Câu hỏi ôn tập môn Tài chính tiền tệ

Câu hỏi ôn tập môn Tài chính tiền tệ 1. Hiện tượng đôla hóa ở việt nam (khái niệm, nguyên nhân, diễn biến, giải pháp đề xuất)  Khái niệm Đôla hóa: Đô la hoá là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hoặc một số chức năng tiền tệ, nền kinh tế đó bị coi là đô la hoá toàn bộ hoặc một phần.  Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đôla hóa: - Khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát (đồng nội tệ ko ổn định): sức mua của đồng nội tệ giảm, người dân tìm đến các công cụ dự trữ khác, trong đó có các đồng ngoại tệ uy tín. - Khi nguồn ngoại tệ vào VN tăng lên (Viện trợ ODA tăng, đầu tư nước ngoài vào VN như FDI, FPI , từ du lịch, kiều hối (ngoại tệ của kiều bào nước ngoài), thu nhập bằng đôla của các tầng lớp dân cư ngày càng mở rộng do người VN làm việc ở các công ty nước ngoài ) - Xu thế hội nhập quốc tế, các nước đều thực thi cơ chế thị trường mở, quan hệ giao lưu kinh tế, đầu tư hợp tác tác động trực tiếp vào kinh tế tiền tệ mỗi nước.  Tác động - Tác động tích cực: + là công cụ tự bảo vệ chống lạm phát, tăng sự an toàn đối với tài sản tư nhân + Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và hội nhập quốc tế + Hạ thấp chi phí giao dịch + Thúc đẩy thương mại và đầu tư. + Thu hẹp chênh lệch tỷ giá giữa 2 thị trườg chính thức và phi chính thức. - Tác động tiêu cực: + Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ + Làm giảm hiệu quả thi hành các chính sách tiền tệ. Làm suy giảm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về tiền tệ, gây khó khăn cho NHTW trong việc điều hành và thực thi chíh sách tiền tệ của mình; làm cho đồng nội tệ nhạy cảm hơn đối với các thay đổi bên ngoài  chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả; tác động đến việc hoạch định, thực thi chính sách tỷ giá. Gây ra bất ổn định trong hệ thống ngân hàng. + Chính sách tiền tệ phụ thuộc nặng nề vào nền KT Mỹ + làm mất đi chức năng của NHTW là người cho vay cuối cùng của các NHTM 2. Thực trạng của hệ thống thanh toán điện tử tại VN - Nền kinh tế tiền mặt là gì: Khi tỉ lệ giữa thanh toán bằng tiền mặt với tổng các phương tiện thanh toán khác > 17% thì được gọi là nền KT tiền mặt - Nguyên nhân của nền kinh tế tiền mặt: - Tác động của nền kinh tế tiền mặt: + Chi phí lưu thông tiền mặt cao + Nạn tiền giả xuất hiện + tăng tình trạng lậu thuế, trốn thuế rửa tiền + Gây ra tình trạng mất an toàn 3. Diễn biến lạm phát ở VN : trải qua 2 giai đoạn  GD1: Lạm phát cao (2007-2008) - Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% - Lạm phát năm 2008 đến nay là 22,3% - Lạm phát năm 2007 đã ở mức 2 chữ số là 12,63%, 3 tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng lên đến mức 19,19%, cao gấp 3 lần cùng kỳ và bằng ¾ mức 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đề ra cho cả năm. + nguyên nhân: - Lạm phát tiền tệ: năm 2007 việc cung tiền VND ra lưu thông tăng 30% (112.000 tỷ ~ 7 tỷ USD) để mua ngoại ệ từ các nguồn đổ vào nước ta. -Lạm phát cầu kéo: do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của DN làm nhu cầu về nguyên, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, cả thu nhập do XKLD, từ ng thân nc ngoài gửi về ko đc tính và GDP; 1 bộ phận dân cư có nhu cầu mới (nhập khẩu lương thực); tăng giá xK đẩy giá 1 số HH và DV tăng. - Lạm phát chi phí đẩy: chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh giá thị trường tăng.

pdf11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Tài chính tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập môn Tài chính tiền tệ 1. Hiện tượng đôla hóa ở việt nam (khái niệm, nguyên nhân, diễn biến, giải pháp đề xuất)  Khái niệm Đôla hóa: Đô la hoá là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hoặc một số chức năng tiền tệ, nền kinh tế đó bị coi là đô la hoá toàn bộ hoặc một phần.  Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đôla hóa: - Khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát (đồng nội tệ ko ổn định): sức mua của đồng nội tệ giảm, người dân tìm đến các công cụ dự trữ khác, trong đó có các đồng ngoại tệ uy tín. - Khi nguồn ngoại tệ vào VN tăng lên (Viện trợ ODA tăng, đầu tư nước ngoài vào VN như FDI, FPI…, từ du lịch, kiều hối (ngoại tệ của kiều bào nước ngoài), thu nhập bằng đôla của các tầng lớp dân cư ngày càng mở rộng do người VN làm việc ở các công ty nước ngoài…) - Xu thế hội nhập quốc tế, các nước đều thực thi cơ chế thị trường mở, quan hệ giao lưu kinh tế, đầu tư hợp tác tác động trực tiếp vào kinh tế tiền tệ mỗi nước.  