Câu hỏi trắc nghiệm Luật giao thông

1 . Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất. 2 . Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì thứ tự như sau: xe cứu hoả (phòng cháy chữa cháy) xe quân sự, xe công an, xe cứu thương. 3 . Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước. 4 . Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái. 5 . Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái - Trong sa hình nếu thấy câu hỏi có từ xe gắn máy được đi những hướng nào → chọn cả 3 hướng - Trong sa hình nếu thấy câu hỏi có từ xe mô tô được đi những hướng nào → chọn hướng 1 và 3. - Trong sa hình nếu thấy hình 2 hoặc 3 xe kéo nhau → chọn đáp án không đúng hoặc vi phạm. - Trong sa hình nếu thấy xuất hiện công an đứng giữa ngã tư thì → chọn đáp án 3

docx176 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2967 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Luật giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở đường giao nhau, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào? Đáp án: 2 Câu 186: Khi điều khiển xe ô tô rẽ trái ở chỗ đường giao nhau, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào? Đáp án: 1 Câu 187: Khi điều khiển xe vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đường, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào? Đáp án: 3 Câu 188: Khi điều khiển xe qua đường sắt, người lái xe cần phải thực hiện thao tác nào? Đáp án: 4 Câu 189: Khi điều khiển xe ô tô tự đổ, người lái xe cần chú ý những điểm gì? Đáp án: 3 Câu 190: Khi điều khiển tăng số, người lái xe ô tô cần chú ý những điểm gì? Đáp án: 1 Câu 191: Khi điều khiển xe giảm số, người lái xe ô tô cần chú ý những điểm gì? Đáp án: 2  Câu 192: Để giảm tốc độ khi ô tô đi xuống đường dốc dài, người lái xe phải thực hiện các thao tác thế nào? Đáp án: 2 Câu 193: Khi điều khiển ô tô qua đoạn đường ngập nước, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào? Đáp án: 3 Câu 194: Khi điều khiển ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào? Đáp án: 1 Câu 195: Khi điều khiển xe ô tô trên đường trơn cần chú ý những điểm gì? Đáp án: 2 Câu 196: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nào ghi dưới đây? Đáp án: 4 Câu 197: Xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ phải bắt buộc có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói không? Đáp án: 2 Câu 198: Xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ phải có đủ các loại đèn gì? Đáp án: 4 Câu 199: Hãy nêu yêu cầu của kính chắn gió ô tô? Đáp án: 1 Câu 200: Hãy nêu yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với bánh xe lắp cho ô tô? Đáp án: 4 Câu 201: Âm lượng của còi điện lắp trên ô tô (đo ở độ cao 1.2m với khoảng cách 2m tính từ đầu xe) là bao nhiêu? Đáp án: 1 Câu 202: Bơm cao áp của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diezen có những nhiệm vụ gì? Đáp án: 4 Câu 203: Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên đối với xe ô tô có tác dụng gì? Đáp án: 1 Câu 204: Nguyên nhân nào ghi dưới đây làm cho xăng không vào được buồng phao của bộ chế hòa khí xe ô tô? Đáp án: 2 Câu 205: Phương pháp khắc phục gíclơ của bộ chế hòa khí xe ô tô khi bị tắc? Đáp án: 1 Câu 206: Trong các nguyên nhân nêu dưới đây, nguyên nhân nào làm động cơ diezen không nổ? Đáp án: 1 Câu 207: Phương pháp điều chỉnh đánh lửa muộn sang đánh lửa sớm? Đáp án: 2 Câu 208: Phương pháp điều chỉnh đánh lửa sớm sang đánh lửamuộn? Đáp án: 1 Câu 209: Hãy nêu yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với gạt nước lắp trên ô tô? Đáp án: 4 Câu 210: Khi thử phanh xe ô tô không tải ở vận tốc 15km/h trên đường giao thông công cộng, quãng đường phanh lớn nhất cho phép là bao nhiêu? Đáp án: 1 Câu 211: Hãy nêu yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với dây đai an toàn lắp trên ô tô? Đáp án: 1 Câu 212: Thế nào là động cơ 4 kỳ? Đáp án: 2 Câu 213: Thế nào là động cơ 2 kỳ? Đáp án: 1 Câu 214: Niên hạn sử dụng của ô tô tải (tính bắt đầu từ năm sản xuất) là bao nhiêu năm? Đáp án: 3 Câu 215: Niên hạn sử dụng của ô tô tải chở người trên 9 chỗ ngồi (tính bắt đầu từ năm sản xuất) là bao nhiêu năm? Đáp án: 2 Câu 216: Hãy nêu công dụng của động cơ ô tô? Đáp án: 1 Câu 217: Hãy nêu thứ tự làm việc của động cơ đốt trong 4 kỳ. Đáp án: 3 Câu 218: Hãy nêu công dụng của cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền trong động cơ đốt trong? Đáp án: 2 Câu 219: Hãy nêu công dụng của cơ cấu phân phối khí? Đáp án: 2 Câu 220: Hãy nêu công dụng của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng? Đáp án: 1 Câu 221: Hãy nêu công dụng hệ thống truyền lực của ô tô? Đáp án: 1 Câu 222: Hãy nêu công dụng ly hợp của ô tô? Đáp án: 2 Câu 223: Hãy nêu công dụng của hộp số ô tô? Đáp án: 3 Câu 224: Hãy nêu công dụng hệ thống lái của ô tô? Đáp án: 3 Câu 225: Hãy nêu công dụng hệ thống phanh của ô tô? Đáp án: 1 Câu 226: Biển nào cấm người đi bộ? Đáp án: 3 Câu 227: Gặp biển nào người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ? Đáp án: 1 Câu 228: Biển nào chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào khi gặp biển này? Đáp án: 3 Câu 229: Biển nào cấm mọi loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, mô tô 2 bánh và các loại xe ưu tiên theo luật định? Đáp án: 1 Câu 230: Biển nào cấm ô tô tải? Đáp án: 4 Câu 231: Biển nào cấm máy kéo? Đáp án: 3 Câu 232: Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm? Đáp án: 4  Câu 233: Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau với đường sắt có rào chắn? Đáp án: 1 Câu 234: Biển nào báo hiệu giao nhau có tín hiệu đèn? Đáp án: 3 Câu 235: Biển nào báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt? Đáp án: 4 Câu 236: Biển nào báo hiệu đường sắt giao nhau với đường bộ không có rào chắn? Đáp án: 2 Câu 237: Biển nào báo