Cấu trúc vốn làm tối tiểu WACC
Cấu trúc vốn làm tối tiểu WACC
I. Đặt vấn đề
Trên SAGA đã có nhiều bài khá sâu về vấn đề cấu trúc vốn. Tôi có cảm giác đó là
diễn đàn của những Guru, và vì vậy người học và cả những người muốn vận dụng
khái niệm này sẽ có thể hơi bị rối, khó mà hiểu được vậy thì có thật cái cấu trúc
vốn tối ưu theo một nghĩa nào đó không? Làm sao tìm ra nó? Nếu . chẳng may
tìm được thì kết quảđáng tin cậy đến mức nào, sử dụng nó như thế nào? v.v .
Ta đang bàn về “cấu trúc vốn”. Vậy trước hết
cần một điểm xuất phát. Theo như các bài
viết thì ta sẽ lấy tỷ lệ D/E gọi là cấu trúc vốn
của DN, trong đó D là các khoản vay có kỳ
hạn và E là vốn chủ sở hữu. Ta cũng giả thiết
là V = E + D.
Có thể có những biến điệu của định nghĩa “cấu trúc vốn tối ưu - CTVTU”. Mỗi
biến điệu sẽ làm xuất hiện một đối tượng mới, mô hình toán mới. Chúng ta biết là
có khi mô hình toán chỉđổi chút xíu có thể dẫn đến một bài toán là giải được còn
bài kia là không giải được.
Qua các bài viết và qua nghiên cứu các tư liệu, ta có thể tạm đưa ra 3 khái niệm
CTVTU tương đối dễ hình dung:
1. Một là tỷ lệ D/E làm cho WACC đạt Min. Ta gọi đó là CTVTU dạng 1.
2. Hai là tỷ lệ D/E làm cho giá trị DN đạt Max. Ta gọi đó là CTVTU dạng 2.
3. Ba là tỷ lệ D/E làm cho giá trị cổ phần đạt Max. Ta gọi đó là CTVTU dạng 3.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc vốn làm tối tiểu WACC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc vốn làm tối tiểu WACC
I. Đặt vấn đề
Trên SAGA đã có nhiều bài khá sâu về vấn đề cấu trúc vốn. Tôi có cảm giác đó là
diễn đàn của những Guru, và vì vậy người học và cả những người muốn vận dụng
khái niệm này sẽ có thể hơi bị rối, khó mà hiểu được vậy thì có thật cái cấu trúc
vốn tối ưu theo một nghĩa nào đó không? Làm sao tìm ra nó? Nếu ... chẳng may
tìm được thì kết quả đáng tin cậy đến mức nào, sử dụng nó như thế nào? v.v...
Ta đang bàn về “cấu trúc vốn”. Vậy trước hết
cần một điểm xuất phát. Theo như các bài
viết thì ta sẽ lấy tỷ lệ D/E gọi là cấu trúc vốn
của DN, trong đó D là các khoản vay có kỳ
hạn và E là vốn chủ sở hữu. Ta cũng giả thiết
là V = E + D.
Có thể có những biến điệu của định nghĩa “cấu trúc vốn tối ưu - CTVTU”. Mỗi
biến điệu sẽ làm xuất hiện một đối tượng mới, mô hình toán mới. Chúng ta biết là
có khi mô hình toán chỉ đổi chút xíu có thể dẫn đến một bài toán là giải được còn
bài kia là không giải được.
Qua các bài viết và qua nghiên cứu các tư liệu, ta có thể tạm đưa ra 3 khái niệm
CTVTU tương đối dễ hình dung:
1. Một là tỷ lệ D/E làm cho WACC đạt Min. Ta gọi đó là CTVTU dạng 1.
2. Hai là tỷ lệ D/E làm cho giá trị DN đạt Max. Ta gọi đó là CTVTU dạng 2.
3. Ba là tỷ lệ D/E làm cho giá trị cổ phần đạt Max. Ta gọi đó là CTVTU dạng 3.
Có bạn còn nêu trong bài viết của mình về một CTVTU dạng (1 and 2), tức tỷ lệ
D/E làm WACC đạt Min và giá trị DN đạt Max! Tôi nghi ngờ (nhưng không phủ
định vì chưa có thời gian xem xét kỹ) việc bài toán này có lời giải (?).
