Doanh nghiệp cần đẩy mạnh hợp tác
trong môi trường pháp lý và hành chính
hiện nay nhưng Chính phủ vẫn phải hướng
đến cải cách thủ tục hành chính, pháp lý
trong dài hạn
Nagarajan (2013) cho rằng, sự không
chắc chắn về môi trường kinh doanh là tất yếu
của những nền kinh tế mới nổi, chính sự
không chắc chắn này làm cho doanh nghiệp bị
phụ thuộc nhiều hơn vào các đối tác và để
khắc phục thì các doanh nghiệp ở Ấn Độ buộc
phải tăng mức độ hợp tác với các đối tác.
Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù
hợp như nghiên cứu của Nagarajan (2013).
Môi trường pháp lý và hành chính của Việt
Nam còn nhiều bất cập như hay thay đổi,
rườm rà và có chi phí lót tay (Blancas & cộng
sự, 2014). Rõ ràng, tự bản thân doanh nghiệp
không thể điều chỉnh được môi trường pháp lý
và hành chính thì doanh nghiệp cần phải đẩy
mạnh chất lượng mối quan hệ với đối tác để
giảm bớt sự không chắc chắn này.
Tuy nhiên, về dài hạn, môi trường pháp lý
và hành chính trong ngành logistics vẫn cần tạo
ra khuôn khổ pháp lý bảo đảm tính mở, chọn
lọc, nhất quán, thông thoáng và hợp lý để tạo cơ
sở cho một thị trường logistics minh bạch; nhà
nước cần có các giải pháp về cải cách thủ tục
hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, để
các doanh nghiệp liên kết với nhau không phải
để tự bảo vệ mình trước môi trường kinh doanh
không chắc chắn mà để giúp các doanh nghiệp
tăng thêm sức mạnh, đạt được hiệu quả kinh
doanh cho doanh nghiệp và cho xã hội
12 trang |
Chia sẻ: dntpro1256 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh nhìn từ góc độ của lý thuyết chi phí giao dịch: trường hợp doanh nghiệp logistics ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 52 (1) 2017 3
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ TRONG KINH DOANH NHÌN
TỪ GÓC ĐỘ CỦA LÝ THUYẾT CHI PHÍ GIAO DỊCH: TRƯỜNG
HỢP DOANH NGHIỆP LOGISTICS Ở VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM – vanntt@hcmute.edu.vn
HỒ THANH PHONG
Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc Gia TP.HCM – htphong@hcmiu.edu.vn
BÙI THỊ THANH
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – btthanh@ueh.edu.vn
(Ngày nhận: 24/10/2016; Ngày nhận lại: 15/12/16; Ngày duyệt đăng: 26/12/2016)
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan
hệ trong kinh doanh – Kiểm định cho trường hợp các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam. Dữ liệu khảo sát được thu
thập từ 259 doanh nghiệp logistics trên địa bàn TP.HCM, thực hiện từ tháng 10 đến 12/2015. Mô hình nghiên cứu đề
xuất dựa trên lý thuyết chi phí giao dịch (TCE), lý thuyết chất lượng mối quan hệ (RQ) và được kiểm định thông
qua mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM – Structural Equation Modeling). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu
sự đặc thù tài sản càng cao, văn hóa kinh doanh càng phù hợp, môi trường pháp lý và hành chính càng ít chắc chắn
thì sẽ làm chất lượng mối quan hệ tốt hơn; đồng thời, nhân tố sự đặc thù tài sản tác động ngược chiều đến hành vi
chủ nghĩa cơ hội. Từ kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị được đề xuất ở phần cuối cùng.
Từ khóa: chất lượng mối quan hệ; doanh nghiệp logistics; lý thuyết chi phí giao dịch.
Relationship Quality in Business from the Perspective of Transaction Cost Theory:
The Case of Logistics Enterprises in Vietnam
ABSTRACT
This study aims to explore and mearsure the factors affecting the relationship quality (RQ) in business -
assessed for the logistics enterprises in Vietnam. Survey data was collected from 259 logistics enterprises in HCMC
from October to December, 2015. The conceptual model relies on Transaction Cost theory and Relationship Quality
theory. After using Structural Equation Modeling (SEM), we find that, if asset specificity is higher, business culture
is more suitable, regulatory and administrative environment is more uncertain, RQ is better. Besides, asset
specificity has negative impact on opportunistic behavior. From the research findings, some recommendations were
proposed in the last part of this paper.
Keywords: Logistics enterprises; Relationship quality; Transaction cost theory.
1. Giới thiệu
Chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh
là khái niệm đã được đề cập trong nhiều công
trình nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên
cứu về mô hình chất lượng mối quan hệ ở các
nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam là rất
hiếm (Hoàng Lệ Chi, 2013). Athanasopoulou
(2009, trang 605) đề nghị “để khái niệm chất
lượng mối quan hệ mang tính tổng quan hơn,
thì nó cần được nghiên cứu ở những ngành
nghề khác nhau và ở những nền văn hóa khác
nhau”. Thêm vào đó, lý thuyết chi phí giao
dịch (TCE) là cơ sở giúp doanh nghiệp dựa
vào đó để quyết định cơ chế quản lý doanh
nghiệp là phân cấp quản lý nội bộ hay quan hệ
đối tác trên thị trường (Rindfleisch, 1997).
4 KINH TẾ
Tuy vậy, những nghiên cứu về chất lượng mối
quan hệ trong kinh doanh dựa trên lý thuyết
TCE lại chưa nhiều.
