1. Ý nghĩa của công tác kiểm tra kế toán :
Kiểm tra kế toán nhằm bảo đảm cho công tác kế toán trong tổ chức TCCĐ được thực hiện đúng như các chính sách và thủ tục đã ban hành
Các thông tin do kế toán cung cấp được kịp thời , đầy đủ và có độ tin cậy cao.
2. Nội dung kiểm tra :
Kiểm tra việc tính toán, ghi chép , phản ảnh trên các chứng từ kế toán, tính hợp pháp của chứng từ.
Kiểm tra việc ghi sổ kế toán, sổ thành viên, các thẻ vốn của cán bộ ghi sổ cấp nhóm.
Kiểm tra các báo cáo kế toán.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế độ kế toán dành cho các Câu Lạc Bộ có hoạt động tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000
Tổng tài sản
6.000.000
Tổng nguồn vốn
6.000.000
Ví dụ 3:
Ngày 8/4 CLB tiếp nhận vốn tài trợ từ nhà tài trợ CRD nhập quĩ tiền mặt số tiền là 30.000.000đ chuẩn bị cho thành viên vay vốn. Lúc này phương trình kế toán như sau :
Biểu 3 : Ngày 5/5/07
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
- Tiền mặt
- Vật liệu in ấn
35.945.000
55.000
- Cổ phần xác lập
- Quĩ vốn tài trợ
6.000.000
30.000.000
Tổng tài sản
36.000.000
Tổng nguồn vốn
36.000.000
Ví dụ 4 :
Ngày 10/4/07 Tiến hành họp kỳ 1 và cho thành viên vay vốn, CLB phát vốn cho vay hết 30.000.000 đ . Lúc này phương trình kế toán như sau :
Biểu 4 : Ngày 10/4/07:
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
- Tiền mặt
- Vật liệu in ấn
- Vốn cho vay
5.945.000
55.000
30.000.000
- Cổ phần xác lập
- Quĩ vốn tài trợ
6.000.000
30.000.000
Tổng tài sản
36.000.000
Tổng nguồn vốn
36.000.000
Ví dụ 5:
Khi phát vốn, CLB thu được một khoản thu nhập từ phí cho vay 1% là 30.000.000đ x 1% = 300.000đ. Chi phí trong kì hết toàn bộ khoản hiện vật (mua trước đó) là 55.000đ. Thu nhập lưu giữ ròng là : 300.000 - 55.000 = 245.000 đ.
Biểu 5 : Phương trình kế toán ngày 10/4/07 sau hạch toán thu phí và chi phí vật liệu in ấn
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
- Tiền mặt tại quĩ
- Vốn vay
6.245.000
30.000.000
- Cổ phần xác lập
- Quĩ vốn tài trợ
- Thu nhập ròng lưu giữ
6.000.000
30.000.000
245.000
Tổng tài sản
36.245.000
Tổng nguồn
36.245.000
Tóm lại, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tổ chức rất đa dạng, tuy nhiên chúng không làm thay đổi tính cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản trên phương trình kế toán
Phần 2
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
Những vấn đề chung về hệ thống tài khoản
Định nghĩa về tài khoản :
Tài khoản là một công cụ kế toán được sử dụng để phân loại và hệ thống hoá sự tăng giảm, số dư của mỗi loại tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí. Tài khoản được thiết lập cho từng yếu tố của quá trình hoạt động như tiền mặt, các khoản phải thu, và các khoản phải trả...
Cấu trúc của tài khoản kế toán
Cấu trúc của một tài khoản kế toán bao gồm : Tên tài khoản- số hiệu, cấu hình. Dạng đơn giản nhất để ghi chép việc tăng giảm, người ta sử dụng cấu hình tài khoản chữ T như sau :
Tên tài khoản - số hiệu TK
Nợ Có
“ Nợ ”, “ Có” là những thuật ngữ kế toán được qui ước ghi vào bên trái và bên phải của tài khoản.
Nợ được ghi bên trái của tài khoản
Có được ghi bên phải của tài khoản
Phân loại tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán dùng cho các Tổ chức Tài chính Cộng đồng được xây dựng theo hệ thống tài khoản do Ngân hàng nhà nước ban hành (kèm theo Quyết định số 435/1998/QĐ - NHNN2) và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước cho các Quĩ tín dụng nhân dân (áp dụng từ ngày 1 tháng 4 năm 1999).
Phân loại tài khoản dựa trên tính chất hoạt động:
Dựa theo tính chất hoạt động, các tài khoản được chia làm 9 loại . Từ loại 1 đến loại 8 gọi là các tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán thuộc loại 9:
Loại 1 : Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
Loại 2 : Hoạt động tín dụng
Loại 3 : Tài sản cố định và tài sản có khác
Loại 4 : Các khoản phải trả
Loại 5 : Hoạt động thanh toán (dùng cho cấp huyện)
Loại 6 : Vốn chủ sở hữu
loại 7 : Thu nhập
Loại 8 : Chi phí
Loại 9 : Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
Mối quan hệ giữa tài khoản với phương trình kế toán.
Ghi chép sự thay đổi của tài sản, công nợ phải trả và vốn của chủ sở hữu:
Trước hết ta cần nắm chắc phương trình kế toán :
Tài sản = Công nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu
Nhận xét :
- Tài sản nằm ở vế trái, do đó việc tăng lên được ghi vào “bên trái” của tài khoản chữ T.
- Công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu nằm ở bên phải của phương trình nên khi tăng lên sẽ được ghi vào “bên phải” (bên có) của tài khoản chữ T.
Cách ghi vào tài khoản giao dịch 1 ngày 3/4/2007 (số liệu ở ví dụ 1): Tài khoản tiền mặt thuộc tài sản khi tăng nên ghi bên Nợ 6.000.000, Tài khoản vốn cổ phẩn xác lập thuộc Vốn chủ sở hữu khi tăng ghi bên Có 6.000.000
Tiền mặt Vốn Cổ phần xác lập
(1) 6.000.000 6.000.000 (1)
Cách ghi vào tài khoản giao dịch 2 ngày 4/4/2007 (số liệu ở ví dụ 2 ): Tài khoản tiền mặt thuộc tài sản khi giảm ghi bên Có 55.000, tài khoản vật liệu in ấn thuộc tài sản khi tăng ghi bên Nợ 55.000
Tiền mặt Vật liệu in ấn Vốn cổ phần xác lập
(1) 6.000.000 55.000 (2) (2) 55.000 6.000.000 (1)
Cách ghi vào tài khoản giao dịch 3 ngày 8/4/2007 (số liệu ở ví dụ 3 ): Tài khoản tiền mặt thuộc tài sản khi tăng ghi bên Nợ 30.000.000, tài khoản vốn tài trợ thuộc công nợ phải trả khi tăng ghi bên Có 30.000.000
Tiền mặt Vật liệu in ấn Vốn cổ phần xác lập
(1) 6.000.000 55.000 (2) (2) 55.000 6.000.000 (1)
(3) 30.000.000
Vốn tài trợ
30.000.000 (3)
Cách ghi vào tài khoản giao dịch 4 ngày 10/4/2007 (số liệu ở ví dụ 4 ): Tài khoản tiền mặt thuộc tài sản khi giảm ghi bên Có 30.000.000, tài khoản Vốn cho vay thuộc tài sản khi tăng ghi bên Nợ 30.000.000
Tiền mặt Vật liệu in ấn Vốn cổ phần xác lập
(1) 6.000.000 55.000 (2) (2) 55.000 6.000.000 (1)
(3) 30.000.000 30.000.000 (4)
Vốn tài trợ Vốn cho vay
30.000.000 (3) (4) 30.000.000
Ghi chép sự hình thành, thay đổi thu nhập và chi phí
- Với hoạt động thu
Về nguyên tắc, các tài khoản phản ảnh thu nhập luôn luôn phát sinh “bên có” trừ trường hợp có sự thoái thu, điều chỉnh giảm... mới ghi “bên nợ”
Cơ sở của nguyên tắc này là thu nhập tăng làm tăng lợi nhuận ròng hay tăng nguồn vốn chủ sở hữu mà như trên đã nói, khi tăng nguồn vốn chủ sở hữu thì ghi bên Có của tài khoản. Bởi vậy khi thu nhập tăng được ghi bên có vào tài khoản phản ánh thu nhập.