Về CTVTU dạng 2 và 3, tôi xin trích lời bàn của Dr. Vuong gắn với bài của
TranTriDung (Tóm lược một số lý thuyết về cấu trúc vốn): “Nếu bạn đã đọc định
lý Modigliani-Miller I (M&M), thì kết cục của nó chỉ đơn giản là cấu trúc vốn
không thể quyết định giá trị của doanh nghiệp. Tôi không phải là fan của
Modigliani, nhưng rõ ràng điều này đã được chứng minh và công nhận từ rất lâu
trong thế giới tài chính”. Như vậy ta tạm xếp CTVTT dạng 2 và 3 sang một bên.
Nghĩa là ta chỉ bàn về CTVTU dạng 1, tức một tỷ lệ D/E làm cho WACC đạt Min.
Có hay không trong thực tế một tỷ lệ D/E làm Min WACC?
Có! Và ta sẽ thử ước tính nó ...
Trước khi đi vào câu chuyện chính, tôi muốn chia sẻ vài suy nghĩ với các bạn trẻ.
Tôi nhắc lại 2 câu chuyện thật.
Chuyện thứ nhất: ngày xửa ngày xưa,
khi tôi còn là sinh viên (ngành toán),
có lần tôi nói với một bậc đàn anh,
một TS. vật lý đại ý rằng: “Em không
thể chịu được cách mà các nhà vật lý
sử dụng toán học để nghiên cứu vật l
Họ đưa ra một mô hình toán (thư
là các phương trình đạo hàm riêng) mô tả một hiện tượng vật lý, rồi họ giải
phương trình này. Khi giải thì họ thường gặp những bài toán (thuần túy toán vì lúc
này đã thoát ly ý nghĩa vật lý ban đầu sau khi kiến tạo mô hình toán) rất khó mà
toán học có khi còn bất lực. Thế là họ quăng bớt các đại lượng này, đại lượng nọ
ý.
ờng
để bài toán có dạng đơn giản, kết quả là họ giải được. Họ bảo rằng đó chính là
hiện tượng vật lý mà họ đang truy tìm! Quăng đi lung tung từ mô hình gốc rồi lại
bảo: “Đích thị hắn đấy” thì sao mà nghe được?”. Ông anh vật lý nói với tôi rằng:
“mày thật là ... ngu! Không quăng bớt đi mà cố tình giải cho được cái phương
trình vô cùng phức tạp đó thì cái thu được không còn là hiện tượng vật lý mà bọn
anh truy lùng nữa mà là cái quái quỷ gì đó của dân toánn chúng mày thôi!”.
Chuyện mới đây: cách đây ít lâu, ngồi ở quán ăn với Dr. Vuong, tình cờ nhắc lại
hội thảo về Định Giá Thương Hiệu mà SAGA tham gia tổ chức vào giữa năm
2007. Dr. Vương nói với tôi một ý đại thể là: tại hội thảo, nhiều DN hỏi rằng vậy
chúng tôi muốn có công thức tính ra giá trị Thương Hiệu của DN thì công thức đó
có không? Dr. Vuong trả lời rằng không thể định giá Thương Hiệu bằng tính toán
theo công thức. Tôi là người đã có nghiên cứu và giảng dạy về những công thức
lọai này nên hiệu chỉnh lại một chút rằng: Theo tôi, chính xác hơn có lẽ nên nói
rằng có những công thức, có những giải thuật (nhiều và hay nữa là khác) để tính
giá trị Thương Hiệu trên cơ sở một số số liệu đầu vào về thị trường. Nghĩa là
muốn xác định giá trị Thương Hiệu thì con đường rất tốt là dùng các công thức
tính toán. Tuy nhiên không ai xem những kết quả tính toán đó là giá trị cứng của
Thương Hiệu. Không tính giá trị Thương Hiệu theo công thức thì là dở nhưng
xem đó là giá trị cứng nhắc một cách vô điều kiện thì còn dở hơn. Tới đây, tôi lại
trích thêm một đọan lời bàn của Dr. Vương khi bàn với kphong trong bài của
TranTriDung “Tóm lược một số lý thuyết về cấu trúc vốn”: “Trong giá trị có chứa
cảm xúc, và cảm xúc là thứ khó đo, thường xuyên biến động. Đây là sự thật rõ
ràng. Giá trị doanh nghiệp (tôi đổi thành Thương Hiệu – Nguyễn Trọng) này còn
dựa cả vào xu hướng, sở thích, "mốt" và nỗi
niềm hào hứng của thị trường”.
