Cây rau làm thuốc

Kinh nghiệm sử dụng thuốc bằng cây cỏ trong tự nhiên rất phong phú được truyền qua nhiều thế hệ, góp phần không nhỏ trong việc chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe mọi người. Dưới đây là một số cây thuốc làm nước mát dùng trong ngày hè do bác sĩ chuyên khoa I Lương Tấn Thông (Chủ tịch Hội Châm cứu - Đông y tỉnh) cung cấp, xin giới thiệu với bạn đọc.Rễ tranh Có tên khác là Bạch mao căn (tên khoa học: Rhizoma Imperatae), cỏ tranh là loại cỏ sống dai, thân, rễ chắc, khỏe. Chúng ta thu hoạch rễ tranh từ cây cỏ tranh để làm thuốc. Trong rễ tranh có các chất glucoza, fructoza và axit hữu cơ. Theo Đông y, rễ tranh có vị ngọt, tính hàn vào 3 kinh tâm, tỳ và vị có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể, dùng chữa nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ra máu. Liều dùng: 10 - 40g dạng thuốc sắc. Cây thuốc dòi Có tên khác là cây Bọ mắm, tên khoa học là Pouzolzia Acylanica, là loại cỏ thân mềm, thân cây có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới; lá dài 4 - 9cm, rộng 1,5- 2,5cm có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống dài 5mm có lông trắng. Hoa tự đơn tính mọc thành tim co. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông. Toàn cây, lá có thể dùng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc dòi trong nhân dân bằng cách sắc uống hay nấu thành cao dùng để chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng; làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa. Liều dùng: 10 - 20g dạng thuốc sắc.

pdf27 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cây rau làm thuốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_1_695.pdf
  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_2_1149.pdf
  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_3_607.pdf
  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_4_118(2).pdf
  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_4_118.pdf
  • pdfcay_rau_lam_thuoc_split_5_6229.pdf