Ở Việt Nam, theo Chiến lược tổng thể
phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến
năm 2020, ngành dịch vụ logistics được nhấn
mạnh là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển
sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ
khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất
nhập khẩu. Như vậy, thị trường dịch vụ
logistics ở Việt Nam còn hứa hẹn nhiều tiềm
năng phát triển và cũng có những đặc thù
riêng. Do đó, nghiên cứu này hướng đến mục
tiêu khám phá và đo lường các nhân tố tác
động đến chất lượng mối quan hệ trong kinh
doanh dựa trên lý thuyết TCE với trường hợp
nghiên cứu điển hình là chất lượng mối quan
hệ giữa doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics
và doanh nghiệp logistics ở Việt Nam.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1. Chất lượng mối quan hệ (Relationship
Quality - RQ)
Crosby & cộng sự (1990) nêu khái niệm,
RQ là cảm nhận của khách hàng về lòng tin và
sự hài lòng với người bán. Trong bối cảnh
logistics, Chu & Wang (2012) cũng cho rằng,
RQ là mức độ mà doanh nghiệp sử dụng dịch
vụ và nhà cung cấp dịch vụ logistics cùng
tham gia vào một hoạt động và có mối quan
hệ gần gũi với nhau.
Các yếu tố đo lường RQ được sử dụng
nhiều nhất trong các nghiên cứu B2B từ 1987
đến 2007 là lòng tin, sự hài lòng, sự cam kết
(Athanasopoulou, 2009). Lòng tin là sự sẵn
sàng của người sử dụng logistics dựa vào đối
tác, là người mà họ tin là có uy tín, thẩm
quyền và lòng hướng thiện (Chu & Wang,
2012). Sự hài lòng là mức độ mà người sử
dụng dịch vụ logistics hài lòng với hoạt động
tổng thể của một đối tác trong mối quan hệ
dịch vụ thuê ngoài logistics (Chu & Wang,
2012). Sự cam kết là thái độ của các bên trong
chuỗi cung ứng cùng hướng đến sự phát triển
và duy trì mối quan hệ ổn định, lâu dài (Zhao
& cộng sự, 2008). Trong nghiên cứu này, tác
giả cũng kế thừa từ kết quả nghiên cứu của
Athanasopoulou (2009) để đo lường chất
lượng mối quan hệ đó là các thành phần (1)
lòng tin, (2) sự hài lòng và (3) sự cam kết.
2.2. Logistics và hoạt động thuê ngoài
Logistics
Logistics là thuật ngữ liên quan đến các
chức năng quản lý hỗ trợ cho một vòng chu
chuyển nguyên liệu: từ việc mua hàng và
kiểm soát nội bộ các nguyên vật liệu sản xuất;
cho đến lập kế hoạch và kiểm soát sản phẩm
dở dang; đến thu mua, vận chuyển và phân
phối thành phẩm (Jacobs & Chase, 2014). Khi
doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp để tối ưu
hóa chi phí thì họ đã chuyển một vài cho đến
toàn bộ các hoạt động logistics của mình cho
các công ty bên ngoài thực hiện, từ đó ra đời
khái niệm thuê ngoài logistics.
Chaabouni & Dhiaf (2013) định nghĩa,
thuê ngoài logistics là sự ủy nhiệm tất cả hoặc
một phần của chuỗi logistics, những hoạt
động mà trước đây tự doanh nghiệp thực hiện,
thì nay được các nhà cung cấp bên ngoài thực
hiện, có tiềm lực và mục đích hoạt động.
Ngày nay, hoạt động thuê ngoài logistics trở
nên phổ biến và các doanh nghiệp nhận thấy
hoạt động thuê ngoài logistics như một yếu tố
kết nối các hoạt động bên trong và bên ngoài
của doanh nghiệp nhằm tăng sự hài lòng của
khách hàng và phát huy lợi thế cạnh tranh. Vì
thế nếu giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
logistics có được mối quan hệ tốt sẽ giảm rủi
ro trong hợp tác kinh doanh, giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm đầu tư, thời gian để tập trung
vào năng lực cốt lõi (Cerri, 2012).
Khi nghiên cứu về lý do dẫn đến mối
quan hệ giữa doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics có
ba lý thuyết nền tảng được sử dụng nhiều nhất
đó là lý thuyết chi phí giao dịch (transaction
cost economics - TCE); lý thuyết phụ thuộc
nguồn lực (resource dependence theory -
RDT) và lý thuyết mạng (network theory -
NT) (Bolumode, 2007). Nghiên cứu này sẽ
dựa vào lý thuyết TCE để xây dựng mô hình
nghiên cứu lý thuyết.
2.3. Lý thuyết chi phí giao dịch (TCE)
Williamson (1975) định nghĩa, chi phí
giao dịch là những chi phí trực tiếp để quản lý
mối quan hệ và chi phí cơ hội để đưa ra quyết
định. Trong hoạt động logistics, để đưa đến
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 52 (1) 2017 5
quyết định thuê ngoài thì TCE cho rằng doanh
nghiệp sẽ so sánh giữa chi phí giao dịch và chi
phí quản lý nội bộ, nếu chi phí giao dịch lớn
hơn chi phí quản lý nội bộ thì doanh nghiệp
có xu hướng tự thực hiện và ngược lại chi phí
giao dịch càng nhỏ sẽ càng thúc đẩy hoạt
động thuê ngoài (Williamson, 1985). Chu &
Wang (2012) cũng nhận định những yếu tố
liên quan đến chi phí giao dịch có thể dẫn đến
việc phát triển mối quan hệ gần gũi trong hoạt
động thuê ngoài logistics, chất lượng mối
quan hệ giữa các đối tác giúp giảm chi phí
giao dịch và đạt kết quả kinh doanh tốt hơn
trong ngữ cảnh thuê ngoài logistics.