Từ 2 câu chuyện này, tôi muốn chia sẻ với
các bạn rằng: Để ứng dụng (chứ không phải
làm luận án tiến sỹ!) thì đừng làm quá phức tạp cái mô hình toán mô tả hiện tượng
kinh tế (làm luận án tiến sỹ thì thả sức với những mô hình phức tạp!). Không có
mô hình nào thay thể được trực giác của chuyên gia, của nhà quản trị. Những kết
quả tính bằng mô hình sẽ là và chỉ là điểm tựa tốt để chuyên gia suy nghĩ và quyết
định. Ngay cả chính các đại lượng tham gia trong mô hình tính toán cũng không là
cứng nhắc. Tiện đây, tôi muốn nói vài lời về đại lượng Re trong công thức tính
WACC mà tôi đã nói trong một bài trước. Nói chung đó là chi phí vốn chủ sở hữu.
Ta lấy lãi cổ tức trung bình một số năm làm Re, hay chỉ của một năm gần nhất,
hay cộng (thậm chí trừ!) một lượng “rủi ro” (phản ánh thực tế nào đó theo suy
nghĩ và đề xuất của chuyên gia) đều có thể chấp nhận. Đừng đi vào những tiểu tiết
này vì nó làm cho các bạn mất tự tin khi vận dụng tri thức vào giải quyết thực tiễn
như một chuyên gia. Thực ra nhà quản trị DN sáng suốt sẽ không máy móc tin
chúng ta mà sẽ nghe chúng ta thuyết minh về các đề xuất tính Re khác nhau (và từ
đó cho ra những giá trị WACC khác nhau ít nhiều). Với kinh nghiệm trận mạc trên
thương trường, họ cũng đoán nhận đại thể giá trị WACC và ngắm nghía những kết
quả tính tóan của nhà tư vấn với các Re khác nhau để lựa chọn quyết sách. Biết
các lý luận, những quan điểm khác nhau về Re là rất tốt và rất cần, là có học,
nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng có một công thức chung tính Re hết đường cãi!
Phải với tư duy ấy ta mới mang CTVTU dạng 1, mang giá trị Thương Hiệu tính
bằng công thức, và mang rất nhiều (nếu không nói là tất cả!) các khái niệm kinh tế
khác vào thực tiễn được!
II. Hàm WACC với biến là lượng vốn vay D
Theo định nghĩa,
Trong trường hợp đơn giản nhất, nếu trong công thức trên chỉ D là biến thì dễ thấy
rằng WACC sẽ giảm dần từ (khi D=0) đến (khi D tiến tới ) nếu
(thường trong thực tế thì ta có bất đẳng thức đó!). Nghĩa là WACC cực tiểu khi
vay là vô hạn!