Tác động - Tác động tích cực: + là công cụ tự bảo vệ chống lạm phát, tăng sự an toàn đối với tài sản tư nhân + Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và hội nhập quốc tế + Hạ thấp chi phí giao dịch + Thúc đẩy thương mại và đầu tư. + Thu hẹp chênh lệch tỷ giá giữa 2 thị trườg chính thức và phi chính thức. - Tác động tiêu cực: + Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ + Làm giảm hiệu quả thi hành các chính sách tiền tệ. Làm suy giảm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về tiền tệ, gây khó khăn cho NHTW trong việc điều hành và thực thi chíh sách tiền tệ của mình; làm cho đồng nội tệ nhạy cảm hơn đối với các thay đổi bên ngoài  chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả; tác động đến việc hoạch định, thực thi chính sách tỷ giá. Gây ra bất ổn định trong hệ thống ngân hàng. + Chính sách tiền tệ phụ thuộc nặng nề vào nền KT Mỹ + làm mất đi chức năng của NHTW là người cho vay cuối cùng của các NHTM 2. Thực trạng của hệ thống thanh toán điện tử tại VN - Nền kinh tế tiền mặt là gì: Khi tỉ lệ giữa thanh toán bằng tiền mặt với tổng các phương tiện thanh toán khác > 17% thì được gọi là nền KT tiền mặt - Nguyên nhân của nền kinh tế tiền mặt: - Tác động của nền kinh tế tiền mặt: + Chi phí lưu thông tiền mặt cao + Nạn tiền giả xuất hiện + tăng tình trạng lậu thuế, trốn thuế rửa tiền + Gây ra tình trạng mất an toàn 3. Diễn biến lạm phát ở VN : trải qua 2 giai đoạn  GD1: Lạm phát cao (2007-2008) - Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% - Lạm phát năm 2008 đến nay là 22,3% - Lạm phát năm 2007 đã ở mức 2 chữ số là 12,63%, 3 tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng lên đến mức 19,19%, cao gấp 3 lần cùng kỳ và bằng ¾ mức 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đề ra cho cả năm. + nguyên nhân: - Lạm phát tiền tệ: năm 2007 việc cung tiền VND ra lưu thông tăng 30% (112.000 tỷ ~ 7 tỷ USD) để mua ngoại ệ từ các nguồn đổ vào nước ta. -Lạm phát cầu kéo: do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của DN làm nhu cầu về nguyên, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, cả thu nhập do XKLD, từ ng thân nc ngoài gửi về ko đc tính và GDP; 1 bộ phận dân cư có nhu cầu mới (nhập khẩu lương thực); tăng giá xK đẩy giá 1 số HH và DV tăng. - Lạm phát chi phí đẩy: chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh giá thị trường tăng. - Tăng trưởng tín dụng trong hệ thống NH quá nóng (năm 2006 cho vay 100.000 tỷ; năm 2007 cho vay 134.000 tỷ) - Tác động thâm hụt ngân sách nhà nước - Tình hình thiên tai, dịch bệnh tràn lan + giải pháp: -Hút tiền từ lưu thông về bằng chính sách tiền tệ thắt chặt (tăng lãi suất, tăng tỉ lê dự trữ bắt buộc trong TH NHTM từ 5%-->11%, phát hành tín phiếu kho bạc -Nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm bớt sức ép của C/s tiền tệ đến hoạt động của NHTW và DN làm cho việc chống LP ko ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kt. -Sử dụng chính sách tài khóa (tăng thu, giảm chi), phát hành trái phiếu chính phủ. -Hạn chế tín dụng ngân hàng  GD2: suy giảm kinh tế (T9/2008  2009) - Chỉ số giá tiêu dùng CPI T12/2008 so với T11/2008 giảm0,7% - Tình hình tăng trưởng kinh tế giảm xuống (2008 là 6,23%, năm 2009 là 5,3%) + nguyên nhân: - Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu -Hậu quả của giai đoạn lạm phát cao -Giảm giá chi phí đầu vào + giải pháp: -Giảm lãi suất (14%--13%--12%--11%--7%--8%) -Kích cầu (hỗ trợ 4% lãi suất) -Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc (11%--10%--5%--3%) -NHTM mua lại tín phiếu kho bạc -Giảm thuế 4. so sánh giữa lãi suất (LS) tín dụng (TD) trung dài hạn và lãi suất tín dụng ngắn hạn  Tín dụng trung dài hạn - Có thời hạn cho vay >1 năm đến vài chục năm - Được sủ dụng để phát triển quá trình tái sản xuất theo chiều rộng hoặc chiều sâu tăng mức sản xuất và của cải xã hội - mức độ rủi ro cao (bao gồm rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống) vì hiệu quả đầu tư thường là dự tính - LS cao, tăng lên cùng thời hạn vay.  Tín dụng ngắn hạn - Có thời hạn cho vay <12 tháng - Nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động hoặc tiêu dùng cá nhân - Có mức độ rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi ro về LS - LS thấp  Vì sao nói lãi suất của TD trung dài hạn thường cao hơn TD ngắn hạn - Vì TD trung dài hạn mang lại lợi nhuận cao hơn TD ngắn hạn - Độ rủi ro cao hơn phần bù rủi ro là phần LS phải lớn hơn LS cao và tăng lên cùng thời hạn vay. - Chi phí giám sát, quản lý khoản vay của TD trung dài hạn lớn hơn.  