hiệu cửa chui? Đáp án: 2 Câu 238: Biển nào báo hiệu "hết đoạn đường ưu tiên"? Đáp án: 1 Câu 239: Biển nào báo hiệu chỉ dẫn xe đi trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau? Đáp án: 2 Câu 240: Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên? Đáp án: 1 Câu 241: Biển nào báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên? Đáp án:  2 Câu 242: Biển nào báo hiệu nguy hiểm đường bị hẹp? Đáp án:  3 Câu 243: Khi gặp biển nào, người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý xe đi ngược chiều, xe đi ở phía đường bị hẹp phải nhường đường cho xe đi ngược chiều? Đáp án:  3 Câu 244: Biển nào báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên? Đáp án:  2 Câu 245: Biển nào báo hiệu "Đường giao nhau" của các tuyến đường cùng cấp? Đáp án:  1 Câu 246: Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên? Đáp án:  2 Câu 247: Biển nào báo hiệu đường hai chiều? Đáp án:  1 Câu 248: Biển nào báo hiệu phải giảm tốc độ, nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp? Đáp án:  2 Câu 249: Biển nào chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp? Đáp án:  3 Câu 250: Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh đi vào? Đáp án:  2 Câu 251: Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô hai bánh đi vào? Đáp án:  1 Câu 252: Khi gặp biển nào thì xe mô tô hai bánh được đi vào? Đáp án:  3 Câu 253: Biển nào xe mô tô hai bánh được đi vào? Đáp án:  2 Câu 254: Biển nào xe mô tô hai bánh không được đi vào? Đáp án:  2 Câu 255: Ba biển này có ý nghĩa hiệu lực như thế nào? Đáp án:  1 Câu 256: Biển nào cho phép ô tô con được vượt? Đáp án:  4 Câu 257: Biển nào không cho phép ô tô con vượt? Đáp án:  1 Câu 258: Biển nào cấm ô tô tải vượt? Đáp án:  4 Câu 259: Biển nào cấm quay xe? Đáp án:  3 Câu 260: Biển nào cấm rẽ trái? Đáp án: 1 Câu 261: Khi gặp biển nào xe được rẽ trái?  Đáp án: 2 Câu 262: Biển nào cho phép xe rẽ trái? Đáp án: 3 Câu 263: Biển nào xe quay đầu không bị cấm? Đáp án: 2 Câu 264: Biển nào xe được phép quay đầu nhưng không không được rẽ trái? Đáp án: 2 Câu 265: Biển nào cấm đi ngược chiều? Đáp án: 2 Câu 266: Biển nào báo hiệu chiều dài đoạn đường phải giữ cự ly tối thiểu giữa hai xe? Đáp án: 1 Câu 267: Biển nào báo hiệu khoảng cách thực tế từ nơi đặt biển đến nơi cần cự ly tối thiểu giữa hai xe? Đáp án: 2 Câu 268: khi gặp biển nào xe ưu tiên theo luật định vẫn phải dừng lại? Đáp án: 2 Câu 269: Người lái xe phải cho xe dừng lại khi gặp biển 2 "STOP" trong trường hợp nào? Đáp án: 4 Câu 270: Biển nào cấm tất cả các loại xe cơ giới và thô sơ đi lại trên đường, trừ xe ưu tiên theo luật định (nếu đường vẫn cho xe chạy được)? Đáp án: 1 Câu 271: Biển nào (đặt trước ngã ba, ngã tư) cho phép xe được rẽ sang hướng khác? Đáp án: 3 Câu 272: Biển nào báo hiệu hướng đi thẳng phải theo? Đáp án: 1 Câu 273: Biển nào báo hiệu đường một chiều? Đáp án: 2 Câu 274: Biển nào báo hiệu hết hạn chế tốc độ tối đa? Đáp án: 1 Câu 275: Biển nào báo hiệu hết hạn chế tốc độ tối thiểu? Đáp án: 3 Câu 276: Biển nào báo hiệu hết mọi lệnh cấm? Đáp án: 2 Câu 277: Biển nào báo hiệu đường dành cho ô tô? Đáp án: 1 Câu 278: Biển nào báo hiệu hết đường dành cho ô tô? Đáp án: 1 Câu 279: Khi gặp biển nào thì các phương tiện không được đi vào trừ ô tô và mô tô? Đáp án: 1 Câu 280: Biển nào cho phép được quay đầu xe đi theo hướng ngược lại khi đặt biển trước ngã ba, ngã tư? Đáp án: 3 Câu 281: Biển nào không cho phép rẽ phải?  Đáp án: 1 Câu 282: Khi đến chỗ giao nhau, gặp biển nào thì người lái xe không được cho xe đi thẳng, phải rẽ sang hướng khác? Đáp án: 3 Câu 283: Biển nào đặt trước ngã ba, ngã tư và phạm vi tác dụng của biển ở ngã ba, ngã tư đằng sau mặt biển? Đáp án: 3 Câu 284: Biển nào đặt sau ngã ba, ngã tư và phạm vi tác dụng của biển ở ngã ba, ngã tư trước mặt biển? Đáp án: 3 Câu 285: Khi gặp các biển này xe ưu tiên theo luật định (có tải trọng hay chiều cao toàn bộ vượt qua chỉ số ghi trên biển) có được phép đi qua hay không? Đáp án: 2 Câu 286: Biển nào hạn chế kích thước chiều cao của xe và hàng? Đáp án: 1 Câu 287: Biển số 2 có ý nghĩa như thế nào? Đáp án: 2 Câu 288: Biển số 3 có ý nghĩa như thế nào? Đáp án: 1 Câu 289: Biển này có ý nghĩa gì? Đáp án: 2 Câu 290: Biển nào cấm máy kéo kéo theo rơ moóc? Đáp án: 3 Câu 291: Khi gặp biển số 1, xe ô tô tải có được đi vào không? Đáp án: 1 Câu 292: Biển nào không có hiệu lực đối với ô tô tải không kéo moóc? Đáp án: 3 Câu 293: Biển nào cấm máy kéo? Đáp án: 4 Câu 294: Khi gặp biển này, xe lam và mô tô ba bánh có được phép rẽ trái hay rẽ phải không? Đáp án: 2 Câu 295: Biển này có hiệu lực đối với xe mô tô hai, ba bánh không? Đáp án: 1 Câu 296: Biển này có ý nghĩa gì? Đáp án: 2 Câu 297: Biển phụ đặt dưới biển cấm bóp còi có ý nghĩa gì? Đáp án: 2 Câu 298: Chiều dài đoạn đường 500m từ nơi đặt biển này người lái xe có được phép bấm còi không? Đáp án: 2 Câu 299: Biển này có ý nghĩa gì? Đáp án: 2 Câu 300: Theo hướng bên phải có được phép đỗ xe, dừng xe không? Đáp án: 1  Câu 301: Gặp biển này, xe ô tô sơ mi rơ moóc có tổng chiều dài lớn hơn trị số ghi trên biển có được phép đi vào không? Đáp án: 2 Câu 302: Xe ô tô chở hàng vượt quá phía trước và phía sau thùng xe, mỗi phía quá 10% chiều dài toàn bộ thân xe, tổng chiều dài (cả hàng) từ trước đến sau nhỏ hơn trị số ghi trên biển thì có được phép đi vào hay không? Đáp án: 1 Câu 303: Biển nào cấm xe đạp đi vào? Đáp án: 2 Câu 304: Biển nào báo hiệu đường dành cho xe thô sơ? Đáp án: 1 Câu 305: Biển nào báo hiệu phần đường dành cho người tàn tật? Đáp án: 2 Câu 306: Biển nào cấm xe tải vượt? Đáp án: 3 Câu 307: Biển nào xe ô tô con được phép vượt? Đáp án: 1 Câu 308: Biển nào báo hiệu đường đôi? Đáp án: 2 Câu 309: Biển nào báo hiệu đường đôi? Đáp án: 3 Câu 310: Biển nào báo hiệu hết đường đôi? Đáp án: 3 Câu 311: Biển nào báo hiệu hết đường cao tốc? Đáp án: 2 Câu 312: Biển nào báo hiệu giao nhau với đường hai chiều? Đáp án: 1 Câu 313: Biển nào báo hiệu đường hai chiều? Đáp án: 2 Câu 314: Biển nào báo hiệu giao nhau với đường hai chiều? Đáp án: 2  Câu 315: Biển nào báo hiệu cầu vượt liên thông? Đáp án: 3 Câu 316: Biển nào báo hiệu chú ý chướng ngại vật? Đáp án: 2 Câu 317: Biển nào báo hiệu đoạn đường hay xảy ra tai nạn? Đáp án: 2 Câu 318: Biển số 1 có ý nghĩa gì? Đáp án: 3 Câu 319: Biển nào báo hiệu tuyến đường cầu vượt cắt qua? Đáp án: 1 Câu 320: Biển nào báo hiệu đường hầm? Đáp án: 3 Câu 321: Biển nào chỉ dẫn bắt đầu đường cao tốc? Đáp án: 3  Câu 322: Biển nào báo hiệu đường cao tốc phía trước?  