Dáng điệu của hàm WACC chỉ có D biến thiên sẽ như sau (Hình 1):
Tuy nhiên, thực tế luôn cho ta hình ảnh khác. Vay càng nhiều thì “áp lực” càng
lớn cả từ 2 phía, phía cho vay và phía chủ sở hữu. Không ai cho bạn vay vô hạn
định với lãi xuất không đổi và “dễ chịu”! Bạn vay 100 triệu thì có thể lãi xuất là
12%, nhưng đừng mơ có thể vay 200 triệu cũng với lãi xuất 12%. Ngoài lãi xuất
thường tăng còn bao nhiêu ràng buộc pháp lý sẽ trói DN đến tắc thở! Những lý
thuyết về vấn đề này cũng đã được bàn đến trong một số bài về cấu trúc vốn trên
SAGA. Hơn thế nữa, nếu DN vay được 100 triệu với lãi xuất 12%/năm và chi phí
vốn chủ sở hữu (tức ) khoảng 18% thì khi vay thêm 100 triệu nữa,
shareholdres có lẽ có xu hướng là “đòi thêm” cổ tức, có thể ít thôi nhưng thường là
có! Cũng có thể có trường hợp hãn hữu là không “đòi thêm” mà thậm chí thông
cảm và bớt đi chút đỉnh (?). Chuyện này rất là tùy thuộc “lòng người”. Như vậy,
trong thực tế, khi phát triển vốn vay thì ta phải tính đến 2 sức ép ấy khi tính
WACC. Các bạn đã viết ít nhiều về các mô hình như Trade Off Theory, Pecking
Order Theory, Bancruptcy Theory, v.v... dính dáng đến câu truyện này (?). Tuy
nhiên, để sử dụng trong thực tế, ta nên tìm cách đơn giản hơn, chẳng hạn có thể
xem:
và , trong đó và là những hằng số với ngữ nghĩa mà chúng ta đã
quen thuộc, tức chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vốn vay khi chưa bị các sức ép
tăng vốn vay. Còn và là biểu thị cho những sức ép được quy về chi phí
vốn từ 2 phía, phía chủ sở hữu và phía chủ nợ. Lúc này ta có
Dáng điệu của WACC lúc này rất phụ thuộc các hàm và . Còn bản thân
các hàm và thì thiên hình vạn trạng, tùy thuộc thiện chí của người cho
vay, của chủ sỡ hữu, của tình trạng sản xuất - kinh doanh của DN và nhiều thứ
khác. Đây sẽ là nội dung khá phong phú nếu các bạn nào muốn nghiên cứu. Chúng
ta chỉ lược qua vài trường hợp có thể xảy ra trong thực tế.
Trường hợp , tức chủ sở hữu không quan tâm và cho phép ban lãnh đạo DN
thả sức vay nếu còn vay được và còn thấy vay là có lợi!
Trường hợp dễ gặp nhất là và , từ giá trị D nào đó (chẳng hạn )
và a, b là những hằng số khá nhỏ, p và q cũng là những hằng số nằm trong
khỏang 0 và 1, chẳng hạn p = q = 1/3 ; Khi D chưa quá E/2 thì . Ngữ nghĩa ở
đây là khi vốn vay bắt đầu quá E/2 thì DN sẽ chịu những sức ép từ 2 phía. Dễ thấy
là a, b, p, q càng lớn thì sức ép càng lớn và ngược lại, sức ép càng lớn thì sẽ thể
hiện ra các giá trị a, b, p, q càng lớn. Chẳng hạn, nếu q gần với 1 thì có thể chỉ ra
rằng WACC sẽ không có giá trị cực tiểu với ! Tức không thể vay thêm đồng
nào cả mà chỉ là và khi đó WACC là cực tiểu rồi. Tôi nghĩ sẽ không cần giải
thích thêm vì sao p, q có thể lấy cỡ 1/3 và a, b cỡ 1/100 – 1/1000. Không có gì gọi
là quy tắc cứng ở đây mà chỉ là lượng hóa tương đối “lòng dạ” của chủ nợ cũng
như chủ sở hữu!
III. Dáng điệu của hàm WACC
Để dễ hình dung, ta sẽ khảo sát một vài thí dụ cụ thể
Thí dụ 1. E = 200 (có thể là triệu đồng chẳng hạn), và ; a = 0; b = 0.01 ;
p = q = 1/3. Khi đó ta có hàm
Đồ thị sau là dáng điệu của WACC(x) (đường đỏ liền nét) và đạo hàm của
nó(đường - - -đỏ). Ta thấy WACC đạt min tại x ~ 355 ; khi đó WACC ~ 17% và
tỷ số D/E ~ 1.775 . Đây là CTVTU dạng 1, cho WACC cực tiểu (Hình 2).
