2.5. Chuyên chở những số phận con người trong không gian, thời gian nghệ thuật ấy là
một giọng văn nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, lối diễn đạt mượt mà sâu lắng. Người đọc yêu
một con Phố Hoài với “Trăng gầy như nét vẽ. Mái cúi thấp để trời thêm cao. Ai đó ném
một tiếng ho khan vào tĩnh lặng”. Câu văn giàu nhịp điệu, giàu tính từ miêu tả góp phần
tạo nên màu sắc trữ tình cho truyện. “Lạnh lẽo và lộng lẫy, trăng lênh láng dát bạc đường
mòn, rừng, cây, thảm lá. Ánh trăng làm những vòm lá phong đỏ như lửa cháy dịu lại.
Chúng đang đợi gió để cùng lìa cành. Những chiếc mỏng mảnh trên mặt đất lại phập
phồng đợi gió bay lên.” [3, tr. 216]. Từ láy được sử dụng một cách tối đa tràn vào trong
câu văn khiến cho lời văn giàu tính tượng hình, tượng thanh: non nỏn, lai láng, lảnh lót,
lần chần, xẹo xọ, xơ xác, mỏng mảnh, mơn man Đọc truyện ngắn của chị, chúng ta nhớ
tới nhận xét tinh tế của Pauxtopxki: “Văn xuôi phải có cánh Mỗi người viết văn xuôi
thực sự phải hiểu biết thấu đáo thơ và họa” [5, tr. 142]. Văn và họa cùng hòa lẫn trong nét
bút khiến cho mỗi trang sách của chị tràn hương sắc và man mác chất thơ. “Rêu chảy từ
trên mái xuống tường, non nỏn đến dại lòng, thăm thẳm đến tê tái. Đôi cây hoa dại cheo
leo trên mái hoặc đánh đu nghịch ngợm trên tường, hồn nhiên toét miệng cười” [3, tr.
353]. Trong những câu chuyện dành cho trẻ em, giọng điệu thủ thỉ như những lời cổ tích
hiện đại dệt nên những giấc mơ thần tiên về vua lũ đồ chơi, đám cưới cỏ “Cổng vào
giăng hai hàng Lồng Đèn tròn căng mũm mĩm, đung đưa trên những dây hoa Tóc Tiên
rực rỡ màu nhung thắm. Bọ Ngựa cao kều mời khách nhấp sương giải khát. Cúc dại giới
thiệu chương trình, nhỏ nhắn, dịu dàng, áo trắng tinh khiết, giọng thanh tao ngọt tựa
đường phèn. Dàn nhạc bắt đầu. Dế chơi vĩ cầm. Gõ kiến chơi trống. Ve sầu đồng ca.
Khúc nhạc mùa hè vang lên. Phượng đồng loạt thắp lửa trong bóng tối” [3, tr. 72].Trí
tưởng tượng bay bổng và nét duyên trong một ngòi bút đằm sâu chất Huế đã làm gia tăng
chất trữ tình cho truyện của Quế Hương để rồi gấp trang sách lại, người đọc như còn
vương vấn một niềm nhớ, một nỗi buồn ấm áp, dịu ngọt trăn trở khôn nguôi.