5a) Cách ghi vào tài khoản giao dịch 5 ngày 10/4/2007 (số liệu ở ví dụ 5 ): Khi thu phí về tài khoản thu phí cho vay thuộc thu nhập khi tăng ghi bên Có 300.000 .Tài khoản tiền mặt thuộc tài sản khi tăng ghi bên Nợ 300.000
Tiền mặt Vật liệu in ấn Vốn cổ phần xác lập
(1) 6.000.000 55.000 (2) (2) 55.000 6.000.000 (1)
(3) 30.000.000 30.000.000 (4)
(5a) 300.000
Vốn tài trợ Vốn cho vay Thu phí tín dụng
30.000.000 (3) (4) 30.000.000 300.000 (5)
- Hoạt động động chi:
Về nguyên tắc, các tài khoản chi phí trong năm chỉ phát sinh “bên nợ” trừ trường hợp điều chỉnh giảm chi do chi phí không hợp lệ mới ghi “bên có”
Cơ sở của nó là chi phí tăng làm giảm thu nhập ròng cũng chính là giảm nguồn, tài khoản nguồn khi giảm ghi bên nợ, do đó khi chi phí tăng thì ghi bên nợ các tài khoản chi phí.
5b) Cách ghi vào tài khoản giao dịch 5 ngày 10/4/2007 (số liệu ở ví dụ 5 ): Khi tăng chi phí vật liệu in ấn ghi vào bên Nợ 55.000 đồng thời tài khoản vật liệu in ấn thuộc tài sản giảm do xuất ra sử dụng ghi vào bên Có 55.000
Tiền mặt Vật liệu in ấn Vốn cổ phần xác lập
(1) 6.000.000 55.000 (2) (2) 55.000 55.000 (5b) 6.000.000 (1)
(3) 30.000.000 30.000.000 (4)
(5a) 300.000
Vốn tài trợ Vốn cho vay Thu phí tín dụng
30.000.000 (3) (4) 30.000.000 300.000 (5)
Chi phí vật liệu in ấn
(5b) 55.000
Xác định số dư trên tài khoản
Số dư trên 1 tài khoản là phần chênh lệch giữa tổng số phát sinh bên nợ trừ đi tổng phát sinh bên có của tài khoản đó. Nếu tổng phát sinh bên nợ lớn hơn bên Có thì tài khoản đó có số dư Nợ, và nếu tổng phát sinh bên có lớn hơn bên nợ thì tài khoản đó có số dư Có.
Công thức chung cho các tài khoản :
Số dư cuối kì = Số dư đầu kì + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm
Với tài khoản tiền mặt ở ví dụ trên thì số dư cuối kì =36.300.000 – 30.055.000 = 6.245.000
TK Tiền mặt
36.300.000 30.055.000
6.245.000
Mối liên hệ giữa số dư và tính chất của các loại tài khoản
Với các loại tài khoản tài sản, số tăng được ghi bên Nợ, do đó những tài khoản này có số dư nằm bên Nợ và ngược lại công nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu khi tăng được ghi vào bên Có nên số dư của chúng nằm bên Có.
Tài khoản thu nhập và chi phí:
Đặc điểm của loại tài khoản này là cuối năm tài chính không có số dư (số dư =0)
Cuối kì kế toán, các tài khoản này được kết chuyển vào tài khoản thu nhập lưu giữ chưa phân bổ hay còn gọi là Kết quả kinh doanh. Phương pháp kết chuyển như sau
Chi phí Thu nhập lưu giữ Thu nhập
55.000 55.000 300.000 300.000
245.000
Kiểm tra tính cân đối của các tài khoản
Biểu 6 - Lập bảng cân đối thử cho câu lạc bộ tháng 4/2007
TT
Tên Tài khoản
Số tài khoản
Trong kì
Luỹ kế cuối kì
Nợ
Có
Nợ
Có
1
Tiền mặt
1011
36.300.000
30.055.000
6.245.000
2
Vốn vay
2111
30.000.000
30.000.000
3
Vốn tài trợ
4511
30.000.000
30.000.000
4
Vốn cổ phần xác lập
601.2
6.000.000
6.000.000
6
Thu phí
72
300.000
300.000
7
Chi phí vật liệu in ấn
8511
55.000
55.000
8
Tổng cộng
66.355.000
66.355.000
36.300.000
36.300.000
Nguyên tắc ghi chép vào các loại tài khoản
Khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trước hết kế toán cần xác định xem nghiệp vụ đó có ảnh hưởng tới loại tài sản và nguồn vốn nào, sau đó xác định làm tăng hay giảm tài sản, công nợ hoặc nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập hay chi phí. Dựa trên sự nhận biết tăng giảm đó để ta ghi “nợ” hoặc “có”.
Các tài khoản từ loại 1 đến loại 3 thuộc loại tài sản:
khi có phát sinh tăng ghi vào bên “nợ”,
khi có phát sinh giảm thì ghi bên “có”.
Các tài khoản loại 4 và 6 thuộc loại Công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu:
khi có phát sinh tăng thì ghi bên “có”,
khi có phát sinh giảm thì ghi bên “nợ”
Các tài khoản thuộc thu nhập:
khi có phát sinh tăng thì ghi “có”,
khi có điều chỉnh giảm thì ghi bên “nợ”.
Các tài khoản thuộc loại chi phí :
khi có phát sinh tăng thì ghi bên “nợ”,
khi có phát điều chỉnh giảm thì ghi bên “ có”
Trong mỗi lần ghi vào tài khoản, số tiền ghi “Nợ” vào tài khoản phải bằng số tiền ghi “Có” vào tài khoản khác. Điều này có nghĩa là khi ta ghi Nợ một tài khoản này (TK A) một số tiền (a) thì ta cũng đồng thời ghi “Có” ở tài khoản khác (TK B) một số tiền bằng chính số tiền (a) đã ghi bên nợ của tài khoản A. Việc ghi “Nợ” vào tài khoản này và ghi “Có” vào tài khoản kia gọi là ghi sổ kép
II- Hệ thống tài khoản áp dụng cho các Câu lạc bộ
1. Hệ thống tài khoản
Biểu 8 :
,
2- Diễn giải các tài khoản và cách hạch toán các tài khoản có liên quan tới Câu lạc bộ tại xã
Loại I : Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
Loại này phản ảnh số hiện có cũng như tình hình biến động của các khoản vốn có thể sử dụng, các khoản đầu tư của Tổ chức tín dụng, với các Tổ chức TCCĐ, đó là tiền mặt.
Tài khoản 101 - Tiền mặt bằng đồng Việt nam
Tài khoản này phản ảnh tình hình thu chi, tồn quĩ tiền mặt đồng Việt nam tại các Tổ chức Tài chính cộng đồng. Chúng ta sử dụng tài khoản cấp 3, số hiệu 1011, để hạch toán như sau:
Tiền mặt tại đơn vị - Số hiệu TK 1011:
Cách hạch toán như sau:
Bên nợ ghi : - Số tiền thu vào của Tổ chức
Bên có ghi : - Số tiền chi ra của Tổ chức
Số dư nợ : - Số dư tiền mặt hiện tại quĩ/két
Khi hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các qui định sau:
Khi nhập tiền mặt phải có giấy nộp tiền/phiếu thu. Khi xuất tiền phải có giấy Lĩnh tiền/ giấy đề nghị thanh toán hoặc đơn vay vốn kiêm cam kết trả nợ và phiếu chi. Tất cả các chứng từ trên phải thực sự hoàn thành và có kí duyệt của người có thẩm quyền.
Kế toán xác định tính chất của các giao dịch thể hiện trên chứng từ, nếu các định khoản có sẵn trên chứng từ (nếu chưa có thì kế toán tiến hành định khoản) để ghi vào sổ nhật kí thu hoặc chi.
Nếu là phiếu thu màu đỏ thì ghi bên nợ của tài khoản Tiền mặt trên sổ Nhật kí thu
Nếu là phiếu chi có màu xanh thì ghi bên có của tài khoản Tiền mặt trên sổ Nhật kí chi.
Trên sổ cái, Tài khoản Tiền mặt cũng được ghi tương tự:
Bên nợ ghi số tiền thu vào
Bên có ghi số tiền chi ra
Thủ quĩ mở sổ quĩ (theo đúng mẫu 07/ss) và ghi chép theo các khoản mục đã hướng dẫn .
Cuối ngày giao dịch kế toán và thủ quĩ đều phải tự cộng phần thu, phần chi trên sổ của mình và cân đối. Thủ quĩ phải đếm số tiền mặt trong két.
