Cây măc ca

Chi Macadamia gồm nhiều loài, nhưng nổi bật là Macadamia tetraphylla, và M. integrifolia, thuộc Họ Proteaceae, hạt chứa dầu cho thương phẩm gần giống hạt Điều. Đây là cây lấy quả nổi tiếng và đang trở thành cây trồng được quốc tế hoá như cà phê, ca cao, cao su . Các đặc điểm sinh học cơ bản Mắc-ca là cây gỗ lớn thường xanh, có thể cao tới 18m, tán rộng tới 15m vừa vươn thẳng vừa có thể xoè rộng. Tuổi thọ cây ở vùng nguyên sản có thể vượt qua trăm tuổi vẫn sinh trưởng tốt, tuổi thọ kinh tế khoảng 40 - 60 năm. 1. Các đặc điểm thực vật học 1.1. Rễ Loài Mắc-ca mang đặc điểm chung của họ Protaceae là rễ cọc kém phát triển nhưng rễ bàng rất rộng lớn và rất rậm, dù cây mọc từ hạt hay từ hom. Bộ rễ Mắc-ca chủ yếu phân bố trong tầng đất 70cm trở lại, trong đó 70% tập trung tầng đất mặt từ 0-30cm. Tán nặng, rễ nông làm cho Mắc-ca chịu bão kém

pdf9 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cây măc ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây Măc ca Chi Macadamia gồm nhiều loài, nhưng nổi bật là Macadamia tetraphylla, và M. integrifolia, thuộc Họ Proteaceae, hạt chứa dầu cho thương phẩm gần giống hạt Điều. Đây là cây lấy quả nổi tiếng và đang trở thành cây trồng được quốc tế hoá như cà phê, ca cao, cao su... Các đặc điểm sinh học cơ bản Mắc-ca là cây gỗ lớn thường xanh, có thể cao tới 18m, tán rộng tới 15m vừa vươn thẳng vừa có thể xoè rộng. Tuổi thọ cây ở vùng nguyên sản có thể vượt qua trăm tuổi vẫn sinh trưởng tốt, tuổi thọ kinh tế khoảng 40 - 60 năm. 1. Các đặc điểm thực vật học 1.1. Rễ Loài Mắc-ca mang đặc điểm chung của họ Protaceae là rễ cọc kém phát triển nhưng rễ bàng rất rộng lớn và rất rậm, dù cây mọc từ hạt hay từ hom. Bộ rễ Mắc-ca chủ yếu phân bố trong tầng đất 70cm trở lại, trong đó 70% tập trung tầng đất mặt từ 0-30cm. Tán nặng, rễ nông làm cho Mắc-ca chịu bão kém 2. Thân. Thân Mắc-ca thẳng đứng, chia cành rất nhiều. Cành tròn đều có nhiều mụn lồi (Bì khổng), vỏ nhám không xẻ cành, vết cắt trên vỏ có màu đỏ tối, gỗ rất cứng. Khi nhân bằng hom có khả năng phát rễ từ bì khổng, góp thêm thuận lợi cho nhân hom và chất lượng cây hom. 1.3. Lá. Có 3 hoặc 4 lá mọc cách theo đường xoáy ốc. Lá cứng, mép lá lượn sóng, mặt lá thường uốn lượn, lá nguyên mép hoặc có răng cưa, đôi khi răng cưa nhọn cứng như gai. Gân nổi rất dễ thấy. 1.4. Hoa. Hoa tự đuôi sóc mọc ra từ cành 1,5 đến 2 tuổi, có khi cành 3 tuổi vẫn trổ hoa, tập trung chủ yếu ở đầu cuối đoạn cành. Hoa thường mọc thành chùm đôi hoặc 3-4 bông trên 1 cuống hoa chung dài 3-4 mm, mỗi bông dài khoảng 12mm. Hoa lưỡng tính, cánh hoa thoái hoá, mỗi bông có 4 cánh hoa do 4 cánh đài hoa mọc dài ra mà thành, trước khi nở chúng dính liền nhau thành búp dài tròn. Bầu hoa thượng vị chứa 2 phôi châu nhưng thường chỉ 1 phôi phát dục và sau này tạo thành hạt tròn. Nếu cả 2 phôi đều thụ tinh tốt quả sẽ chứa 2 hạt hình bán cầu chất lượng thương phẩm sẽ kém. Nhuỵ cái rất dài, trước khi hoa nở vòi nhị cái dài ra rất nhanh, uốn cong và lách ra khỏi búp cánh rồi vươn thẳng. 