
quá trình sinh trưởng dinh dưỡng được bình thường.
Lượng nước tưới có thể từ 300
– 400 m3/ha để độ ẩm đất đạt 90–100%.
- Thời kỳ 3 - 4 lá đến 7 - 8 lá: ngô bắt đầu sinh trưởng
mạnh hơn. Độ ẩm đất
thích hợp 70 – 80 %, độ ẩm đất ở thời kỳ này có ảnh
hưởng lớn đến sinh trưởng của
ngô về sau. Khi độ ẩm đất 50 – 60 % giảm năng suất
ít hơn độ ẩm 30 – 40 % hay 90
– 100 %. Điều đó chứng tỏ rằng trong thời kỳ này cây
ngô chịu hạn giỏi hơn chịu
úng. Nhưng không có nghĩa là không cần nước, mà
phải đảm bảo độ ẩm 70 – 80 %
ngô mới phát triển bình thường.
- Thời kỳ 7-8 lá đến 13 - 14 lá: nhu cầu nước và sinh
trưởng của ngô tăng
dần. Đây là thời kỳ đầu của quá trình phát dục, thời
kỳ phân hoá cờ của ngô và cũng
là thời kỳ cần cung cấp đầy đủ nước, dinh dưỡng để
ngô tăng trưởng về số lượng,
tạo điều kiện cho trổ cờ và phun râu tốt về sau. Trong
thời kỳ này ngô dùng khoảng
20 % tổng lượng nước cần trong suốt quá trình sinh
trưởng và lượng cần trung bình
hàng ngày khoảng 35 – 38 m3/ha. Độ ẩm 70 - 80 %
vẫn là giới hạn thích hợp nhất
cho ngô ở thời kỳ này. Nếu độ ẩm giảm xuống 50 –
60 % hoặc giữ ở mức chứa ẩm
tối đa 100 % thì sẽ gây tác hại lớn đến khả năng phát
triển diện tích lá, tích luỹ chất
khô và năng suất cuối cùng.
- Từ khi ngô 13, 14 lá đến trổ cờ phun râu: đây là
thời kỳ khủng hoảng nước
của cây, lượng nước trong thời kỳ này chiếm hơn 60
% tổng lượng nước cần trong
suốt quá trình sinh trưởng của nó. Tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây cũng rất nhanh,
trung bình 5-6cm ngày và lượng chất khô tích luỹ
khoảng 3 - 3,5 tạ/ha/ngày. Lượng
nước cần trung bình hàng ngày cao nhất 65 – 70
m3/ha/ngày. Độ ẩm thích hợp từ
80 – 85 %. Thiếu nước trong thời kỳ này làm giảm
năng suất nhiều hơn so với các
thời kỳ trước. Đủ nước trong thời kỳ này có tác dụng
tốt đến quá trình hình thành
các cơ quan sinh sản, rút ngắn thời gian từ trổ cờ đến
phun râu, làm cho quá trình
thụ phấn thụ tinh được thuận lợi, bắp ngô nhiều hạt
và ít bị hiện tượng “đuôi chuột”.
Mặt khác, đây cũng là thời kỳ tích luỹ chất khô lớn
nhất của cây ngô và có ý nghĩa
quyết định đến hàm lượng các chất dinh dưỡng được
tích luỹ vào hạt ở thời kỳ sau.
- Từ lúc ngô thâm râu đến chín: nhu cầu nước của
ngô giảm dần. Tuy nhiên,
đất thiếu độ ẩm thì ảnh hưởng lớn đến quá trình vận
chuyển các chất dự trữ vào hạt
dẫn đến năng suất kinh tế thấp, tuy năng suất sinh vật
học có thể lớn. Ngược lại nếu
quá thừa độ ẩm, đất bảo hoà nước hay ngập nước thì
quá trình hô hấp của cây ngô
tăng lên rất mạnh nhưng quá trình quang hợp và vận
chuyển vật chất vào bắp, hạt bị
đình trệ, lá xanh trên cây héo nhanh chóng, cây ngô
sớm bị chết và giảm năng suất
nghiêm khối. Trong trường hợp đất thiếu độ ẩm thì
năng suất ngô bị giảm ít hơn so
với bị ngập. Giữ độ ẩm đất 50 – 60 % ở thời kỳ này
làm giảm 9 % năng suất so với
độ ẩm đất 70 – 80 %.
Tóm lại, trong suốt quá trình sinh trưởng, cây ngô
yêu cầu độ ẩm đất thích
nằm trong giới hạn 70 – 85 %, thấp hoặc cao hơn giới
hạn đó đều không thuận lợi
cho dinh dưỡng, sinh trưởng của ngô.
Ở khu vực Miền Trung, vào đầu vụ Đông Xuân từ
tháng 12 đến tháng 3,
lượng mưa tương đối lớn, từ 200 – 400 mm và mỗi
tháng mưa chừng 10 - 13 ngày
trong khi đó lượng bốc hơi chỉ từ 30 – 50 mm/tháng
và độ ẩm không khí cao, chỉ số
hạn < 1 hoặc xấp xỉ bằng 1. Do đó đất đủ ẩm không
cần phải tưới cho ngô. Nhưng
sang tháng 4, 5, 6 những đợt gió Lào dần dần xuất
hiện đem theo thời tiết khô nóng,
có những đợt gió Lào kéo dài 15 ngày đêm, độ ẩm
không khí giảm xuống dưới 50
% và nhiệt độ không khí lên trên 35 0C. Trong thời
gian này, hàng năm có 20 - 50
ngày khô nóng, có gió Lào. Vì vậy, lượng nước bốc
hơi rất lớn, trung bình 80 - 160
mm/tháng nhất là trong tháng 6, 7. Lượng mưa trong
thời gian này 5- - 150
mm/tháng nhưng phân bố không đều, thường là mưa
rào và mỗi tháng có thể có từ
1 - 2 trận mưa. Ngô bị hạn đất và hạn không khí
nghiêm khối ở thời kỳ trổ cờ, phun
râu, chín sữa. Tưới nước cho ngô trong lúc này có ý
nghĩa rất lớn, tạo điều kiện để
giảm nhiệt độ, nâng cao độ ẩm không khí, làm giảm
được nhu cầu bốc hơi mặt lá,
đủ nước cho cây để tiến hành các hoạt động sinh lý
bình thường, vận chuyển, tích
luỹ chất dinh dưỡng vào hạt. Điều quan khối nhất là
tưới nước để duy trì sự phát
triển của cơ quan sinh sản, hạt phấn đủ sức sống, bắp
ngô có thể phun râu và quá
trình thụ phấn thụ tinh được thuận lợi (hạt phấn chỉ
có thể nảy mầm tốt khi chứa
hơn 60 % nước và nhiệt độ không khí < 35 0C, ẩm độ
không khí trên 60 %).
Trong điều kiện khí hậu miền Trung, tưới nước cho
ngô lúc trổ cờ 10 - 15
ngày có tác dụng giúp cờ trổ đều, thời gian chênh
lệch giữa trổ cờ và phun râu ngắn
lại, giúp cho quá trình thụ tinh được dễ dàng và bắp
ngô nhiều hạt. Tưới nước lúc
chín sữa làm tăng khả năng tích luỹ đường bột vào
hạt, cây ngô kéo dài sinh trưởng,
khối lượng hạt và khối lượng bắp đều tăng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chế độ tưới cho ngô.pdf