Hai thuộc tính của TCE đã được xem xét
trong nhiều nghiên cứu là sự không chắc chắn
và sự đặc thù tài sản trong đó sự không chắc
chắn thể hiện ở không chắc chắn về môi
trường và không chắc chắn về hành vi của
người tham gia giao dịch (hành vi chủ nghĩa
cơ hội) (Williamson, 1985; Rindfleisch,
1997). Xét trong bối cảnh nền kinh tế chuyển
đổi tại Việt Nam, nghiên cứu này tập trung
vào sự không chắc chắn về môi trường vĩ mô
cụ thể là môi trường pháp lý và hành chính,
văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp
Việt Nam.
- Hành vi chủ nghĩa cơ hội (OB): Hành vi
chủ nghĩa cơ hội có thể hiểu là những lời hứa
hoặc những hành vi để lừa đảo định hướng của
đối tác nhằm trục lợi cho doanh nghiệp mình
(John, 1984). Hành vi này có thể xuất hiện từ
cả hai phía và khi các bên có hành vi chủ
nghĩa cơ hội sẽ làm giảm chất lượng mối quan
hệ giữa các bên (Wang & Yang, 2013, Hoàng
Lệ Chi, 2013). Giả thuyết H1 được đề nghị:
H1: Nếu hành vi chủ nghĩa cơ hội càng ít
(doanh nghiệp càng hướng đến lợi ích chung)
thì chất lượng mối quan hệ càng tốt.
- Sự đặc thù của tài sản (AS): Sự đặc thù
của tài sản là những tài sản được đầu tư lâu
bền, để bảo đảm hỗ trợ cho những giao dịch
đặc biệt (Williamson, 1985). Sự đặc thù tài sản
có thể do công ty logistics hoặc công ty sử
dụng dịch vụ logistics đầu tư nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động cho công ty mình. Khi giao
dịch được một bên đầu tư bằng những tài sản
mang tính đặc thù làm cho đối tác được đầu tư
trở nên quan trọng, khó thay thế, lúc này đối
tác đó có xu hướng hình thành hành vi chủ
nghĩa cơ hội, đặt ra nhiều yêu cầu buộc bên
đầu tư phải đáp ứng (Rindfleisch, 1997).
Anderson (1988) cũng cho rằng, sự đặc thù của
tài sản càng cao thì chủ nghĩa cơ hội của người
bán càng cao. Giả thuyết H2 được đề xuất:
H2: Nếu sự đặc thù của tài sản càng cao
thì hành vi chủ nghĩa cơ hội càng nhiều
(doanh nghiệp hướng đến lợi ích cá nhân).
Lúc này, để kiểm soát hành vi chủ nghĩa
cơ hội, doanh nghiệp có thể đầu tư tài sản
mang tính đặc thù cao, để tạo sự liên quan
chặt chẽ với nhau. Ganesan (1994) cho rằng
những sự đầu tư của bên khách hàng là bằng
chứng hữu hình cho thấy nhà cung cấp dịch
vụ có thể được tin tưởng, nó giúp phát triển
chất lượng mối quan hệ. Nghiên cứu của Joshi
& Stump (1999) cũng nhận định đầu tư những
tài sản mang tính đặc thù cao tạo ra động lực
cho nhà sản xuất thiết lập mối quan hệ hợp
tác. Còn Grafamy (2012) cho rằng mức độ
đặc thù của tài sản càng lớn thì hai bên sẽ cố
gắng thỏa thuận hợp tác hơn là từ bỏ mối quan
hệ. Giả thuyết H3 được đề nghị:
H3: Nếu sự đặc thù tài sản càng cao thì
chất lượng mối quan hệ càng tốt.
- Văn hóa kinh doanh (BC): là sự thể hiện
phong cách kinh doanh của một dân tộc, bao
gồm các nhân tố rút ra từ văn hóa dân tộc,
được các thành viên trong xã hội vận dụng
vào hoạt động kinh doanh của mình và cả
những giá trị, triết lý mà các thành viên này
tạo ra trong quá trình kinh doanh (Nguyễn
Hoàng Ánh, 2005). Gurung (2006) cho rằng
sự khác biệt về văn hóa quốc gia, văn hóa tổ
chức, gây nên những khó khăn trong quá trình
giao dịch sẽ làm giảm chất lượng mối quan hệ
giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp thuê
ngoài. Wang & Yang (2013) thì cho thấy yếu
tố văn hóa có ảnh hưởng gián tiếp đến sự cam
kết, sự hài lòng của các doanh nghiệp với
nhau từ đó giả thuyết H4 được đề nghị:
H4: Nếu văn hóa kinh doanh càng phù
hợp thì chất lượng mối quan hệ càng tốt.
- Môi trường pháp lý và hành chính (RE):
Theo Business dictionary thì pháp lý và hành
chính là các quy định pháp lý của chính phủ
6 KINH TẾ
và cách thức mà các cơ quan chính phủ thực
thi các quy định này. Theo Agboli & Ukaegbu
(2006) môi trường pháp lý và hành chính là
một thành phần của môi trường kinh doanh,
có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Sun & cộng sự (2009) cho rằng
trong môi trường không chắc chắn, doanh
nghiệp chỉ đạt được hiệu quả kinh doanh khi
kết nối chặt chẽ được với các đối tác. Theo
Nagarajan (2013) khi môi trường không chắc
chắn thì các doanh nghiệp buộc phải linh hoạt,
có trách nhiệm hơn, tự bản thân phải tìm cách
khắc phục tính không chắc chắn bằng cách
tăng mức độ hợp tác giữa các doanh nghiệp,
cũng như Wang & Fang (2012) môi trường
không chắc chắn càng cao thì sự hợp tác trong
mạng lưới để đổi mới càng cao. Từ đó hình
thành giả thuyết H5:
H5: Nếu môi trường hành chính và pháp
lý càng ít chắc chắn thì chất lượng mối quan
hệ càng tốt.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thang đo đo lường cho các biến quan sát
được kế thừa và hiệu chỉnh từ thang đo của
Knemeyer (2004), Joshi & Stump (1999),
Nguyen Thi Mai Trang (2004), Agboli &
Ukaegbu (2006), Wang & Yang (2013) và sử
dụng thang đo Likerts 7 điểm với điểm 1 là
hoàn toàn không đồng ý đến điểm 7 là hoàn
toàn đồng ý.