3. KẾT LUẬN
Quế Hương từng quan niệm, viết văn giúp nhà văn bước ra khỏi “khung cửa hẹp”của
đời mình, để thấy “thế tục thẳm sâu hơn, cõi người lung linh bí ẩn hơn”. Và con đường
giúp chị bước ra khỏi khung cửa hẹp ấy để hòa vào tâm hồn độc giả chính là ngòi bút
trữ tình sâu lắng của mình. Cùng với những nhà văn nữ khác đương thời như Lê Minh
Khuê, Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyên Hương , Quế Hương đã làm đậm lên dòng mạch trữ tình trong văn xuôi Việt
Nam hiện đại, góp một tiếng nói làm cho bức tranh truyện ngắn thêm phần đa thanh, đa
dạng, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ nhiều chiều của người đọ
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất trữ tình trong truyện ngắn Quê hương - Nguyễn Thị Ngọc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(37)/2016: tr. 63-69
CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƯƠNG
NGUYỄN THỊ NGỌC GIANG
Trường THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình
Tóm tắt: Bài viết đi sâu tìm hiểu chất trữ tình - một trong những yếu tố cơ
bản làm nên “dư vị” khó quên, sự đằm thắm mà khắc khoải đặc biệt của
truyện ngắn Quế Hương. Truyện ngắn của nhà văn này khơi sâu vào những
khoảng lặng nội tâm con người; miêu tả những nhân vật luôn mang trong tim
mình tình yêu nặng trĩu; dựng lên một không gian nghệ thuật mộng mơ,
bảng lảng và u trầm rất Huế, với thời gian hoài niệm như chuyến đò tìm về
miền quá khứ in dấu bao kí ức đẹp đẽ tinh khôi. Quế Hương có một giọng
văn nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, lối diễn đạt mượt mà, sâu lắng, câu văn giàu
nhịp điệu, Giản dị mà sắc sảo, nồng ấm mà dịu mát, truyện ngắn của Quế
Hương là thế giới của sự hài hòa, hài hòa ngay cả trong đổ vỡ. Quế Hương
đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ, thâm trầm vào bản hòa ca của nhiều phong
cách truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
Từ khóa: chất trữ tình, truyện ngắn, Quế Hương
1. MỞ ĐẦU
Giao thoa thể loại là một thực tế tồn tại từ xưa đến nay trong đời sống văn chương. Đó
là hiện tượng các thể loại “gần” nhau, “nhìn sang” nhau, “hợp nhất vào nhau”, là sự
hút hương nhụy một cách độc đáo để tạo ra những hình thức thể loại mới, mà truyện
ngắn trữ tình chính là một ví dụ điển hình. Có thể nói, truyện ngắn trữ tình là kết tinh
của sự giao thoa giữa hai phương thức sáng tác thơ và văn xuôi. Nhà nghiên cứu người
Nga Kuranop cho rằng: “Trong nền văn học hôm nay, chúng ta chứng kiến sự xích lại
gần nhau giữa thơ và văn xuôi. Sự xích lại này làm cho văn xuôi chúng ta thêm nồng
ấm, run rẩy, nhiều chất hội họa, cô đọng hơn trong những ẩn dụ thấm vào từng câu,
từng đoạn.” [2, tr. 23]. Với người Việt Nam, trữ tình nói chung và thi ca nói riêng luôn
là một mạch nguồn thẳm sâu cắm rễ trong tâm thức Việt. Đó chính là cội nguồn của
chất trữ tình đằm thắm trong một bộ phận truyện ngắn của các nhà văn nữ giai đoạn sau
1975, tạo thành một dòng mạch sâu lắng và đầy xúc cảm.
Phải nói rằng, sự góp mặt của hàng loạt cây bút nữ trong dòng chảy của nền văn học Việt
Nam sau 1975 đã đem đến một không khí mới mẻ cho văn chương nước nhà. Những tên
tuổi Dạ Ngân, Đoàn Lê, Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân
Hà, Nguyên Hương, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra những ấn tượng sâu sắc với bạn đọc.
Truyện ngắn của các nhà văn ấy là những mảng màu đa sắc: hiện thực mặn chát, kì ảo
huyền hoặc, hài hước biếm họa nhưng tất cả vẫn gặp nhau ở mạch ngầm trữ tình da diết
như từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ giới thể hiện ra trên nhiều phương diện nội dung và
hình thức nghệ thuật. Và ngồn ngộn giữa bao tác phẩm của những nhà văn nữ ấy, truyện
ngắn Quế Hương hiện lên như một “bức tranh thiếu nữ áo lục” đằm thắm, dịu dàng mà
khắc khoải như một vệt tím tâm hồn tha thiết níu giữ trái tim người đọc.
