Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm
Thân cây thực vật 2 lá mầm sống nhiều năm và cây
hạt trần có cấu tạo thứ cấp,
thân cây có khả năng tăng trưởng về bề ngang và kích
thước do hoạt động của mô
phân sinh thứ cấp: tầng phát sinh libe - gỗ (tầng phát
sinh trụ) và tầng phát sinh
bần - lục bì (tầng phát sinh vỏ), trong đó tầng phát
sinh trụ có vai trò chủ yếu.
Thân cây Một lá mầm và thân cây Hai lá mầm sống
một năm không có cấu
tạo thứ cấp.
Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm rất phức
tạp. Người ta phân biệt
thành các phần chính sau đây:
a. Vỏ thứ cấp
Thân cây Hai lá mầm đặc biệt là các thân cây gỗ, vỏ
sơ cấp thường không giữ
được lâu, một tầng phát sinh mới thay thế cho lớp
biểu bì, đó là tầng phát sinh vỏ
(hay tầng sinh bần - lục bì). Hoạt động của tầng này
sẽ sinh ra lớp bần ở phía ngoài,
gồm các tế bào chết có màng hóa bần, mặt ngoài của
tầng bần có nhiều lỗ vỏ đảm
bảo sự trao đổi khí giữa thân cây và môi trường. Các
tế bào của lớp lục bì sẽ được
hình thành ở phía trong - đó là các tế bào nhu mô
sống có chứa lạp lục, có màng
mỏng bằng cellulose
13 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 10063 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm
Thân cây thực vật 2 lá mầm sống nhiều năm và cây
hạt trần có cấu tạo thứ cấp,
thân cây có khả năng tăng trưởng về bề ngang và kích
thước do hoạt động của mô
phân sinh thứ cấp: tầng phát sinh libe - gỗ (tầng phát
sinh trụ) và tầng phát sinh
bần - lục bì (tầng phát sinh vỏ), trong đó tầng phát
sinh trụ có vai trò chủ yếu.
Thân cây Một lá mầm và thân cây Hai lá mầm sống
một năm không có cấu
tạo thứ cấp.
Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm rất phức
tạp. Người ta phân biệt
thành các phần chính sau đây:
a. Vỏ thứ cấp
Thân cây Hai lá mầm đặc biệt là các thân cây gỗ, vỏ
sơ cấp thường không giữ
được lâu, một tầng phát sinh mới thay thế cho lớp
biểu bì, đó là tầng phát sinh vỏ
(hay tầng sinh bần - lục bì). Hoạt động của tầng này
sẽ sinh ra lớp bần ở phía ngoài,
gồm các tế bào chết có màng hóa bần, mặt ngoài của
tầng bần có nhiều lỗ vỏ đảm
bảo sự trao đổi khí giữa thân cây và môi trường. Các
tế bào của lớp lục bì sẽ được
hình thành ở phía trong - đó là các tế bào nhu mô
sống có chứa lạp lục, có màng
mỏng bằng cellulose.
Tập hợp của những lớp này hình thành nên lớp chu bì
của thân cây. Do sự
hoạt động liên tục của tầng phát sinh vỏ, một tầng
phát sinh vỏ mới được hình thành
sâu ở trong lớp vỏ và một lớp bần mới được hình
thành. Khi lớp bần mới được hình
thành thì tất cả các mô nằm bên ngoài của nó bị chết
đi và cùng với lớp bần tạo
thành bộ phận che chở phía ngoài của thân - lớp này
gọi là thụ bì.
Khái niệm vỏ thứ cấp trong cấu tạo thứ cấp của thân
là tập hợp tất cả các mô
nằm phía ngoài tầng phát sinh, bao gồm: các tế bào
libe, vỏ sơ cấp (nếu có), các tế
bào của chu bì hoặc thụ bì.
b. Tầng phát sinh trụ
68
Trong cấu tạo sơ cấp của thân, tầng trước phát sinh
(tiền tượng tầng) đã hình
thành nên libe sơ cấp và gỗ sơ cấp, một phần các tế
bào của tầng này vẫn giữ trạng
thái phân chia và khi kết thúc sự sinh trưởng sơ cấp
sẽ trở thành tầng phát sinh
(tượng tầng) hay tầng phát sinh trụ.