Bảng 1
Thang đo các khái niệm nghiên cứu
Mã biến Các biến quan sát
Sự đặc thù tài sản
AS1 Công ty tôi từng từ bỏ những hướng đi riêng để có được liên kết giao dịch với
Công ty XYZ
AS2 Công ty XYZ đã phải thay đổi hướng đi riêng của họ để liên kết với công ty tôi
AS3 Công ty tôi đã có những đầu tư đặc biệt về nguồn lực dành cho mối quan hệ với
Công ty XYZ
AS4 Công ty XYZ đã có những đầu tư đặc biệt về nguồn lực dành cho mối quan hệ
với công ty tôi
AS5 Công ty tôi đã thiết kế quy trình làm việc của mình cho phù hợp với yêu cầu của
Công ty XYZ
AS6 Công ty XYZ đã thay đổi quy trình làm việc để phù hợp với cách thức làm việc
của công ty tôi
AS7 Công ty tôi cũng như Công ty XYZ sẽ khó khăn để thu hồi những khoản đã đầu
tư nếu mối quan hệ giữa chúng tôi kết thúc
Hành vi chủ nghĩa cơ hội
OB1 Công ty tôi thường giữ đúng lời hứa với Công ty XYZ
OB2 Công ty XYZ thường giữ đúng lời hứa với công ty tôi
OB3 Công ty tôi thường cung cấp một cách trung thực toàn cảnh các hoạt động đang
diễn ra cho Công ty XYZ
OB4 Công ty XYZ thường cung cấp một cách trung thực toàn cảnh các hoạt động
đang diễn ra cho công ty tôi
OB5 Công ty tôi hiếm khi vi phạm những điều khoản đã thỏa thuận để vun vén cho lợi
ích của mình
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 52 (1) 2017 7
Mã biến Các biến quan sát
OB6 Công ty XYZ hiếm khi vi phạm những điều khoản đã thỏa thuận để vun vén cho
lợi ích của họ
Văn hóa kinh doanh
BC1 Doanh nghiệp thường có xu hướng tiếp tục lựa chọn đối tác của mình vì giá cả
đưa ra luôn là hợp lý nhất.
C2 Doanh nghiệp thường quan tâm đến yếu tố chất lượng dịch vụ hơn yếu tố giá cả
khi lựa chọn đối tác
BC3 Doanh nghiệp thường không muốn thay đổi đối tác khác dù đối tác có đôi lần
thực hiện nghĩa vụ không tốt
Môi trường pháp lý và hành chính
RE1 Các thể chế chính sách thường thay đổi
RE2 Trong quá trình kinh doanh công ty tôi thường gặp vấn đề “chi phí lót tay”
RE3 Thủ tục hành chính rườm rà.
Lòng tin
TR1 Công ty tôi muốn chân thành với Công ty XYZ
TR2 Công ty XYZ muốn chân thành với công ty tôi
TR3 Công ty tôi muốn đưa ra những quyết định có lợi cho Công ty XYZ trong bất kỳ
hoàn cảnh nào
TR4 Công ty XYZ muốn thực hiện các quyết định có lợi cho công ty tôi trong bất kỳ
hoàn cảnh nào
TR5 Công ty tôi sẵn sàng giúp đỡ Công ty XYZ mà không mong chờ đền đáp
TR6 Công ty XYZ sẵn sàng giúp đỡ công ty tôi mà không cần công ty tôi đền đáp
Sự hài lòng
SA1 Công ty tôi và công ty XYZ mong muốn tạo sự hài lòng cho nhau
SA2 Công ty tôi hài lòng với cách thức giao dịch của Công ty XYZ
SA3 Công ty XYZ hài lòng với chất lượng dịch vụ mà công ty tôi cung cấp
SA4 Công ty XYZ hài lòng với mức giá mà công ty tôi đưa ra
Sự cam kết
CO1 Công ty tôi và công ty XYZ có xu hướng cam kết để trở thành liên minh lâu dài
CO2 Công ty tôi không xem Công ty XYZ chỉ là một đối tác mà hướng đến là một
phần quan trọng của công ty tôi
CO3 Công ty tôi cảm nhận được Công ty XYZ cũng muốn xem chúng tôi là một phần
quan trọng của công ty họ
CO4 Mối quan hệ giữa chúng tôi xứng đáng được công ty tôi và Công ty XYZ gìn giữ
bằng tất cả sự nỗ lực.
8 KINH TẾ
Thực hiện nghiên cứu này nhóm tác giả
tiến hành hai bước: đầu tiên là nghiên cứu
định tính thông qua thảo luận với 5 chuyên
gia của các công ty logistics, kết hợp với kết
quả từ các nghiên cứu trước để hình thành
thang đo cho các khái niệm nghiên cứu; tiếp
theo, nghiên cứu định lượng được thực hiện
bằng khảo sát, tổng số bảng câu hỏi phát ra là
500 phiếu và thu về 259 phiếu hợp lệ. Phỏng
vấn được thực hiện trực tiếp và qua internet,
tuy nhiên phỏng vấn trực tiếp cho tỷ lệ trả lời
cao nhất, người trả lời có khuynh hướng tập
trung trả lời nhất.