64 NGUYỄN THỊ NGỌC GIANG
2. CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƯƠNG
Quế Hương là bút danh của Nguyễn Thị Thương. Từ cô nữ sinh Đồng Khánh đến cô
giáo dạy Việt văn trung học Thành Nội - Huế và nay là một nhà văn với hơn mười mấy
năm cầm bút, văn chương như một nghiệp dĩ ngấm vào tâm hồn chị. Để rồi, lúc vừa
buông viên phấn, ngọn bút của nhà văn Quế Hương lại nở hoa thành những trang văn
đằm thắm dịu dàng mà khắc khoải, da diết Văn của chị lôi cuốn người đọc bởi “nỗi
buồn ấm áp” được chưng cất nên từ bao điều bé mọn của cuộc sống thường ngày. Đó là
thứ văn như chắt ra từ sâu thẳm thương yêu. Có thể nói rằng, chất trữ tình trong truyện
ngắn Quế Hương không chỉ là một “dư vị” khó quên mà còn là dấu hiệu của một phong
cách nghệ thuật độc đáo.
2.1. Truyện ngắn của Quế Hương khá phong phú, đa dạng. Có những truyện như một lát
cắt của hiện thực đời sống nghiệt ngã với những vấn đề thời sự nhức nhối: căn bệnh thế
kỉ AIDS để lại nỗi đau trên thân phận đứa bé mà cái tên đã là một nỗi xót xa: Tội (Tiên
ngồi khóc); những mảnh đời lầm lụi của trẻ em đường phố (Tí bụi); áp lực học tập và sự
thiếu đồng cảm với trẻ thơ (Trốn tìm); là lối sống của thanh niên trong xã hội đương
thời (Một cuộc đua) Truyện của Quế Hương khi thì được khoác lên sắc màu cổ tích
với những bài học nhân sinh sâu sắc (Câu hát gọi tìm, Cội mai lưu lạc); khi thì lấp lánh
chất huyền hoặc, bảng lảng không khí cổ xưa (Bức tranh thiếu nữ áo lục, Tịnh tâm
viên) Nhưng dù viết về đề tài gì, mạch trữ tình vẫn bàng bạc thấm sâu trong từng con
chữ, trở thành một thứ sinh quyển của văn bản, làm cho mỗi truyện ngắn của Quế
Hương như “một nốt trầm xao xuyến”, rất giàu chất thơ.
Truyện ngắn Quế Hương không có những xung đột gai góc, kịch tính mà thường là
những khoảng lặng của nội tâm. Chị có tài làm cho da diết những điều tưởng chừng như
giản đơn, bé nhỏ chỉ chực tuột đi trong nhịp sống hối hả thường ngày. Đó là người phụ
nữ mảnh mai của những câu chuyện buồn tủi, xót xa mà cũng đầy mơ mộng; người phụ
nữ của những câu chuyện về thân phận bọt bèo, tuổi thơ bị ruồng bỏ, tình yêu như con
nước dịu dàng trôi chảy... Đó là tình thương của thằng Tí bụi với bà mẹ điên và bầy chó
làm cho tâm hồn nó lóng lánh những sắc màu đáng quý sau lớp bụi đời cáu bẩn (Tí bụi).
Là mảnh hồn trong trẻo như cánh cò trắng muốt của thằng Cọt mất mẹ, mất em trong
mùa nước lũ, dồn tất cả tình thương cho cò gà bé bỏng (Cò gà). Cảm tưởng như sự “lạ
hóa” không phải là yêu cầu tiên quyết trong văn Quế Hương. Đành rằng văn chương cần
cái mới, nhưng quan trọng hơn cả là sự cảm thông đồng điệu. Văn của chị thường trở đi
trở lại và lay động hồn người bởi những điều bé mọn. Ả ìa âu? là một tiếng nấc nghẹn
của đứa trẻ khi mất đi con chó - người bạn đồng hành của tuổi thơ. Đôi chân biết khóc
là sự rưng rưng trước cảnh ngộ của mẹ, của mình - những thân phận đàn bà với những
nhọc nhằn lam lũ. Ga xép là một khoảnh khắc bất chợt giữa hai tâm hồn: Con tàu đã lao
đi vào cái vòng xoáy bất tận của cuộc đời nhốn nháo, cái bóng liêu xiêu mảnh mai của
chị - người đàn bà xa lạ trong một gặp gỡ tình cờ trên một ga xép quạnh hiu - đã nhạt
nhòa, nhưng trong anh vẫn níu giữ trọn vẹn cảm giác về hạnh phúc vĩnh cửu, lặng lẽ
Chất thơ trong nhiều truyện ngắn của Quế Hương toát lên từ sự ứng xử của các nhân
vật. Họ đau đáu một tình yêu trong tim và lời yêu chỉ vỡ òa thành tiếng “Mưa ơi” khắc
CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƯƠNG 65
khoải khi người ta khóc thương cho một đời nằm xuống (Trần gian có mưa) hay chắt
đúc thành giọt yêu thương như chiếc lá hình giọt lệ chị Thời cặm cụi cắt tỉa một đời. Là
biển người mênh mông, thời gian như lớp bụi mờ, lão Tầm Xuân vẫn đau đáu đi tìm lại
nửa câu quan họ cắt đôi chia lìa ngày trước (Câu hát tìm nhau).
