Chất lượng tín dụng ngân hàng
Tóm lại: Qua nghiên cứu nội dung nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và chất
lượng tín dụng ta thấy: tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội, sự
hoàn thiện cơ sở pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật
chất kỹ thuật của từng NHTM mà các nhân tố này có mức độ ảnh hưởng khác
nhau. Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải năm chắc nhóm các nhân tố này,
biết vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể, từ đó tìm ra biện pháp quản
lý
12 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng tín dụng ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chất lượng tín dụng ngân hàng
Tác giả
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chất lượng tín dụng.
chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng các yêu cầu hợp lí của khách
hàng có lựa chọn,đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội và đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Nói cách khác, chất lượng tín dụng là
một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng đối với sự
phát triển của môi trường bên ngoài,thể hịên sức mạnh cạnh tranh của ngân
hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
Nói cụ thể hơn, chất lượng tín dụng chính là chất lượng các món vay,được
đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được khách hàng sử dụng có mục
đích,phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả nợ ngân hàng
đúng hạn,bù đắp được chi phí và có lợi nhuận, có nghĩa là ngân hàng vừa tạo
ra hiệu quả kinh tế,vừa đem laị hiệu quả xã hội.
Dựa vào lợi ích các bên tham gia trong quan hệ tín dụng,có thể xem xét khái
niệm chất lượng tín dụng trên ba khía cạnh:
- Đối với khách hàng: Tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng
của khách hàng với lãi suất, kỳ hạn nợ hợp lý. Thủ tục giản đơn thu hút được
khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội:Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông
hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung sản xuất.
- Đối với NHTM: Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực
lực của bản thân ngân hàng, đảm bảo được nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và
có lãi của tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình hoạt
động, mang lại lợi nhuận và đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.
Chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín
dụng.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.
Nhóm các chỉ tiêu đánh giá quy mô
a)Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có(Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu)
Tỷ lệ này được đo bởi công thức:
-Vốn tự có ở đây xác định gồm có hai phần: Vốn điều lệ của ngân hàng và
quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
-Tổng tài sản Có: Là các loại tài sản Có của ngân hàng đã được điều chỉnh
theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản(bao gồm cả các cam kết ngoại bảng
của ngân hàng).Việc quy định mức độ rủi ro đối với từng loại tài sản Có tùy
thuộc vào đặc điểm riêng cụ thể của từng nước và từng thời kỳ khác nhau,
phản ánh tỷ lệ rủi ro dự đoán đối với tài sản có của ngân hàng.
-.Về cơ bản,một ngân hàng có hai sự lựa chọn khi xác dịnh quy mô vốn tự
có.Ngân hàng có thể tăng vốn tự có khi các rủi ro dự đoán gia tăng hoặc có
thể đầu tư vào các tài sản tương đối ít rủi ro.Việc quyết định quy mô vốn của
ngân hàng không dễ dàng nhưng rất quan trọng,một ngân hàng muốn phát
triển phải mở rộng cơ sở vốn của nó nhưng đồng thời phải giữ được mức rủi
ro nhất định.
b)Tình hình cho vay , dư nợ và thu nợ NQD.
Chỉ tiêu này được phản ánh qua các con số về doanh số cho vay, doanh số dư
nợ và doanh số thu nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh-Doanh số cho vay
NQD là số tiền cho vay của ngân hàng đối với khách hàng thuộc kinh tế
ngoài quốc doanh trong một thời kỳ.
-Dư nợ tín dụng NQD là số tiền mà khách hàng thuộc kinh tế ngoài quốc
doanh còn nợ ngân hàng tại một thời điểm.
DN tín dụng = DN tín dụng + DS cho vay - DS thu nợ
NQD NQD kỳ trước NQD trong kỳ NQD trong kỳ
-Doanh số thu nợ tín dụng NQD là số tiền ngân hàng thu nợ khách hàng
thuộc kinh tế ngoài quốc doanh trong một thời kỳ.
Thôngqua đó, đánh giá được chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với
thành phần này thông qua sự tăng trưởng hay giảm sút của các con số.
Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng có thể định lượng
Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có(Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu)
Tỷ lệ này được đo bởi công thức:
-Vốn tự có ở đây xác định gồm có hai phần: Vốn điều lệ của ngân hàng và
quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
-Tổng tài sản Có: Là các loại tài sản Có của ngân hàng đã được điều chỉnh
theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản(bao gồm cả các cam kết ngoại bảng
của ngân hàng).Việc quy định mức độ rủi ro đối với từng loại tài sản Có tùy
thuộc vào đặc điểm riêng cụ thể của từng nước và từng thời kỳ khác nhau,
phản ánh tỷ lệ rủi ro dự đoán đối với tài sản có của ngân hàng.