Phần tử hợp lệ có thể tham gia tập hợp
mẫu trong nghiên cứu định tính và định lượng
là các quản lý từ cấp trung trở lên (hội đồng
quản trị; ban giám đốc; trưởng, phó phòng;
người đứng đầu các nhóm thực hiện dịch vụ
logistics) của các công ty logistics, mỗi công
ty logistics chỉ khảo sát một phiếu. Mẫu được
chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu
được phân tích bằng phần mềm SPSS và
AMOS để kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu. Cơ cấu mẫu như sau:
Bảng 2
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Loại hình dịch vụ Loại hình doanh nghiệp
Phân loại Số lượng (*)1 Cơ cấu (%) Phân loại Số lượng Cơ cấu (%)
Kho bãi 80 30,89 Nhà nước 2 0,77
Vận tải hàng hóa 247 95,37 Cổ phần 70 27,03
Phân phối hàng hóa 42 16,22 TNHH 182 70,27
Thủ tục hải quan 164 63,32 Liên doanh 1 0,39
Tư vấn hỗ trợ 136 52,51 Nước ngoài 4 1,54
Tổng 259 Tổng 259 100
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kiểm định thang đo
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo
(Bảng 3) cho thấy các thành phần của thang
đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt chuẩn
cho phép (CRA>0,6), hệ số tương quan biến
tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn
0,3 nên được đưa vào sử dụng cho bước phân
tích EFA (Hair, 1998) tiếp theo.
Bảng 3
Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo
Thang đo
Số biến quan sát
Cronbach’s Alpha
Hệ số tương quan biến
tổng nhỏ nhất Trước Sau
Sự đặc thù tài sản 7 6 0,825 0,412
Hành vi chủ nghĩa cơ hội 6 4 0,711 0,303
Văn hóa kinh doanh 3 3 0,799 0,596
Môi trường pháp lý và hành chính 3 3 0,787 0,585
Lòng tin 6 5 0,777 0,415
Sự hài lòng 4 3 0,818 0,564
Sự cam kết 4 4 0,830 0,633
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 52 (1) 2017 9
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được
thực hiện với phương pháp trích Principals
axis factoring kết hợp với phương pháp
xoay Promax, kết quả phân tích được thể
hiện ở Bảng 4, với tất cả chỉ số KMO đều
lớn hơn 0,5, giá trị Eigenvalues đều lớn hơn
1, tổng phương sai trích thấp nhất là 48,996
(≈50%).
Bảng 4
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Nhân tố Hệ số KMO
Số biến
quan sát
Giá trị
Eigenvalue
Phương sai
trích
Sự đặc thù tài sản 0,836
(Mức ý nghĩa = 0,000)
5 3,198 55,434
Hành vi chủ nghĩa cơ hội 0,731
(Mức ý nghĩa = 0,000)
3 2,959 56,211
Văn hóa kinh doanh 3
Môi trường pháp lý và hành chính 3
Lòng tin 0,730
(Mức ý nghĩa = 0,000)
4 2,425 48,996
Sự hài lòng 0,676
(Mức ý nghĩa = 0,000)
3 2,200 61,800
Sự cam kết 0,808
(Mức ý nghĩa = 0,000)
4 2,652 55,123
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu.
Như vậy với kết quả CRA và EFA cho
thấy các thang đo khái niệm được chấp nhận
và đảm bảo độ tin cậy (Hair, 1998). Số lượng
nhân tố trích cho các yếu tố tác động đến chất
lượng mối quan hệ là 4, số lượng nhân tố trích
để đo lường cho chất lượng mối quan hệ là 3,
điều này là phù hợp với giả thuyết đặt ra.
4.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng
định (CFA)
Kết quả CFA của mô hình cho thấy đạt
được độ tương thích với dữ liệu thị trường cao
với các chỉ số Chi-square = 455,830, bậc tự do
df = 455,830, GFI = 0,882 (>0,8); TLI =
0,915 và CFI = 0,926 (TLI,CFI >0,9). Như
vậy, dữ liệu khảo sát phù hợp với dữ liệu thị
trường trong trường hợp nghiên cứu. Đồng
thời, chỉ số Chi-square hiệu chỉnh (Chi-
square/df) đạt 1,740 < 2; kết hợp với RMSEA
= 0,054 < 0,8, cho thấy, dữ liệu phù hợp cho
trường hợp nghiên cứu. Tất cả các trọng số
CFA của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5
(duy nhất biến CO là 0,493 ≈ 0,5 nên có thể
chấp nhận), khẳng định tính đơn hướng và giá
trị hội tụ của các thang đo (Hair, 1998).
Kiểm định hệ số tương quan giữa các nhân
tố ở Bảng 5 cho thấy, tất cả các hệ số tương quan
của các nhân tố đều nhỏ hơn 0,4. Vì vậy, các
khái niệm trên đều đạt được giá trị phân biệt.
Bảng 5
Hệ số tương quan giữa các nhân tố
Hệ số tương quan giữa các khái niệm R
AS OB -0,293
AS RQ -0,048
OB RQ -0,117
RQ BC 0,333
RE RQ 0,159
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu.
10 KINH TẾ
Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và
phương sai trích của từng khái niệm cho kết
quả ở Bảng 6, các hệ số tin cậy tổng hợp
đều >50% (nhỏ nhất đạt 71,98%), chỉ có
phương sai trích của RQ và TR gần bằng
50%, còn lại đều lớn hơn 50%. Theo Hair
(1998) cho rằng, khi thực hiện CFA rất
hiếm mô hình nào có tất cả các chỉ tiêu đạt
yêu cầu. Thêm vào đó, khi đánh giá độ tin
cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của các
thang đo trong mô hình đều cho giá trị tin
cậy. Vì vậy, các thang đo đảm bảo tính kiên
định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến
quan sát trong nó.