Kế toán hỏi thủ quĩ về số tiền, nếu thấy chênh lệch với sổ kế toán thì phải kiểm tra lại sổ kế toán. Nếu kiểm tra lại mà vẫn thấy chênh lệch thì phải xử lí ngay như sau:
Thủ Quĩ cộng lại sổ Quĩ và đối chiếu với sổ kế toán. Nếu vẫn chênh lệch thì
Soát lại số tiền trên từng chứng từ đã vào sổ
Nếu soát rồi vẫn thừa hoặc thiếu thì:
+ Trường hợp thu thừa so với chứng từ thì phải xuống ngay các cụm để đối chiếu, nếu tìm không ra thì kế toán lập 1 phiếu thu vào số tiền thừa và hạch toán vào khoản thu khác
+ Trường hợp thiếu tiền so với chứng từ thu, nếu kiểm tra các cụm không tìm ra thì thủ quĩ phải bỏ tiền ra đền bằng số tiền thiếu.
Tài khoản 131- Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác
Tài khoản này phản ảnh số tiền gửi của Tổ chức tín dụng gửi tại các Tổ chức tín dụng khác. Đây là tài khoản tổng hợp cấp 2 được mở ra để tổng hợp tất cả các loại tiền gửi của tổ chức tín dụng gửi tiền ở các tổ chức tín dụng khác được thể hiện ở các tài khoản tổng hợp cấp 3 là
Tài khoản tiền gửi không kì hạn - Số hiệu 1311 và
Tài khoản tiền gửi có kì hạn - Số hiệu 1312
Bên nợ ghi : - số tiền gửi vào của Tổ chức
Bên có ghi : - số tiền rút ra của Tổ chức
Số dư nợ : - Số dư tiền gửi hiện tại
Tài khoản tiền gửi có kì hạn tại các tổ chức tín dụng khác - Số hiệu 1312
Sử dụng 2 tiểu khoản để hạch toán tiền gửi có kì hạn ở 2 tổ chức khác nhau là Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Quĩ tín dụng nhân dân là:
Tiểu khoản Tiền gửi có kì hạn tại ngân hàng - 13129.1
Tiểu khoản Tiền gửicó kì hạn tại Quĩ tín dụng nhân dân - 13129.2
Loại 2 - Hoạt động tín dụng
Loại tài khoản này phản ảnh hoạt động tín dụng của các tổ chức Tài chính Cộng đồng. Sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản cho vay ngắn hạn - Số hiệu 211
Khi phát vốn và thu nợ, hạch toán như sau
Bên nợ : - Ghi các khoản vốn cho vay phát ra
Bên có : - Ghi các khoản thu gốc về
Dư nợ vốn : - Là khoản gốc hiện tại ở một thời điểm mà người vay chưa trả hết.
(Khoản gốc đó vẫn nằm trong thời hạn vay vốn). Nó bằng hiệu số của bên nợ và bên có của tài khoản)
Tài khoản dự phòng mất vốn – Số hiệu 219
Phản ánh việc lập dự phòng và xử lí các khoản nợ mà khách hàng không thể trả được trong thời hạn thuộc niên độ kế toán
Hạch toán như sau:
Bên nợ : - Ghi giá trị các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lí xóa nợ
Bên có : - Ghi giá trị dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí
Dư nợ vốn : - Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kì
Trên bảng cân đối tài sản, tài khoản Dự phòng các khoản nợ khó đòi/dự phòng mất vốn được đưa vào tài sản có với bút toán “âm”
Loại 3 - Tài sản cố định và tài sản khác
Tài sản cố đinh (Các câu lạc bộ xã chưa có nên không giới thiệu)
Tài sản khác
Tài khoản Tài sản khác - số hiệu 31
Tài sản khác trong Tổ chức TCCĐ ở đây bao gồm các công cụ lao động như két, máy tính tay, máy soi tiền, tủ giá đựng tài liệu, bàn ghế làm việc... và vật liệu in ấn chưa sử dụng đến như các loại thẻ vốn, sổ/thẻ tiết kiệm, báo cáo cụm, vật liệu sản xuất....
Tài khoản Công cụ lao động đang dùng - số hiệu 311
Tài khoản này được mở để theo dõi giá trị công cụ lao động đang dùng của tổ chức, cách hạch toán như sau :
Bên nợ : - Ghi giá trị công cụ lao động đã đưa vào sử dụng
Bên có : - Giá trị công cụ xuất khỏi tài sản của tổ chức
Dư nợ : - Phản ánh giá trị công cụ đang sử dụng còn lại ở thời điểm chốt sổ
Để theo dõi chi tiết các loại, kế toán cần mở sổ theo dõi chi tiết các loại công cụ cả về số lượng, giá trị của công cụ
Tài khoản Giá trị công cụ lao động đang sử dụng đã ghi vào chi phí - số hiệu 312
Những công cụ lao động có giá trị nhỏ, dưới 5.000.000đ, thường được đưa hết vào chi phí 1 lần và mở tài khoản theo dõi, số hiệu 312. Cách hạch toán:
Bên Có : - Ghi giá trị của công cụ lao động đưa ra sử dụng đã được phân bổ vào chi phí (phân bổ 1 lần 100% giá trị vào chi phí khi đưa ra sử dụng, ghi đối ứng với tài khoản chi phí)
Bên nợ : - Ghi giá trị của công cụ lao động đã xuất khỏi tài sản của đơn vị (đối ứng với TK 311)
Số dư có : - Phản ảnh giá trị công cụ lao động đang dùng đã phân bổ vào chi phí. Số dư của tài khoản này bằng số dư của tài khoản 311 nhưng ngược vế.
Ví dụ:
1) Tháng 11 năm 2007, Câu lạc bộ xuất tiền mặt mua 3 máy tính tay loại 12 chữ số trị giá 1.500.000đ và 10 máy tính nhỏ loại 8 chữ số trị giá 800.000đ. Mua một bàn làm viêc 500.000đ và 6 ghế, mỗi ghế gía 50.000đ. Tổng giá trị công cụ lao động đưa vào sử dụng là 3.100.000đ (1) .
Kế toán đã hạch toán vào các tài khoản như sau :
Tiền mặt - 1011 Chi mua sắm công cụ -864
1a) 3.100.000 1 b) 3.100.000
Công cụ lao động đang dùng - 311 Giá trị CCLĐ đang dùng đã đưa vào chi phí -312
1a) 3.100.000 1b) 3.100.000
2) Tới tháng 6 năm 2008, xuất tiền mặt mua thêm 2 máy tính loại 12 chữ số là 1.000.000đ (2) nhưng lại bị hỏng không dùng được 5 máy tính nhỏ loại ra khỏi tài sản của CLB trị giá 400.000(3) và 2 cái ghế mọt gẫy bị loại trị giá 100.000đ(4).
Lúc này các nghiệp vụ được hạch toán như sau:
Khi mua thêm 2 máy tính hết 1.000.000 trả bằng tiền mặt, làm giảm tiền mặt nên ghi vào bên có Tài khoản 1011 và ghi vào bên nợ của Tài khoản 864 là 1.000.000.
Số tài sản hỏng bị loại ra khỏi danh mục sử dụng = 400.000+100.000 = 500.000 được ghi giảm vào bên có TK 311, đồng thời ghi giảm bên nợ TK 312
Tiền mặt - 1011 Chi mua sắm công cụ - 864
1a) 3.100.000 1b) 3.100.000
2a) 1.000.000 2b) 1.000.000
CCLĐ đang sử dụng- 311 Giá trị CCLĐ đang sử dụng đã đưa vào CP - 312
1a) 3.100.000 1b) 3.100.000
2a) 1.000.000 2b) 1.000.000
2c) 400.000 2c) 400.000
2d) 100.000 2d)100.000
4.100.000 500.000 500.000 4.100.000
3.600.000 3.600.000
Như vậy ở thời điểm tháng 6/02, giá trị công cụ lao động đang dùng trong tổ chức là :
Số dư nợ công cụ lao động đang sử dụng = 4.100.000 - 500.000 = 3.600.000đ
và giá trị công cụ lao đông đang sử dụng đã đưa vào chi phí
Số dư có giá trị công cụ lao động đã dưa vào sửu dụng đã đưa vào chi phí = 3.600.000đ
Tài khoản vật liệu in ấn - số hiệu 313
Tài khoản này phản ảnh các vật liệu sử dụng của quĩ như các giấy tờ in, thẻ vốn/tiết kiệm, báo cáo... các phụ tùng thay thế...
Yêu cầu với kế toán :
Nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải phản ảnh theo giá trị thực tế hiện có
Mở sổ chi tiết vật liệu để theo dõi cả số lượng và giá trị của từng loại vật liệu.