2.2. Nhân vật của Quế Hương luôn gánh trong tim mình một tình yêu nặng trĩu, đẹp mà
buồn. Không tràn dục tính, mãnh liệt và cuồng bạo như Đỗ Hoàng Diệu hay Nguyễn
Ngọc Tư, tình yêu trong văn chị nhẹ nhàng mà da diết như chính những nhân vật của
nó. Không chỉ là những người phụ nữ yêu lặng thầm (Chiếc lá hình giọt lệ, Phố Hoài),
“tình yêu non dại của chị âm ỉ như lò than nướng bánh tráng” [3, tr. 353], nhân vật của
Quế Hương còn là những người đàn ông nặng lòng với những khoảnh khắc yêu vụt qua
cuộc đời mình. “Chú gặp cô ấy chỉ một tuần cháu ạ Một tuần so với đời người quá
ngắn thế mà cả cuộc đời chú không thoát khỏi cái tuần ấy được. Dường như nó vắt kiệt
máu trong tim chú khiến chú không còn yêu ai được nữa” [3, tr. 116]. Truyện của chị
thường là những mối tình đơn phương không dám ngỏ lời, không chỉ của riêng tuổi trẻ,
mà của trọn kiếp người. Đó là những tơ vương của tuổi hoa niên, là những sắt son
chung thủy ngay cả cái chết cũng không thể chia lìa. Phố Hoài, Nhìn từ vĩnh cửu, Tịnh
Tâm viên, Câu hát tìm nhau, Tre nở hoa là những bản tình ca dịu dàng như thế.
Sự thấu hiểu và cảm thông với từng số phận con người đã khiến cho Quế Hương đi sâu
được vào đời sống nội tâm, giao cảm được với con người qua những niềm vui, nỗi
buồn, sự mất mát, khổ đau. Cũng dễ hiểu vì sao trong văn của mình, Quế Hương dành
khá nhiều trang viết cho người phụ nữ. Họ là người đàn bà lầm lụi, hi sinh một đời vì
chồng vì con và nín lặng một tình yêu sau tấm ngực gầy nhưng ẩn chứa một tâm hồn
mãnh liệt. “Khế đang mùa hoa. Rụng đầy. Mẹ thích thế nên chỉ quét buổi chiều để có
một ngày nhìn sân tim tím. Một người vậy phải lãng mạn.Thế nhưng tôi chỉ biết mẹ như
một người đàn bà tất bật, tẻ nhạt, còng lưng dưới gánh nặng của cam chịu và bổn phận”
[3, tr. 109]. Họ đảm đang, dịu hiền nhưng cũng đầy bất hạnh. Đó là cô Thơm, chị Thời,
cô Tú... những phận đàn bà mỏng manh giữa bất trắc cuộc đời. Quế Hương cắt nghĩa
một cách xa xót bằng cái nhìn nhân ái của một người cùng giới. “Thượng đế cho người
đàn bà đến ba đôi mắt! Đôi đằng trước, đôi đằng sau, đôi trong tâm hồn để nhìn, cảm
nhận và thấu suốt” [3, tr. 112]. Chính vì thế mà họ luôn có đôi chân biết khóc, một đời
phải “bận tay, bận lòng” và một tâm hồn sâu thẳm với khoảng trời riêng để khi một
mình lại “ngồi bó gối bên bếp lửa đun nỗi cô đơn cháy đỏ trong chiều” [3, tr. 165].