Vì sao các khoản TD có cùng thời hạn (kì hạn) lại có mức lãi suất khác nhau - Vì mục đích sử dụng vốn vay khác nhau - Đối tượng vay khác nhau - Quyết định của NN đối với từng NH - Do chính sách hoạt động của từng NH 5. so sánh các hình thức TÍN DỤNG  Giống: - Đều là nghiệp vụ cho vay - Đều có chữ tín trong vấn đề thanh toán và trả nợ - Đều có thời hạn trả nợ hay thời hạn thanh toán - Đều có thể tại trợ TM  Khác Tín dụng ngân hàng Tín dụng thương mại Tín dụng thuê mua Tín dụng nhà nước Tín dụng quốc tế Khái niệm Là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa NH với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, NH vừa là ng đi vay, vừa là người cho vay Là quan hệ tín dụng nảy sinh giữa các DN SXKD được thực hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hóa Là quan hệ TD nảy sinh giữa các DN SXKD với các công ty cho thuê tài chính dưới hình thức cho thuê tài sản Là quan hệ TD nảy sinh giữa NN và các chủ thể kinh tế khác nhau trong XH dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật Là quan hệ TD nảy sinh giữa các chủ thể của quốc gia này với các chủ thể của quốc gia khác dưới hình thức vay mượn, sử dụng vốn lẫn nhau. Đối tượng vốn, tiền tệ, giấy tờ có giá hàng hóa dịch vụ (ko phải tiền) máy móc, tài sản, nhà xưởng, oto, tàu biển… trái phiếu, tín phiếu kho bạc, công trái nhà nc vốn, tiền tệ, máy móc trang thiết bị… Chủ thể NHTM đóng vai trò trung gian tài chính giữa các bên “thừa vốn” và “thiếu vốn” các doanh nghiệp SXKD công ty tài chính với các DN và ng SXKD + Nhà nước là ng đi vay bằng cách phát hành các trái phiếu và tín phiếu tùy theo sự thiếu hụt của ngân sách NN + Các hộ gd, NHTW, NHTM, các tổ chức nước ngoài… là người cho NN vay. chính phủ các quốc gia, các tổ chức NN, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty, cá nhân… Hình thức Điều kiện để NH cấp TD cho KH: + Cho vay tối đa 70% giá trị TS đảm bảo + Cho vay tối đa 1 KH là 15% vốn tự có của NH + NH chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn Cơ sở pháp lý để xác định nợ trong TDTM là thương phiếu (là 1 chứng chỉ có giá ghi nhân lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán + cho thuê vận hành (t.gian ngắn/ ng cho thuê chịu t/nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng TS) -> LS cao + cho thuê vốn (t.gian dài/ ng đi thuê chịu t/nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng TS)-> chi phí thấp + Bán và tái thuê (bên có tài sản sẽ bán lại tài sản đó và chỉ thuê lại trong một thời gian nhất định). + đi vay: - trong nước: phát hành các giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu kho bạc, công trái…) - nước ngoài: _vay qua ODA _Vay từ các tổ chức t.chính tiền tệ quốc tế: IMS, WB, ADB… _Ko ổn định, chi phí cao, vốn cao, nhiều rủi ro + cho vay: - Qua ODA -Cho vay ưu đãi với các ngành, các vùng Kte gặp khó khăn + TD thương mại: mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các nước với nhau. Bao gồm: TDTM cấp cho nhà XK; TDTM cấp cho nhà NK, TD mở TK, TD chấp nhận hối phiếu, TD của nhà môi giới cấp cho nhà XNK. + TD Ngân hàng: là quan hệ TD các NH cấp cho các nhà XNK, đa số là TD ngắn hạn. + TD Nhà nước: là quan hệ TD giữa giữa CP của 1 quốc gia với các chủ thể của quốc gia khác. Ưu điểm + Khối lượng vốn dồi dào, phong phú + Phạm vi rộng: cá nhân, tổ chức, DN… + thời gian linh hoạt: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn + Thỏa mãn nhu cầu của cả 2 bên mua và bán + thúc đẩy TD NH phát triển + là TD ngắn hạn, thủ tục đơn giản, thuận tiện + Các DN có thể hiện đại hoá sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới trong khi nguồn vốn tự có còn có hạn. + Điều kiện của hình thức này: không cần + Các công cụ do NN phát hành có độ an toàn cao + Nguồn vốn từ TD NN giúp NN t.hiện được chức năng trong quản lý KTXH tài sản thế chấp nên các DN rất dễ tiếp cận. Nhươc điểm + Điều kiện vay vốn do NH đặt ra ko phải chủ thể nào cũng đáp ứng đc. + KD NH phải đối mặt với một số rủi ro như rủi ro LS, đạo dức, thanh toán và thanh khoản, lựa chọn đối nghịch… + Bị giới hạn bởi khối lượng vốn, thời gian, phạm vi và phương hướng hoạt động + nguy cơ khủng hoảng do SX thừa hoặc đổ vỡ dây chuyền + là TD trực tiếp, ko có bảo đảm ngoài lời hứa trả nợ trên thương phiếu -> rủi ro dễ phát sinh. + Bên cho thuê thường chịu toàn bộ rủi ro, nếu bên đi thuê không thực hiện hợp đồng chỉ còn cách thu lại tài sản. + Phạm vi hoạt động hẹp, chi phí sử dụng hình thức này cao so với các hình thức tín dụng khác. các công cụ do NN phát hành thường có độ sinh lời thấp và kém hấp dẫn + Rủi ro do những biến cố về KT, C.trị, Xã hội các nước. + rủi ro về tỷ giá Tác dụng cung cấp vốn