Bảng 6
Hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích
N Hệ số tin cậy tổng hợp (c) Phương sai trích (vc)
RQ 259 71,98% 47,11%
TR 259 79,13% 49,12%
SA 259 82,76% 61,95%
CO 259 83,07% 55,12%
OB 259 76,45% 52,24%
RE 259 79,04% 55,79%
BC 259 80,22% 57,62%
AS 259 86,05% 55,51%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu.
4.3. Kiểm định mô hình lý thuyết bằng
mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM)
Kết quả SEM ở Hình 1 cho thấy mô hình
lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường, thể
hiện qua các chỉ số: Chi-square với bậc tự do
là 483,795; GFI = 0,876; TLI = 0,904, CFI =
0,916 và RMSEA đạt 0,057, chỉ số Chi-square
hiệu chỉnh (Chi-square/df) đạt 1,833.
Các mối quan hệ được kiểm định cho các
giả thuyết từ H1 đến H5 như sau:
Bảng 7
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Hệ số hồi quy của SEM)
Ước Lượng Sai số C.R. P Giả thuyết
RQ OB 0,032 0,046 0,702 0,483 H1
OB AS -0,251 0,072 -3,516 *** H2
RQ AS 0,084 0,054 1,565 0,118 H3
RQ BC 0,325 0,065 5,031 *** H4
RQ RE 0,165 0,060 2,753 0,006 H5
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu.
Theo kết quả Bảng 7, các giả thuyết
H2, H3, H4, H5 đều được chấp nhận. Riêng
giả thuyết H1 không có ý nghĩa thống kê
(p=48,3%), vì vậy, nghiên cứu này cho thấy
không có sự tác động của hành vi chủ
nghĩa cơ hội đến chất lượng mối quan hệ.
Bên cạnh đó, tác động của nhân tố sự đặc
thù tài sản đến hành vi chủ nghĩa cơ hội là
một tác động ngược chiều với giả thuyết
đặt ra.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 52 (1) 2017 11
Bảng 8
Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa
Ước lượng Giả thiết Độ mạnh tác động
RQ OB 0,058 H1 -
OB AS -0,266 H2 3
RQ AS 0,159 H3 4
RQ BC 0,481 H4 1
RQ RE 0,289 H5 2
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu.
Theo kết quả Bảng 8 cho thấy, sự tác
động của Văn hóa kinh doanh đến Chất lượng
mối quan hệ (H4) là mạnh nhất, tiếp theo lần
lượt là mối quan hệ giữa Môi trường pháp lý
và hành chính và Chất lượng mối quan hệ
(H5); Sự đặc thù tài sản và Hành vi chủ nghĩa
cơ hội (H2) và cuối cùng là Sự đặc thù tài sản
với Chất lượng mối quan hệ (H3).
Hình 1. Kết quả mô hình lý thuyết (chuẩn hóa)
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu khẳng định giả thuyết
H3, H4, H5 đều có ý nghĩa và đúng dấu kỳ
vọng, cụ thể khi sự đặc thù của tài sản được
các bên đầu tư càng cao; khi văn hóa kinh
doanh càng phù hợp; khi môi trường pháp lý
và hành chính càng ít chắc chắn thì chất lượng
mối quan hệ giữa doanh nghiệp logistics và
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics ở Việt
Nam sẽ càng tốt.
Chất lượng
mối quan hệ
Hành vi
chủ nghĩa
cơ hội
Sự đặc thù
của tài sản
Văn hóa
kinh doanh
Môi trường
pháp lý và
hành chính
Lòng tin
Sự
hài lòng
Sự cam
kết
0,49
0,83
0,058
0,77 0,72 0,71
0,77
0,68
0,79
0,16
0,48
0,29
0,72
[H1]
[H2]
[H3]
[H4]
[H5]
-0,27
0,61
0,74 0,81 0,62 0,64 0,85 0,86
0,77
0,75 0,60 0,80
084
0,82
0,75
0,64
0,60
0,78
0,81
0,67
12 KINH TẾ
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng
khám phá điểm khác biệt so với các nghiên
cứu trước, đó là sự đặc thù tài sản càng được
đầu tư nhiều thì khả năng xảy ra hành vi chủ
nghĩa cơ hội càng thấp (H2). Kết quả này
ngược lại với kết quả nghiên cứu của
Anderson (1988), Rindfleisch (1997). Các nhà
quản lý ở các doanh nghiệp logistics khi được
phỏng vấn trong nghiên cứu định tính cho
rằng, trong bối cảnh rất cạnh tranh của ngành
logistics ở Việt Nam hiện nay, các doanh
nghiệp ở cả hai phía đã chủ động đầu tư thay
đổi quy trình, cách thức thực hiện, tập huấn
nhân viên, ưu đãi công nợ, cước phí cho đối
tác, làm đối tác hài lòng hơn trong quá trình
giao dịch. Vì vậy, doanh nghiệp logistics và
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics đều
cảm nhận được thiện chí của đối tác trong mối
quan hệ lâu dài, nên khả năng hành động vì
chủ nghĩa cơ hội sẽ giảm đi.
5. Một số kiến nghị
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết nền là Lý
thuyết chi phí giao dịch (TCE) để đề xuất các
nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ
trong ngữ cảnh thuê ngoài logistics ở Việt
Nam, cụ thể là các yếu tố: sự đặc thù tài sản,
hành vi chủ nghĩa cơ hội, văn hóa kinh doanh,
môi trường pháp lý và hành chính. Từ kết quả
nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất các kiến
nghị với nhà quản trị.
