Câu chuyện cho một thương hiệu
Câu chuyện cho một thương hiệu
Những câu chuyện mua bán, khiếu kiện liên quan đến thương
hiệu của các doanh nghiệp trong nước thường chỉ được nhắc
đến trong những lúc trà dư tửu hậu, chưa trở thành những bài
học kinh nghiệm. Việc định giá thương hiệu, để thương hiệu trở
thành tài sản của doanh nghiệp, vẫn đang chờ một cơ sở pháp lý.
Những câu chuyện cũ Cách đây nhiều năm, việc hãng Unilever mua lại thương hiệu
kem đánh răng P/S với giá 5 triệu đô la Mỹ và Colgate mua Dạ
Lan với giá 3 triệu đô la đã gây xôn xao dư luận. Năm 1999, chủ
nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre, bà Hai Tỏ, đã phải lặn lội sang Trung
Quốc khiếu kiện một doanh nghiệp xứ này lấy thương hiệu của
mình để đăng ký bảo hộ cho sản phẩm kẹo dừa xuất khẩu. Năm
2001, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã phải chi một khoản tiền
không nhỏ để lấy lại thương hiệu do một Việt kiều ở Mỹ đã đăng
ký nhãn hiệu này trước đó.
Những câu chuyện trên vẫn chưa thể gợi ra những mối quan tâm
về thương hiệu từ phía cơ quan quản lý trong thời gian gần đây.
Một số doanh nghiệp xin góp vốn bằng thương hiệu, nhưng đã bị
Bộ Tài chính từ chối, bởi chuẩn mực kế toán 04 của bộ ban hành
không cho phép việc này. Ngay cả khi làn sóng cổ phần hóa
doanh nghiệp làm xuất hiện sự lúng túng về việc xác định giá trị
thương hiệu cấu thành tài sản doanh nghiệp, thì vẫn chưa có một
cơ quan nào đứng ra lo liệu.
Câu chuyện về giá trị thương hiệu chỉ thực sự gây sự chú ý khi
tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm bùng lên
làn sóng góp vốn bằng thương hiệu. Và cũng chính từ đề xuất
của Vinashin, Bộ Tài chính mới đưa ra dự thảo thông tư hướng
dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng
nhãn hiệu để lấy ý kiến.
9 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu chuyện cho một thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu chuyện cho một thương hiệu
Những câu chuyện mua bán, khiếu kiện liên quan đến thương
hiệu của các doanh nghiệp trong nước thường chỉ được nhắc
đến trong những lúc trà dư tửu hậu, chưa trở thành những bài
học kinh nghiệm. Việc định giá thương hiệu, để thương hiệu trở
thành tài sản của doanh nghiệp, vẫn đang chờ một cơ sở pháp lý.
Những câu chuyện cũ
Cách đây nhiều năm, việc hãng Unilever mua lại thương hiệu
kem đánh răng P/S với giá 5 triệu đô la Mỹ và Colgate mua Dạ
Lan với giá 3 triệu đô la đã gây xôn xao dư luận. Năm 1999, chủ
nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre, bà Hai Tỏ, đã phải lặn lội sang Trung
Quốc khiếu kiện một doanh nghiệp xứ này lấy thương hiệu của
mình để đăng ký bảo hộ cho sản phẩm kẹo dừa xuất khẩu. Năm
2001, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã phải chi một khoản tiền
không nhỏ để lấy lại thương hiệu do một Việt kiều ở Mỹ đã đăng
ký nhãn hiệu này trước đó.
Những câu chuyện trên vẫn chưa thể gợi ra những mối quan tâm
về thương hiệu từ phía cơ quan quản lý trong thời gian gần đây.
Một số doanh nghiệp xin góp vốn bằng thương hiệu, nhưng đã bị
Bộ Tài chính từ chối, bởi chuẩn mực kế toán 04 của bộ ban hành
không cho phép việc này. Ngay cả khi làn sóng cổ phần hóa
doanh nghiệp làm xuất hiện sự lúng túng về việc xác định giá trị
thương hiệu cấu thành tài sản doanh nghiệp, thì vẫn chưa có một
cơ quan nào đứng ra lo liệu.
Câu chuyện về giá trị thương hiệu chỉ thực sự gây sự chú ý khi
tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm bùng lên
làn sóng góp vốn bằng thương hiệu. Và cũng chính từ đề xuất
của Vinashin, Bộ Tài chính mới đưa ra dự thảo thông tư hướng
dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng
nhãn hiệu để lấy ý kiến.