cho nhu cầu KD của DN vừa và nhỏ. Góp phần thúc đẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các DN. Là công cụ để phát triển các ngành kte chiến lược theo yêu cầu của CP. Sử dụng phổ biến để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và góp phần thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm của DN. Đáp ứng được nhu cầu TD trực tiếp thường xuyên nảy sinh giữa các DN và góp phần thúc đẩy tốc độ lưu thông HH, nâng cao hiệu quả KD. 6. Vì sao tín phiếu kho bạc được coi là công cụ an toàn nhất trên thị trường tài chính - Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ ngắn hạn do CP phát hành nhằm bù phần thiếu hụt tạm thời của ngân sách NN hoặc thực hiện các mục tiêu của CS tiền tệ - Tín phiếu kho bạc đc trả lãi với mức lãi suất cố định và được hoàn trả vốn cho đến khi hạn thanh toán hoặc chúng được thanh toán lãi do việc bán lần đầu có giảm giá. - Tín phiếu kho bạc là công cụ lỏng nhất trên thị trường tiền tệ, do vậy, chúng đc mua bán nhiều nhất và cũng là công cụ an toàn nhất vì: Chúng có tính thanh khoản cao, được phát hành dưới hình thức tín chỉ hoặc bút toán ghi sổ, song hầu hết ở dạng ghi sổ. Đây là công cụ triết khấu điển hình, không có phiếu lãi suất. Tín phiếu kho bạc có mức rủi ro thấp nhất trong các công cụ trên thị trường tiền tệ. Thu nhập từ tín phiếu kho bạc ( chênh lệch giữa giá mua và giá bán hoàn trả) không bị đánh thuế vì chúng không đc coi là tài sản vốn.  Tín phiếu kho bạc là công cụ an toàn nhất trên TTTC 7. Phân tích các chức năng của ngân hàng trung ương  NHTW là ngân hàng phát hành NHTW ra đời sau khi vai trò độc quyền phát hành đã được ấn định vào ngân hàng phát hành và là cơ sở để NHTW có thể thực hiện được các chức năng khác. NHTW là ng duy nhất đc phép phát hành tiền theo cac quy định trong luật hoặc được Chính phủ phê duyệt (mệnh giá tiền, loại tiền, mức phát hành…) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. Tiền mà NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợp lý pháp duy nhất trong cả nc và được thanh toán ko hạn chế  vai trò độc quyền của NHTW đề cập đến quyền lực và trách nhiệm của NHTW trong việc xác định số lượng tiền cần phát hành và thời điểm phát hành cũng như phương thức phát hành để đảm bảo cho sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế.  NHTW là ngân hàng của các ngân hàng NHTW cung ứng đầy đủ các dịch vụ của 1 NH cho các NH trung gian, bao gồm - Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NH trung gian + tiền gửi dự trữ bắt buộc (là số tiền mà các NH buộc phải gửi tại NHTW và không được phép dùng cho vay và đầu tư trong nền kinh tế). Mục đích: dảm bảo khả năng thanh toán an toàn cho cac NH; thực hiện C/sách tiền tệ. + tiền gửi thanh toán - Là trung tâm thanh toán cho hệ thống ngân hàng trung gian: Các NH trung gian đều mở tài khoản và ký gửi các khoản dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mưc tại NHTW nên chúng có thể thực hiện thanh toán k dùng tiền mặt. NHTW co thể thực hiện thanh toán bù trừ cho các NH trung gian. Thông qua dịch vụ thanh toán bù trừ, NHTW góp phần tiết kiệm chi phí thanh toán cho các NH trung gian và toàn xã hội, bảo đảm vốn luân chuyển nhanh chóng trong hệ thống NH và phản ánh chính xác quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội. - Cấp tín dụng cho NH trung gian Mục đích: + Phát hành thêm tiền TW theo kế hoạch + Bổ sung lượng vốn khả dụng cho hoạt động của các NH trung gian 1 cách thường xuyên + Là cứu cánh cho vay cuối cùng nhằm cứu nguy cho các NH trung gian khi cần thiết, nếu sự đổ vỡ của nó có thể gây ảnh hưởng dến sự an toàn hệ thống Hình thức: tái chiết khấu các chứng từ có giá và cho vay ngắn hạn  Là ngân hàng của chính phủ NHTW có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho chính phủ, đồng thời làm đại lý và tư vấn chính sách cho CP. Các dịch vụ NH mà NHTW cung cấp cho CP bao gồm: - Làm thủ quỹ cho Kho bạc NN thông qua quản lý tài khoản của kho bạc - Làm đại lý và tư vấn cho CP - Cho CP vay  Chức năng quản lý NN của NHTW - NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia - Thanh tra, giám sát hoạt động của nghệ thống nhân hàng nhằm 2 mục đích: bảo đảm sự ổn định của hệ thống NH và bảo vệ lợi ích của khách hàng. 8. So sánh thị trường công cụ nợ và thị trường công cụ vốn TT công cụ nợ TT công cụ vốn K/n Là TT giao dịch các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu kho bạc, thương phiếu) Là TT giao dịch các loại chứng khoán vốn. Đặc điểm - Có mức lãi suất cố định (được ấn định trước). - Có thời hạn nhất định. - Ng sở hữu công cụ vốn ko có tiêgs nói trong DN - Có mệnh giá trong lần đầu phát hành - Là CK vĩnh viễn. - Ng sở hữu CP có quyền tham gia và sở hữu DN 9. So sánh thị trường tiền tệ và thị trường vốn TT tiền tệ TT vốn K/n TTTT là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn. theo thông lệ, một công cụ tài chính có thời hạn thanh toán dưới 1 năm là công cụ của TTTT.