Đáp án: 2  Câu 323: Biển số 3 có ý nghĩa gì?  Đáp án: 4 Câu 324: Biển nào báo hiệu đường có làn đường dành cho ô tô khách?  Đáp án: 2 Câu 325: Biển nào báo hiệu rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách? Đáp án: 3 Câu 326: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 327: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án:1 Câu 328: Theo hướng mũi tên, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 4 Câu 329: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 3 Câu 330: Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?  Đáp án: 1 Câu 331: Trường hợp này xe nào được quyền đi trước?  Đáp án: 2 Câu 332: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 1 Câu 333: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 334: Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?  Đáp án: 2 Câu 335: Xe nào phải nhường đường đi cuối cùng qua nơi giao nhau này?  Đáp án: 1 Câu 336: Xe nào phải nhường đường là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 1 Câu 337: Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?  Đáp án: 2 Câu 338: Theo tín hiệu đèn, xe nào được phép đi?  Đáp án: 1 Câu 339: Theo tín hiệu đèn, xe nào phải dừng lại là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 1 Câu 340: Trong trường hợp này xe nào được quyền đi trước?   Đáp án: 2 Câu 341: Theo tín hiệu đèn, xe tải đi theo hướng nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 342: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 1 Câu 343: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 3  Câu 344: Trong trường hợp này xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 1  Câu 345: Xe nào được quyền đi trước?  Đáp án: 2 Câu 346: Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe gắn máy đi được?  Đáp án: 1  Câu 347: Xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 1  Câu 348: Xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 3  Câu 349: Xe tải kéo mô tô ba bánh như hình này có đúng quy tắc giao thông không?  Đáp án: 2 Câu 350: Theo hướng mũi tên, hướng nào xe không được phép đi?  Đáp án: 2 Câu 351: Theo hướng mũi tên, những hướng nào ô tô không được phép đi?  Đáp án: 4 Câu 352: Xe nào vượt đúng quy tắc giao thông?    Đáp án: 3 Câu 353: Theo hướng mũi tên, gặp biển hướng đi phải theo đặt trước ngã tư, những hướng nào xe được phép đi?  Đáp án: 1 Câu 354: Xe kéo nhau như hình này có vi phạm quy tắc giao thông không?  Đáp án: 2 Câu 355: Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?  Đáp án: 1 Câu 356: Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?  Đáp án: 2 Câu 357: Xe kéo nhau trong trường hợp này đúng quy định không?  Đáp án: 1 Câu 358: Theo hướng mũi tên, những hướng nào ô tô con được phép đi?  Đáp án: 2 Câu 359: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 4 Câu 360: Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe tải được phép đi?  Đáp án: 1 Câu 361: Những hướng nào xe tải được phép đi?  Đáp án: 2 Câu 362: Những hướng nào ô tô tải được phép đi?  Đáp án: 3 Câu 363: Những hướng nào ô tô tải được phép đi?  Đáp án: 2 Câu 364: Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?  Đáp án: 1 Câu 365: Ô tô con đi theo chiều mũi tên có vi phạm quy tắc giao thông không?  Đáp án: 2 Câu 366: Xe nào vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 3 Câu 367: Các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 3 Câu 368: Theo hướng mũi tên, xe nào được phép đi?  Đáp án: 3 Câu 369: Xe con vượt xe tải như trường hợp này có đúng không?  Đáp án: 1 Câu 370: Xe nào vượt đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 3 Câu 371: Đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 372: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 3 Câu 373: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 1 Câu 374: Những hướng nào ô tô tải được phép đi?  Đáp án: 3 Câu 375: Theo hướng mũi tên, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng?  Đáp án: 1 Câu 376: Những hướng nào ô tô tải được phép đi?  Đáp án: 3 Câu 377: Trong hình dưới đây, xe nào chấp hành đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 4 Câu 378: Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe mô tô được phép đi?  Đáp án: 3 Câu 379: Trong trường hợp này thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 380: Theo tín hiệu đèn, xe nào phải dừng lại là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 1 Câu 381: Xe con quay đầu xe đi ngược lại như hình vẽ dưới có vi phạm quy tắc giao thông không?  