Thay đổi văn hóa kinh doanh
Kết quả nghiên cứu định tính với các nhà
quản trị của doanh nghiệp logistics cho thấy
người Việt Nam còn mang nặng tư tưởng Á
Đông, luôn dè chừng, ít tin tưởng vào đối tác,
tiêu chí lựa chọn thường là ưu tiên giá rẻ, ít
quan tâm đến chất lượng. Như vậy, văn hóa
kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam còn
thể hiện sự không phù hợp, khó đoán biết sự
thay đổi trong tương lai. Do đó:
Đối với các doanh nghiệp logistics cần
tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong
cùng lĩnh vực, nêu cao văn hóa dân tộc để hỗ
trợ nhau phát triển, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập sâu rộng như hiện nay. Các doanh
nghiệp logistics cũng cần chú trọng chất
lượng và đa dạng hóa dịch vụ, giá hợp lý,
không cạnh tranh bằng cách phá giá sẽ gây
thiệt hại cho chính mình, cho các nhà cung
cấp dịch vụ logistics khác đồng thời làm bất
ổn thị trường.
Đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
logistics cần nhìn nhận doanh nghiệp logistics
không chỉ đơn thuần là người thực hiện công
tác hậu cần mà họ còn là khâu giảm chi phí
cuối cùng cho sản phẩm. Do đó, chất lượng
mối quan hệ sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho mình, vì vậy cần tin tưởng
hơn nữa ở doanh nghiệp logistics, sẵn sàng
chia sẻ rủi ro với nhau để cùng hài hòa lợi ích
trong mối quan hệ.
Ngoài ra, doanh nghiệp khi sử dụng dịch
vụ logistics nên thay đổi nhận định về tiết
kiệm chi phí và hiệu quả chi phí. Các doanh
nghiệp Việt Nam thường lựa chọn dịch vụ có
giá rẻ, tuy nhiên điều này chưa chắc đem đến
hiệu quả chi phí cho doanh nghiệp. Ví dụ sử
dụng nhà cung cấp dịch vụ tích hợp (3PL) sẽ
đem lại hiệu quả chi phí hơn là sử dụng nhiều
nhà cung cấp lẻ, vì có thể doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí ở một công đoạn nhưng về tổng
thể khó kiểm soát được sự gia tăng của các
loại chi phí, phải kiểm soát nhiều mối quan hệ
nên sẽ không đạt hiệu quả chi phí. Vì vậy,
doanh nghiệp cần quan tâm đến hiệu quả chi
phí hơn là tiết kiệm chi phí.
Tăng cường đầu tư cho sự đặc thù tài
sản nhằm nâng cao tầm quan trọng của
mình trước đối tác và giảm hành vi chủ
nghĩa cơ hội.
Logistics là nguồn động lực cho đổi mới
và là khâu cuối cùng để giảm chi phí, do đó
nếu doanh nghiệp logistics không chỉ cung
cấp dịch vụ mà còn trở thành nhà tư vấn cho
khách hàng khi cần thiết thì chắc chắn hai bên
sẽ gắn bó chặt chẽ và trở thành những phần
không thể thiếu của nhau. Đồng thời, doanh
nghiệp logistics nên mạnh dạn đầu tư tài sản
mang tính chuyên biệt để nâng cao giá trị cho
chính mình, khẳng định thương hiệu, vị thế và
tạo cho khách hàng sự phụ thuộc, thúc đẩy
khách hàng phải thiết lập và duy trì chất lượng
mối quan hệ.
Đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
logistics cũng cần hợp tác với doanh nghiệp
logistics để đầu tư cho sự đặc thù tài sản. Trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 52 (1) 2017 13
thế giới đã có những trường hợp doanh nghiệp
logistics đầu tư các tài sản chuyên biệt giúp
hoạt động logistics của doanh nghiệp sử dụng
dịch vụ gia tăng hiệu quả và doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ sẵn sàng chia sẻ việc đầu tư đó
với doanh nghiệp logistics như chấp nhận giá
cao hơn, cử nhân viên cùng phối hợp với nhà
cung cấp, ký hợp đồng dài hạn để hai bên
cùng hướng đến lợi ích chung. Nếu hai bên có
sự chia sẻ khi rủi ro phát sinh, cùng hài hòa
lợi ích sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh bền
vững. Đó cũng là một hướng làm cần quan
tâm của các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
logistics ở Việt Nam hiện nay.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh hợp tác
trong môi trường pháp lý và hành chính
hiện nay nhưng Chính phủ vẫn phải hướng
đến cải cách thủ tục hành chính, pháp lý
trong dài hạn
Nagarajan (2013) cho rằng, sự không
chắc chắn về môi trường kinh doanh là tất yếu
của những nền kinh tế mới nổi, chính sự
không chắc chắn này làm cho doanh nghiệp bị
phụ thuộc nhiều hơn vào các đối tác và để
khắc phục thì các doanh nghiệp ở Ấn Độ buộc
phải tăng mức độ hợp tác với các đối tác.
Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù
hợp như nghiên cứu của Nagarajan (2013).
Môi trường pháp lý và hành chính của Việt
Nam còn nhiều bất cập như hay thay đổi,
rườm rà và có chi phí lót tay (Blancas & cộng
sự, 2014). Rõ ràng, tự bản thân doanh nghiệp
không thể điều chỉnh được môi trường pháp lý
và hành chính thì doanh nghiệp cần phải đẩy
mạnh chất lượng mối quan hệ với đối tác để
giảm bớt sự không chắc chắn này.