(lâu nhất là 12 tháng và ngắn nhất là 1 đêm hay 24 giờ) Bao gồm: TTTT liên ngân hàng(diễn ra hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng) và thị trường tiền tệ mở rộng (TTV) là nơi trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. một công cụ tài chính có thời hạn thanh toán trên 1 năm được coi là công cụ của TTV. Bao gồm: thị trường tín dụng trung, dài hạn (vốn được chuyển giao qua các trung gian tài chính) và thị trường chứng khoán (diễn ra hoạt động trao đổi mua bán các chứng khoán có thời hạn trên 1 năm thể hiện dưới hình thức trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ chứng khoán phái sinh. Gồm có 3 hình thức tổ chức: sở giao dịch chứng khoán, thị trường tự do và thị trường OTC) Chức năng Bù đắp chênh lệch giữa cung và cầu vốn khả dụng. Tài trợ các nhu cầu về vốn lưu động của các doanh nghiệp và chính phủ (phục vụ cho tái sản xuất giản đơn là chủ yếu).==>trọng tâm là Nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và chính phủ (phục vụ cho tái sản xuất mở rộng là chủ yếu) ==>trọng tâm cho mục đích tiết kiệm và đầu tư. cung cấp phương tiện giúp cá nhân và doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh tình hình thanh khoản thực của họ theo số lượng tiền mong muốn. Đặc điểm công cụ tài chính - thời hạn ngắn nên những biến động về giá của các công cụ tài chính do ảnh hưởng của sự biến động lãi suất thị trường là không đáng kể, các công cụ của TTTT thường được phát hành theo dạng được chuẩn mực hóa cao và thị trường thứ cấp của chúng rất phát triển, hơn nữa thông thường các công cụ này được đảm bảo bằng tài sản hoặc các dạng đảm bảo khác của người đi vay ->chúng là những công cụ đầu tư có tính thanh khoản cao và ít rủi ro ->lợi nhuận đem lại thấp hơn - thời hạn dài nên những biến động về giá của các CCTC do ảnh hưởng của sự biến động lãi suất thị trường là đáng kể, thị trường thứ cấp của chúng không phát triển -> chúng là những công cụ đầu tư có tính thanh khoản rất thấp, có mức rủi ro cao -> lợi nhuận đem lại cao hơn.  Mối liên hệ giữa TT tiền tệ và TT vốn - TTTT và TT vốn là 2 bộ phận cấu thành nên TT tài chính, cùng thực hiện 1 chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do đó, các nghiệp vụ hoạt động ở trên 2 thị trường này có mối liên quan bổ sung và tác động tương hỗ. - Trên thực tế, các hoạt động của TTTT và TT vốn được thực hiện đồng bộ và đan xen lẫn nhau, tác động và chịu sự ảnh hưởng của nhau, tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh của 1 thị trường tài chính. - Hai loại thị trường này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Các biến đổi về giá cả, lãi suất trên TTTT thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn. Ngược lại, các biến đổi về chỉ số chứng khoán hoặc giá trị cổ phiếu trên thị trường vốn cũng p/ánh các hiện tượng tốt xấu đã đang và sẽ xảy ra trên TTTT. Các chính sách của NN như C.sách lãi suất, tiền tệ với mục đích phát triển TTTT cũng đồng thời là các yếu tố ngăn cản phạm vi hoạt động của TT vốn. - Xuất phát từ đòi hỏi thực tế, ko thể tồn tại 1 TTTT thuần túy hoặc 1 TT vốn thuần túy mà phải tồn tại 1 TT tài chính bao gồm cả TTTT và TT vốn. 10. So sánh, phân tích mối liên hệ giữa TT sơ cấp và TT thứ cấp. TT sơ cấp TT thứ cấp K/n Là nơi mua bán các chứng khoán đầu tiên, nơi các nhà phát hành chứng khoán bán chứng khoán cho các nhà đầu tư Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các chứng khoán đã phát hành trên TT sơ cấp nhằm đầu tư kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản XH Đặc điểm - Thể hiện mối quan hệ giữa nhà phát hành và nhà đầu tư - Trên TT này, vốn của nhà đầu tư chuyển sang cho nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua CK mới -> làm tăng vốn cho nền kt và nhà phát hành - Có phạm vi hẹp - Chủ yếu tổ chức dưới hình thức bán buôn - Thể hiện mối quan hệ giữa các nhà đầu tư với nhau - Các khoản tiền thu được do bán chứng khoán thou về nhà đầu tư và các nhà KD CK mà k phải các nhà phát hành -> không làm tăng vốn cho nền kt và nhà phát hành. - Có phạm vi rộng - Chủ yếu tổ chức dưới hình thức bán lẻ Chức năng - Thực hiện chức năng quan trọng của TTCK là huy động vốn cho các tổ chức phát hành. - Có khả năng thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của