Đáp án: 2 Câu 382: Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 1 Câu 383: Để điều khiển cho xe đi thẳng, người lái xe phải làm gì là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 1 Câu 384: Người lái xe điều khiển chạy theo hướng nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 385: Xe nào phải nhường đường là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 386: Người lái xe điều khiển xe rẽ trái như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 3 Câu 387: Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 3 Câu 388: Xe nào đi trước là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 389: Người lái xe có thể quay đầu xe như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 3 Câu 390: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 3 Câu 391: Khi muống vượt xe tải, người lái xe phải làm gì là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 392: Theo tín hiệu đèn, xe nào phải dừng lại là đúng quy tắc giao thông? Đáp án: 3 Câu 393: Xe nào phải nhường đường là đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 394: Người lái xe có được vượt xe tải để đi thẳng trong trường hợp này không?  Đáp án: 2 Câu 395: Bạn có được phép vượt qua mô tô phía trước không?  Đáp án: 2 Câu 396: Người lái xe dừng tại vị trí nào là đúng quy tắc giao thông? Đáp án: 3 Câu 397: Bạn được dừng xe ở vị trí nào trong tình huống này? Đáp án: 4 Câu 398: Theo tín hiệu đèn của xe cơ giới, xe nào vi phạm quy tắc giao thông? Đáp án: 1 Câu 399: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 400: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông? Đáp án: 3 Câu 401: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 402: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 1 Câu 403: Trong tình huống dưới đây, để tránh xe phía trước bị hỏng đột xuất trên đường, người lái xe phải làm gì?  Đáp án: 2 Câu 404: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào chấp hành đúng quy tắc giao thông?  Đáp án: 2 Câu 405: Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?  Đáp án: 3 Mọi chi tiết xin liên hệ: Công Ty TNHH - Trung Tâm Dạy Nghề và Đào Tạo Sát Hạch Lái Xe Hải Vân - Cơ sở 1: Trung Đoàn 22, Xa Lộ Hà Nội, P. Long Bình, Biên Hòa - Đồng Nai. - Hotline:  0933 955 686 - Cơ sở 2: Ấp Láng Cát, Xã Tân Hải, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Hotline:  0932 088 838 -  Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn đăng ký học sớm nhất với chi phí thấp nhất. Đặc biệt khi đăng ký khóa học qua điện thoại hotline: (0933 955 686 hoặc 0932 088 838) trước khi nộp hồ sơ bạn sẽ được ưu đãi giảm giá trực tiếp 100.000 VNĐ - 200.000 VNĐ vào tiền học phí tùy theo khóa học khi bạn nộp hồ sơ tại cơ sở 1 hoặc cơ sở 2 của trung tâm. Kinh nghiệm học và thi lái xe Thi lý thuyết lái xe Ô tô  tổ chức theo hình thức trắc nghiệm có nhiều lựa chọn ( có từ 1 đến 2 hoặc 3 đáp án đúng ),  đề thi có 30 câu rút ngẫu nhiên trong  450 câu hỏi .                         Hạng B                         : Đúng 26 / 30 là đạt                          Hạng C,D,E,Fc           : Đúng 28 /30 câu là đạt . Trong 30 câu có 12 câu lý thuyết chung ( 1 - 12), 9 câu hỏi về ý nghĩa các loại biển báo   (13 - 21) và 9 câu về giải sa hình (22 - 30). Bạn có thể học từng câu trong phần Ôn tập trong chương trình tải về hay dĩa học do trường phát. Khi gõ số đáp án trả lời, nhấn phím Enter thì bạn sẽ biết kết quả luôn . Tốt nhất  làm tuần tự cho đến hết và ghi lại câu sai , sau đó bạn chỉ học lại các câu sai một lượt là mau thuộc .Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau: 1- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất. 2- Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì thứ tự như sau: xe cứu hoả (phòng cháy chữa cháy) →  xe quân sự →   xe công an →   xe cứu thương. 3- Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước ( Xem biển báo hoặc tín hiệu đèn ) 4- Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái. 5- Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải →  xe đi thẳng → xe rẽ trái. B- THI LÁI XE TRONG SA HÌNH – thời gian thi 15 phút  ( Hệ thống cảm biến điện tử trên sân sát hạch tại Trung tâm sát hạch sẽ thực hiện chấm điểm tự động, nếu không bị lỗi thì điểm tối đa là 100 điểm , Điểm đậu : là từ 80đ trở lên ). Có 10 bài thi chính: 1. Xuất phát 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ 3. Dừng xe, khởi hành xe ngang dốc (thường gọi là đề-pa lên dốc) 4. Đi xe qua hàng đinh 5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z) 6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S) 7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi nhà xe) 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt 9. Tăng tốc, tăng số 10. Kết thúc Ngoài ra còn có những bài thi phụ là Dừng xe nguy hiểm và Cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Khi lái xe trong sa hình bạn cần phải là đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, lùi vào ga ra), có thời gian căn chỉnh bánh xe khi đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt. Các xe thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn.  Đỡ được côn và rà phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình. Bài 1. Xuất phát Trước lúc xuất phát, khi mới lên xe, bạn cần : Kiểm tra lại ghế ngồi xem có phù hợp với người không, nếu cần thiết thì chỉnh xa vành tay lái hoặc gần lại để đạp hết được côn, phanh, ga. Kiểm tra hai gương sao cho nhìn thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường. Cài dây an toàn , để máy nổ và chờ lệnh xuất phát . Khi có lệnh xuất phát ( Đèn màu xanh của trong xe bật sáng , Loa phát lệnh “ Xe số Xuất Phát” ), bạn thực hiện như sau  : -         Bật đèn xi nhan  trái -         Vào số 1, nhả côn từ từ để xe đi. -          Khi đèn xanh trong xe tắt hoặc khi qua vạch xuất phát khoảng 5 m thì tắt đèn xi-nhan. -          Khi xe đã đi, bạn có thể nhả hết côn ra cho xe tự bò, không cần đặt chân vào bàn đạp ga. Và đi đến bài  số 2. Các lỗi : Lỗi nhẹ : ( mỗi lỗi  trừ 5 điểm ) o  Không thắt dây an toàn o  Không bật đèn xi nhan trái khi xuất phát o  Không tắt đèn xi nhan  sau khi xe qua vạch xuất phát 5 m o  Xe chết máy khi đã có lệnh xuất phát . o  Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng /phút ( Đạp ga quá lớn ) Lỗi nặng : ( Bị loại ) o  Quá 30 giây mà xe chưa qua được vạch