Tuy nhiên, về dài hạn, môi trường pháp lý
và hành chính trong ngành logistics vẫn cần tạo
ra khuôn khổ pháp lý bảo đảm tính mở, chọn
lọc, nhất quán, thông thoáng và hợp lý để tạo cơ
sở cho một thị trường logistics minh bạch; nhà
nước cần có các giải pháp về cải cách thủ tục
hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, để
các doanh nghiệp liên kết với nhau không phải
để tự bảo vệ mình trước môi trường kinh doanh
không chắc chắn mà để giúp các doanh nghiệp
tăng thêm sức mạnh, đạt được hiệu quả kinh
doanh cho doanh nghiệp và cho xã hội
Ghi chú:
1
Doanh nghiệp có thể làm nhiều loại hình dịch vụ
2
***: đại diện cho xác suất rất nhỏ, dưới 1%.
Tài liệu tham khảo
Agboli, M., & Ukaegbu, C.C. (2006). Business Environmentand Entrepreneurial Activity in Nigeria: Implications
for Industrial Development. Journal of Modern African Studies, 44, 1-30.
Anderson, E. (1988). The Transaction Costs as Determinants of Opportunism in Integrated and Independent Sales
Forces. Journal of Economic Behavior and Organization, 9, 247-264.
Athanasopoulou, P. (2009). Relationship Quality: A Critical Literature Review and Research Agenda. European
Journal of Marketing, 43, 583-610.
Bolumode, Y.A, Frankel, R., Naslund, D. (2007). Developing a Theoretical Framework for Logistics Outsourcing.
Transportation Journal, 2, 35-54.
Blancas, L.C., Isbell, J., Isbell, M., Tao, H.T.W. (2014). Kho vận hiệu quả: Chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng
lực cạnh tranh. Ngân hàng Thế giới.
Cerri, S. (2012). Exploring Factor Affecting Trust and Relationship Quality in a Supply Chain Context. Journal of
Business Studies Quarterly, 4, 74-90.
Chaabouni, F., & Dhiaf, M.M. (2013). Logistics Outsourcing Relationship: Conceptual Model. International
Journal of Economics, Finance and Management Sciences, 1, 81-88.
14 KINH TẾ
Chu, Z., & Wang, Q. (2012). Drivers of Relationship Quality in Logistics Outsourcing in China. Journal of Supply
Chain Management, 48, 78-96.
Crosby, L., Evans, K, Cowles, D. (1990). Relationship Quality in the Services Selling: An Interpersonal Influence
Perspective. Journal of Marketing, 54, 68-81.
Ganesan, S. (1994). Determinant of Long - Term Orientation in Buyer- Seller Relationship. Journal of Marketing,
58, 1-19.
Garfamy, R.M. (2012). Supply Management: A Transaction Cost Economics Framework. SEE Journal, 139-147.
Gurung, A., & Prater, E. (2006). A Research Framework for the Impact of Cultural Differences on IT Outsourcing.
Journal of Global Information Technology Management, 9, 24-43.
Hair, A. (1998). Multivariable Data Analysis. Prentical-Hall International, Inc.
Hoàng Lệ Chi (2013). Chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng: Nghiên cứu trường hợp
khách hàng công nghiệp ngành dịch vụ viễn thông. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Jacob, F. R., & Chase, R.B. (2014). Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Tập thể
khoa Thương mại – du lịch – Marketing, 2015. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế TPHCM.
John, G. (1984). An Empirical Investigation of Some Antecedents of Opportunism in a Marketing Channel. Journal
of Marketing Research, 21, 278-289.
Joshi, A.W., & Stump, R.L. (1999). The contingent effect of specific asset investments on joint action in
manufacturing - supplier relationships: an empirical test of the moderating role of the reciprocal asset
investments, uncertainty and trust. Academy of market science journal, 3, 291-305.
Knemeyer, A. M. and P.R. Murphy (2004). Evaluating the performance of third-party logistics arrangements: a
relationship marketing perspective. Journal of Supply chain management, 40, 35-51.
Nagarajan, V., Savitskie, K., Ranganathan, S., Sen, S., Alexandrov, A. (2013). The Effect of Environmental
Uncertainty, Information Quality and Collaborative Logistics on Supply Chain Flexibility of Small
Manufacturing Firms in India. Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, 25, 784-802.
Nguyen, T.M.T., N.J. Barrett and D.T. Nguyen. (2004). Cultural Sensitivity, Information Exchange, and
Relationship Quality: The Case of Vietnamese Exporters and their Asian vs. European Importers. Journal of
Customer Behavior, 3: 281-303.
Rindfleisch, A., & Heide, J.B. (1997). Transaction Cost Analysis: Past, Present, and Future Applications. Journal of
Marketing, 61, 30-54.
Sun, S.-Y., Hsu, M.-H. & Hwang, W.-J. (2009). The impact of alignment between supply chain strategy and
environmental uncertainty on SCM performance. Supply Chain Management: An International Journal, 3,
201-212.
Wang, X. & Yang, Z. (2013). Inter-firm opportunism: a meta-analytic review and assessment of its antecedents and
effect on performance. Journal of Business & Industrial Marketing, 28,137-146.
Wang, M-C. & Fang, S-C. (2012). The moderating effect of environmental uncertainty on the relationship between
network structures and the innovative performance of a new venture. Journal of Business & Industrial
Marketing, 27, 311-323.
Williamson, O. E. (1975). Markets and Hierarchies: Analysis and Antitrust Implications, Free Press, New York.
Williamson, O. E. (1985). The Economics of institutions of capitalism. Free Press, New York.
Zhao, X., Huo, B., Flynn, B.B., Yeung, J.H.Y. (2008). The Impact of Power and Relationship Commitment on the
Integration between Manufacturers and Customers in a Supply Chain. Journal of Operations Management, 26,
368-388.
Nguyễn Hoàng Ánh. (2005). Văn hóa kinh doanh Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập. Truy cập ngày
11/6/2015 từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_thanh_van_thanh_phong_thi_thanh_1_14_1_hc_1_3267_2017228.pdf