dân cư và thu hút vốn to lớn từ nc ngoài, các nguồn vốn nhàn rỗi từ các DN -> tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế -> tạo môi trường cho các DN gọi vốn để SXKD, giúp nhà nước giải quyết vấn đề thâm hụt NS thông qua việc phát hành CK - Làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán - Là nơi xác định giá chứng khoán cho TT sơ cấp  Mối quan hệ giữa TT sơ cấp và TT thứ cấp - Về bản chất, mối quan hệ giữa TT sơ cấp và TT thứ cấp là mqh nội tại biện chứng. TT sơ cấp tạo đk, động lực cho TT thứ cấp. Hai TT này có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. - TT sơ cấp là cơ sở, tiền đề cho TT thứ cấp hoạt động và phát triển vì đó là nơi cung cấp hàng hóa cho TT thứ cấp. Nếu k có TT sơ cấp thì sẽ không có hàng hóa trên TT thứ cấp. tuy nhiên, nếu chỉ có TT sơ cấp mà k có TT thứ cấp thì TT sơ cấp cũng k thể tồn tại và pt đc vì khi đó các CK phát hành trên TT sơ cấp sẽ k đc tiếp tục lưu chuyển. Việc xuất hiện TT thứ cấp tạo ra một nơi để các CK đã phát hành trên TT sơ cấp đươc lưu chuyển nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, nhờ đó tạo đk, động lực cho sự phát triển của TT sơ cấp. - TT thứ cấp tạo điều kiện dễ dàng để chuyển CK thành tiền mặt, làm tăng tính lỏng của CK, khiến chúng đc ưa chuộng hơn và dễ dànng bán chúng trên TT sơ cấp. Việc TT thứ cấp làm tăng tính lỏng của CK đã phát hành giúp giảm rủi ro của các Nhà đầu tư, tạo đk cho việc phân phối vốn 1 cách có hiệu quả -> tạo đk tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý, làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý DN. - TT thứ cấp xác định giá của CK đã được phát hành trên TT sơ cấp. Giá CK ở TT thứ cấp càng cao thì ở TT sơ cấp càng cao -> công ty phát hành sẽ phát triển được nhiều vốn đầu tư hơn và ngược lại. - Thông qua việc xác định giá, TT thứ cấp cung cấp 1 danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành cũng như những nhà đầu tư trên TT sơ cấp. 11. So sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi K/n Là loại cổ phiếu thông thường nhất trong các cty cổ phần Là một loại chứng khoán vừa có đặc điểm giống CP thường, vừa có đặc điểm giống trái phiếu Quyền biểu quyết Có quyền biểu quyết đối với các quyết định lớn tại đại hội cổ đông Chỉ có quyền biểu quyết nhất định đối với các quyết định lớn của công ty Cổ tức hưởng cổ tức theo giá trị cổ phiếu mà người sở hữu nắm giữ, tuy nhiên có thể thay đổi theo tỷ lệ sở hữu (cổ tức k cố định) được hưởng một mức cổ tức cố định hàng năm cho dù công ty kd thua lỗ hay có lợi nhuận cao. Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước (cổ tức cố định) Chuyển nhượng được chuyển nhượng tự do giữa các chủ sở hữu Sau 3 năm mới được giao dịch chuyển nhượng, sang tên, tuy nhiên có thể 1 năm nếu công ty vừa phát hành bán đấu giá được 1 năm mà đã có quyết định lên sàn giao dịch. Vì số lượng ít và không được phép sang tên khi chưa cho phép nên gọi là cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng Quyền hạn - Người sở hữu được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị - Không thể chuyển đổi thành CP ưu đãi - được phân chia tài sản DN sau CP ưu dãi nếu DN phá sản hay chấm dứt hoạt động. - Có thể chuyển đổi thành CP thường 12. So sánh Cổ phiếu và Chứng khoán Cổ phiếu Trái phiếu Khái niệm Là chứng chỉ và bút toán ghi sổ xác nhận quyền hưởng lợi về tài sản và thu nhập của ng sử dụng Là chứng chỉ hay bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của tổ chức phát hành đối với ng sở hữu trái phiếu Đặc điểm - Là chứng khoán vốn - Là chứng khoán vĩnh viễn - LS cao (phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận), chia theo tỷ lệ - Có mệnh giá trong lần đầu phát hành - Gồm 2 loại: CP thường và CP ưu đãi - Ng sở hữu cổ phân có quyền tham gia và sở hữu DN - Ng sở hữu CP đc thanh toán các nghĩa vụ tài chính khi DN phá sản - Là chứng khoán nợ - Có thời hạn dài - LS thấp, cố định - Có mệnh giá, là căn cứ để tính thu nhập của ng sở hữu trái phiếu - Gồm 3 loại: TP chính phủ, TP doanh nghiệp, TP cơ quan địa phương - Ng sở hữu TP k có tiếng nói trong quản lý DN - Ng sở hữu TP đc chia TS của DN trước các cổ đông trong TH DN chấm dứt hoạt động 13. Phân tích 3 chức năng của tiền tệ Tiền tệ thực hiện 3 chức năng cơ bản sau:  Phương tiện trao đổi Trong các giao dich trên thị trường, tiền dưới dạng tiền mặt, tiền gửi đeufe đóng vai trò là phương tiện trao đổi- thực chất là thực hiện giá trị của hàng hóa. Nó được sử dụng để mua bán, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.  