Cuối hàng tháng phải kiểm kê, đối chiếu khớp đúng giữa sổ kho và sổ tài khoản chi tiết
Cách hạch toán :
Bên Nợ : - Ghi giá trị vật liệu nhập kho
Bên Có : - Ghi giá trị vật liệu xuất kho
Số Dư nợ : - Phản ảnh giá trị vật liệu tồn kho
Ví dụ : Tháng 8- 2007, Câu lạc bộ HV in ấn công cụ quản lí trị giá 3.800.000đ(1)
Tháng 9 xuất cho các cụm thẻ vốn trị giá 120.000đ( 2), biểu mẫu báo cáo hết 3.000đ (3). Lúc này hạch toán vào tài khoản như sau :
Vật liệu Chi phí in ấn Tiền mặt 1011
1) 3.800.000 2) 120.000 2) 120.000 3.800.000 (1)
3) 3.000 3) 3.000
như vậy trong tháng hai, vật liệu còn lại là = 3.800.000 - (120.000 +3.000) = 3.677.000
Để quản lí tốt vật liệu in ấn, kế toán phải mở sổ theo dõi chi cho từng cụm, Thủ kho cũng phải mở sổ theo dõi về số lượng và chủng loại cũng như đơn giá từng loại và tổng số tiền đã xuất
Tài khoản vật liệu sản xuất –Số hiệu TK 314
Có các tài khoản chi tiết như sau:
Tài khoản 3141 “ Giống vật nuôi cây trồng”
Phản ánh các vật liệu sử dụng ở CLB dành riêng cho hoạt động sản xuất vật nuôi cây trồng như con giống, hạt giống lúa, ngô, chè.
Tài khoản 3142 “ Vật liệu sản xuất khác”
Phản ánh các vật liệu sử dụng ở CLB dành riêng cho hoạt động sản xuất vật nuôi cây trồng ngoài Giống vật nuôi cây trồng kể trên như phân bón, thuốc trừ sâu,.....
Yêu cầu và cách hạch toán 2 loại TK trên tương tự như hạch toán vật liệu in ấn
Ví dụ:
1) Ngày 20/4 tháng 4 năm 2007 CLB HV mua 2000 cây con giống chè về nhập kho chuẩn bị cho ươm trồng. Trị giá của 2000 cây giống này là 1.800.000 đ.
2) Ngày 20 tháng 4 mua 20 kg phân bón trị giá 200.000đ nhập kho chuẩn bị trồng 2000 giống cây
3) Đến ngày 21 tháng 4 CLB cho huy động nhân giống. Các thành viên chuyên trách bộ phận trồng cây giống bao gồm 5 thành viên. Toàn bộ 2000 cây giống và 20kg phân bón này đã được đem trồng
Cách hạch toán như sau:
TK 1011”Tiền mặt” TK 3141 “Giống vật nuôi cây trồng”
1) 1.800.000 1) 1.800.000 3a) 1.800.000
2) 200.000
TK3142 “phân bón” TK 8931 “ CP vật liệu sản xuất trực tiếp”
2)200.000 3b ) 200.000 3a) 1.800.000
3b) 200.000
Tài khoản Giá trị sản phẩm dở dang - TK 315
Cuối tháng nếu mô hình sản xuất giống vật nuôi cây trồng chưa thể thu hoạch được và đem đi tiêu thụ thì chi phí phát sinh trong tháng liên quan đến hoạt động sản xuất sẽ được kết chuyển hết vào tài khoản này
Hạch toán vào tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Giá trị sản phẩm dở dang phát sinh trong kì
Bên Có: Kết chuyển tính trị giá vốn sản phẩm trong kì tiêu thụ
Dư Nợ: Giá trị spdd cuối kì
Ví dụ cuối tháng 4, kết chuyển chi phí sản xuất sang giá trị sản phẩm dở dang
TK 8931 “ CP vật liệu sản xuất trực tiếp” Giá trị sản phẩm dở dang
3a)1.800.000 2.000.000 (4) (4) 2.000.000
3b) 200.000
Loại 4 : Công nợ phải trả
Các tài khoản dưới đây được dùng để hạch toán các khoản công nợ phát sinh trong quá trình hoạt động mà tổ chức có trách nhiệm phải trả, đó là Tiết kiệm của thành viên, vay Quĩ Huyện hội hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài.
Vốn vay bên ngoài của các tổ chức tín dụng khác- số hiệu 414
Sử dụng tài khoản bổ sung 41489
Thông thường, các tổ chức TCCĐ chỉ giao dịch vay Quĩ Chi cục huyện thì chỉ cần mở tài khoản 41489 để hạch toán, nếu Tổ chức nào có vay từ bên ngoài thì mở 2 tiểu khoản :
Tài khoản Vốn vay Quĩ chi cục - Số hiệu 41489.1
Tài khoản vốn vay bên ngoài khác -Số hiệu 41489.2
Bên có : - ghi số vốn vay của Chi Cục / bên ngoài
Bên nợ : - ghi số vốn trả cho Chi Cục / bên ngoài.
Dư nợ có : phản ảnh số tiền mà tổ chức TCCĐ còn nợ Chi cục/bên ngoài.
Quĩ vốn tài trợ ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam – Số hiệu 451
Theo luật ngân sách Việt nam thì tất cả các nguồn vốn do các Tổ chức Quốc tế tài trợ cho các tổ chức khác nhau của Việt nam thực hiện các chương trình thì dù ở cấp nào cũng đều thuộc nguồn ngân sách nhà nước. Bởi vậy nguồn vốn này được xếp vào loại công nợ phải trả
- Tài khoản Vốn nhận trực tiếp từ các tổ chức Quốc tế - số hiệu 4511
- Vốn tài trợ khác Tài khoản 4519 – vốn tài trợ của chính quyền địa phương
Cách hạch toán
Bên có: - Ghi số vốn nhận tài trợ
Bên nợ: - Ghi số vốn tài trợ hoàn trả
Số dư Có: - Phản ánh số vốn tài trợ hiện tổ chức TCCĐ đang quản lí
Loại 6 : Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn do các thành viên góp cổ phần và vốn do tổ chức kiếm được thông qua dịch vụ tài chính. Nó thuộc quyền sở hữu của tổ chức. Dựa trên tính chất ổn định của vốn, người ta chia vốn chủ sở hữu làm 2 loại : vốn ổn định và vốn tạm thời.
Vốn ổn định bao gồm vốn tổ chức, nó được trích từ lợi nhuận ròng theo chính sách của tổ chức cho tới khi đạt được tỉ trọng ít nhất là10 – 20%/ tổng tài sản có.
Vốn tạm thời gồm :
Vốn cổ phần xác lập
Vốn hiện vật được cấp
Các quĩ : gồm Quĩ phát triển nghiệp vụ và Đào tạo, quĩ phúc lợi, quĩ khen thưởng.
Khi thực hiện phân bổ lợi nhuận ròng vào các tài khoản vốn và các quĩ, các tổ chức TCCĐ cần dựa trên các chỉ số an toàn tài chính ( Hệ số PEARLS) P: bảo vệ, E : Cấu trúc tài chính hiệu quả, A ; Chất lượng tài sản có, R : thu nhập và chi phí, L: thanh khoản, S : Chỉ số tăng trưởng
và tham khảo qui định của Bộ Tài chính Thông tư số 97/2000/TT-BTC ngày 12/10/00
để phân bổ thu nhập như sau :
Trong giai đoạn 2 -3 năm đầu, tổ chức hoạt động chưa có lãi hoặc lãi ít, tổng thu nhập ròng chưa đạt tỉ lệ 10% so với tài sản có thì toàn bộ thu nhập của tổ chức sau khi trừ đi chi phí được chuyển vào tài khoảnVốn tổ chức, chưa được trích để bất cứ loại quĩ nào.
Khi Vốn Tổ chức đã đạt tỉ lệ 10% so tổng tài sản có thì bắt đầu phân chia thu nhập tích luỹ ròng theo cơ cấu như sau:
Vốn tổ chức 60% - 50%
Quĩ phát triển nghiệp vụ và đào tạo được phân bổ 30 %- 40% .
Quĩ khen thưởng được phân bổ từ 3% - 5%
Quĩ phúc lợi được phân bổ từ 3% - 5%
Khi nào tỉ lệ vốn tổ chức so với tổng tài sản đạt trên 20% thì có thể thay đổi cơ cấu phân bổ, có thể chỉ cần đưa một tỉ lệ 40% - 30% thu nhập ròng vào Vốn tổ chức.
Hạch toán Nguồn chủ sở hữu
1) Tài khoản khoản Vốn tổ chức - số hiệu 6011
Bên có : - Ghi số vốn tổ chức được phân bổ từ lợi huận ròng
Bên nợ : - Ghi số vốn tổ chức bị giảm
Số dư có : - Giá trị vốn của tổ chức ở thời điểm cân đối.
