Cây rau làm thuốc - Bài 2

Cây míaTên khoa học là Sacharum Officinanum, là loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2 - 5m. Thân có đốt chứa nhiều sacaroza Trong thân cây mía có chứa sacaroza chiếm từ 7 - 10%, protein 0,22%, chất béo (0,5%) và một số chất khác như: glyxin, arabinoza, glutamin, guanin, arabinoza . dùng toàn cây (bỏ rễ và ngọn). Theo y học cổ truyền, mía có tác dụng tiêu đờm, hết khát, bổ dưỡng. Liều dùng: 100g - 200g dạng thuốc sắc. Mã đề Tên khác là Xa tiền, Suma (Tày), Nhả én dứt (Thái), Nằng cháy mia (Dao); tên khoa học là Plantago Mazor. Mã đề là cây thân thảo sống hàng năm, thân ngắn; lá hình thìa có cuống dài, mọc thành cụm từ gốc, mép lá nguyên hay có răng cưa nhỏ và thưa. Hoa mọc ở nách lá có cuống dài. Hoa đều lưỡng tính, cánh đài xếp chéo nhau, 4 cánh hoa màu nâu, 4 nhị có chỉ nhị mảnh và dài. Bầu 2 ô chứa 6 - 18 hạt, hạt nhiều, nhỏ hình bầu dục tròn 1 - 1,5mm màu nâu đen. Lá mã đề có chứa Iridoid, axit phenolic, majorosid, chất nhày và một số chất khác như: Axit cinamic, axit cafeic caroten, Vitamine K, Vitamine C . Bộ phận dùng làm thuốc của cây mã đề là phần trên mặt đất và hạt. Lá mã đề có vị nhạt, tính mát; hạt có vị ngọt, nhạt, nhớt. Quy vào 4 kinh: Can, phế, thận, tiểu trường có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện.

pdf27 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cây rau làm thuốc - Bài 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_10_4805.pdf
  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_6_0669.pdf
  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_7_6297.pdf
  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_8_0843.pdf
  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_9_676.pdf