-.Về cơ bản,một ngân hàng có hai sự lựa chọn khi xác dịnh quy mô vốn tự
có.Ngân hàng có thể tăng vốn tự có khi các rủi ro dự đoán gia tăng hoặc có
thể đầu tư vào các tài sản tương đối ít rủi ro.Việc quyết định quy mô vốn của
ngân hàng không dễ dàng nhưng rất quan trọng,một ngân hàng muốn phát
triển phải mở rộng cơ sở vốn của nó nhưng đồng thời phải giữ được mức rủi
ro nhất định.
Tình hình cho vay , dư nợ và thu nợ NQD.
Chỉ tiêu này được phản ánh qua các con số về doanh số cho vay, doanh số dư
nợ và doanh số thu nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh-Doanh số cho vay
NQD là số tiền cho vay của ngân hàng đối với khách hàng thuộc kinh tế
ngoài quốc doanh trong một thời kỳ.
-Dư nợ tín dụng NQD là số tiền mà khách hàng thuộc kinh tế ngoài quốc
doanh còn nợ ngân hàng tại một thời điểm.
DN tín dụng = DN tín dụng + DS cho vay - DS thu nợ
NQD NQD kỳ trước NQD trong kỳ NQD trong kỳ
-Doanh số thu nợ tín dụng NQD là số tiền ngân hàng thu nợ khách hàng
thuộc kinh tế ngoài quốc doanh trong một thời kỳ.
Thôngqua đó, đánh giá được chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với
thành phần này thông qua sự tăng trưởng hay giảm sút của các con số.
Tỷ lệ Nợ quá hạn NQD
Nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng là khi đến thời hạn thanh toán khoản
nợ, người đi vay không có khả năng thực hiện ngay nghĩa vụ của mình đối
với người cho vay.Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không
hoàn hảo, trước hết, nó vi phạm đặc trưng của tín dụng về tính thời hạn,tính
hoàn trả và lòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng.
Tỷ lệ Nợ quá hạn NQD được đo bởi công thức sau:
Về cơ bản, Tỷ lệ Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng có vấn
đề - những khoản cho vay quá hạn mà ngân hàng không thu hồi được.Mặc dù
các khoản tín dụng có vấn đề là kết quả của nhiều yêú tố nhưng cơ bản là kết
quả của sự không sẵn lòng chi trả của khách hàng vay vốn, hoặc không có
khả năng thực hiện hợp đồng để giảm bớt dư nợ hay toàn bộ khoản vay như
đã thỏa thuận, cá biệt có âm mưu chiếm dụng vốn.
d)Tỷ lệ Nợ khó đòi NQD.
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ đã quá thời hạn gia hạn nợ quá hạn mà
khách hàng còn nợ ngân hàng.Cùng với chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu này thể
hiện chất lượng tín dụng tốt hay xấu.Tỷ lệ này càng cao biểu hiện cho dấu
hiệu của một khoản tín dụng xấu và ngược lại.Tốt nhất, nên hạn chế tỷ lệ này
ở mức dưới 1%.
Chỉ tiêu này được đo bởi công thức:
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường chất lượng tín
dụng của ngân hàng.Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng
NQD. Tỷ lệ này càng cao nghĩa là lợi nhuận thu được từ tín dụng đối với
kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp vào thu nhập của ngân hàng càng lớn,
thể hiện chất lượng tín dụng đối với thành phần này càng cao.
Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng không thể định lượng.
Bên cạnh những chỉ tiêu đánh gía chất lượng có thể tính toán như trên, còn
có những tiêu chí khác để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng không thể
đo lường và tính toán cụ thể:
-Chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phát triển phù hợp với
thực tế hoạt động kinh doanh của ngan hàng trong từng giai đoạn.
-Hệ thống tranh thiết bị, công nghệ hiện đại hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ
một cách thuân lợi, hiệu quả.
-Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp,đây
là yếu tố cuối cùng và quan trọng nhất trong mọi hoạt động của ngân hàng.
-Quy trình nghiệp vụ tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế, đảm bảo quản
lý chặt chẽ quá trình cấp tín dụng,vừa thuận tiẹn với khách hàng,vừa đảm
bảo tín dụng cho ngân hàng.
-Uy tín mà ngân hàng đã tạo dựng được trong nền kinh tế và các mối quan
hệ với các khách hàng truyền thống.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng đối với kinh tế
ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
chất lượng tín dụng là hai chỉ tiêu luôn đi liền nhau. Bởi lẽ, nếu mở rộng quy
mô mà không tính đén chất lượng thì sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn. Nếu chỉ tăng
chất lượng mà không quan tâm đến quy mô tín dụng thì không đạt hiệu quả
kinh tế tối ưu. Do mối quan hệ mật thiết giữa hai chỉ tiêu này mà hầu hết
những nhân tố tác động lên chỉ tiêu này thì cũng có tác động lên chỉ tiêu khác
và ngược lại.
Nhóm nhân tố khách quan
Kinh tế
Về tổng thể, nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động tín dụng. Khi đó, các quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế
nói chung và của các doanh nghiệp NQD nói riêng sẽ phát triển lành mạnh.