Về mặt nguyên tắc, vốn tổ chức không được rút ra sử dụng, tuy nhiên trong thực tế có thể có (rất hạn hữu) những Tổ chức quá yếu kém, quản lí dư nợ kém, tình trạng nợ phải thu khó đòi rất nhiều thu không đủ bù đắp chi phí quản lí thì đương nhiên phải lấy từ vốn tổ chức để lập bù đắp mất vốn.
Tài khoản khoản Vốn cổ phần xác lập - số hiệu 6012
Cổ phần xác lập là khoản tiền mà tổ chức yêu cầu người tham gia phải đóng góp, nó đã được đại hội thành viên thông qua, nó ghi nhận người tham gia là thành viên của Tổ chức, có những trách nhiệm và được hưởng những quyền lợi nhất định
Cách hạch toán tài khoản này như sau :
Bên có : ghi số tiền cổ phần thành viên góp
Bên nợ : Ghi số tiền cổ phần thành viên rút ra
Số dư có : Thể hiện giá trị vốn cổ phần ở thời điểm cân đối
Tài khoản vốn hiện vật được cấp - số hiệu 6019
Vốn hiện vật là khoản giá trị hiện vật do cơ quan tài trợ mua sắm cho tổ chức và chuyển giá trị cho Tổ chức ghi nhận.
Cách hạch toán tài khoản này như sau :
Bên có : Ghi giá trị hiện vật được cấp
Bên nợ : Giá trị hiện vật đã đưa vào sử dụng, hoàn trả hoặc thu hồi
Số dư có : Thể hiện giá trị còn lại tại thời điểm cân đối
Hạch toán các quĩ của tổ chức
Các Quĩ của tổ chức - số hiệu 61
Sử dụng các tài khoản sau để hạch toán :
Tài khoản Quĩ phát triển & đào tạo - số hiệu 6121
Tài khoản Quĩ khen thưởng - số hiệu 6191
Tài khoản quĩ phúc lợi - số hiệu 6192
Cách hạch toán :
Bên có : - Ghi số tiền được phân bổ từ lợi nhuận ròng
Bên nợ : - Ghi số tiền quĩ đã sử dụng
Số dư có : - Giá trị còn lại của quĩ ở thời điểm cân đối.
Tài khoản trung gian: Thu nhập lưu giữ/ cộng dồn chưa phân bổ - số hiệu 69
Sử dụng tài khoản tổng hợp cấp 1 để hạch toán là
Tài khoản Thu nhập lưu giữ chưa phân bổ - 691
Đây là tài khoản trung gian để kết chuyển toàn bộ thu nhập và chi phí trong niên độ hoạt động. Sử dụng tài khoản này phải nghiêm túc thực hiện qui định phân bổ ngay khi kết thúc năm tài chính, nhất thiết không vì một lí do nào đó mà để lại sang năm sau.
Loại 7 : Thu nhập
Nguồn thu của Tổ chức TCCĐ
Thu nhập của Tổ chức tài chính cộng đồng dưới dạng CLB gồm có 2 nguồn :
Thu nhập từ hoạt động tài chính gồm :
Thu lãi cho vay
Thu phí dịch vụ tài chính
Đầu tư linh hoạt : lãi thu được từ tiền gửi tại Ngân hàng/Quĩ Tín dụng/Quĩ chi cục huyện (nếu có)
Đầu tư tài chính : mua trái phiếu...
Thu nhập ngoài vận hành
- Thu từ tài trợ cho các khoản đào tạo, quản lí hành chính, trang thiết bị
- Thu quà tặng bằng tiền từ khách tham quan
- Thu hoạt động sản xuất
- Thu bất thường khác ( nợ treo, bán tài sản thanh lí,)
Thu về hoạt động tín dụng - số hiệu 70
Trong kì kế toán, cách hạch toán tài khoản thu nhập như sau :
Bên có - Ghi số thu phát sinh trong năm
Bên nợ : - Ghi số thoái thu trong năm
- Kết chuyển vào tài khoản thu nhập lưu giữ ở cuối năm tài chính
Dư có : Số thu nhập trong năm chưa kết chuyển.
Cuối năm tài chính, toàn bộ số thu được kết chuyển vào tài khoản 691 nên số dư bằng 0
1) Nhóm các tài khoản chi tiết được sử dụng hạch toán các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính :
Tài khoản Thu lãi vốn ngắn hạn - số hiệu 7011
Tài khoản thu lãi tiền gửi - số hiệu 711
Có các tài khoản chi tiết sau:
- Thu lãi tiền gửi thanh toán (thu từ tài khoản của Tổ chức tại ngân hàng) - số hiệu 7111
- Thu lãi tiền gửi không kì hạn tại quĩ Huyện - số hiệu 7112
- Thu lãi tiền gửi có kì hạn tại Ngân hàng - số hiệu 7113
- Thu lãi tiền gửi có kì hạn tại Quĩ TDNN - số hiệu 7114.
Tài khoản Thu phí dịch vụ - số hiệu 72
2) Nhóm các tài khoản thu nhập ngoài vận hành:
Thu nhập ngoài vận hành là những khoản thu không phải do hoạt động tài chính đem lại mà do các nguồn khác như :
- Tài khoản thu nhập từ tài trợ quản lí phí - số hiệu 791
Tài trợ quản lí phí bằng tiền do cơ quan tài trợ cấp từng tháng, quí hoặc năm, thường là hàng tháng
- Tài khoản giá trị hiện vật tài trợ phân bổ - 792
Khi các hiện vật tài trợ như sổ sách chứng từ... xuất ra/cấp sử dụng trong kì là bao nhiêu thì quĩ hiện vật cũng phân bổ một lượng giá trị tương ứng vào sử dụng trong kì đó.
- Tài khoản thu nhập bán sản phẩm - 793
Tài khoản này được mở và sử dụng trong trường hợp câu lạc bộ có các dự án chung của tập thể. Khi giống vật nuôi cây trồng đủ lớn, trưởng thành, CLB có quyết định đem tiêu thụ số vật nuôi cây trồng trưởng thành này cho các cá nhân, tổ chức nào muốn mua và thanh toán bằng tiền mặt. Trị giá bán vật nuôi cây trồng trưởng thành dựa theo giá thị trường hiện hành
Kế toán hạch toán TK này như sau:
Ghi Có: - Doanh thu do bán vật nuôi cây trồng trưởng thành
Ghi Nợ: - Khoản giảm trừ doanh thu do sản phẩm hỏng bị trả lại
- Kết chuyển vào lãi lưu giữ chưa phân bổ cuối tháng
TK không có số dư do đã kết chuyển xác định kết quả hoạt động
Ví dụ:
Ngày 29 tháng 5 năm 2006, CLB quyết định bán 1.600 cây chè trưởng thành cho 10 thành viên trong CLB để các thành viên này tiếp tục đem lên đồi trồng đầu tư sau này thu hoạch làm chè đóng gói xuất ra các chợ nội tỉnh bán. CLB bán 1.600 cây này với giá là 2000đ/cây . Tổng thu về là 3.200.000 đ.
Hạch toán như sau:
TK “Tiền mặt” TK “ TN bán sản phẩm” TK “TN lưu giữ chưa phân bổ”
(5a) 3.200.000 (6) 3.200.000 3.200.000 (5a) 3.200.000(6)
- Tài khoản thu khác - 799
Các khoản thu khác như thu nợ khó đòi/nợ treo ( sau khi đã xoá nợ lại thu được ), thu bán tài sản đã hết khấu hao, bán giấy báo vụn của tổ chức, các khoản quà tặng từ khách tham quan, lệ phí tham quan...
Loại 8: Chi phí
Chi phí là một hoạt động quan trọng của tổ chức TCCĐ. Với hoạt động này, các tổ chức phải tuân theo các qui định sau đây :
Phải tuân thủ chính sách về chi phí của tổ chức về mức chi cũng như danh mục chi ví dụ như chi trả lãi tiền gửi, chi lương và thù lao, quản lí hành chính trực tiếp và chi phí liên quan, chi tài sản và dự phòng mất vốn...
Tất cả mọi khoản chi đều phải được trưởng ban điều hành đồng ý và kí duyệt .
Kế toán viết phiếu chi, người nhận tiền kí vào phiếu rồi thủ quĩ mới được xuất tiền.
Nếu kiểm tra phát hiện chi phí sai thì phải giải trình, giải trình không hợp lí thì phải xuất toán, cá nhân chi sai phải đền bồi hoàn cho quĩ.