4 nhuỵ đực đính trên 4 cánh giả và chỉ bật ra được khi hoa đã nở, nhị đực uốn cong xuống phía dưới cách xa đầu nhuỵ cái. Do đó phối hợp nhiều giòng để thụ phấn chéo nhờ côn trùng là cần thiết. 1.5. Quả. Kích thước khoảng 2.5cm, nặng 8-9g, vỏ quả dày 2-3mm. Quả thường mọc thành chùm 2-3 quả trên cuống hoa tự, đôi khi có chùm có 17-20 quả. Vỏ quả gồm 2 lớp gồm lớp vỏ ngoài láng bóng tạo nên bởi những tế bào dạng sợi và lớp áo trong tạo nên bởi tế bào nhu mô, khi lớp áo này chuyển màu từ trắng sang nâu rồi đen là dấu hiệu cho thấy quả đã chín. Trong sản xuất người ta thường dựa vào đặc điểm này để đánh giá độ chín của quả. Hạt rất cứng, gồm lớp vỏ dày 2-5mm, nhân tạo nên bởi 2 tử diệp hình bán cầu chứa đầy phôi nhũ và phôi hình cầu rất nhỏ gắn giữa 2 tử diệp và nằm sát châu khổng (lỗ nẩy mầm). Tuy rất nhỏ nhưng phôi thành thục vẫn có đủ trục phôi, mầm thân và mầm rễ. Trên vỏ hạt có thể thấy rốn hạt, lỗ nẩy mầm và đường gân chạy liền giữa rốn và lỗ nẩy mầm, khi nẩy mầm vỏ hạt sẽ nứt theo đường gân này. Vỏ hạt gồm 2 lớp, lớp ngoài dày gấp 15 lần lớp áo trong và tạo ra bởi những tế bào có lớp vỏ cenlulose rất dày và tế bào thạch. Khi già cả 2 loại tế bào này đều hoá gỗ cao độ làm cho vỏ hạt rất cứng. Lớp áo trong rất mỏng, phần sát rốn hơi có màu nâu, phần sát lỗ nảy mầm màu trắng sữa. . Các đặc điểm sinh học 2.1. Các tập tính phát triển cành : Nắm vững quy luật phát sinh và hình thái cành có ý nghĩa quan trọng đối với tạo tán, thúc hoa, nhân giống bằng hom và ghép. Cây Mắc-ca mỗi năm phát lộc 3-4 lần, Từ khi ngọn non mọc ra cho đến khi đoạn cành thành thục cần 40 ngày, 18-28 ngày tiếp theo lại phát lộc tiếp. ở cây trưởng thành đang sai quả tại Nam Quảng Tây, mỗi năm thường chỉ phát lộc 3 lần, tập trung vào các tháng 4 (Lộc xuân), tháng 6 (Lộc hè), tháng 10 (Lộc thu), ngoài ra trong mọi lúc trên cây vẫn thường xuyên có lộc non phát rải rác. Vào mùa nóng nhất trong năm từ trung tuần tháng 7 đến hạ tuần tháng 8, Mắc-ca mọc chậm, đặc biệt là các giòng ưa mát 508, 344 lá non thường mất màu xanh và một số chứng bệnh sinh lý khác như lá bạc trắng. Từ cuối tháng 12 đến hết tháng 2 năm sau, Mắc-ca thường không trổ cành non. Mỗi đoạn cành sinh ra sau mỗi lần phát lộc thường dài 30-50cm gồm 7-10 mắt. Trên cây non hoặc cây đang sinh trưởng mạnh mẽ, đoạn cành này có thể dài tới 1,0cm, chồi hoa thường phát ra từ cành tương đối già - khoảng 1,5 đến 3 tuổi. Trên cây còn non quy luật này càng rõ. Hoa quả còn có thể mọc ra từ cành rất nhỏ, chỉ dài 1cm nằm khuất trong tán lá. Hiện tượng phát lộc thường gặp là 3 chồi nách của 3 nách lá mọc cách xoáy ốc cùng mọc ra 1 lúc, nhưng cũng có lúc đồng thời phát ra 9-12 lộc non. 2.2. Tập tính ra hoa. Có thể chia 3 thời kỳ là hình thành chồi hoa, vươn dài của hoa tự và hoa nở. Khi chồi hoa được hình thành và mắt thường có thể thấy rõ, thì chồi hoa bước vào giai đoạn ngủ kéo dài từ 50 - 96 ngày tuỳ theo vùng khí hậu, sau đó hoa tự bắt đầu vươn dài, sớm