Tầng phát sinh trụ thường nằm ở giữa bó gỗ và libe,
thường gồm 2 loại tế bào:
- Tế bào khởi sinh hình thoi: thường có dạng hình
thoi kéo dài, những tế bào
này có chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, chúng
thường phân chia theo mặt phẳng
tiếp tuyến để hình thành nên những yếu tố dẫn, yếu tố
sợi và các tế bào nhu mô.
- Tế bào khởi sinh tia: thường có dạng hình tròn, có
số lượng ít hơn tế bào
khởi sinh hình thoi. Những tế bào này thường tập hợp
thành nhóm với số lượng và
kích thước khác nhau, tùy từng loài cây. Hoạt động
của những tế bào này sẽ sinh ra
tia ruột thứ cấp (gồm tia gỗ và tia libe).
Các tế bào của tầng phát sinh có thể sắp xếp thành
tầng hoặc không, hoạt động
của những tế bào này có thể thường xuyên hoặc định
kỳ theo mùa (thường gặp ở
những cây gỗ sống ở vùng có khí hậu thay đổi theo
mùa).
c. Libe thứ cấp và gỗ thứ cấp
+ Libe thứ cấp: có cấu tạo phức tạp hơn libe sơ cấp,
bao gồm: Mạch rây, tế
bào kèm cùng với mô mềm hợp thành libe mềm. Sợi
libe, mô cứng và tế bào đá hợp
thành libe cứng, ở một số loài gặp các cấu trúc tiết
nằm xen kẽ với các tế bào libe.
Libe thứ cấp gồm những tế bào có màng mỏng, độ
cứng kém nên thường bị gỗ
dồn ra phía ngoài vỏ và bẹp dần lại. Trong cấu tạo
thứ cấp của thân các yếu tố libe
sơ cấp vẫn có thể tồn tại nhưng cũng bị tình trạng
tương tự như libe thứ cấp và sau
vài năm có thể bị biến mất đi.
+ Gỗ thứ cấp: gỗ là phần chiếm chủ yếu trong cấu tạo
thứ cấp của thân cây,
trong gỗ thường gồm các loại mô chính: mô cơ bản,
mô cơ và mô dẫn.
- Mô cơ bản: mô cơ bản trong gỗ thứ cấp gồm 3 loại
mô chính: nhu mô gỗ,
nhu mô gỗ hình thoi (sợi thay thế) và tia ruột (tia gỗ)
tất cả các loại mô này đều có
chức năng dự trữ.
Nhu mô gỗ: là những tế bào sống thướng có dạng
hình ống, có vách ngăn
ngang, màng của chúng thường hóa gỗ song không
quá dày, tế bào thường có chứa
các chất dự trữ: tinh bột, các loại tinh dầu...
Nhu mô hình thoi (sợi thay thế): tế bào thường có
dạng hình thoi dạng sợi, có
màng hóa gỗ, không có vách ngăn ngang, 2 đầu tế
bào thường nhọn, có một nhân và
thường làm nhiệm vụ dự trữ.
Tia ruột: cấu tạo bởi những tế bào có dạng hình chữ
nhật (trên lát cắt ngang)
đó là những tế bào sống, màng hóa gỗ, tập trung
thành từng tia chạy theo hướng
phóng xạ từ trục của thân ra phía ngoài.
69
-Mô cơ: gồm các tế bào cương mô, màng dày hóa gỗ,
tế bào thường có dạng
hình thoi 3 đầu nhọn, những tế bào đó còn gọi là các
tế bào sợi gỗ - đó là những tế
bào chết, không chứa chất sống, có tác dụng nâng đỡ
về mặt cơ học cho thân cây.