Tài khoản Chi phí tài chính - số hiệu 80
Trong kì kế toán, cách hạch toán tài khoản chi phí như sau :
Nên nợ : - Ghi số chi phí phát sinh
Bên có : - Số giảm chi do ghi sai, ghi nhầm
- Kết chuyển vào tài khoản lưu giữ cuối năm
Dư nợ : Số chi phí trong năm chưa kết chuyển
Cuối năm tài chính, toàn bộ số chi phí được kết chuyển vào tài khoản 691 nên số dư bằng 0
Nhóm các tài khoản chi tiết được sử dụng để hạch toán chi phí tài chính :
Tài khoản chi trả lãi tiền vay bên ngoài - số hiệu 802
Có các tiểu khoản :
Tiểu khoản chi trả lãi tiền vay Chi cục - số hiệu 802.1
Tiểu khoản chi trả lãi tiền vay bên ngoài - số hiệu 802.2
Tài khoản chi phí hành chính – Số hiệu 84
Có các tiểu khoản sử dụng để hạch toán :
Tiểu khoản chi trả lương cấp xã - Số hiệu 841.1
Tiểu khoản chi trả thù lao cấp nhóm/câu lạc bộ - Số hiệu 841.2
Tài khoản chi quản lí hành chính và công cụ- số hiệu 85
Tài khoản Chi phí vật liệu in ấn, giấy bút sổ sách - số hiệu 8511
Khoản chi này được hiểu là mua các loại sổ sách quản lí hoạt động, kế toán hàng năm, sổ công tác cho nhân viên theo định mức, bút, thước, kéo dao.... bằng tiền mặt, được ghi vào bên nợ.
Tài khoản chi phí đánh máy, phôtô - số hiệu 8512
Tài khoản chi phí đi lại - số hiệu 852
Chi phí đi lại bao gồm xăng dầu, vé tầu xe hoặc giá trị thanh toán tương đương cho các nhân viên thi hành công vụ theo qui định của quĩ.
Tài khoản : Chi phí đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ- Số hiệu 853
Chi phí đào tạo nghiệp vụ hoặc qui chế quĩ cho các cán bộ xã, nhóm/cụm và thành viên theo qui định. Các khoá đào tạo có thể do quĩ huyện hoặc xã tổ chức, các cuộc giao ban hàng tháng, tham quan mô hình, cũng được coi là hoạt động đào tạo. Các khoản mục bao gồm chi tài liệu, nước uống, hội trường ( nếu phải thuê), ăn trưa, bồi dưỡng giảng viên theo chế độ qui định ...
Tài khoản chi phí thông tin liên lạc (điện thoại, điện tín, fax...)- SH 855
Các chứng từ thông tin liên lạc chỉ được thanh toán khi nó được sử dụng cho việc phục vụ các hoạt động của Quĩ. Dựa trên yêu cầu cụ thể của hoạt động, Ban điều hành phải xây dựng định mức
Tài khoản Các loại chi phí quản lí có liên quan - Số hiệu 859
Các hoạt động này là bao gồmchi hội nghị sơ tổng kết, chi kiểm tra, kiểm toán là những hoạt động có liên quan trực tiếp cần thiết được chi nhằm bảo đảm cho tổ chức đi đúng hướng và lành mạnh.
- Tài khoản chi phí hội nghị sơ tổng kết – 8593
Hàng năm , tuỳ theo tình hình cụ thể mà các quĩ tiến hành sơ kết 6 tháng và Tổng kết 1 năm vào tháng cuối năm. Hội nghị 6 tháng nên làm nội bộ, hội nghị hàng năm nên có sự tham gia của lãnh đạo địa phương và các ngành có liên quan. Việc chi phí cho hội nghi cũng phải tuân thủ chính sách của Tổ chức đã qui định. Các chi phí được coi như hợp lệ là: chi cho phát hành báo cáo, nước uống, hội trường, biểu dương khen thưởng, ăn trưa...
- Tài khoản chi phí kiểm toán/kiểm tra hoạt động quĩ - 8595
Được hạch toán khi có phát sinh các hoạt động trên
Tài khoản Chi phí về tài sản - số hiệu 86
Tài khoản chi phí khấu hao tài sản cố định - số hiệu 861
Có các tiểu khoản sau được sử dụng để hạch toán:
Tiểu khoản chi phí khấu hao Tài sản cố định - số hiệu 861.1
Tiểu khoản chi phí khấu hao mấy móc thiết bị - số hiệu 861.2
Tiểu khoản chi phí khấu hao phương tiện đi lại - số hiệu 861.3
Tài khoản Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa công cụ lao động - số hiệu 862
Tài khoản chi phí mua sắm công cụ lao động - số hiệu 864
Chi phí dự phòng 87
Tài khoản Chi phí dự phòng mất vốn - 8722
Khoản chi phí này được thực hiện theo hàng quí và xảy ra vào tháng cuối của quí.
Tài khoản chi phí khác – 89
Chi phí về hoạt động sản xuất - 893
- TK nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp - 8931
Tài khoản này phản ánh trị giá nguyên vật liệu đưa vào sản xuất và kết chuyển tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kì
- TK chi phí vốn sản phẩm tiêu thụ – 8932
Tài khoản này phản ánh trị gía vốn của số vật nuôi cây trồng trưởng thành đem đi tiêu thụ
Cách hạch toán như sau:
Ghi Nợ: Trị giá vốn vật nuôi cây trồng trưởng thành tiêu thụ
Ghi Có: Kết chuyển vào TN lưu giữ chưa phân bổ
TK này cuối tháng không có số dư
Ví dụ: Lấy ví dụ ngày 29/5/2007 :
Giá trị spdd - 315 CP vốn sp tiêu thụ - 8932 TN chưa phân bổ- 691
(4)2.000.000 2.000.000 (5b)
(5b) 2.000.000 2.000.000 (6) (6) 2.000.000
Tài khoản Chi phí bất thường - số hiệu 89
Chi phí bất thường là các khoản chi ngoài danh mục được chi như trên, nó rất ít khi sảy ra nhưng Ban Đại diện / Tổ chức cấp trên cần có chính sách ghi rõ các khoản chi bất thường có thể sảy để dễ dàng sử lí khi gặp phải và cũng là căn cứ để kiểm tra, xuất toán các khoản chi không được phép, trách sự lạm dụng.
Phần 3
HỆ THỐNG CHỨNG TỪ CỦA TỔ CHỨC CHÍNH CỘNG ĐỒNG
I - Những vấn đề chung về chứng từ
Định nghĩa:
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, là căn cứ để ghi sổ Điều 4 khoản 7, Luật kế toán năm 2003
và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động. Nó có ý nghĩa kinh tế và pháp lí quan trọng không chỉ đối với công tác kế toán mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chứng từ kế toán là nguồn thông tin ban đầu, nó được coi như nguồn nguyên liệu đầu vào để kế toán tạo lập nên những thông tin tổng hợp hoặc chi tiết theo các mục đích hoạt động nhằm phục vụ cho các đối tượng khác nhau.
Vì vậy mức độ tuân thủ chế độ chứng từ sẽ quyết định
trực tiếp chất lượng thông tin kế toán của tổ chức.
Nếu một tổ chức tuân thủ đầy đủ, đúng đắn chế độ chứng từ theo như các văn bản pháp qui thì chất lượng thông tin là đầy đủ, trung thực và đáng tin cây.
Ngược lại nếu không tuân thủ đầy đủ thì chất lượng thông tin vừa thiếu, yếu, không đáng tin và sẽ dẫn đến tổ chức đó không thể được coi là đơn vị hoạt động lành mạnh và minh bạch.
Cấu trúc bản chứng từ
Phần cơ bản
Tên chứng từ : thể hiện tính khái quát hóa của nghiệp vụ ví dụ như phiếu thu/chi...
Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân , hoặc một bộ phận thuộc tổ chức có liên quan đến nghiệp vụ. Đây là yếu tố rất quan trọng để xác định trách nhiệm vật chất với nghiệp vụ kinh tế
Ngày tháng và số thứ tự của chứng từ
Ghi tóm tắt nội dung của hoạt động kinh tế tài chính, cần sử dụng các tên , các khái niệm và danh mục đã qui định nhưng chú ý tính thông dụng và dễ hiểu.
Qui mô của nghiệp vụ về giá trị, số lượng...Thông thường qui mô này được ghi bằng số và cả bằng chữ. Trong các chứng từ thanh toán, qui định này là bắt buộc.
Chữ kí của những người chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ.
Về nguyên tắc phải có chữ kí của ít nhất là 2 người thuộc 2 bên tham gia vào việc thực hiện nghiệp vụ kinh tế, kèm theo chữ kí của người có thẩm quyền xét duyệt chứng từ. Với các tổ chức, nhất thiết phải có dấu của tổ chức.