Với một cái nhìn vĩnh cửu, Quế Hương muốn dùng cây bút của mình xoa dịu đi những
vết thương lòng, đem thương yêu ủ ấp những nhức nhối, khổ đau. Chính vì vậy, trong
tác phẩm của Quế Hương, những thân phận ấy dù có cô đơn, bé nhỏ trước cõi người
mênh mông thì họ vẫn, trong một góc khuất nào đó, không chịu cam lòng với số phận.
“Cô tôi, người đàn bà nhút nhát, đoan trang, chưa hề đặt chân ra khỏi khuôn phép của
công dung ngôn hạnh đã dám vượt rào bay xa sống phần đời còn lại của đời mình” [3,
tr. 171]. Con Lỡ trong Bà mụ búp bê vẫn tin “con nó làm đẹp cho nó. Con người được
cứu vãn nhờ tái sinh” [3, tr. 205]. Hay "ngày mai tôi yên tâm trở về. Không sợ chị đơn
độc. Không sợ chị yếu đuối. Có lẽ tôi lại mất việc. Nhưng tôi sẵn sàng bắt đầu lại từ
66 NGUYỄN THỊ NGỌC GIANG
đầu. Tôi đã học nhiều điều trong hơn tháng kề cận họ. Đời rộng mênh mông bởi tôi đã
nhìn ngắm nó dưới góc độ vĩnh cửu [3, tr. 162].
Chính vì thế mà truyện ngắn của Quế Hương thường có một kết thúc giàu chất gợi, hướng
người đọc về một niềm tin ở phía trước. “Chim sơn ca bằng thủy tinh cất tiếng hót lảnh
lót chạm thấu trời xanh, chạm tới giấc mơ của những chú bé” [3, tr. 48]; “Từ cái gốc nhẵn
thín câm lặng kia lại trồi lên một mầm sống mới, một nhánh mai non tơ mảnh khảnh, rạo
rực vươn lên” [3, tr. 327]; “Gai của hoa là hương thơm và vẻ đẹp. Chính cái đó đã quy
phục con cừu không rọ mõm và gieo lên tâm hồn hoang mạc của nó một mầm sống mới”
[3, tr. 29]. Không tìm thấy trong văn Quế Hương vẻ gay gắt, quyết liệt. “Đó là một thế
giới hài hòa, hài hòa ngay cả từ sự đổ vỡ” [1, tr. 6]. Kể cả chuyện tưởng chừng như gay
gắt, quyết liệt nhất như Một cuộc đua thì cái kết của nó cũng là một khoảng dừng đầy ước
khát và mơ mộng. Khi nhân vật chính từ trong bi thảm, thất vọng đã nhận lời “đua ngoi
lên dưới ánh mặt trời” và đã tìm cho mình đôi cánh để tiếp tục bay
2.3. Chất trữ tình trong truyện ngắn Quế Hương còn thấm đượm ở không gian nghệ
thuật mộng mơ, giàu chất Huế. Người đọc có thể bắt gặp không gian đặc trưng của xứ
Huế ngay từ con đường Phượng bay trong Thành Nội, đàn Nam Giao, thôn Kim Long
- nơi náu mình của “ngôi nhà vườn cổ kính mái trĩu thời gian, lấp ló trong màu cây ngăn
ngắt” (Quán búp bê). Vì Huế là “một thành phố vườn” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) nên
trong truyện của chị, người đọc đôi khi ngẩn ngơ dừng chân trước một Tịnh Tâm viên,
một Mai gia trang, một Mộng viên. “Qua khỏi cổng là bức bình phong bằng chè tàu,
hòn non bộ thu gọn cảnh sơn thủy hữu tình, núi non hang động”, “những con đường nhỏ