- Mô dẫn: bao gồm quản bào và mạch thông, chúng
có thể nằm rải rác ở trong
gỗ và sắp xếp thành vòng (ở cây thực vật hạt trần
thường chỉ có quản bào).
d. Khái niệm vòng gỗ hàng năm
Trong gỗ thứ cấp của thân các cây gỗ thường gặp
những vòng gỗ đồng tâm
hoặc tương đối đồng tâm, người ta gọi đó là những
vòng gỗ hàng năm, chúng được
hình thành do tầng phát sinh trụ hoạt động không
đồng đều theo mùa:
Mùa xuân và mùa hè khí hậu ẩm và nóng, cây hoạt
động mạnh, dẫn truyền
nhiều, tầng phát sinh trụ sản sinh ra các tế bào gỗ có
màng mỏng, kích thước lớn,
tập hợp những tế bào này tạo thành một vòng gỗ nhạt
màu và rộng.
Cuối thu sang đông, khí hậu khắc nghiệt, cây hoạt
động rất ít hoặc ngưng hoạt
động (thường gặp ở những cây rụng lá về mùa đông)
tượng tầng hoạt động sẽ sản
sinh ra các tế bào gỗ có kích thước nhỏ, màng dày,
những tế bào này sẽ làm thành
một vòng gỗ hẹp và sẫm màu. Như vậy, cứ một năm
cây thường sản sinh ra một
vòng gỗ sẫm màu, hẹp và một vòng gỗ nhạt màu
rộng, Tuy nhiên, sự hình thành
những vòng gỗ như trên chỉ mang tính chất tương
đối.
e. Khái niệm gỗ vỏ và gỗ lõi
Việc dẫn truyền nước và muối khoáng hòa tan từ rễ
lên lá là do các mạch
dẫn trong phần gỗ của thân đảm nhận, song mức độ
dẫn truyền không phải đồng
đều trên mọi phần gỗ, người ta phân biệt:
- Gỗ vỏ (dác): là vùng gỗ bên ngoài không màu hoặc
có màu nhạt, có khả
năng hoạt động dẫn truyền tốt.
- Gỗ lõi (ròng): là vùng gỗ bên trong thường có màu
sẫm hơn gỗ vỏ, có độ
cứng hơn gỗ vỏ, gỗ lõi có chứa các thể nút (được
hình thành do các tế bào nhu mô
chui vào thành mạch, phình lên tạo thành những thể
nút bít kín thành mạch lại), các
chất gôm, dầu, tanin... gỗ lõi không có khả năng dẫn
truyền hoặc dẫn truyền rất yếu
và giữ chức phận nâng đỡ về mặt cơ học cho thân
cây.
Hình 3.10. Cấu tạo giải phẫu của
thân cây Hai lá mầm
1. Lớp bần; 2. Nhu mô vỏ; 3. Tia ruột;
4. Sợi libe; 5. Nhu mô libe thứ cấp;6.
Tầng phát sinh libe gô; 7. Gỗ thứ cấp;
8. Gỗ sơ cấp.
(Nguồn: F.K. Tikhomirov,1978)
70
a. Biểu bì
Gồm một lớp tế bào sống, có các
tế bào lỗ khí nằm xen kẽ, màng ngoài
của tế bào biểu bì có thể thấm thêm
silic, có tầng cutin khá dày, hoặc phủ
một lớp sáp, có thể có lông, gai...
b. Lớp cương mô
Nằm ngay bên dưới biểu bì là những tế
bào cương mô, những tế bào cương mô
này có thể sắp xếp thành vòng hoặc
từng đám, nằm xen lẫn với các tế bào
nhu mô có chứa lạp lục. Những đám
cương mô này có thể kéo dài vào trong
nối liền với những vòng cương mô bao
xung quanh các bó dẫn.
f. Khái niệm cây thân gỗ và cây thân thảo 2 lá mầm
Trong hình thái tiến hóa thực vật, những dạng cây
thân gỗ được xem là nguyên
thủy hơn những dạng cây thân thảo. Người ta phân
biệt cây thân gỗ và cây thân thảo
2 lá mầm chủ yếu dựa vào sự sinh trưởng thứ cấp của
thân do hoạt động của tầng
phát sinh trụ. Ở cây thân gỗ, quá trình sinh trưởng thứ
cấp kéo dài trong suốt đời sống
của cây, còn ở cây thân thảo, quá trình sinh trưởng
thứ cấp của thân bị đình chỉ khi
cây ra hoa và tạo quả…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm.pdf