Và như thế, quy mô và chất lượng tín dụng đều được nâng cao. Một khi môi
trường kinh tế không ổn định, môi trường kinh doanh biến động sẽ gây khó
khăn cho hoạt động của khu vực kinh tế NQD - khu vực không có sự hỗ trợ
đặc biệt của nhà nước thì quy mô và chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng
mà trước hết là nợ quá hạn tăng sau đó là quy mô tín dụng giảm dần.
Nhóm xã hội
Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin. Sự tín nhiệm là cầu
nối giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng nào có uy tín cao thì sẽ thu
hút khách hàng lớn. Khách hàng nào làm ăn hiệu quả, được tín nhiệm trong
quan hệ tín dụng sẽ được vay vốn dễ dàng, được hưởng các ưu đãi của ngân
hàng. Niềm tin lẫn nhau là cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng và đảm bảo
cho chất lượng tín dụng.
Nhân tố pháp lý
Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ
thống nhất của các văn bản dưới luật. Đồng thời gắn liền với quá trình chấp
hành pháp luật và trình độ dân trí. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi
trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận tiện và
đạt hiệu quả cao là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. Vì vậy nhân tố
pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung
và hoạt động tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia
quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc thì quan hệ tín
dụng mới đem lại lợi ích cho cả 2 phía, chất lượng tín dụng được đảm bảo và
quy mô tín dụng có môi trường mở rộng.
Nhân tố chủ quan
Về phía khách hàng
Nếu các chủ thể kinh tế NQD làm ăn có hiệu quả, uy tín thì chắc chắn nhu
cầu tín dụng của họ sẽ được ngân hàng đáp ứng đầy đủ. Ngược lại nếu làm
ăn thua lỗ, cạnh tranh không lành mạnh thì các ngân hàng không thể cho họ
vay được. Kết quả là quy mô tín dụng không được mở rộng và chất lượng tín
dụng không có cơ sở đảm bảo. Do đó, để tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng,
các chủ thể kinh tế NQD cần nỗ lực hoạt động kinh doanh, tạo uy tín đối với
các NHTM.
Về phía các NHTM
*Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả
năng sinh lời từ hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ
pháp luật, đường lối chính sách của nhà nước. Điều này có nghĩa là quy mô
và chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng có
đúng đắn hay không.
* Quy trình tín dụng:
Quy trình tín dụng bao gồm các quy định phải thực hiện trong quá trình cho
vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tín dụng có
được bảo đảm hay không phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở
từng bước. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng
đảm bảo vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, đúng kế hoạch. Ngoài
ra, việc linh hoạt trong quy trình tín dụng cũng sẽ gây cảm tình cho khách
hàng và từ đó quy mô tín dụng có cơ sở được mở rộng.
* Thông tin tín dụng:
Thông tin tín dụng là những thông tin về khách hàng, môi trường kinh doanh
của khách hàng, rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải... Thông tin càng đầy
đủ, nhanh nhạy, chính xác bao nhiêu thì khả năng phòng ngừa rủi ro của
ngân hàng càng lớn, chất lượng tín dụng càng được nâng cao. Mặt khác, một
ngân hàng với lượng thông tin phong phú có thể đưa ra những tư vấn hữu ích
cho khách hàng. Và đây chính là yếu tố mở rộng quy mô tín dụng.
* Hoạt động huy động vốn:
Ngân hàng hoạt động dựa trên nguyên tắc "Đi vay để cho vay", đóng vai trò
là trung gian tài chính. Vì vậy, muốn mở rộng cho vay thì trước hết phải huy
động được nguồn. Nguồn vốn càng huy động được nhiều, đa dạng thì quy mô
cho vay càng lớn. Và chất lượng của nguồn huy động cũng gián tiếp ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng.
* Công tác tổ chức của ngân hàng:
Tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong ngân hàng sẽ tạo điều
kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng quản lý sát
sao các khoản cho vay. Đây là cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng và tiến
hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh.
* Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất:
Chất lượng nhân sự chính là trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp,
marketing của người cán bộ ngân hàng. Cơ sở vật chất là máy móc, phương
tiện làm việc. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thu hút khách
hàng của ngân hàng. Đặc biệt đối với đối tượng khách hàng là khu vực kinh
tế NQD, khả năng tiếp xúc khách hàng của cán bộ công nhân viên là yếu tố
quyết định đến mở rộng quy mô tín dụng. Ngoài ra, trình độ nghiệp vụ của
cán bộ cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của khoản cho vay.
Tóm lại: Qua nghiên cứu nội dung nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và chất
lượng tín dụng ta thấy: tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội, sự
hoàn thiện cơ sở pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật
chất kỹ thuật của từng NHTM mà các nhân tố này có mức độ ảnh hưởng khác
nhau. Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải năm chắc nhóm các nhân tố này,
biết vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể, từ đó tìm ra biện pháp quản
lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_tin_dung_ngan_hang_5002.pdf