sỏi trắng trải đầy... Lau bạc đầu ngả ngớn bên lũ cỏ non tơ” (Tịnh Tâm viên)..., bảng
lảng mùi hương ngọc lan ngan ngát hay cây cỏ hồn nhiên hiến dâng trọn vẹn cho đất
trời sắc tím mê hồn, cái sắc màu riêng rất Huế
Đó còn là không gian giăng mắc một màu mưa đặc trưng xứ Huế: “Những cơn mưa rả
rích, trầm buồn, dai dẳng, nhức nhối xâu xé tâm can lữ khách... Bầu trời như sáng lên vì
trút được gánh nặng. Hiên mưa thánh thót giọt vắn giọt dài” [3, tr. 262]. Trong không
gian ấy, nỗi buồn, niềm đau của nhân vật được vỡ òa (Trần gian có mưa); được thanh
tẩy, gột rửa: “với người điên, mưa trở thành một tấu khúc kì diệu của đất trời. Từng
giọt, từng giọt gõ xuống cõi hỗn mang của người đàn bà, thức dậy một thời xa vắng,
rửa sạch bụi bặm, thương đau” [3, tr. 262]; được bừng ngộ, thăng hoa cảm xúc và sáng
tạo: “Một que diêm, hai que diêm lóe lên và ông thấy một gương mặt nhòe nhoẹt nước
áp vào cửa kính. Ông nhận ra đó là gương mặt ông đã hoài công tái hiện trong tranh
Ông kéo giá vẽ lại gần. Trong bức tranh gần hoàn thành ông vẽ gương mặt thiếu nữ áo
lục. Ông làm việc mê man” [3, tr. 294]. “Mưa níu người ta về một niềm nhớ, một nỗi
hoài vọng ướt sũng mưa hay lệ khó mà phân biệt được. Có tình yêu ngắn như cơn mưa
giông nhưng cũng có những tình yêu dài hơn những cơn mưa dầm trong đời người xâu
lại. Mẹ có một tình yêu như thế, có lẽ nặng sâu và oan nghiệt” [3, tr. 118]. Chất trữ tình
tha thiết in đậm trong nhiều truyện ngắn của chị thể hiện qua việc khắc họa những cơn
mưa ấy. Nó cũng nhẹ nhàng, da diết như chính tâm hồn nhân vật và cả tâm hồn nhà văn.
CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƯƠNG 67
Đó còn là không gian của đền đài lăng tẩm: “Hoàng cung u trầm diễm lệ của vị vua đã
khuất còn chìm trong màn sương” (Bức tranh thiếu nữ áo lục). Nhưng hình như Quế
Hương không cố công đi tìm những vẻ đẹp uy nghi, đường bệ, lộng lẫy của thành
quách, Đại Nội, núi Ngự, sông Hương mà tâm hồn tinh tế ấy rung động trước những
tặng vật nho nhỏ của thành phố này: “Một bông hoa dại hồn nhiên nở trong búi cỏ trên
vỉa hè lát đá của đại lộ. Ngôi nhà hoang phế liêu xiêu, cánh cửa rục rã” [3, tr. 29]. Chị
cứ thế, lãng đãng mơ màng trong không khí trầm lắng, êm ả, trong nhịp điệu từ tốn
chậm rãi của thành phố đứng bên lề sự chuyển động chóng mặt của thời đại. Chị lang
thang khắp chốn và Huế từ tốn, lặng lẽ hồi sinh trên trang văn của chị. Điều đó cũng đã
tạo nên một giọng điệu buồn thương da diết mang hơi hướng của điệu Nam ai, Nam
bình, như tiếng dạ thưa của người con gái Huế, một nét riêng rất Quế Hương.