xuất phát . o  Gây tai nạn . Bài 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ Yêu cầu của bài này là dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường vằn dành cho người đi bộ. ( cản xe phía trước cách vạch dừng không quá 0,5m )  Đỗ già quá (chạm vào vạch trắng ) hoặc non quá (quá xa vạch trắng) đều bị trừ 5 điểm . Các sân thi thường "giúp" học viên bằng cách đánh dấu sẵn bằng vạch trên cọc biển báo  hiệu . Nếu khi vai người lái xe ( hoặc Nút chốt cửa )  đến ngang cọc đó thì phải dừng . Sau khi xuất phát, bạn để xe đi chậm. Khi xe vừa tới vị trí thì đạp côn và ấn nhẹ phanh là xe  dừng . Dừng xe xong, bạn lại nhả côn cho xe đi tiếp luôn. Dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm. Các lỗi : Lỗi nhẹ : ( mỗi lỗi  trừ 5 điểm ) o   Dừng xa vạch ( quá 0,5 m ) o   Dừng quá vạch . o   Xe chết máy o   Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng /phút ( Đạp ga quá lớn ) Lỗi nặng : ( Bị loại ) o   Quá 30 giây mà xe chưa qua được vạch xuất phát . o   Gây tai nạn . Bài 3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên Yêu cầu của bài này là xe không vượt quá vạch quy định , không bị tuột dốc quá 50 cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây ( nếu bị các lổi này sẽ bị loại). Không được tăng ga quá lớn (số vòng quay động cơ trên  quá 3 hoặc 4 nghìn vòng/phút). Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm cho chắc ăn. Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta-luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc. Nếu như ở bài 2, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2. Có hai cách: - Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên. - Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay. Sau khi canh cho núm cửa gần tới ngang cọc biển báo vạch xe dừng thì bạn đạp côn , thắng dừng xe . Sau đó bạn nhả côn từ từ  ( thật chậm ) , đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung rung thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng . Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. ( Chú ý nếu nhả côn nhanh quá xe có thể bị  tắt máy ( bị trừ điểm ) . Bạn phải nhanh chóng đề xe lại và tiếp tục bài )  Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc. Nhiều người mới học lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga). Bài 4. Đi xe qua hàng đinh Yêu cầu của bài này là hai bánh xe bên phải phải đi lọt qua một đoạn đường có bề rộng khoảng 30 - 35 cm ( dấu B). Mỗi lần  bánh xe chạm vạch  là bị trừ 5 điểm ( Mỗi 2 giây ). Khi rẽ vào đường đi hàng đinh, bạn nên đánh lái muộn một chút để xe áp sát lề đường bên phải xe. Đi thật chậm và nhìn gương phải để quan sát bánh xe phía sau. Các sân thi thường kẻ sẵn vạch để giúp học viên căn đường. Vạch này bằng với mép ngoài của hàng đinh. Vì vậy, nếu bánh xe cách vạch đỏ khoảng 10 -15 cm thì nhiều khả năng xe sẽ đi qua hàng đinh mà không chạm mép hai bên. Ngoài việc nhìn gương phải, bạn cũng phải căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước, thường là một vạch đánh dấu trên lề đường trước mặt . Vì có khi lúc đầu xe đi đúng khoảng cách với vạch căn bên phải , nhưng sau đó do giữ lái không tốt nên xe bị chệch hướng . Chú ý : Nếu bánh xe bên phải đi ngoài  hàng đinh thì sẽ bị loại 5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z) Yêu cầu của bài này là khi cho xe đi không bị chạm vạch ở gần vỉa hè hai bên đường, nếu chạm vạch trừ 5 điểm. Bạn phải đi thật chậm khi vào vuông góc (bằng cách ép côn một phần (Vê côn ) để đánh tay lái kịp thời . Sau khi đi qua hàng đinh, bạn thấy gương chiếu hậu ngang với góc bên trái thì đánh hết lái sang trái đồng thời quan sát gương chiếu hậu và trả lái phù hợp để thành xe song song với vạch giới hạn và cách 30-40cm khi song song thì trả thẳng lái tiến đến  góc vuông thứ 2 . Qua sát khi thấy gương chiếu  hậu bên phải ngang với góc thứ 2 bên phải thì đánh hết lái sang phải đồng thời quan sát gương chiếu hậu và trả lái phù hợp để thành xe song song với vạch giới hạn và cách 30-40cm khi song song thì trả thẳng lái tiến ra khỏi hình . Để có thể đánh hết lái và trả lái cho nhanh, trong quá trình học bạn nên tập cho thuần thục động tác xoay vô-lăng. Phương pháp hiện nay là khi rẽ bên phải thì tay trái sẽ là tay chính, không rời khỏi vô-lăng trong suốt lúc xoay, còn tay phải chỉ dùng để kéo vành lái phía bên phải nhằm hỗ trợ khi tay trái di chuyển xuống điểm dưới của vô-lăng (lúc đó lực xoay của tay trái không được mạnh). Đối với rẽ trái thì quá trình ngược lại, tay phải là tay xoay chính, tay trái hỗ trợ. Khi trả lái cũng tương tự. Bài 6 . Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S) Yêu cầu của bài này giống bài 5 ( mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm ) . Khác với bài 5, do chữ S là đường cong liên tục nên bạn phải điều chỉnh tay lái theo đường cong. Các lái xe có câu "Tiến bám lưng, lùi bám bụng", có nghĩa là khi xe vào đường cua (ôm cua) nên căn theo phía đường cong dài hơn. Như vậy, khi vào đường chữ S, bạn cho xe bám sát về bên phải, đánh lái sang trái cho xe đi nửa vòng cua đầu tiên, sau đó lại bám sang lề đường bên trái, trả lái và đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại. Bài 7. Ghép xe vào nơi đỗ ( lùi vào nhà xe ) Yêu cầu của bài này là trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ ( nhà xe ), không chạm vạch và tiến ra khỏi nhà xe . Các lỗi :     - Mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm ( mỗi 2 giây )                   - Quá thời gian 2 phút trừ 5 điểm ( Mỗi 2 phút trừ 5 điểm )                   - Bánh xe không chạm được vạch kiểm tra cuối nhà xebị loại ( Máy không báo )                   - Không hạng xe bị loại ( nhầm nhà xe hạng xe khác ) Khi bắt đầu rẽ vào khu vực nhà xe, bám sát lề đường bên trái cách khoảng (30 cm – 50cm ) . Đi chậm( Số 1) khi (vai người lái) đi ngang qua cửa nhà xe thì đánh hết lái về bên phải, tiếp tục cho xe tiến lên khi thấy thân xe có góc khoảng 40 - 45 độ so với đường ngang cửa nhà xe thì trả thẳng lái và dừng lại trước vạch giới hạn . Sau đó nhìn kiếng chiếu hậu bên trái quan sát phía sau ( bánh xe, thân xe và  góc nhà xe ) - xem thế xe rồivào số lùi, tùy theo thế xe “lơi “ hay “dốc “  mà ta đánh tay lái sang trái nhiều hay ít , điều chỉnh sau cho bánh xe sau khi lùi vào cách góc nhà xe khoảng 10 -15 cm – khi bánh xe sắp đến góc nhà xe thì đánh nhiều lái sang trái cho xe lùi vào bên trong nhà xe – quan sát thấy thành xe, bánh xe song song với nhà xe và cách vạch giới hạn 20cm - 30 cm thì trả thẳng lái và lùi vào cho đến khi bánh xe sau đè lên vạch kiểm tra và nghe máy báo “ Đã kiểm tra “ thì dừng lại  . Cài số 1 và tiến ra khỏi nhà xe. Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa nhà xe hoặc hơn một chút nữa bạn hãy đánh lái rẽ sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa nhà xe mà đã rẽ sẽ bị chèn vạch, trừ điểm. Nếu lỡ lùi chưa chính xác, đuôi xe cách xa cửa nhà xe, có thể chèn lên vạch hoặc vỉa ba - toa, bạn cứ bình tĩnh về lại số 1, tiến lên phía trước, đánh lái sao cho xe ở vào vị trí thẳng trước cửa nhà xe, sau đó vào số lùi để làm lại việc lùi vào nhà xe. (Gọi là lùi xe 2 đỏ ) Bài 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt Yêu cầu và thực hành của bài này giống bài 2. Bài 9. Tăng tốc, tăng số Yêu cầu của bài này là phải lên được số 2 và đạt tốc độ trên 20 km/h trước biển báo 20 màu xanh (biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt 20 km/h), sau đó lại phải về số 1 và giảm tốc độ xuống dưới 20 km/h trước biển báo 20 màu trắng (biển báo tốc độ tối đa không quá 20 km/h). Sau khi qua nơi giao nhau với đường sắt, bạn rẽ sang đường chuẩn bị tăng tốc. Chỉnh lái cho xe thẳng, giữ chắc tay lái, nhả hết côn, phanh. Nhấn ga để xe tăng tốc. Qua biển "Tăng số, tăng tốc", bạn đạp côn, vào số 2. Xong nhả côn ra, lại nhấn ga tiếp. Qua biển 20 màu xanh, đạp cả côn và phanh cho xe đi chậm lại, thậm chí dừng hẳn, về số 1. Nhả phanh, rồi nhả côn từ từ để xe đi qua biển 20 màu trắng. Chú ý là bạn không thể cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng, vì yêu cầu ở đây là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Vì thế nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm. Bài 10. Kết thúc Yêu cầu của bài này là đi thẳng qua vạch kết thúc, trước đó phải bật đèn xi-nhan phải (với ý nghĩa là xe tấp vào lề đường bên phải, chuẩn bị dừng hoặc đỗ xe). Sau khi vòng qua ngã tư lần cuối cùng, bạn chỉnh xe cho thẳng và để xe đi từ từ về vạch xuất phát. Bật xi-nhan bên phải. Chú ý sau khi đã bật xi-nhan thì giữ thẳng tay lái, không đánh lái sang trái sẽ làm tắt đèn xi-nhan, mất điểm. Để cho chắc ăn, bạn có thể dùng ngón giữa tay trái giữ cần xi-nhan để không cho cần này bật xuống, hoặc hơi đánh lái sang phải một chút. 450 CÂU HỎI LÝ THUYẾT RÚT GỌN Ngoài khu đông dân cư Trong khu đông dân cư Ngoại lệ Loại xe Tốc độ Km/h Loại xe Tốc độ Km/h Xe công nông, xe lam, xe ba gác máy -Tốc độ tối đa: 30 km/h. Dưới 3.5 tấn - Đến 30 chỗ 80 ( ý 1) Dưới 3.5 tấn - Đến 30 chỗ 50 (ý3) Trên 3.5 tấn - Trên 30 chỗ 70 ( ý 2) Ôtô Buýt (đầu câu) 60 ( ý 4) -Trên 3.5 tấn - Trên 30 chỗ - Xe mô tô 40 Xe gắn máy (cuối câu) 50 ( ý 3) - Các câu hỏi về tuổi chọn ý số 2 ngoại trừ: (27 tuổi → ý 3) tuổi tối đa (nam 55 tuối , nữ 50 tuổi → ý 1). Các câu hỏi về khoảng cách an toàn = tốc độ tối đa trừ đi 30 → ra đáp án - Nếu là 60km/h.thì khoảng cách 2 xe là: 30m, - Nếu là 60km/h đến 80km/h khoảng cách 2 xe là: 50m - Nếu là 80 - 100km/h khoảng cách 2 xe là: 70m - Nếu là 100 - 120km/h  khoảng cách 2 xe là: 90m - Các câu hỏi về GPLX cần lưu ý: B2 ý 2- C ý 3- FE (em) ý 1- FC (chị) ý 2 -- Tăng số → chọn ý 1, Giảm số → chọn ý 2. - Khái niệm dừng xe, đỗ xe → chọn ý 2. - Khi điều khiển xe vượt qua rãnh lớn hoặc đoạn đường ngập nước → chọn ý 3. -     Khái niệm “đường bộ” : chọn đáp án có 2 từ →  “đường bộ” cuối câu -         Khái niệm “ công trình đường bộ” →  chọn 2 đáp án:  : (đường bộ + Rào chắn) -         Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường -         Khái niệm "phần đường xe chạy" Là phần của đường bộ được sử dụng cho các PTGT qua lại. -         Khái niệm "làn đường" phải có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. -         Khái niệm “Khổ giới hạn của đường bộ”: chiều cao, chiều rộng.+ Kể cả hàng hóa xếp trên xe -         Khái niệm "đường phố"gồm lòng đường và hè phố. -         Khái niệm "dải phân cách" để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt -         Dải phân cách có hai loại: Cố định + Di động -         Khái niệm "đường cao tốc" → chọn đáp án chỉ cho xe ra vào ở những điểm nhất định ở cuối câu -         Khái niệm "đường chính" là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực. -         Khái niệm "đường ưu tiên" là đường được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường. -         "Phương tiện giao thông đường bộ" gồm: PTGT cơ giới + PTGT thô sơ -         Khái niệm "phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" chọn đáp án (kể cả xe máy điện) -         Khái niệm "phương tiện giao thông thô sơ đường độ" chọn đáp án (kể cả xe đạp máy) -         Khái niệm "người điều khiển giao thông" chọn đáp án → Là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông + Là cảnh sát giao thông. -         Khái niệm “dừng xe” là trạng thái đứng yên tạm thời. -         Khái niệm “đỗ xe” là trạng thái đứng yên không giới hạn thời gian. -          Người điều khiển xe ô tô: Bị cấm → khi trong máu, hơi thở có nồng độ cồn. -          Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có nồng độ cồn: Trong Máu: 