Khi vốn vay tăng đến 2500 thì WACC bắt đầu vượt tức không còn lợi thế của
lá chắn thuế nữa. Khoảng cách khá rộng từ 355 (triệu) đến 2500 là để cho DN suy
nghĩ, lựa chọn. Sở dĩ ta có khoảng tạm gọi là “còn nên vay” lớn như vậy vì trong
ví dụ này DN không bị sức ép của chủ sở hữu và sức ép của chủ nợ, thể hiện qua
lãi xuất vay gia tăng (theo lượng vốn vay) cũng khá nhẹ!
Thí dụ 2. Có thêm sức ép của phía chủ sở hữu, thể hiện qua a = 0.01. Hàm WACC
đạt cực tiểu ở x~630 và đạt giá trị 19.4%; suýt soát với ! Có lẽ trong tình
huống này vốn vay không còn ý nghĩa nữa (Hình 3)
Nếu giảm “áp lực” từ phía chủ sỡ hữu bằng cách giảm a còn 0.001 thì ta sẽ có Min
của WACC là cỡ 17.56% (lớn hơn một chút so với 17% khi không bị sức ép nào
từ chủ sở hữu).
Đặt 2 hàm WACC trên cùng một hệ tọa độ ta thấy rõ khi không bị thêm sức ép của
phía chủ sở hữu thì WACC (đường đỏ mảnh liền nét) sẽ nằm phía dưới đường
mảnh - - - xanh là đồ thị WACC khi có thêm sức ép phía chủ sở hữu (cả 2 trường
hợp đều có sức ép chủ nợ như nhau) (Hình 4).
Thí dụ 3. Nếu a = 0 (không có sức ép từ phía chủ sỡ hữu); q=1/2 (sức ép từ phía
chủ nợ khá nặng) ta có đồ thị WACC như sau (đường đỏ liền nét là WACC, đường
--- xanh là đạo hàm) (Hình 5)
WACC cực tiểu với x ~ 66 (triệu) với WACC = 19% ; vay chẳng còn ý nghĩa bao
nhiêu. Khi x = 184 (triệu) thi WACC lên 20%, hết ý nghĩa vốn vay trong câu
chuyện về lá chắn thuế!
Sẽ không ít bạn hỏi làm sao lượng hóa những “sức ép” từ các phía qua a, b, p, q.
Nói chung có thể làm các nghiên cứu về chuyện này, tuy nhiên để ứng dụng thì
hãy lập các bảng, ứng với những kịch bản khác nhau (a, b, p, q) và tính tóan trên
sự đồng thuận nào đó của các phía: phía Người Vay (thường là lãnh đạo DN), phía
Chủ Nợ và phía Người Cho Phép Vay (Chủ Sở Hữu).
IV. Kết luận
1. Về vấn đề CTVTU có cực kỳ nhiều công trình NC. Tuy nhiên xét về bản chất
thì có lẽ không làm chúng ta quá ngại ngần khi đem áp dụng vào thực tiễn. Nhưng
nên gắng giản lược. Biết giản lược một cách hợp lý thì có cơ may áp dụng được.
2. Tối tiểu WACC có làm tối đa một số giá trị khác như giá trị DN, giá cổ phần, …
không? Đó là những bài tóan tối ưu khác mà ta có thể xem xét. Các bài toán ấy có
thể có đáp số mà cũng có thể không tùy theo cách chúng ta thể hiện các quan hệ
giữa WACC với các hàm cần làm tối ưu. Lúc này WACC đóng vai trò biến số. Do
vậy có lẽ chúng ta nên nói về những lọai CTVTU khác nhau, đại thể như phần trên
đã nêu và trong bài này chỉ nói về một lọai CTVTU theo nghĩa làm cho WACC
đạt Min./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cấu trúc vốn làm tối tiểu WACC.pdf