2.4. Cùng với không gian nghệ thuật đầy chất thơ, truyện ngắn Quế Hương còn xây
dựng một thời gian nghệ thuật với những miền hoài niệm, những tình huống trở về quá
khứ in dấu bao kí ức đẹp đẽ, tinh khôi. Điều này bộc lộ sâu sắc tâm trạng, đặc biệt là
tâm lí của nhân vật trong tác phẩm. Vì một cội mai già lưu lạc đau đáu trong tim người
mẹ mà cô con gái phải làm một chuyến hành trình trở về rồi lặng lẽ gây dựng một mảnh
vườn như trong kí ức người thiên cổ (Cội mai lưu lạc). Là thằng Dậu hôm nay tóc bạc,
da mồi đi giữa lòng Phố Hoài mà như thấy cả tuổi mười sáu “roi rói tươi nguyên như
mới lấy ra từ hoài niệm” với chị Tường Rêu xưa cũ. Thời gian hoài niệm ấy cho nhân
vật của Quế Hương được sống lại với những tình yêu đã lỡ. Trong “Nước mắt khô”,
“Tre nở hoa”, “Ẩn lan”, “Câu hát tìm nhau”, người đọc như chạm đến những day
dứt, xót xa hoài nhớ về một bóng hình, một tình yêu, với những xúc cảm một thời nay
vẫn sóng sánh trong tim. Sức nặng của những hoài niệm dĩ vãng làm cho nhân vật của
chị có tính người hơn, chung thủy hơn.
Thời gian trần thuật bị đảo lộn. Đồng hiện thời gian được tổ chức một cách có nghệ
thuật: hiện tại - quá khứ, thực - hư đan lồng. Dòng nội tâm của nhân vật miên man cất
lên giữa đôi bờ khắc khoải ấy. “Lời vô thức – mạch trữ tình trội lên ở bình diện thứ
nhất, mạch tự sự chìm khuất sau những ngổn ngang hoài niệm” [4, tr. 2]. Chính vì thế,
người đọc có thế bắt gặp những khoảnh khắc phân tâm như : “Thỉnh thoảng, mái hiên
đầy bóng tối và nước mắt ấy lại hiện về trong giấc mơ thằng Dậu. Cả cảm giác ngất
ngây bàng hoàng chưa hề gặp trong đời ấy. Thằng ranh, mi làm chi rứa?”. “Tuổi mười
sáu của hắn chưa kịp xanh đã chớm vàng trong nỗi quay quắt được thành người lớn.
Lớn mau, lớn mau, hỡi thằng ranh!” [3, tr. 354]. Trong thời gian nghệ thuật ấy, tâm
thức con người được trở về, ăn năn, hoài niệm, khổ đau, xa xót.
2.5. Chuyên chở những số phận con người trong không gian, thời gian nghệ thuật ấy là
một giọng văn nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, lối diễn đạt mượt mà sâu lắng. Người đọc yêu
một con Phố Hoài với “Trăng gầy như nét vẽ. Mái cúi thấp để trời thêm cao. Ai đó ném
một tiếng ho khan vào tĩnh lặng”. Câu văn giàu nhịp điệu, giàu tính từ miêu tả góp phần
tạo nên màu sắc trữ tình cho truyện. “Lạnh lẽo và lộng lẫy, trăng lênh láng dát bạc đường
mòn, rừng, cây, thảm lá. Ánh trăng làm những vòm lá phong đỏ như lửa cháy dịu lại.
Chúng đang đợi gió để cùng lìa cành. Những chiếc mỏng mảnh trên mặt đất lại phập
68 NGUYỄN THỊ NGỌC GIANG
phồng đợi gió bay lên.” [3, tr. 216]. Từ láy được sử dụng một cách tối đa tràn vào trong
câu văn khiến cho lời văn giàu tính tượng hình, tượng thanh: non nỏn, lai láng, lảnh lót,
lần chần, xẹo xọ, xơ xác, mỏng mảnh, mơn man Đọc truyện ngắn của chị, chúng ta nhớ
tới nhận xét tinh tế của Pauxtopxki: “Văn xuôi phải có cánh Mỗi người viết văn xuôi
thực sự phải hiểu biết thấu đáo thơ và họa” [5, tr. 142]. Văn và họa cùng hòa lẫn trong nét
bút khiến cho mỗi trang sách của chị tràn hương sắc và man mác chất thơ. “Rêu chảy từ
trên mái xuống tường, non nỏn đến dại lòng, thăm thẳm đến tê tái. Đôi cây hoa dại cheo
leo trên mái hoặc đánh đu nghịch ngợm trên tường, hồn nhiên toét miệng cười” [3, tr.