50miligam + Khí thở : 0,25miligam → thì bị cấm. -         Nghiêm cấm sản xuất, sử dụng trái phép, mua, bán biển số xe. -         Khi điều khiển xe trên đường cao tốc → không cho phép xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp. -         Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân -         Khi điều khiển xe trên đoạn đường vòng, đầu dốc → không được vượt xe khác. -         Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt → xe phía trước phải giảm tốc độ, không được gây trở ngại cho xe sau vượt. -         Trong dân cư, ở nơi nào cho phép người lái xe quay đầu → nơi có biển báo cho phép quay đầu. -         Trên cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm → không được quay đầu xe. -         Khi lùi xe, người lái xe phải quan sát phía sau và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. -         Ban đêm xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau → phải chuyển từ đèn chiếu xe sang đèn chiếu gần. -         Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau → Người điều khiểnphải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình. -         Bên trái đường một chiều → người lái xe không được phép dừng xe, đỗ xe. -         Người lái xe được phép dừng xe, đỗ xe trong các trường hợp → trên đường có bề rộng đủ cho hai làn xe, ngoài phạm vi 5 mét hai bên trụ sở cơ quan, tổ chức. -         Khi dừng xe, đỗ xe tại nơi được phép trên đường phố, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng không cách hè phố quá 0,25 mét. -         Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau của xe ô tô chở hàng tham gia giao thông, ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu. -         Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia GT → Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. -         Thứ tự xe nào được quyền ưu tiên đi trước → Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ. -         Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì → phải nhường đường cho xe đi bên trái. -         Tại nơi đường giao nhau, người lái xe đang đi trên đường không ưu tiên thì → phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới. -         Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì → nhường đường cho xe đi bên phải. -         Khoảng cách dừng xe trước ray gần nhất của đường sắt là → 5 m -         Khi điều khiển xe ra khỏi đường cao tốc → phải thực hiện chuyển dần sang làn đường bên phải. -         Trên đường cao tốc, người lái xe → Chỉ được dừng xe đỗ xe ở những nơi quy định. -         Những trường hợp sau không được đi vào đường cao tốc → người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h. -         Xe kéo rơ moóc phải → Có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc -         Ủy ban nhân dân cấp tỉnh → quy định đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, thuộc địa phương -         GPLX hạng B2 được điều khiển xe → Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải dưới 3,5 tấn. -         GPLX hạng C được điều khiển xe → Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải trên 3,5 tấn. -         Khi gặp một đoàn xe, một đoàn xe tang hay gặp một đoàn người có tổ chức → Không được cắt ngang qua đoàn người, đoàn xe. -         Tuổi lái xe hạng FB2 → 21 tuổi.Tuổi lái xe có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và GPLX hạng B2 → 18 tuổi., Tuổi lái xe hạng E, kéo rơ moóc (FD) → 27 tuổi., Tuổi tối đa của người lái xe hạng E là 55 tuổi đối với nam và 50 tuồi đối với nữ., Tuổi lái xe hạng D, kéo rơ moóc (FC) → 24 tuổi -         Người đủ 16 tuổi → lái xe gắn máy có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở xuống. -         Việc sát hạch để cấp GPLX phải thực hiện → tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện và phải đảm bảo công khai, minh bạch. -          Đường bộ trong khu vực đông dân cư bao gồm: → nội thành phố, nội thị xã và những nơi có biển báo hiệu. -         Vận tải đa phương thức → ít nhất hai phương thức. -          Hàng nguy hiểm là → hàng có chứa các chất nguy hiểm. -         Hoạt động vận tải đường bộ gồm: hoạt động vận tải không kinh doanh + hoạt động kinh doanh vận tải -         Thời gian làm việc của người lái xe trong ngày: không quá 10 giờ và không được lái liên tục quá 4 giờ. -         Hành khách không được mang hành lý → Quá 20 kg. -         Hàng siêu trường, siêu trọng là → hàng không thể tháo rời ra được. -         Xe vận chuyển hàng nguy hiểm → không được dừng, đỗ nơi đông người những nơi dễ xảy ra nguy hiểm. -         Khi vào số để tiến hoặc lùi xe số tự động, người lái xe cần phải → đạp phanh chân hết hành trình -         Khi nhả phanh tay, người lái xe phải → Dùng lực tay phải bóp khóa hãm. -         Khi khởi hành xe ô tô trên đường bằng người lái xe cần phải → đạp ly hợp hết hành trình. -         Khi quay đầu xe, người lái xe cần phải → đưa đầu xe về phiá nguy hiểm -         Khi điều khiển ô tô lên, xuống dốc cao: Về số thấp -         Khi xuống dốc, muốn dừng xe, người lái xe cần → về số không (0), đạp phanh chân và kéo phanh tay. -         Khi điều khiển xe trên đường vòng người lái xe cần → giảm tốc độ -         Khi điều khiển xe ô tô rẽ phải, rẽ trái → Cách chỗ rẽ 30m + giảm tốc độ. -         Khi điều khiển xe vượt qua  rãnh lớn cắt ngang mặt đường, người lái xe cần →  gài số một (1) và từ từ xuống rãnh rồi tăng dần ga cho xe ô tô lên khỏi rãnh. -          Khi điều khiển xe tăng số thì không cần  vù ga (Xe tăng số → ý 1) -         Khi điều khiển xe giảm số thì phải vù ga phù hợp với tốc độ. Xe giảm số (vù ga) → ý 2 -         Để giảm tốc độ khi ô tô đi xuống dốc dài, người lái xe phải → nhả bàn đạp ga, về số thấp -         Khi điều khiển ô tô qua đoạn đường ngập nước, người lái xe cần → Về số một (1), giữ đều ga. -         Khi điều khiển ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm, người lái xe cần  → Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần, không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều -         Khi điều khiển xe ô tô trên đường trơn → không lấy nhiều lái, không đánh lái ngoặt và phanh gấp. -         Yêu cầu của kính chắn gió ô tô → Là loại kính an toàn, kính nhiều lớp -         Âm lượng của còi điện: Không nhỏ hơn 90dB (A), không nhỏ hơn 115dB (A). -         Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên đối với xe ô tô → giảm cường độ hao mòn các chi tiết + giữ gìn được hình thức bên ngoài. -         Nguyên nhân nào làm động cơ Diezen không nổ → ý 1 ( không có chữ tia lửa điện ở cuối câu) -         Yêu cầu an toàn kỹ thuật đối với dây đai an toàn → Cơ cấu hãm giữ chặt dây khi bị giật dây đột ngột. -         Động cơ 4 kỳ → thực hiện 4 (bốn) hành trình -         Động cơ 2 kỳ → thực hiện 2 (hai) hành trình. -         Niên hạn sử dụng của ô tô tải (tính từ năm bắt đầu sản xuất) → là 25 năm -         Niên hạn sử dụng của ô tô trên 9 chỗ ngồi (tính từ năm bắt đầu sản xuất) → là 20 năm -         Công dụng của động cơ ô tô → nhiệt năng được biến đổi thành cơ năng. -         Công dụng hệ thống truyền lực của ô tô → truyền mô men quay từ động cơ tới các bánh xe -         Công dụng ly hợp của ô tô → Dùng để truyền hoặc ngắt truyển động từ động cơ đến hộp số. -         Công dụng của hộp số ô tô → đảm bảo cho ô tô chuyển động lùi -         Công dụng hệ thống lái của ô tô → dùng để thay đổi hướng chuyển động. -         Công dụng hệ thống phanh của ô tô → dùng để giảm tốc độ, dừng chuyển động của ô tô. ·        PHẦN BIỂN BÁO: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC LOẠI BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ + Biển báo cấm (Hình tròn, viền đỏ) - Vẽ hình gì báo cấm điều đó. + Biển báo nguy hiểm (Hình tam giác vàng, viền đỏ) - Vẽ hình gì báo nguy hiểm điều đó. + Biển báo hiệu lệnh (Hình tròn xanh, hiệu lệnh màu trắng) - Khi gặp biển này bắt buộc phải thi hành theo. + Biển báo chỉ dẫn (Hình vuông, hoặc hình chữ nhật màu xanh, chỉ dẫn màu trắng) -         Thứ tự các sắp xếp các loại xe theo chiều từ nhỏ đến lớn: xe ô tô con → xe ô tô khách → xe ô tô tải → xe máy kéo → Xe kéo sơ mi rơ moóc. -         Nếu biển báo cấm xe nhỏ thì cấm xe lớn. Ví dụ: Biển cấm xe ô tô con thì cấm tất cả các loại xe: ô tô khách, tải, máy kéo, xe kéo sơ mi rơ moóc. -         Biển cấm xe ô tô con thì → cấm luôn xe ba bánh, xe lam. -         Biển cấm xe rẽ trái thì → cấm luôn xe quay đầu. -         Ngược lại biển cấm xe quay đầu thì → xe được phép rẽ trái. -         Nếu biển màu xanh cho phép xe quay đầu thì → xe không được phép rẽ trái. -         Nếu gặp biển “STOP” thì tất cả các xe phải dừng lại trong mọi trường hợp + Kể cả xe ưu tiên theo luật -         Nếu gặp biển cấm có ghi số 14 m thì chọn đáp án → Không được phép -         Nếu biển báo cấm ô tô vượt thì → tất cả các loại xe ô tô đều không được vượt. -         Nếu gặp câu hỏi biển nào báo hiệu chiều dài đoạn đường phải giữ cự ly tối thiểu giữa hai xe hoặc chiều dài đoạn đường cấm bóp còi từ nơi đặt biển thì chọn biển báo cấm mà biển phụ ở dưới biển báo cấm có hai mũi tên song song nằm ở hai bên quãng đường cấm. -         Ngược lại nếu biển cấm xe tải vượt thì → xe ô tô con và xe ô tô khách được vượt. -         Biển báo hiệu cầu vượt liên thông thì → biển báo dạng hình chữ nhật có chữ trên biển -         Biển báo hiệu cầu vượt cắt ngang qua thì → biển báo dạng hình tròn không có chữ trên biển -         Biển báo màu xanh hình vuông vẽ mũi tên dài bên phải nằm song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng thẳng đứng → báo hiệu có làn đường dành cho ô tô khách. -         Biển báo màu xanh hình vuông vẽ mũi tên dài nằm dưới song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng mũi tên dài về bên phải → báo hiệu rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách. ·        PHẦN BIỂN SA HÌNH: ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VỀ SA HÌNH, BẠN NHỚ CÁC NGUYÊN TẮC VỀ ƯU TIÊN SAU: 1 . Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất. 2 . Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì thứ tự như sau: xe cứu hoả (phòng cháy chữa cháy) xe quân sự, xe công an, xe cứu thương. 3 . Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước. 4 . Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái. 5 . Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái -         Trong sa hình nếu thấy câu hỏi có từ xe gắn máy được đi những hướng nào → chọn cả 3 hướng -         Trong sa hình nếu thấy câu hỏi có từ xe mô tô được đi những hướng nào → chọn hướng 1 và 3. -         Trong sa hình nếu thấy hình 2 hoặc 3 xe kéo nhau → chọn đáp án không đúng hoặc vi phạm. -         Trong sa hình nếu thấy xuất hiện công an đứng giữa ngã tư thì → chọn đáp án 3 Tin liên quan: Top 10 câu trắc nghiệm hay làm sai nhất trong (08/08) Ý nghĩa các biển báo cấm Đường bộ Việt Nam (06/08) Ý nghĩa các biển báo nguy hiểm Đường bộ Việt  (06/08) Bắt đầu cấp giấy phép lái xe theo mẫu mới từ  (02/06) Một Số Lưu Ý Khi Thi Sát Hạch Và Đường (20/02) Tin mới hơn: Học lái xe ô tô tại đồng nai, học lái xe tại  (19/12) 450 Câu Hỏi Lý Thuyết Học Lái Xe Ô Tô (18/06) Kinh nghiệm học và thi lái xe (08/11) Ý nghĩa các biển báo chỉ dẫn Đường bộ Việt  (23/10) Ý nghĩa các biển báo hiệu lệnh Đường bộ Việ (23/10) Tin cũ hơn: 10 Bài Thi Sa Hình (20/02) Quy Trình Thi Sát Hạch (20/02) 8 Điều Kiêng Kị Khi Lái Xe (20/02) Trung Tâm Dạy Nghề & Đào Tạo Sát Hạch L (16/02) Thí điểm cấp giấy phép lái xe theo mẫu mới từ (13/02) >

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluat_giao_thong_1161.docx
Tài liệu liên quan