Đơn vị tính toán Các Hàng hóa khi trao đổi với nhau cần có 1 sự so sánh để hình thành tỷ lệ trao đổi. Chức năng này của tiền tệ biểu hiện giá trị hàng hóa thành tiền, nhờ đó các hoàng hóa có thể so sánh với nhau về mặt lượng. Chức năng này cũng góp phần vào việc tăng cường tính hiệu quả của sản xuất XH.  Phương tiện tích lũy Chức năng này của tiền tệ giúp để tích lữy sức mua trong thời gian thu nhập đến khi sử dụng chúng bới thu nhập của con ng thường k đc ử dụng ngay lập tức mà đc giữa lại vì nhiều lý do cho đến khi có nhu cầu chi tiêu. Khả năng sử dụng tiền tệ như là phương tiện tích lũy giá trị phụ thuộc vào sự ổn định của đồng tiền được đo lường bằng sức mua của nó. 14. phân biệt FDI, ODA FDI ODA K/n Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Viện trợ chính thức ODA là khoản viện trợ cho vay ưu đãi của các chính phủ, các hệ thống của tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chínhq uốc tế (wB, ADB, IMF…) dành cho chính phủ và nhân dân các nc đang phát triển. Đặc điểm - Là nguồn vốn tài trợ ưu đãi của nc ngoài, các nhà tài trơ k trực tiếp điều hành dự án, có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. - Gồm các khoản vay ưu đãi, trong đó có 1 tỷ lệ nhất định là viện trợ ko hoàn lại - Các nc nhận ODA phải hội tụ một số điều kiện nhất định mới đc nhận tài trợ - Chủ yếu dành hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, giáo dục, y tế… - Các nhà tài trợ là tổ chức viện trợ đa phương (gồn các tổ chức LHQ, liên minh châu Aua, các tổ chức phi chính phủ, IMF, WB, ADB…) và các tổ chức viện trợ song phương như các nc thuộc tổ chức hợp tác và pt kinh tế OECD, các nc đang pt… Hình thức - Doanh nghiệp 100% vốn nc ngoài: là DN do chủ đàu tư nc ngoài đầu từ 100% vốn tại nc sở tại, có quyền điều hành toàn bộ DN theo quy định của PL của nc sở tại - DN liên doanh: là DN đc thành lập do các chủ đầu tư nc ngoài góp vốn chung với DN ở nc sở tại trên cơ sở hợp động liên doanh - Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: là 1 văn bản đc kí kết giữa 1 chủ đầu tư nc ngoài và 1 chủ đầu tư trong nc để tiến hành 1 hay nhiều hoạt động SXKD ở nc chủ nhà trên cơ sở quy định về trach nhiệm để thức hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗi bên. - Các hình thức khác: hợp đồng XD-KD- chuyển giao BOT, hợp đồng xây dựng- chuyển giao-kinh doanh BTO… - Hỗ trợ dự án: đây là hình thức đầu tư chủ yếu của vốn ODA bao gồm hỗ trợ cơ bản cho các dự án cải thiện, nâng cấp hoặc xd mới cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về kỹ thuât cho dự án chuyển giao tri thức, tăng cường cơ sở lập kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu… - Hỗ trợ phi dự án: chủ yếu là viện trợ chương trình dạt đc sau khi ký các hiệp định đối với đối tác tài trợ danh cho mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, k cân xác định chính xác nó sẽ đc sử dụng ntn - Hỗ trợ cán cân thanh toán: bao gồm các khoản hỗ trợ tài chính trực tiếp bằng tiền hoăc hỗ trợ bằng hiện vật… - Vay thương mại: là những khoản tín dụng dành cho các nc với điều khoản mềm về lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian hoàn trả. 15. Phân tích ưu nhược điểm của các phương thức huy động vốn của DN  Phương thức huy động vốn từ vốn góp ban đầu: Khi doanh nghiệp được thanh lập bao giờ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do cổ đông - chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hinh thức sở hữu của doanh nghiệp đó. Vi hinh thức sở hữu sẽ quyết định tính chất va hinh thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.  Vốn góp từ lợi nhuận k chia: Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia la một phần lợi nhuận dung để tái đầu tư. Ưu điểm: - Doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài (Ngân hàng...) - Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp - Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông. - Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo. Nhược điểm: - Khi doanh nghiệp không trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể làm cho giá cổ phiếu trên thị trường giảm, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.  Huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu mới Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích sở hữu hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với vốn của tổ chức phát hành.  