muộn tùy nơi nhưng thời kỳ vươn dài thường mất 60 ngày. Như vậy mùa hoa nở thường muộn hơn hình thành chồi hoa 137 đến 153 ngày. Thời điểm hoa nở thường đến sau phân chia giảm nhiễm của tế bào mẹ của phôi hoa khoảng 2-3 tuần. Khi hoa nở, vòi nhị cái mọc dài và bị uốn cong suốt 6-7 ngày, tới ngày thứ 10 phần uốn cong lớn nhất làm nứt đường gân nối trên búp cánh hoa (gi) nhưng hoa cũng vẫn chưa nở, lúc này búp cánh hoa đã kịp chuyển màu từ xanh sang trắng sữa. Nhưng cũng có những giòng (như 246), cho đến lúc nở, cánh hoa cũng vẫn chưa hết màu xanh. Khoảng ngày thứ 12 hoa bắt đầu tung phấn lên đầu vòi nhuỵ cái. Vòi nhuỵ cái tiếp tục vươn mạnh rồi bật ra khỏi búp cánh hoa (cánh hoa giả do thuỳ của đài hoa biến dạng, trên 4 đầu cánh giả đính 4 nhuỵ đực), sau đó 1-2 giờ hoa bắt đầu nở. Hoa thường nở vào 7-8 giờ sáng, nở hết vào buổi trưa, thoạt đầu các cánh hoa tách rời nhau từ đỉnh búp, vòi nhuỵ đực vươn ra trùm lên phía trên đầu nhuỵ cái, cánh hoa tiếp tục uốn cong ra ngoài và các bao phấn (mỗi nhuỵ đực có 2 bao phấn) cũng rời xa đầu nhuỵ cái. Nếu mùa hoa tốt nắng thì hoa ở phần ngọn chùm đuôi sóc nở trước, nếu thiếu nắng thì phần gốc nở trước, hoặc cũng có thể là 2 đầu cùng nở hoặc đoạn giữa nở trước. Mùa hoa kéo dài vài tháng, cũng có giòng ngoài vụ hoa tập trung vẫn có một số chùm hoa lai rai suốt năm. Trên cùng 1 hoa tự, thời gian nở hết hoa kéo dài 1-5 ngày tuỳ theo giòng. ở Mắc-ca, nhuỵ đực chín trước nhuỵ cái. Trong vòng 2 giờ sau khi hoa nở, hạt phấn vẫn chưa nảy mầm trên đầu nhuỵ cái. Hạt phấn bắt đầu nảy mầm sau khi hoa nở 24-26 giờ, tăng mạnh sau 48 giờ. 3. Phát triển của quả và vấn đề rụng non. Sau khi thụ tinh, phôi châu thứ hai thường bất dục, đôi khi cả 2 phôi châu đều thụ tinh thành công và sinh ra quả 2 hạt. Trường hợp này rất hiếm, hạt có hình bán cầu và làm giảm chất lượng. Trong quá trình phát triển của quả, rụng non là vấn đề rất thường gặp ở Mắc-ca. Trên 1 chùm 300 bông hoa, ban đầu có thể có từ 6-35% đậu thành quả nhưng cuối cùng chỉ còn 0,3% phát triển được thành quả chín già. Hiện tượng rụng non có thể chia 3 thời kỳ : (1) Trong vòng 14 ngày sau khi hoa tàn, phần lớn những hoa đã thụ phấn nhưng thụ tinh không thành công đều lần lượt rụng hết. Đầu nhuỵ cái của những hoa này có thể có phấn hoa đã nảy mầm nhưng chưa hoàn tất quá trình thụ tinh, số còn lại đã có bầu nhuỵ cái nở to, chứng tỏ đã thụ tinh tốt. 2.4.Tích luỹ dầu : Sau khi hoa tàn và hình thành quả non, Mắc-ca cần có 215 ngày để quả chín, tức 30 tuần. Khi đó hàm lượng dầu trong nhân đạt tới 75-79%. Khi hàm lượng dầu trong nhân không ngừng tăng lên thì hàm lượng đạm trong nhân cũng không ngừng giảm xuống. Hàm lượng đường sau khi hoa tàn tăng lên không ngừng cho tới ngày thứ 111 sau đó bắt đầu giảm dần. (2) Từ ngày thứ 21 đến ngày 56, quả non rụng dồn dập dù đã thụ tinh tốt. (3) Từ ngày 70 đến khi quả gần chín (ngày thứ 210) quả rụng rải rác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCây Măc ca.pdf
Tài liệu liên quan