Trong lần trao đổi với TBKTSG trước đây, một thành viên trong
Hội đồng Thương hiệu Quốc Gia cho rằng nhờ ký được những
hợp đồng đóng tàu có giá trị lớn, làm tăng giá trị thương hiệu,
nên Vinashin đã được phép góp vốn bằng thương hiệu với các
liên doanh nước ngoài, sau khi đã áp dụng thử nghiệm tại nhiều
doanh nghiệp trong nước.
Thế nhưng việc thử nghiệm góp 30% vốn bằng thương hiệu với
103 doanh nghiệp trong nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp
nằm ngoài Vinashin, đã nhanh chóng phá sản khi con tàu
Vinashin bị “mắc cạn”, kéo theo những hệ lụy không đáng có.
Việc góp vốn trên, theo các chuyên gia, không hề dựa trên một
cơ sở khoa học, hay một sự định giá khả dĩ nào, mà chỉ là cảm
tính, kỳ vọng. Những sự kỳ vọng trước đây về thương hiệu
Vinashin nay lại trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp liên
doanh, khiến nhiều doanh nghiệp muốn thoát khỏi thương hiệu
này. Lý do là ở chỗ, cái tên đó hiện đang là trở ngại đối với doanh
nghiệp khi vay vốn ngân hàng.
Và dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu, tiếng là “đã hoàn tất” việc
lấy ý kiến, nhưng thực chất đã bị gác lại, một chuyên gia cho biết.
Cần một khung pháp lý
Theo các chuyên gia, việc xác định giá trị thương hiệu hiện nay
có ba cách tiếp cận cơ bản: theo chi phí, theo thu nhập, và theo
thị trường.
Tiếp cận theo chi phí là dựa trên sự tích lũy những chi phí trong
việc xây dựng thương hiệu kể từ khi bắt đầu, như chi phí quảng
cáo, xúc tiến, các chiến dịch sáng tạo, những khoản lệ phí, chi
phí đăng ký nhãn hiệu. Thế nhưng việc xác định thương hiệu
bằng cách này không phản ánh được khả năng sinh lời của
thương hiệu trong tương lai, vì thế bất đắc dĩ mới sử dụng
phương pháp này trong việc định giá thương hiệu.
Cách tiếp cận theo thị trường là ước lượng giá trị thương hiệu
qua việc xem xét những hoạt động mua bán trên thị trường liên
quan đến những thương hiệu tương tự. Nhưng việc áp dụng
phương pháp này ở Việt Nam, theo các chuyên gia, hiện chưa
thể được, vì thị trường chưa xuất hiện các thương hiệu tương tự
để so sánh, phân tích.
Phương pháp tiếp cận theo thu nhập nhắm đến việc đo lường lợi
ích kinh tế của thương hiệu trong việc tạo ra một khoản lợi nhuận
hay dòng tiền phát sinh trong tương lai. Theo đó, những mặt
hàng mang thương hiệu có thể tạo ra một mức giá bán có lợi hơn
trong sự so sánh với mặt hàng tương tự - những sản phẩm được
hiểu là không tốt bằng. Dù có nhiều ưu điểm, nhưng đây lại là
một phương pháp khó, phức tạp, vì cần phải có nhiều thông số.
Thời gian qua, tại Việt Nam, nhu cầu định giá thương hiệu đã và
đang hình thành, và đã xuất hiện một số đơn vị làm dịch vụ đánh
giá, định giá thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhưng các chuyên
gia cũng nhấn mạnh rằng để vận dụng việc định giá thương hiệu
vào Việt Nam, cần phải có các cuộc nghiên cứu nghiêm túc.
Để thương hiệu trở thành giá trị của doanh nghiệp, cần phải có
cơ sở pháp lý. Bộ Tài chính đã cấp chứng chỉ cho một số cơ
quan xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, nhưng
vẫn còn khúc mắc pháp lý chưa thể vượt qua được. Dẫu Luật Sở
hữu trí tuệ có quy định việc góp vốn bằng sáng chế, thì phần giá
trị thương hiệu vẫn chưa được quy định.
Theo các chuyên gia, thương hiệu là một phần tài sản quan trọng
của doanh nghiệp. Điều này đã được minh chứng ở các quốc gia
khác, khi tài sản thương hiệu vượt qua tài sản vật chất của nhiều
doanh nghiệp. Vì thế, các chuyên gia đề nghị Nhà nước cần sớm
đưa ra các cơ sở pháp lý cho việc xác định phần tài sản vô hình
quan trọng này. Đối với doanh nghiệp, cần phải nhanh chóng tìm
hiểu về giá trị thương hiệu của mình và quản trị thương hiệu một
cách hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Câu chuyện cho một thương hiệu.pdf