Phần bổ sung
Phản ảnh mối quan hệ của nghiệp vụ trên chứng từ với các loại tài sản của tổ chức, các loại sổ sách... Trong chế độ kế toán kép thì có thể định khoản ngay trên chứng từ hoặc các yếu tố khác như định mức của nghiệp vụ, phương thức mua, bán, thanh toán...
Các chứng từ đã được lập đầy đủ các nội dung như trên, có đầy đủ chữ kí, hợp lệ... thì được gọi là chứng từ hoàn thành. Chỉ có chứng từ hoàn thành mới được coi là căn cứ để ghi vào các sổ.
3) Các nguyên tắc lập chứng từ kế toán
Chứng từ phải tiến hành lập ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chứng từ lập theo đúng mẫu của Tổ chức đã qui định. Các yếu tố của chứng từ phải được ghi đầy đủ, không bỏ trống. Các chứng từ có nhiều liên thì phải lồng một lần qua giấy than, viết bằng bút bi hoặc bút lâu phai. Chứng từ khi lập không tẩy xoá, sửa chữa, không viết bằng bút chì, bút mực đỏ.
Chứng từ phải có đầy đủ các chữ ký của người có liên quan.
Tất cả các chữ kí phải kí trực tiếp vào từng liên và không được phép kí qua giấy than
Khi sử dụng chứng từ để hạch toán, chúng ta cần phải tuân thủ nguyên tắc sau:
Khi phát sinh hoạt động thu thì phải thực hiện "Thu tiền trước, ghi sổ sau"
Khi phát sinh hoạt động chi thì phải thực hiện" Ghi sổ trước, chi tiền sau"
Khi ghi vào tài khoản thì phải thực hiện "Ghi nợ trước, ghi có sau"
Khi nhận được chứng từ kế toán, bộ phận kế toán thực hiện việc xử lý và luân chuyển chứng từ theo các bước sau:
Cách bảo quản, lưu giữ chứng từ
Tài liệu kế toán phải được bảo quản và lưu giữ đầy đủ, an toàn, phải lưu bản chính. Trong trường hợp cơ quan tài trợ yêu cầu chuyển bản chính cho họ thì Tổ chức phải lưu giữ bản sao, bản sao phải có chữ kí của người có thẩm quyền của cơ quan tài trợ và có đóng dấu ( nếu họ có)
Hàng tháng sau khi khoá sổ, kế toán soạn lại các chứng từ, xếp xắp phân loại theo thứ tự thời gian và tính chất giao dịch (thu, chi, chuyển khoản), lập bảng kê từng loại. Sau 1 năm, kể từ ngày khoá sổ, các chứng từ được đóng gói cất giữ vào kho lưu, lưu giữ. Thời gian lưu giữ là 5 năm với các loại tài liệu kế toán dùng cho điều hành, kể cả chứng từ kế toán không dùng để trực tiếp ghi sổ và lập báo cáo. Thời gian lưu giữ là 10 năm với những loại tài liệu kế toán, chứng từ dùng trực tiếp ghi sổ Điều 40, luật kế toán, năm 2003
.
Sau thời gian lưu giữ, nếu không có vấn đề gì thì lập hội đồng huỷ chứng từ, trước khi hủy cần lập biên bản hủy và lưu giữ lại biên bản.
II . Các loại chứng từ của Tổ chức
Các loại chứng từ được sử dụng trong Dự án
Phiếu thu tiền kì dùng cho các nhóm khi thu tiền.
Phiếu thu ( Mẫu Ngân hàng)
Phiếu chi ( Mẫu Ngân hàngBa
Bảng tính lãi trả cho tiền gửi tiết kiệm/cổ phần
Các chứng từ bổ trợ khác do Dự án thiết kế
1. Phiếu Phiếu thu tiền kì dùng cho các nhóm khi thu tiền.
Biểu: 01
Phiếu thu ( Mẫu Ngân hàng)
Mẫu số15/TC
Biểu 03:
Đơn vị ....................................... Số.........
PHIẾU THU
Ngày ....tháng...năm 200...
Số TK có :........................
Tên TK..............................
Họ và tên.............................................................................................
Địa chỉ................................................................................................
Số CMND .............................cấp ngày..../..../.....Nơi cấp.......................................................
Số tiền :..................................................................................................................................
Bằng chữ :..............................................................................................................................
Nội dung thu tiền :.................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Người nộp tiền Thủ Quĩ Kế toán Trưởng chi nhánh
Mẫu số16/TC
4. Phiếu chi ( Mẫu Ngân hàng)
Biểu 04:
Đơn vị ....................................... Số.........
PHIẾU CHI
Ngày ....tháng...năm 200...
Số TK Nợ :........................
Tên TK..............................
Họ và tên.............................................................................................
Địa chỉ................................................................................................
Số CMND .............................cấp ngày..../..../.....Nơi cấp.......................................................
Số tiền :..................................................................................................................................
Bằng chữ :..............................................................................................................................
Nội dung chi tiền :.................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Người nhận tiền Thủ Quĩ Kế toán Trưởng chi nhánh
5. Các chứng từ bổ trợ khác do Dự án thiết kế
Phần 4
HỆ THỐNG SỔ SÁCH VÀ CÁCH GHI CHÉP
Các loại sổ sách
TT
Loại sổ
Mã số
Quản lí
1
Sổ Tiết kiệm/thẻ Tiết kiệm
01/ss
Thành viên, kế toán
2
Thẻ vay vốn chung
02a/ss
Thành viên, CB PT nhóm
3
Sổ theo dõi hoạt động tài chính của từng TV
03/ss
Kế toán
4
Sổ nhật kí chung ( nhật ký chi - thu)
04a-04b/ss
Kế toán
5
Sổ Tổng hợp/sổ nhật kí chuyển khoản
04C/ss
Kế toán
6
Sổ Cái mở cho từng tài khoản
05/ss
Kế toán
7
Số Chi tiết mở cho các tài khoản chi tiết
06/ss
Kế toán
8
Sổ quĩ tiền mặt
07/ss
Kế toán
9
Sổ theo dõi vật liệu chi tiết
8/ss
Kế toán
10
Sổ theo dõi tài sản cố định
9/ss
Kế toán
11
Sổ lương
10/ss
Kế toán
Mẫu sổ và cách ghi chép
SỔ/THẺ TIẾT KIỆM THÀNH VIÊN – MẪU SỐ 01/SS
MS 01/ss
Biểu 01 : Lõi Sổ tiết kiệm
Kì
Ngày
Số CT
Cổ phần
Tiết kiệm Qui định
Gửi
Rút
Lãi
Dư
Kí
Biểu 02 : Thẻ tiết kiệm
MS01/ss
Câu lạc bộ:. Thẻ lưu theo dõi tiết kiệm
Họ và tên...................................số hiệu.............................nhóm.....cụm...........
Kì
Ngày
Số CT
Cổ phần
Tiết kiệm Qui định
Gửi
Rút
Lãi
Dư
THẺ THEO DÕI VỐN – MẪU SỐ 02 /SS
Biểu 03 : Ví dụ - Thẻ theo dõi vốn/sổ chi tiết khách hàng
Ví dụ :
Trả bình thừơng
Họ và tên Nguyễn thị Vinh
Sè hiÖu
04-11-06
Nhãm 3
Côm 1
MS 02a/ss
Mức vay lần trước
1.000.000
Tình trạng trả nợ
Đầy đủ đúng hạn
Lần vay thứ
2
Mức : 3. 000.000đ
Lãi: 300.000đ
Thời hạn vay: 12kì
Mục đích sử dụng vốn
Cải tạo
vườn
tạp
Ngày bắt đầu trả
10/10 /06
Trả hết
10/9/07
Kì
Ngày
Số CT
Trả gốc
Trả phí/lãi
Vay/D nợ
Lãi phải trả
Chậm gốc
Chậm lãI
Họp
Kí
PV
25/9/06
3.000.000
300.000
1
10/10/06
25
250.000
25.000
3.000.000
300.000
x
zoan
2
10/11
123
250.000
25.000
2.750.000
275.000
x
zoan
3
10/12
124
250.000
25.000
2.500.000
250.000
x
zoan
4
10/1/07
125
250.000
25.000
2.250.000
225.000
x
zoan
5
10/2
126
250.000
25.000
2.000.000
200.000
x
zoan
6
10/3
127
250.000
25.000
1.750.000
175.000
x
zoan
7
10/4
128
250.000
25.000
1.500.000
150.000
x
zoan
8
10/5
129
250.000
25.000
1.250.000
125.000
x
zoan
9
10/6
130
250.000
25.000
1.000.000
100.000
x
zoan
10
10/7
131
250.000
25.000
750.000
75.000
x
zoan
11
10/8
132
250.000
25.000
500.000
50.000
x
zoan
12
10/9/07
133
250.000
25.000
250.000
25.000
x
zoan
Tổng
3.000.000
300.000
0
0
Đã thanh toán xong
Ngày.thángnăm 2007
Kế toán xác nhận
SỔ THEO DÕI VỐN - TIẾT KIỆM CỦA CÂU LẠC BỘ
Biểu 04:Sổ theo dõi hoạt động tài chính của thành viên (mở cho từng thành viên)
Ngày
Số CT
Tiết kiệm
Vốn vay
Lãi tiết kiệm
Thu
Chi
Gửi
Rút
Lãi
Dư
Vay
Trả gốc
Dư nợ gốc
Chậm gốc
Lãi phải trả
Trả lãi
Dư nợ lãi
Chậm lãi
Cổ phần
4) SỔ NHẬT KÝ THU, CHI
Nhật kí chi
MS 04b/ss
Trang số ...