353]. Trong những câu chuyện dành cho trẻ em, giọng điệu thủ thỉ như những lời cổ tích
hiện đại dệt nên những giấc mơ thần tiên về vua lũ đồ chơi, đám cưới cỏ “Cổng vào
giăng hai hàng Lồng Đèn tròn căng mũm mĩm, đung đưa trên những dây hoa Tóc Tiên
rực rỡ màu nhung thắm. Bọ Ngựa cao kều mời khách nhấp sương giải khát. Cúc dại giới
thiệu chương trình, nhỏ nhắn, dịu dàng, áo trắng tinh khiết, giọng thanh tao ngọt tựa
đường phèn. Dàn nhạc bắt đầu. Dế chơi vĩ cầm. Gõ kiến chơi trống. Ve sầu đồng ca.
Khúc nhạc mùa hè vang lên. Phượng đồng loạt thắp lửa trong bóng tối” [3, tr. 72].Trí
tưởng tượng bay bổng và nét duyên trong một ngòi bút đằm sâu chất Huế đã làm gia tăng
chất trữ tình cho truyện của Quế Hương để rồi gấp trang sách lại, người đọc như còn
vương vấn một niềm nhớ, một nỗi buồn ấm áp, dịu ngọt trăn trở khôn nguôi.
3. KẾT LUẬN
Quế Hương từng quan niệm, viết văn giúp nhà văn bước ra khỏi “khung cửa hẹp”của
đời mình, để thấy “thế tục thẳm sâu hơn, cõi người lung linh bí ẩn hơn”. Và con đường
giúp chị bước ra khỏi khung cửa hẹp ấy để hòa vào tâm hồn độc giả chính là ngòi bút
trữ tình sâu lắng của mình. Cùng với những nhà văn nữ khác đương thời như Lê Minh
Khuê, Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyên Hương, Quế Hương đã làm đậm lên dòng mạch trữ tình trong văn xuôi Việt
Nam hiện đại, góp một tiếng nói làm cho bức tranh truyện ngắn thêm phần đa thanh, đa
dạng, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ nhiều chiều của người đọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Ánh Dương (2010). “Thay lời giới thiệu”, trong sách Đóa hoa không gai và con
cừu không rọ mõm (Truyện ngắn chọn lọc Quế Hương), NXB Phụ nữ.
[2] Lê Thu Hà (2013). Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và tản văn
của Nguyễn Quang Thiều, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn.
[3] Quế Hương (2010). Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm (truyện ngắn chọn
lọc), NXB Phụ nữ.
[4] Lê Thị Hường (tháng 9/2013). “Truyện ngắn Quế Hương – Thế giới của những nỗi
buồn rực rỡ”, Tạp chí Non Nước, số 190.
[5] Bùi Việt Thắng (2000). Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƯƠNG 69
Title: LYRICALNESS IN QUE HUONG’S SHORT STORIES
Abstract: This article aims at finding out about lyricalness- one of fundamental factors creating
unforgettable aftertaste, fervidness but special anxiety in Que Huong’ short stories. Her short
stories deepen the inner silences of human; depict characters always keeping ardent love in their
hearts; set up the melancholic dusky dreamy art space, which is also the highlights of Hue,
nostalgic time like a boat looking back upon the past imprints pristine beautiful memories. Que
Huong’s tone of short stories is very gentle and emotional and her expression in these stories is
both smooth and profound with rhythmic literary sentences, Simplification but
thoughtfulness, warmness but coolness, Que Huong’ short stories are the world of harmony,
even harmony in the crash. She contributes deep whisper to a common song with many styles of
modern Vietnamese short stories.
Keywords: lyricalness, short stories, Que Huong
NGUYỄN THỊ NGỌC GIANG
Tổ Ngữ văn, Trường THPT Đào Duy Từ, Đồng Hới, Quảng Bình
ĐT: 0983 098 616, Email: nguyenthingocgiang_ddt@quangbinh.edu.vn
(Ngày nhận bài: 11/5/2016; Hoàn thành phản biện: 21/5/2016; Ngày nhận đăng: 22/5/2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31_484_nguyenthingocgiang_10_nguyen_thi_ngoc_giang_2532_2020301.pdf