Huy động vốn bằng hình thức tín dụng thương mại Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ Ưu điểm: - Tiện dụng va linh hoạt trong kinh doanh do doanh nghiệp sẽ vay trực tiếp bằng nguyen vật liệu va số lượng có thể thay đổi mỗi ki khi kí hợp đồng. - Giúp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. - Chủ động khi huy động vốn: chủ động về thời gian, số lượng, nha cung ứng. - Huy động nhanh chóng dễ dang. - Không phải chịu sự giám sát của ngân hang cũng như các cơ quan nha nước. - Ngoai ra, đối với doanh nghiệp lam chủ nợ: có thể vay ngân hang thông qua hinh thức chiết khấu thương phiếu (bán hoặc cầm cố). Nhược điểm: - Hạn chế về quy mô tín dụng : + Số lượng mua chịu. + Khả năng của nha cung ứng. - Hạn chế về đối tượng vay mượn. - Hạn chế về không gian vay mượn. - Hạn chế về thời gian vay mượn do chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau va thường bị hạn chế về thời hạn vay. - Phụ thuộc vao quan hệ sản xuất kinh doanh tren thị trường. - Có thể gặp rủi ro khi buộc phải thay đổi nha cung ứng va phụ thou nhiều vao sự đúng hẹn, uy tín của nha cung ứng. - Dễ gặp rủi ro dây truyền.  Huy động vốn bằng hình thức tín dụng ngân hàng Là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa NH với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, NH vừa là ng đi vay, vừa là người cho vay Ưu điểm: + Khối lượng vốn dồi dào, phong phú + Phạm vi rộng: cá nhân, tổ chức, DN… + thời gian linh hoạt: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Nhược điểm + Điều kiện vay vốn do NH đặt ra ko phải chủ thể nào cũng đáp ứng đc. + KD NH phải đối mặt với một số rủi ro như rủi ro LS, đạo dức, thanh toán và thanh khoản, lựa chọn đối nghịch… 16. So sánh vốn lưu động và vốn cố định Vốn cố định Vốn lưu động k/n Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp Chia thành 2 loại: + Tài sản hữu hình: là những tài sản có hình thái, vậ chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc trang thiết bị… + tài sản vô hình: là những tài sản k có hình thái vật chất cụ thẻ như chi phí để mua bằng phát minh, sáng chế, bản quyền… Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động của DN phục vụ cho quá trình SXKD của DN Chia làm 2 loại: + tài sản lưu động sản xuất: nhiên, nguyên liệu , vật kiệu, bán thành phẩm, sp dở dang… + tài sản lưu thông: thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán Đặc điểm TS cố định tham gia vào quá trình SXKD và không thay đổi hình thái hiện vật, nhưng năng lực SX và giá trị của chúng bị giảm dần (hao mòn) - Vốn cố định tham gia nhiều chu kì SX sản phẩm và chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn của Tài sản cố định - Vốn cố định đc thu hồi dần từng phần tương ứng với phần hao mòn của ts cố định, đến khi ts cố định hết thời gian sử dụng, giá tị của nó đc thu hồi về đủ thì vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển - Vốn lưu động chuyển một lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới đc tạo ra, đc thu hồi 1 lần sau khi bán hàng đi thu tiền về là lúc đó là kết thúc vòng tuần hoàn của vốn - Có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khácnhau trong 1 chu kì SXKD 17. Tại sao nói tín dụng và bảo hiểm đc coi là khâu trung gian quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia  Bảo hiểm là 1 khâu quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia. Là 1 dịch vụ tài chính, bảo hiểm có thể có nhiều hình thức và nhiều quỹ tiền tệ khác nhau nhưng tính chất chung và đăc biệt của bảo hiểm là đc tạo lập và sư dụng để bồi thường tổn thất nhiều dạng cho nhữg chủ thể tham gia bảo hiểm tùy theo mục đích của quỹ. Trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ bảo hiểm, trước hết, bảo hiểm có quan hệ trực tiếp với các khâu tài chính khác qua việc thu phí bảo hiểm và chi bồi thường. Đồng thời do khả năng tạm thời nhàn rỗi của các nguồn tài chính trong các quỹ bảo hiểm, các quỹ này có thể đc sử dụng tạm thời như các quỹ tín dụng và như vậy, bảo hiểm cũg có thể có quan hệ với các khâu khác thông qua thi trường tài chính. -> có thể coi bảo hiểm như 1 khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính  Tín dụng là một khau quan trọng của hệ thống tài chính thóng nhất. TÍn dụng là tụ điểm của các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi.thông qua hoạt động của các tổ chức tín dung, khâu tín dụng có quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với các khâu hác trong hệ thống tài chính. Song các tổ chức tín dụng cũng là tổ chức hoạt động trên thị trường tài chính, là cầu nối giữa khả năng cung ứng và ng có nhu cầu sử dụng tạm thời các nguồn tài chính, do đó, tín đụng k những có quan hệ với các khâu tài chính khác thông qua thị trường tài chính mà còn trở thành khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCâu hỏi ôn tập môn Tài chính tiền tệ.pdf
Tài liệu liên quan