Ngày
CT
Gửi tiền
Phát vốn
Chi nhân sự
Chi quản lí
DIỄN GIẢI
Có tiền mặt
Vốn chung
Chi lơng
Chi thù lao
Chi phí
t vấn
Sổ bút, vpp
Đánh máy, photo
Đi lại
Đào tạo
Thông tin liên lạc
Hội nghị
Kiểm tra, kiểm toán
1011
1311
2111.1
841.1
841.2
846
8511
8512
852
853
855
8593
8595
Mang sang
Chi về tài sản
Chi khác
Sửa chữa
Mua sắm
Cp nvl
trực tiếp
Giá vốn sản phẩm tiêu thụ
Chi khác
862
864
8931
8933
899
5) SỔ TỔNG HỢP/ NHẬT KÝ CHUYỂN KHOẢN
Biểu 07: Nhật kí chuyển khoản
MS 04c/ss
Ví dụ ghi tính lãi tiết kiệm
Câu lạc bộ số 1
MS 04c/ss
Đơn vị........................
SỔ NHẬT KÍ CHUYỂN KHOẢN
Trang số
Ngày
Số chứng từ
Diễn giải
Số hiệu
TK
Số tiền
Nợ
Có
TK
ĐƯ
Nợ
Có
Mang sang
25/9/06
56
56
Trả lãi TKQĐ T9 cho TV cụm 1
801.1
4373
10,137.4
Nhập lãi TKQĐ cộng dồn cho TV cụm 1
4373
801.1
10,137.4
Cộng cuối trang
6) SỔ CÁI (MỞ CHO TỪNG TÀI KHOẢN)
MS 05/ss
Biểu 08:
Câu lạc bộ PN xã SỔ CÁI
Tên tài khoảnSố tài khoản..........
Ngày
Diễn giải
Số trang trên sổ NK
Tài khoản đối ứng
Phát sinh
Trong kì
Số Dư
Nợ
Có
7) SỔ CHI TIẾT (MỞ CHO CÁC TÀI KHOẢN CHI TIẾT)
Biểu số 09:
MS 06/ss
Câu lạc bộ xã SỔ CHI TIẾT
Tên tài khoảnSố tài khoản
Tên tiểu khoảnSố TK............
Ngày tháng
Tài khoản
đối ứng
Phát sinh trong kì
Số
Dư
Nợ
Có
Mang sang
...
Cộng cuối trang
8) SỔ QUĨ TIỀN MẶT
Biểu số 10:
Câu lạc bộ PN xã
MS 07/ss
Chi nhánh ..
SỔ QUĨ TIỀN MẶT
Ngày
Số chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Thu/Nợ
Chi/Có
Thu/Nợ
Chi/Có
Cân đối
Mang sang
......
Cộng cuối trang
Phần 5
HỆ THỐNG BÁO CÁO
Hệ thống báo cáo của Câu lạc bộ
TT
Tên báo cáo
Mẫu số
Kì hạn
Người làm
Nơi gửi
1
Bảng cân đối tài khoản
01/BCTC
Tháng
Kế toán xã
2
Báo cáo thu nhập/kết quả hoạt động
02/BCTC
Tháng
Kế toán xã
3
Bảng cân đối tài sản
03/BCTC
Tháng
Kế toán xã
4
Báo cáo hoạt động thành viên
04/BCTC
Tháng
Người phụ trách Nhóm/cum
5
Báo cáo hoạt động của tổ chứcB
05/BCTC
Tháng
Trưởng Ban điều hành
6
Báo cáo nợ chậm trả
06/BCTC
Tháng ( khi có trả chậm)
Người phụ trách Nhóm/cum
7
Báo cáo sử dụng các Quĩ của tổ chức
07/BCTC
Năm
Kế toán xã
8
Báo cáo phát vốn
08/BCTC
Tháng
Trưởng CN
9
Báo cơ chế lãi vay/gửi
09/BCTC
Qúi
Trưởng CN
10
Báo cáo kết quả thu nợ quá hạn
10/BCTC
Qúi
Kế toán xã
3. Các báo cáo và cách lập báo cáo
Cuối hàng tháng khi các số liệu trên sổ nhật kí đã được chuyển vào sổ cái, kế toán kiểm tra cẩn trọng và chốt các số dư trên sổ cái.
Từ số dư các tài khoản trên sổ cái, kế toán Lập Bảng cân đối tài khoản
Từ số dư trên sổ cái hoặc trên Bảng cân đối tài khoản, kế toán có thể lập các báo cáoThu nhập, bảng Cân đối tài sản
Từ sổ theo dõi hoạt động cụm, kế toán lập Báo cáo hoạt động tiết kiệm avf tín dụng của các cụm toàn chi nhánh.
Căn cứ vào báo cáo hoạt động cụm, báo cáo tài chính, các báo cáo chậm trả Trưởng ban điều hành lập báo cáo hoạt động của chi nhánh
(Mẫu báo cáo xem phần phụ lục)
Phần 6
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
I – Nhân viên Kế toán
Công tác kế toán của một tổ chức có thể coi như hoạt động sống của tổ chức. Bởi vậy nhân viên kế toán là người rất quan trọng trong tổ chức.
Là người chịu trách nhiệm mở sổ sách, lưu giữu chứng từ, lập báo cáo tài chính...
Là người đầu tiên nắm được toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của nó trong tổ chức bởi vậy kế toán trước hết phải là người tuyệt đối trung thực, và tận tâm với tổ chức
Họ cần có đủ trình độ văn hoá cần thiết, được đào tạo nghiệp vụ cẩn thận đạt tới trình độ tinh thông nghề nghiệp .
Có trách nhiệm trước bản thân và tổ chức về tổ chức công việc kế toán của tổ chức.
Là người bảo đảm cho hệ thống KT của TC vận hành theo đúng chính sách, thể lệ và các qui định của cơ quan chức năng cấp trên (Bộ phận chuyên môn của Tỉnh, Huyện Hội và các cơ quan chức năng của nhà nước).
Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc kế toán của tổ chức do đó hơn ai hết kế toán phải tuân thủ những nguyên tắc, những thủ tục quản lí tài chính do ngành chức năng cấp trên ban hành
II – Tổ chức kiểm tra kế toán
Ý nghĩa của công tác kiểm tra kế toán :
Kiểm tra kế toán nhằm bảo đảm cho công tác kế toán trong tổ chức TCCĐ được thực hiện đúng như các chính sách và thủ tục đã ban hành
Các thông tin do kế toán cung cấp được kịp thời , đầy đủ và có độ tin cậy cao.
Nội dung kiểm tra :
Kiểm tra việc tính toán, ghi chép , phản ảnh trên các chứng từ kế toán, tính hợp pháp của chứng từ...
Kiểm tra việc ghi sổ kế toán, sổ thành viên, các thẻ vốn của cán bộ ghi sổ cấp nhóm.
Kiểm tra các báo cáo kế toán.
Kiểm tra việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán.
Kiểm tra việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ kế toán.
Cách thức kiểm tra :
Kiểm tra ngay tại đơn vị làm việc thông qua việc xem xét lại các chứng từ, đối chiếu sổ sách giữa sổ nhật kí chứng từ với sổ cái và các sổ có liên quan.
Xuống các nhóm để kiểm tra việc ghi sổ thành viên và các thẻ vốn của các nhóm trưởng/cụm trưởng.
Người kiểm tra :
Bản thân kế toán và cán bộ giám sát của Xã, huyện hội và khi cần thiết có thể có sự giám sát từ bên ngoài theo yêu cầu của thành viên hoặc cơ quan cấp trên
Xem phụ lục kèm tài liệu này
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai12_che_do_ke_toan_cho_to_chuc_tccd_nga_3459.doc